Vì sao khoa học VN không phát triển được - Kỳ 2: Không hiệu quả
Không rõ kết quả đầu tư ở các ngành khác thì thế nào, nhưng ở ngành toán có thể nói thẳng là rất kém hiệu quả!
- Vì sao khoa học VN không phát triển được - Kỳ 1: Lãng phí
Kết quả cao nhất của một đề tài khoa học ngành toán có thể là một cuốn sách tham khảo, sách giáo khoa, một bài báo khoa học đăng trên tạp chí ngoài nước hoặc trong nước. Nhưng những kết quả như thế rất hiếm, phần lớn kết quả là một bài báo cáo nghiệm thu đề tài với một số điều đã làm được, những đề xuất định hướng tiếp theo và chữ ký nghiệm thu của các thành viên hội đồng. Sau đó đề tài sẽ được đóng theo đúng nghĩa của nó, gần như không ai biết đến và hơn nữa là dùng đến.
Nhóm học sinh trường phổ thông Năng khiếu (đại học Quốc gia TP.HCM) đang theo dõi sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010 – biết bao giờ mới có lại niềm vui này? Ảnh: Trung Dũng
Tại sao như vậy? Có phải vì trình độ nhà nghiên cứu của chúng ta kém? Có phải vì họ chưa thật tận tâm? Có phần đúng, nhưng chưa hẳn đã là nguyên nhân cốt lõi.
Giải đúng bài toán... sai
Để có một công trình khoa học tốt, cần có ba yếu tố: 1) có bài toán hay đề tài tốt, phù hợp khả năng và kinh phí thực hiện; 2) người thực hiện có đủ khả năng, tâm huyết và được hỗ trợ đầy đủ về kinh phí và môi trường thực hiện; 3) khâu nghiệm thu được tiến hành nghiêm túc, khoa học. Ở chúng ta, có lẽ cả ba khâu đều yếu. Và sự yếu kém này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bắt đầu từ khâu đề tài. Do không có một định hướng chung nên ở đây ta có thể thấy sự trăm hoa đua nở. Đề tài được lựa chọn hoàn toàn chủ quan theo định hướng và sở trường của chủ nhiệm đề tài. Khi thẩm định, vì không có chuyên gia nên việc này được làm một cách qua loa. Kết quả là chất lượng đề tài được phó mặc cho… may rủi. Nhưng, cũng như tầm quan trọng của khai cuộc trong cờ vua, việc chọn đề tài đúng đóng vai trò quan trọng và là mấu chốt cho thành công của một nghiên cứu. Điều này quan trọng đến nỗi một nhà toán học đã đúc kết: “Thà giải sai một bài toán đúng còn hơn giải đúng một bài toán sai”. Vấn đề đặt ra đã sai, thì mọi cố gắng phần sau chỉ là vô ích.
Đối phó là chính
Nhưng làm sao có thể được đề tài tốt, đi đúng hướng của khoa học, của công nghệ, của ngành công nghiệp nếu sự giao lưu, cọ xát của chúng ta với khoa học thế giới quá khiêm tốn, nếu sự liên kết liên ngành hầu như không có, nếu ngành công nghiệp Việt Nam không tự tin đặt ra những bài toán cho giới khoa học, giới toán học Việt Nam, thay vào đó là sử dụng các công nghệ nước ngoài?
Giả sử may mắn có được một đề tài tốt (nhờ vào những cố gắng cá nhân không mang tính hệ thống), đến khâu thực hiện cũng sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Hiện nay, mỗi đề tài cấp trường ở đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM được cấp 10 đến 20 triệu đồng trong thời gian sáu tháng đến một năm. Với số tiền đó thì làm được gì? Mua được mấy cuốn sách, mấy tài liệu, đi dự được mấy hội nghị? Nói gì đến thiết bị, đến thí nghiệm, đến đi khảo sát thực tế! Nói gì đến mô phỏng, tính toán hiệu năng cao! Hệ quả là những kết quả tương xứng và cách làm mang tính đối phó, hợp thức hoá đề tài nhiều hơn là làm đề tài. Tệ hại hơn, cách làm đó tiếp tục được lặp lại ở đề tài cấp đại học quốc gia, cấp sở, cấp bộ, dù số tiền có cao hơn, “hoành tráng” hơn.
Bệnh xuề xoà
Và nguyên nhân để các đề tài nghiên cứu khoa học không đến đâu đó tiếp tục được phê duyệt, tiếp tục được đầu tư là do chúng ta quá dễ dãi ở khâu cuối cùng: khâu nghiệm thu. Ở đây có thể phân tích sự dễ dãi của những người tham gia nghiệm thu có ba nguyên nhân chính: 1) họ không phải là người am hiểu lĩnh vực chuyên môn của đề tài nên chỉ đánh giá chung chung, ba phải; 2) họ chặc lưỡi “Ôi dào, đề tài có 20 triệu thì làm thế được rồi”; 3) họ cùng cạ với chủ nhiệm đề tài, theo kiểu “anh dễ với tôi thì sau này tôi sẽ dễ với anh”. Cho dù thế nào thì kết quả cuối cùng là đề tài được nghiệm thu và sau đó đa phần là… xếp xó.
Căn bệnh dễ dãi, xuề xoà này thực sự rất tai hại. Nó tiêu tốn thời gian của các “nhà khoa học”, tiêu tốn tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Nó còn cản đường những nhà khoa học chân chính nhưng lại ít biết những “đường đi nước bước”, không rành thủ tục. Nó còn lây lan sang các đánh giá học thuật, tạo ra các luận văn tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ toàn điểm mười. Nó khiến chúng ta mơ ngủ trên các “thành tựu khoa học” của mình, của học trò mình, để rồi khi ra bên ngoài, hoà nhập với thế giới mới biết mình chỉ là “những dòng sông đã lâu không ra được biển rộng”.
Nhóm học sinh trường phổ thông Năng khiếu (đại học Quốc gia TP.HCM) đang theo dõi sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010 – biết bao giờ mới có lại niềm vui này? Ảnh: Trung Dũng
Tại sao như vậy? Có phải vì trình độ nhà nghiên cứu của chúng ta kém? Có phải vì họ chưa thật tận tâm? Có phần đúng, nhưng chưa hẳn đã là nguyên nhân cốt lõi.
Giải đúng bài toán... sai
Để có một công trình khoa học tốt, cần có ba yếu tố: 1) có bài toán hay đề tài tốt, phù hợp khả năng và kinh phí thực hiện; 2) người thực hiện có đủ khả năng, tâm huyết và được hỗ trợ đầy đủ về kinh phí và môi trường thực hiện; 3) khâu nghiệm thu được tiến hành nghiêm túc, khoa học. Ở chúng ta, có lẽ cả ba khâu đều yếu. Và sự yếu kém này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bắt đầu từ khâu đề tài. Do không có một định hướng chung nên ở đây ta có thể thấy sự trăm hoa đua nở. Đề tài được lựa chọn hoàn toàn chủ quan theo định hướng và sở trường của chủ nhiệm đề tài. Khi thẩm định, vì không có chuyên gia nên việc này được làm một cách qua loa. Kết quả là chất lượng đề tài được phó mặc cho… may rủi. Nhưng, cũng như tầm quan trọng của khai cuộc trong cờ vua, việc chọn đề tài đúng đóng vai trò quan trọng và là mấu chốt cho thành công của một nghiên cứu. Điều này quan trọng đến nỗi một nhà toán học đã đúc kết: “Thà giải sai một bài toán đúng còn hơn giải đúng một bài toán sai”. Vấn đề đặt ra đã sai, thì mọi cố gắng phần sau chỉ là vô ích.
Đối phó là chính
Nhưng làm sao có thể được đề tài tốt, đi đúng hướng của khoa học, của công nghệ, của ngành công nghiệp nếu sự giao lưu, cọ xát của chúng ta với khoa học thế giới quá khiêm tốn, nếu sự liên kết liên ngành hầu như không có, nếu ngành công nghiệp Việt Nam không tự tin đặt ra những bài toán cho giới khoa học, giới toán học Việt Nam, thay vào đó là sử dụng các công nghệ nước ngoài?
Giả sử may mắn có được một đề tài tốt (nhờ vào những cố gắng cá nhân không mang tính hệ thống), đến khâu thực hiện cũng sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Hiện nay, mỗi đề tài cấp trường ở đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM được cấp 10 đến 20 triệu đồng trong thời gian sáu tháng đến một năm. Với số tiền đó thì làm được gì? Mua được mấy cuốn sách, mấy tài liệu, đi dự được mấy hội nghị? Nói gì đến thiết bị, đến thí nghiệm, đến đi khảo sát thực tế! Nói gì đến mô phỏng, tính toán hiệu năng cao! Hệ quả là những kết quả tương xứng và cách làm mang tính đối phó, hợp thức hoá đề tài nhiều hơn là làm đề tài. Tệ hại hơn, cách làm đó tiếp tục được lặp lại ở đề tài cấp đại học quốc gia, cấp sở, cấp bộ, dù số tiền có cao hơn, “hoành tráng” hơn.
Bệnh xuề xoà
Và nguyên nhân để các đề tài nghiên cứu khoa học không đến đâu đó tiếp tục được phê duyệt, tiếp tục được đầu tư là do chúng ta quá dễ dãi ở khâu cuối cùng: khâu nghiệm thu. Ở đây có thể phân tích sự dễ dãi của những người tham gia nghiệm thu có ba nguyên nhân chính: 1) họ không phải là người am hiểu lĩnh vực chuyên môn của đề tài nên chỉ đánh giá chung chung, ba phải; 2) họ chặc lưỡi “Ôi dào, đề tài có 20 triệu thì làm thế được rồi”; 3) họ cùng cạ với chủ nhiệm đề tài, theo kiểu “anh dễ với tôi thì sau này tôi sẽ dễ với anh”. Cho dù thế nào thì kết quả cuối cùng là đề tài được nghiệm thu và sau đó đa phần là… xếp xó.
Căn bệnh dễ dãi, xuề xoà này thực sự rất tai hại. Nó tiêu tốn thời gian của các “nhà khoa học”, tiêu tốn tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Nó còn cản đường những nhà khoa học chân chính nhưng lại ít biết những “đường đi nước bước”, không rành thủ tục. Nó còn lây lan sang các đánh giá học thuật, tạo ra các luận văn tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ toàn điểm mười. Nó khiến chúng ta mơ ngủ trên các “thành tựu khoa học” của mình, của học trò mình, để rồi khi ra bên ngoài, hoà nhập với thế giới mới biết mình chỉ là “những dòng sông đã lâu không ra được biển rộng”.
VNMATH.COM (TS TRẦN NAM DŨNG, SGTT)