1. Sự tiếp nhận thông diễn học ở Việt Nam
1.1. Sự hiện diện của Thông diễn học tại Việt Nam
- Trong văn học
- Các sách triết học: Các con đường của triết học phương Tây hiện đại (Melvil); Chính mình như một người khác (Paul Ricoeur); Thông diễn học của Hegel ()
- Các sách từ điển triết học: Từ điển triết học phương Tây hiện đại do Viện Triết học dịch.
- Tập bài giảng của GS. Trần Văn Đoàn
- Các bài viết nghiên cứu được dịch và đăng trên tạp chí Triết học và các trang mạng, tập trung trên trang web của chúng tôi: http://triethoc.edu.vn
- Vấn đề dịch các khái niệm triết học
- Cái khó của việc dịch triết học
- Cái cách người ta dịch triết học
- Hermeneutics: thông diễn học; Hermeneutical circle: vòng tuần hoàn thông diễn; Interpretation: lý giải (sự/ việc); Understanding: hiểu (sự/ việc); Horizon: chân trời; Fusion of horizons: sự hoà trộn các chân trời; Prejudice: tiên kiến; …….
2.1. Thông diễn học là lý thuyết về sự hiểu và lý giải các văn bản
- Hiểu là một đặc điểm bản chất của con người trong quan hệ với thế giới, một phương thức con người chiếm lĩnh thực tại.
- Đối tượng của nó là những “(nghĩa (meaning) do xã hội tạo ra”. Thông diễn học là việc hiểu xuất phát từ viễn tượng nội tâm của con người để nhìn ra thế giới, nhưng viễn tượng nội tâm này là do xã hội tạo ra, trong khi đó khoa học tự nhiên lại xuất phát từ viễn tượng bên ngoài; từ đó, có sự đối lập giữa tự nhiên (Natur) và tinh thần (Geist): “Ta chỉ giải thích tự nhiên và ta hiểu tinh thần” (Dilthey)
- Đặc điểm cơ bản của hiểu: cái được hiểu, tức cái có-ý nghĩa, chỉ có thể được hiểu khi nó nằm trong một “không gian ý nghĩa” do những quy tắc xã hội tạo ra, và mọi ý nghĩa chủ quan phải lấy ý nghĩa khách quan làm tiền đề.
- Thế giới tự nhiên (Natur) tuân theo tính nhân quả lạnh lùng, thoát ly khỏi mọi ý nghĩa. Thế giới tinh thần (Geist) là thế giới của ý nghĩa, vì nó là thế giới của xã hội, thế giới của biểu trưng có ý nghĩa. Sự phân biệt này chỉ là đối với nhận thức; trong thực tế, ta dùng những biểu trưng có ý nghĩa để quan hệ với giới tự nhiên vô nghĩa. Thông diễn là hành vi lý giải cái gì đó “như là” (t.Anh: “as”) cái gì đó.
- Thông diễn là hành vi lý giải cái được hiểu theo một nghĩa nào đó, nghĩa là ta không chấp nhận sự kiện “tự nhiên” mà ta xem nó “như là” việc thực hiện điều gì đấy trong một không gian ý nghĩa.
- Khởi thuỷ, thông diễn học được hình thành như là môn trợ thủ cho các lĩnh vực học thuật xử lý việc lý giải các văn bản (kinh Thánh và luật pháp); về sau, được phát triển thành các bộ môn chuyên biệt: thông diễn học thánh điển (hermeneutica sacra), thông diễn học pháp điển (hermeneutica juris) và thông diễn học cổ điển (hermeneutica profana).
- Xây dựng các nguyên tắc thông diễn: Philo (thế kỷ 1) nêu khái niệm “Allegorise” để tìm ra ý nghĩa sâu xa, tức cái “hồn” ẩn sau “xác” chữ; Origen (thế kỷ 3) nêu mô hình ba bước: nghĩa thể xác (mặt chữ), nghĩa tâm lý (linh hồn, tinh thần), và nghĩa tinh thần (pneumatique); thế kỷ 13 xuất hiện mô hình bốn bước: historia, allegoria, tropologia, và anagoria.
- M. Luther cắt đứt truyền thống Kito giáo bằng chủ trương “sola criptura”. Hiểu kinh thánh là việc mỗi người tự giải thích lấy, quan trọng là sự thực hành lòng tin.
- Triết học chưa cần đến thông diễn học vì nó coi nó là môn học cao nhất (siêu hình học)
- Tìm cách đặt cơ sở cho các môn khoa học tinh thần (Geisteswissenschaften) bằng cách phân chia ranh giới giữa khoa học tự nhiên và khoa học tinh thần. Sự ra đời của thông diễn học (1900): tìm trong thông diễn học cái cơ sở phương pháp luận cho các khoa học tinh thần.
- Điểm xuất phát:
ü con người là động vật hiểu-thực hành (practical understanding)
- “Lý giải” (Auslegung / Interpretation) là lý giải các văn bản, “hiểu” không những là việc tái tạo lại mà còn là việc tác tạo ra những nghĩa/ý nghĩa có sẵn trong văn bản, và “văn bản được hiểu” là nơi chính con người với sự trải nghiệm của mình. Việc hiểu gắn liền với hành động. Thông diễn không còn là hoạt động bên cạnh những hoạt động khác, mà trở thành thân phận của con người. “Bản thân anh là một văn bản”
- Cấu trúc thông diễn: 1) Erlebnis (trải nghiệm), 2) Ausdruck (cái biểu hiện ra), và 3) Verstehen (hiểu). Cấu trúc cơ bản này có khả năng trở thành khoa học, tức nó có thể kiểm soát được một cách khách quan: những biểu hiện của cuộc sống. Vì thế, thông diễn học không tìm hiểu động lực của cá nhân mà chỉ quan tâm đến “cấu trúc biểu đạt”, tức tìm cái khâu trung giới (những biểu trưng). Đây là nét đặc trưng của khoa học tinh thần: luôn quan hệ với kinh nghiệm thông diễn, luôn phải hiểu.
2.4. Thông diễn học Heidegger-Gadamer
2.4.1. Thông diễn học của Heidegger
- Heidegger nâng thông diễn học lên tầm mới về ba mặt:
ü Nhiệm vụ: không còn đơn giản tiến hành các kỹ thuật lý giải, không dựa vào quy chuẩn của cách hiểu nào đó, cũng không bàn về phương pháp luận, mà tiến hành bằng hiện tượng học, tức tháo dỡ ra (destructive) để tìm thấy cái “hằng số” của con người.
ü Vị trí: không còn là sự phản tư về phương pháp mà là sự thực hiện cái diễn trình thông diễn ngay trong nhiệm vụ của mỗi người. Triết học không còn là vấn đề nhận thức, mà là “tháo dở” để giúp con người tỉnh thức mà sống như thế nào cho xứng với thân phận con người.
- “Hiện sinh” là cái tồn tại cụ thể của mỗi người, khác với cái tồn tại của vật thể. Hiện sinh là việc ta sống thật, bước vào cuộc thử nghiệm bản thân cuộc đời, dấn mình vào cuộc “phiêu lưu” (cái thân phận lưu đày): “bị ném vào” (throwness) và “hiểu” [cái tình trạng bị ném vào của mình.
- Tên gọi “Thông diễn học về kiện tính” có hai hướng hiểu:
ü Genitivus subjectivus: thông diễn học về nguyên tắc là thuộc về bản thân kiện tính (Thông diễn học CỦA kiện tính). Kiện tính mang tính thông diễn vì: 1) nó có năng lực lý giải; 2) có nhu cầu phải được thông diễn; và 3) nó luôn sống sự thông diễn.
- Kiện tính là cấu trúc tiên khởi của thế giới đời sống gắn liền với sự lý giải. Cụ thể, kiện tính không chỉ là “cái được mang lại” vốn có tính bất tất và luôn được đặt trong một hoàn cảnh, mà còn được lý giải như là “có tầm quan trọng” đối với tôi. Do đó mà cấu trúc ngôn ngữ của thông diễn là X “như là” (“as”) Y, vì cách lý giải này dẫn đến hành động (phân biệt với cấu trúc ngôn ngữ khoa học: X “là” Y)
- Thông diễn học kiện tính nêu bật khái niệm cấu trúc của bản ngã con người: 1) cảm quan về nội dung (Gehaltsinn), 2) cảm quan về quy chiếu (Bezugssinn), 3) cảm quan về việc thực hiện (Vollzugssinn). Đây là cấu trúc nền tảng của bản ngã con người.
- Tập trung trong các tiểu đoạn 31-33 quyển Tồn tại và Thời gian (1927): đề ra một lý thuyết về việc hiểu như là đi tìm cấu trúc nền tảng của con người. Có ba điểm then chốt:
ü Hiểu, lý giải, thông diễn biểu thị cách thức đặc thù của việc con người sống ở đời. Do đó, thông diễn học chính là phân tích triết học về cách thức hiện hữu đặc thù của con người
ü Hiểu là đặc điểm nền tảng của sự hiện hữu của con người.
2.4.2. Thông diễn học Gadamer
- Những tiên kiến và quyền uy của truyền thống
ü Biện hộ cho quyền uy của truyền thống vì ta có thể mong chờ những tiên kiến chính đáng được chứa trong truyền thống
- Vòng tròn thông diễn và lịch sử tác động
ü Khoảng cách thời gian giữa người lý giải và văn bản có tính chất tác tạo trong việc hạn chế những sai lầm và mở ra những khả thể mới của ý nghĩa.
ü Ý thức chịu tác động về mặt lịch sử (historically effected consciousness) có nghĩa là ta đang ý thức về sự tác động của lịch sử qua việc kế thừa những tiên kiến của ta
ü Hiểu là sự hoà trộn những chân trời ở đó chân trời của người lý giải được mở rộng ra để bao gồm cả chân trời được dự phóng trong quá khứ
- Sự áp dụng và kinh nghiệm thông diễn
- Biện chứng pháp của câu hỏi và câu trả lời
Hiệp Bình Chánh, ngày 1/8/2010
Đinh Hồng Phúc