HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
CHƯƠNG VI
HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này anh/chị sẽ hiểu được bản chất mối liên hệ phổ biến, nguyên lý phát triển theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ sở của mối liên hệ phổ biến và sự phát triển cũng như ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ phổ biến này (quan điểm toàn diện) và nguyên lý về sự phát triển (quan điểm phát triển).
Nội dung:
I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIỆN HỆ PHỔ BIẾN
1. Khái niệm mối liên hệ
Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên.
Các nhà duy vật siêu hình lại không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật. Thường thì họ cho rằng, các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau giữa chúng không có mối liên hệ gì. Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, không có cơ sở. Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng.
Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới. Chúng ta đều rõ, dù các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất. Cho nên, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức tinh thần cũng bị chi phối bởi quy luật vật chất.
2. Các tính chất của mối liên hệ
Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:
Tính khách quan - nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng.
Tính phổ biến - nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; có ở mọi lúc, mọi nơi. Ngay trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật.
Tính đa dạng, phong phú - rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét: chẳng hạn, mối liên hệ bên trong - bên ngoài; mối liên hệ tất yếu - ngẫu nhiên; mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu, mối liên hệ xa - gần v.v. Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trò khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia các cặp mối liên hệ này cũng chỉ là tương đối. Ví dụ, mối liên hệ này trong quan hệ này được coi là mối liên hệ bên trong nhưng trong quan hệ khác lại được coi là mối liên hệ bên ngoài.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu mối liên hệ phổ biến cho ta ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm toàn diện đòi hỏi:
+ Khi nhận thức sự vật phải nhận thức trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; trong mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố của bản thân sự vật đó.
+ Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp.
+ Phải biết phân loại đúng các mối liên hệ, trên cơ sở đó nhận thức đúng và giải quyết để thúc đẩy sự vật tiến lên.
+ Chống lại quan điểm chiết trung - lắp ghép một cách máy móc vô nguyên tắc những cái trái ngược nhau vào làm một; chống lại ngụy biện - một kiểu đánh tráo các mối liên hệ một cách có ý thức, có chủ định.
- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Khi nhận thức sự vật thì phải xem xét sự vật luôn trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian cụ thể. Phải xem xét sự vật ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó tồn tại, vận động, phát triển trong những điều kiện nào? Trong hoạt động thực tiễn khi giải quyết vấn đề thực tiễn nào phải có những biện pháp rất cụ thể, không được chung chung. Khi vận dụng những nguyên lý, lý luận chung vào thực tiễn phải xuất phát từ những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm giáo điều. Như vậy, chính quan điểm triết học Mác - Lênin về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử – cụ thể.
- Chống lại quan điểm phiến diện, một chiều trong nhận thức cũng như trong hành động.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét sự vật mà phải có trọng tâm, trọng điểm.
II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm phát triển
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật; nếu có sự thay đổi về mặt chất thì cũng chỉ diễn ra theo vòng tròn khép kín, chứ không có sự ra đời cái mới. Các nhà siêu hình nhìn quá trình phát triển như một quá trình liên tục, không phức tạp, không có mâu thuẫn.
Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.
2. Tính chất của sự phát triển
Phát triển mang tính khách quan - nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật.
Phát triển mang tính phổ biến - phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.
Phát triển mang tính đa dạng, phong phú - tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người.
Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra những ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển; không nhìn nhận sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi mới, dễ bằng lòng với thực tại.
- Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng. Có như vậy con người mới chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là, con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn.
- Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh, tin tưởng vào tương lai Như vậy, quan điểm triết học Mác-Lênin về phát triển là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển.
III. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ
Chương này đề cặp tới 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Anh/chị cần nắm được:
1. Khái lược quan điểm duy tâm, siêu hình và nhất là quan điểm triết học Mác-Lê nin về mối liên hệ phổ biến (mối liên hệ, liên hệ phổ biến là gì? cơ sở của mối liên hệ phổ biến, các tính chất của mối liên hệ phổ biến?). Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
2. Khái lược quan điểm duy tâm, siêu hình nhất là quan điểm triết học Mác-Lênin về phát triển (phát triển là gì? nguồn gốc của sự phát triển, hình thức, tính chất của sự phát triển?). Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý phát triển.
3. Hiểu được nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể cùng những yêu cầu của các quan điểm này. Hiểu được nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển cùng những yêu cầu của quan điểm này.
Chúc anh/chị thành công!
CÂU HỎI SUY LUẬN:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển?
Câu hỏi 2: Hãy lập luận và cho ví dụ phát triển mang tính khách quan và phổ biến? (lấy ví dụ trong tự nhiên, xã hội, v.v).
Câu hỏi 3: Hãy lập luận cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vật chất của thế giới?
Gợi ý: Các sự vật tồn tại đa dạng, phong phú nhưng đều là những hình thức cụ thể của thế giới vật chất. Do dó, chúng đều chịu sự tác động của các quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần cũng là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức, tinh thần cũng chịu sự tác động của các quy luật vật chất.
Câu hỏi 4: Một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện tinh giản biên chế nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao có được coi là phát triển không? Khi ấy, phát triển có được coi là sự vận động từ đơn giản đến phức tạp?
Gợi ý: Đơn vị hành chính sự nghiệp ấy hoàn toàn được coi là phát triển. Bởi lẽ, số lượng công chức giảm đi nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, phát triển không nên hiểu đơn giản là sự tăng lên về số lượng. Cũng không nên hiểu giản đơn phát triển là sự vận động từ đơn giản đến phức tạp. Thực tế cho thấy có những thứ càng đơn giản càng chứng tỏ phát triển. Ví dụ, những thủ tục hành chính càng gọn nhẹ, đơn giản càng chứng tỏ nền hành chính của quốc gia ấy phát triển.
HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này anh/chị sẽ hiểu được bản chất mối liên hệ phổ biến, nguyên lý phát triển theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ sở của mối liên hệ phổ biến và sự phát triển cũng như ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ phổ biến này (quan điểm toàn diện) và nguyên lý về sự phát triển (quan điểm phát triển).
Nội dung:
I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIỆN HỆ PHỔ BIẾN
1. Khái niệm mối liên hệ
Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên.
Các nhà duy vật siêu hình lại không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật. Thường thì họ cho rằng, các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau giữa chúng không có mối liên hệ gì. Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, không có cơ sở. Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng.
Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới. Chúng ta đều rõ, dù các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất. Cho nên, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức tinh thần cũng bị chi phối bởi quy luật vật chất.
2. Các tính chất của mối liên hệ
Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:
Tính khách quan - nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng.
Tính phổ biến - nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; có ở mọi lúc, mọi nơi. Ngay trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật.
Tính đa dạng, phong phú - rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét: chẳng hạn, mối liên hệ bên trong - bên ngoài; mối liên hệ tất yếu - ngẫu nhiên; mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu, mối liên hệ xa - gần v.v. Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trò khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia các cặp mối liên hệ này cũng chỉ là tương đối. Ví dụ, mối liên hệ này trong quan hệ này được coi là mối liên hệ bên trong nhưng trong quan hệ khác lại được coi là mối liên hệ bên ngoài.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu mối liên hệ phổ biến cho ta ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm toàn diện đòi hỏi:
+ Khi nhận thức sự vật phải nhận thức trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; trong mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố của bản thân sự vật đó.
+ Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp.
+ Phải biết phân loại đúng các mối liên hệ, trên cơ sở đó nhận thức đúng và giải quyết để thúc đẩy sự vật tiến lên.
+ Chống lại quan điểm chiết trung - lắp ghép một cách máy móc vô nguyên tắc những cái trái ngược nhau vào làm một; chống lại ngụy biện - một kiểu đánh tráo các mối liên hệ một cách có ý thức, có chủ định.
- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Khi nhận thức sự vật thì phải xem xét sự vật luôn trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian cụ thể. Phải xem xét sự vật ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó tồn tại, vận động, phát triển trong những điều kiện nào? Trong hoạt động thực tiễn khi giải quyết vấn đề thực tiễn nào phải có những biện pháp rất cụ thể, không được chung chung. Khi vận dụng những nguyên lý, lý luận chung vào thực tiễn phải xuất phát từ những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm giáo điều. Như vậy, chính quan điểm triết học Mác - Lênin về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử – cụ thể.
- Chống lại quan điểm phiến diện, một chiều trong nhận thức cũng như trong hành động.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét sự vật mà phải có trọng tâm, trọng điểm.
II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm phát triển
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật; nếu có sự thay đổi về mặt chất thì cũng chỉ diễn ra theo vòng tròn khép kín, chứ không có sự ra đời cái mới. Các nhà siêu hình nhìn quá trình phát triển như một quá trình liên tục, không phức tạp, không có mâu thuẫn.
Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.
2. Tính chất của sự phát triển
Phát triển mang tính khách quan - nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật.
Phát triển mang tính phổ biến - phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.
Phát triển mang tính đa dạng, phong phú - tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người.
Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra những ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển; không nhìn nhận sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi mới, dễ bằng lòng với thực tại.
- Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng. Có như vậy con người mới chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là, con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn.
- Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh, tin tưởng vào tương lai Như vậy, quan điểm triết học Mác-Lênin về phát triển là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển.
III. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ
Chương này đề cặp tới 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Anh/chị cần nắm được:
1. Khái lược quan điểm duy tâm, siêu hình và nhất là quan điểm triết học Mác-Lê nin về mối liên hệ phổ biến (mối liên hệ, liên hệ phổ biến là gì? cơ sở của mối liên hệ phổ biến, các tính chất của mối liên hệ phổ biến?). Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
2. Khái lược quan điểm duy tâm, siêu hình nhất là quan điểm triết học Mác-Lênin về phát triển (phát triển là gì? nguồn gốc của sự phát triển, hình thức, tính chất của sự phát triển?). Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý phát triển.
3. Hiểu được nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể cùng những yêu cầu của các quan điểm này. Hiểu được nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển cùng những yêu cầu của quan điểm này.
Chúc anh/chị thành công!
CÂU HỎI SUY LUẬN:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển?
Câu hỏi 2: Hãy lập luận và cho ví dụ phát triển mang tính khách quan và phổ biến? (lấy ví dụ trong tự nhiên, xã hội, v.v).
Câu hỏi 3: Hãy lập luận cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vật chất của thế giới?
Gợi ý: Các sự vật tồn tại đa dạng, phong phú nhưng đều là những hình thức cụ thể của thế giới vật chất. Do dó, chúng đều chịu sự tác động của các quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần cũng là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức, tinh thần cũng chịu sự tác động của các quy luật vật chất.
Câu hỏi 4: Một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện tinh giản biên chế nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao có được coi là phát triển không? Khi ấy, phát triển có được coi là sự vận động từ đơn giản đến phức tạp?
Gợi ý: Đơn vị hành chính sự nghiệp ấy hoàn toàn được coi là phát triển. Bởi lẽ, số lượng công chức giảm đi nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, phát triển không nên hiểu đơn giản là sự tăng lên về số lượng. Cũng không nên hiểu giản đơn phát triển là sự vận động từ đơn giản đến phức tạp. Thực tế cho thấy có những thứ càng đơn giản càng chứng tỏ phát triển. Ví dụ, những thủ tục hành chính càng gọn nhẹ, đơn giản càng chứng tỏ nền hành chính của quốc gia ấy phát triển.