Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ? - Phần 2: IQ và thung lũng Silicon
Thời trẻ, Bill Gates thường được nhắc đến như là tác giả của câu nói rằng trên đời này chỉ số trí tuệ là tất cả. Bill Gates say sưa với chỉ số trí tuệ như một số doanh nhân thời bấy giờ nghiện xì gà, rượu Martini hoặc miếng bít tết lòng đào to tướng.
Bill Gates giải thích triết lý tuyển nhân viên của ông như sau: với một người thông minh và nắm bắt vấn đề nhanh thì bạn có thể dạy họ bất cứ điều gì. Vậy thực chất trí tuệ là gì?
Cha con nhà Terman
Nhà tâm lý học Lewis M.Terman (1877 - 1956) là giảng viên tại Trường đại học Stanford, ông đã soạn thảo trắc nghiệm kinh điển để đánh giá chỉ số trí tuệ và tuyên truyền không mệt mỏi việc sử dụng chúng. Sau vài năm giảng dạy, Lewis Terman trở thành ngôi sao sáng nhất trong số những giáo viên ở Stanford, là người có công đưa Trường Stanford thành một trong những trung tâm tri thức quan trọng bậc nhất thế giới, và thung lũng nhỏ Silicon trước kia chỉ được biết đến như là nơi trồng mơ thì nay đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ địa lý thế giới. Lewis đã dịch sang tiếng Anh một trong những trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ của chuyên gia tâm lý học người Pháp Alfred Binet. Lịch sử đã trùng lặp khi cả Lewis và con trai ông
- Frederick - đều đóng những vai trò quan trọng trong việc biến thung lũng Silicon thành một trung tâm công nghệ cao của thế giới.
Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet được Terman đặt cho một cái tên rất “đắt” và dễ nhớ là chỉ số trí tuệ (còn gọi là chỉ số thông minh), viết tắt là IQ (intelligence quotient). Nhà tâm lý học William Stern trước đó từng đề nghị chia số “tuổi trí tuệ” của một đứa trẻ cho tuổi sinh học của nó để nhận được cái gọi là “chỉ số phát triển trí tuệ”. Chỉ số này cho biết đứa trẻ thông minh tới mức độ nào. Terman phát triển ý tưởng của William Stern bằng cách nhân con số thu được với 100 và đặt tên cho nó là “chỉ số trí tuệ”. Cái tên IQ đã ra đời như vậy.
Công thức này không thích hợp lắm đối với người lớn. Chẳng hạn, nếu một người có tuổi sinh học là 30 nhưng lại có tuổi trí tuệ của người 50 tuổi thì điều này sẽ nói lên điều gì? Terman đã giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản như sau: ông sửa lại giá trị của IQ để sao cho con số 100 là chỉ số trí tuệ trung bình của một người bất kể ở tuổi tác nào. Terman ước mơ biến nước Mỹ thành một xã hội lý tưởng trọng dụng nhân tài, trong đó từ những người trí tuệ kém phát triển cho đến những thiên tài đều được làm những công việc thích hợp tương ứng với IQ của mình.
Nói đến thung lũng Silicon thì phải nói về con trai của Lewis Terman - Frederick Terman. Bạn sẽ thấy ngày nay tên tuổi dòng họ Terman xuất hiện khắp nơi trong Trường đại học Stanford. Terman con xuất thân là một kỹ sư điện, sau đó trở thành giáo sư, chủ nhiệm khoa và cuối cùng là hiệu trưởng Trường đại học Stanford. Ông cũng là người có công nhiều nhất đưa trường đại học của mình lên vị trí như hiện nay. Đóng góp của Frederick đối với văn hóa Mỹ không kém gì so với đóng góp của cha ông. Với ý muốn xóa đi khoảng cách giữa giới kinh doanh và nền khoa học hàn lâm, ông mơ ước thành lập một khu công nghiệp ở Palo-Alto, ngay cạnh trường đại học. Năm 1918, ông đã thuyết phục được hai sinh viên tài năng của mình là William Hewlett và David Packard mở xưởng sản xuất trong một nhà để xe tại Palo-Alto, sản phẩm đầu tay của họ là các máy phát âm thanh tần số thấp. Năm 1956, Terman thu hút được một doanh nhân nổi tiếng thời bấy giờ tham gia dự án của mình: William Shockley. Lúc này, Shockley đang nung nấu ý định thành lập công ty riêng nhằm thương mại hóa công nghệ bán dẫn. Hoạt động quản lý công ty của Shockley bắt đầu từ việc phỏng vấn tuyển nhân sự. Ông buộc mọi ứng viên đều phải làm trắc nghiệm IQ. Và ông đã tìm được những kỹ sư và nhà khoa học tài năng tầm cỡ quốc tế. Gordon Moore (tác giả của định luật Moore nổi tiếng và là người đồng sáng lập Công ty Intel) nhớ lại hồi đó khi ông làm các bài trắc nghiệm thì Shockley cầm chiếc đồng hồ bấm giây. Sau cuộc phỏng vấn, Shockley đánh giá Moore đủ thông minh để được nhận vào làm việc.
“Lời đề nghị khiếm nhã”
Một trong số những “lời đề nghị hết sức khiếm nhã” của Shockley thời đó đối với Chính phủ Mỹ là chính phủ nên trả một khoản tiền bồi thường nào đó cho những người có IQ thấp, đổi lại những người này sẽ triệt sản vĩnh viễn, khước từ quyền có con nối dõi. Ông đề nghị khoản tiền đó tính như sau: nếu IQ trung bình là 100, những người trí tuệ kém phát triển sẽ có IQ nhỏ hơn 100, và số tiền bồi thường cho họ sẽ là (100 - giá trị IQ của họ) x 1.000 USD! Sau đó ông lại nhận thấy rằng đối với những người thiểu não thật sự thì phép tính này là rất khó hiểu, vậy lại phải đưa thêm ra một phần thưởng đặc biệt kèm theo dành cho những người có công thuyết phục họ đi triệt sản.
Năm 1989, khi cái chết cận kề, Shockley đã thành công trong việc biến hai khái niệm chỉ số trí tuệ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành đồng nhất trong nhận thức của xã hội Mỹ. Ông đã làm cho tất cả mọi người phải xa lánh, kể cả những người mang trong mình dòng máu của ông. Chuyện về Shockley có lúc đã làm người dân Mỹ dần dần vỡ mộng về tính vạn năng của trắc nghiệm IQ. Từ những năm 1930, các trường đại học và các nhà tuyển dụng đã bắt đầu hiểu ra rằng trắc nghiệm IQ hoàn toàn không phải là phương thuốc trị bách bệnh như Terman từng tuyên truyền. Năm 1964, do có sự phân biệt chủng tộc nên việc kiểm tra IQ ở các trường phổ thông tại New York bị đình lại. Đến năm 1971, Tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định cấm sử dụng các bài trắc nghiệm IQ trong phần lớn các dạng tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, vượt qua những cấm đoán, việc trắc nghiệm IQ vẫn diễn ra ở những công ty, bởi vì họ biết đó là cách để phát hiện người tài.
Nhiều người biết rõ rằng có sự giống nhau giữa các cuộc phỏng vấn của Microsoft với các trắc nghiệm IQ. Các chuyên gia tuyển nhân sự của Microsoft sử dụng bài toán đong 7 lít nước bằng hai cái bình 3 lít và 5 lít. Đây là bài toán rất giống với đề bài trong trắc nghiệm Stanford - Binet. Quan niệm về phương pháp phỏng vấn của Microsoft rất giống với quan niệm về những nghi lễ nhập môn khổ ải của hội huynh đệ nào đó: đối với những người dễ dàng trải qua những thử thách đó, họ có cách nhìn tích cực hơn nhiều so với những kẻ buộc phải “hành xác” bằng cách đứng phơi sương cả đêm giữa cánh đồng ngô với độc bộ đồ lót trên người mà cuối cùng thì vẫn xôi hỏng bỏng không, không được tiếp nhận vào hội.
Microsoft không phải là nơi phát sinh ý tưởng này. Các tài liệu mới nhất cho thấy việc sử dụng các bài toán đố trong các cuộc phỏng vấn bắt đầu vào năm 1979. Steve Abell (hiện là chủ tịch Công ty brising.com hoạt động trong lĩnh vực tư vấn phần mềm) nhớ lại vào năm đó ông có trải qua một cuộc phỏng vấn tuyển nhân sự ở Công ty Hewlett - Packard, nơi người ta đề nghị ông giải một bài toán logic. Câu hỏi đầu tiên dành cho Steve Abell ở Hewlett - Packard hồi đó như sau: “Bạn có tám đồng xu, một trong số đó nhẹ hơn những đồng còn lại. Hãy xác định nó sau hai lần cân so sánh mà không dùng quả cân”. Các “công dân Silicon” ngày nay luôn tự hào cho rằng các cuộc phỏng vấn trí tuệ bắt nguồn từ thung lũng nổi tiếng này. Edit
Bill Gates giải thích triết lý tuyển nhân viên của ông như sau: với một người thông minh và nắm bắt vấn đề nhanh thì bạn có thể dạy họ bất cứ điều gì. Vậy thực chất trí tuệ là gì?
Cha con nhà Terman
Nhà tâm lý học Lewis M.Terman (1877 - 1956) là giảng viên tại Trường đại học Stanford, ông đã soạn thảo trắc nghiệm kinh điển để đánh giá chỉ số trí tuệ và tuyên truyền không mệt mỏi việc sử dụng chúng. Sau vài năm giảng dạy, Lewis Terman trở thành ngôi sao sáng nhất trong số những giáo viên ở Stanford, là người có công đưa Trường Stanford thành một trong những trung tâm tri thức quan trọng bậc nhất thế giới, và thung lũng nhỏ Silicon trước kia chỉ được biết đến như là nơi trồng mơ thì nay đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ địa lý thế giới. Lewis đã dịch sang tiếng Anh một trong những trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ của chuyên gia tâm lý học người Pháp Alfred Binet. Lịch sử đã trùng lặp khi cả Lewis và con trai ông
- Frederick - đều đóng những vai trò quan trọng trong việc biến thung lũng Silicon thành một trung tâm công nghệ cao của thế giới.
Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet được Terman đặt cho một cái tên rất “đắt” và dễ nhớ là chỉ số trí tuệ (còn gọi là chỉ số thông minh), viết tắt là IQ (intelligence quotient). Nhà tâm lý học William Stern trước đó từng đề nghị chia số “tuổi trí tuệ” của một đứa trẻ cho tuổi sinh học của nó để nhận được cái gọi là “chỉ số phát triển trí tuệ”. Chỉ số này cho biết đứa trẻ thông minh tới mức độ nào. Terman phát triển ý tưởng của William Stern bằng cách nhân con số thu được với 100 và đặt tên cho nó là “chỉ số trí tuệ”. Cái tên IQ đã ra đời như vậy.
Công thức này không thích hợp lắm đối với người lớn. Chẳng hạn, nếu một người có tuổi sinh học là 30 nhưng lại có tuổi trí tuệ của người 50 tuổi thì điều này sẽ nói lên điều gì? Terman đã giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản như sau: ông sửa lại giá trị của IQ để sao cho con số 100 là chỉ số trí tuệ trung bình của một người bất kể ở tuổi tác nào. Terman ước mơ biến nước Mỹ thành một xã hội lý tưởng trọng dụng nhân tài, trong đó từ những người trí tuệ kém phát triển cho đến những thiên tài đều được làm những công việc thích hợp tương ứng với IQ của mình.
Nói đến thung lũng Silicon thì phải nói về con trai của Lewis Terman - Frederick Terman. Bạn sẽ thấy ngày nay tên tuổi dòng họ Terman xuất hiện khắp nơi trong Trường đại học Stanford. Terman con xuất thân là một kỹ sư điện, sau đó trở thành giáo sư, chủ nhiệm khoa và cuối cùng là hiệu trưởng Trường đại học Stanford. Ông cũng là người có công nhiều nhất đưa trường đại học của mình lên vị trí như hiện nay. Đóng góp của Frederick đối với văn hóa Mỹ không kém gì so với đóng góp của cha ông. Với ý muốn xóa đi khoảng cách giữa giới kinh doanh và nền khoa học hàn lâm, ông mơ ước thành lập một khu công nghiệp ở Palo-Alto, ngay cạnh trường đại học. Năm 1918, ông đã thuyết phục được hai sinh viên tài năng của mình là William Hewlett và David Packard mở xưởng sản xuất trong một nhà để xe tại Palo-Alto, sản phẩm đầu tay của họ là các máy phát âm thanh tần số thấp. Năm 1956, Terman thu hút được một doanh nhân nổi tiếng thời bấy giờ tham gia dự án của mình: William Shockley. Lúc này, Shockley đang nung nấu ý định thành lập công ty riêng nhằm thương mại hóa công nghệ bán dẫn. Hoạt động quản lý công ty của Shockley bắt đầu từ việc phỏng vấn tuyển nhân sự. Ông buộc mọi ứng viên đều phải làm trắc nghiệm IQ. Và ông đã tìm được những kỹ sư và nhà khoa học tài năng tầm cỡ quốc tế. Gordon Moore (tác giả của định luật Moore nổi tiếng và là người đồng sáng lập Công ty Intel) nhớ lại hồi đó khi ông làm các bài trắc nghiệm thì Shockley cầm chiếc đồng hồ bấm giây. Sau cuộc phỏng vấn, Shockley đánh giá Moore đủ thông minh để được nhận vào làm việc.
“Lời đề nghị khiếm nhã”
Một trong số những “lời đề nghị hết sức khiếm nhã” của Shockley thời đó đối với Chính phủ Mỹ là chính phủ nên trả một khoản tiền bồi thường nào đó cho những người có IQ thấp, đổi lại những người này sẽ triệt sản vĩnh viễn, khước từ quyền có con nối dõi. Ông đề nghị khoản tiền đó tính như sau: nếu IQ trung bình là 100, những người trí tuệ kém phát triển sẽ có IQ nhỏ hơn 100, và số tiền bồi thường cho họ sẽ là (100 - giá trị IQ của họ) x 1.000 USD! Sau đó ông lại nhận thấy rằng đối với những người thiểu não thật sự thì phép tính này là rất khó hiểu, vậy lại phải đưa thêm ra một phần thưởng đặc biệt kèm theo dành cho những người có công thuyết phục họ đi triệt sản.
Năm 1989, khi cái chết cận kề, Shockley đã thành công trong việc biến hai khái niệm chỉ số trí tuệ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành đồng nhất trong nhận thức của xã hội Mỹ. Ông đã làm cho tất cả mọi người phải xa lánh, kể cả những người mang trong mình dòng máu của ông. Chuyện về Shockley có lúc đã làm người dân Mỹ dần dần vỡ mộng về tính vạn năng của trắc nghiệm IQ. Từ những năm 1930, các trường đại học và các nhà tuyển dụng đã bắt đầu hiểu ra rằng trắc nghiệm IQ hoàn toàn không phải là phương thuốc trị bách bệnh như Terman từng tuyên truyền. Năm 1964, do có sự phân biệt chủng tộc nên việc kiểm tra IQ ở các trường phổ thông tại New York bị đình lại. Đến năm 1971, Tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định cấm sử dụng các bài trắc nghiệm IQ trong phần lớn các dạng tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, vượt qua những cấm đoán, việc trắc nghiệm IQ vẫn diễn ra ở những công ty, bởi vì họ biết đó là cách để phát hiện người tài.
Nhiều người biết rõ rằng có sự giống nhau giữa các cuộc phỏng vấn của Microsoft với các trắc nghiệm IQ. Các chuyên gia tuyển nhân sự của Microsoft sử dụng bài toán đong 7 lít nước bằng hai cái bình 3 lít và 5 lít. Đây là bài toán rất giống với đề bài trong trắc nghiệm Stanford - Binet. Quan niệm về phương pháp phỏng vấn của Microsoft rất giống với quan niệm về những nghi lễ nhập môn khổ ải của hội huynh đệ nào đó: đối với những người dễ dàng trải qua những thử thách đó, họ có cách nhìn tích cực hơn nhiều so với những kẻ buộc phải “hành xác” bằng cách đứng phơi sương cả đêm giữa cánh đồng ngô với độc bộ đồ lót trên người mà cuối cùng thì vẫn xôi hỏng bỏng không, không được tiếp nhận vào hội.
Microsoft không phải là nơi phát sinh ý tưởng này. Các tài liệu mới nhất cho thấy việc sử dụng các bài toán đố trong các cuộc phỏng vấn bắt đầu vào năm 1979. Steve Abell (hiện là chủ tịch Công ty brising.com hoạt động trong lĩnh vực tư vấn phần mềm) nhớ lại vào năm đó ông có trải qua một cuộc phỏng vấn tuyển nhân sự ở Công ty Hewlett - Packard, nơi người ta đề nghị ông giải một bài toán logic. Câu hỏi đầu tiên dành cho Steve Abell ở Hewlett - Packard hồi đó như sau: “Bạn có tám đồng xu, một trong số đó nhẹ hơn những đồng còn lại. Hãy xác định nó sau hai lần cân so sánh mà không dùng quả cân”. Các “công dân Silicon” ngày nay luôn tự hào cho rằng các cuộc phỏng vấn trí tuệ bắt nguồn từ thung lũng nổi tiếng này. Edit