Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ? - Phần 3: Căng thẳng với Wall Street
Những năm 1990, cách phỏng vấn của Microsoft đã trở thành chứng bệnh di căn. Các câu hỏi hóc búa, trò đố mẹo hoặc những yêu cầu kỳ quặc bắt đầu được các công ty ở bên ngoài trục Seattle - Silicon sử dụng rộng rãi.
Một trong những nơi mà các câu hỏi phỏng vấn khó trả lời được đưa ra nhiều nhất là cộng đồng tài chính ở New York (Mỹ).
Cánh cửa việc làm chỉ mở ra cho con sói
Phỏng vấn bằng cách đặt câu hỏi trí tuệ rất phù hợp với “văn hóa Phố Wall”. Ở nơi cuộc cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt và ranh giới thị phần là rất mong manh, giới tài chính luôn có các cuộc phỏng vấn tuyển nhân tài rất khắt khe. Với kiểu “phỏng vấn căng thẳng” hay phỏng vấn tạo stress, người ta cố gắng làm cho ứng viên cảm thấy không thoải mái để thăm dò phản ứng của anh ta/cô ta.
Theo qui trình của “liệu pháp im lặng”, bạn sẽ được mời đến phỏng vấn tại phòng làm việc của ai đó ở Wall Street. Trong vòng 5 hay 10 phút, những người ở đây không nói gì với bạn cả. Bạn tự giới thiệu về mình, giơ tay ra bắt, không một phản ứng nào hết. Người phỏng vấn có thể đọc báo, xem bản lý lịch của bạn. Và không nói một lời. Hoặc có thể người phỏng vấn giả vờ ngủ thiếp đi. Chuyện này tưởng như đùa, nhưng lại là kiểu chiến thuật tương đối thông dụng đến nỗi WetFeet.com - một trang web dành cho những người đang tìm việc - đã mở một diễn đàn thảo luận về việc ứng viên nên đối phó như thế nào khi bị rơi vào tình huống này. Trang web này khuyên bạn nên viết vào mảnh giấy dòng chữ “Tôi rất hài lòng về cuộc gặp gỡ với ngài” đặt trên bàn của người phỏng vấn đang thiu thiu ngủ rồi đứng lên ra về. Bạn hãy hi vọng rằng người phỏng vấn sẽ gọi bạn trở lại trước khi bạn ra khỏi cửa. Hoặc bạn được dẫn vào phòng họp và được đề nghị “ngồi xuống đâu đó”.
Sau khi bạn đã thực hiện yêu cầu, người phỏng vấn sẽ hỏi: “Tại sao anh/chị lại ngồi chỗ đó?”. Những chiếc bàn ở đa số các phòng họp thường có hình chữ nhật. Bạn sẽ chọn ngồi chỗ nào, ở đầu bàn hay ở cạnh bàn? Ở đây, thâm ý của nhà tuyển dụng là những con sói - những người có bản lĩnh mạnh mẽ hay chọn chỗ ngồi ở đầu bàn, còn những con cừu - những người nhút nhát thì ngồi sang bên cạnh. Cánh cửa việc làm chỉ mở ra cho con sói mà thôi.
Cần bao nhiêu thời gian để dịch chuyển núi Phú Sĩ?
Công ty tư vấn Booz, Allen & Hamilton có lẽ là tác giả của câu hỏi độc đáo này. Bạn hãy lên kế hoạch tưởng tượng nhưng rất khoa học là sẽ dịch chuyển nguyên vẹn cả núi Phú Sĩ theo cách các quốc vương châu Âu bắt các kỹ sư chuyển nguyên các tượng đài Ai Cập về thủ đô của mình.
Bài toán này trải qua rất nhiều thông số: thể tích, khối lượng, cần bao nhiêu xe tải, bao nhiêu người làm việc mỗi ngày... Nếu chúng ta thử nghiệm phương pháp không kém phần thiếu thực tế là huy động 6 tỉ người sống trên trái đất cùng tham gia (và cung cấp cho họ đủ dụng cụ và sắp xếp sao cho mọi người không cản trở công việc của nhau) thì có thể dịch chuyển núi Phú Sĩ trong hai ngày. Cứ cho là Chính phủ Nhật quyết định dịch chuyển núi Phú Sĩ và huy động được một nguồn lực to lớn để thực hiện nhiệm vụ này với 10.000 nhân công, họ cần phải thực hiện nhiệm vụ này trong 1 triệu ngày, hay khoảng 3.000 năm.
Nhiều câu hỏi sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác, song cách bạn suy nghĩ, tính toán, đưa ra phương án, người ta sẽ biết bạn là người đủ thông minh hay không, có làm được gì cho tương lai hay không, có khát vọng hay không…
Công ty Lehman Brothers đã trở nên nổi tiếng nhờ vào lời đề nghị các ứng viên mở cửa sổ. Yêu cầu này được đưa ra cũng bình thường như việc người phỏng vấn xin lỗi đi ra ngoài vì có điện thoại ở phòng bên cạnh. Vấn đề là Công ty Lehman Brothers tổ chức buổi phỏng vấn này ở một văn phòng nằm trong tòa nhà chọc trời, nơi cửa sổ không mở được! Goldman Sachs đã sử dụng câu đố yêu cầu cân tám viên bi để tìm ra một viên nặng hơn trong số đó.
Còn Công ty Smith Barney thì hỏi ứng viên phải làm thế nào để đong được 4 gallon nước bằng hai chiếc bình có dung tích 3 gallon và 5 gallon. Câu hỏi “Tại sao các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải hình vuông?” và những câu hỏi không có câu trả lời chuẩn khác cũng hay được sử dụng.
Liệu bạn sẽ hỏi gì khi đối diện với câu hỏi tình huống “nát óc” này: Đối diện với bạn là hai cánh cửa. Một cửa dẫn đến địa điểm phỏng vấn, còn cửa thứ hai dẫn đến lối đi ra ngoài. Cạnh cửa có một người đang đứng. Người này có thể là nhân viên của công ty, nhưng cũng có thể là nhân viên của đối thủ cạnh tranh. Nhân viên của chúng tôi bao giờ cũng nói thật, còn nhân viên của công ty cạnh tranh luôn luôn nói dối. Bạn được phép đặt ra cho người này một câu hỏi để tìm ra cánh cửa dẫn đến địa điểm phỏng vấn.
Điên rồ và hà khắc
Công ty Development Dimensions International (DDI) khẳng định rằng họ đã giúp các công ty tuyển được 15 triệu nhân viên nhờ vào phương pháp gọi là “tuyển nhân viên dựa trên năng lực” mà công ty vẫn tự hào.
Một trong số những công ty sử dụng dịch vụ của DDI là Unisys. Những ứng viên vào các vị trí quản lý ở Unisys được yêu cầu dành ra một ngày để điều hành một công ty ảo có tên Pilot, Inc. Ứng viên được dẫn đến văn phòng giả định là của công ty này (thực chất là văn phòng của DDI) giống như anh ta/cô ta đã được tuyển vào vị trí điều hành và hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của họ.
Ứng viên này ngồi xuống và bắt đầu giải quyết một lượng dồn dập các thư điện tử, điện thoại mỗi lúc một tăng... Các nhà tâm lý của DDI quan sát ứng viên qua màn hình vô tuyến để đánh giá xem họ thực hiện công việc thế nào. Người sáng lập DDI, William Byham, giải thích: “Chúng tôi đem tất cả mọi sự khủng hoảng mà người quản lý có thể gặp phải trong một năm và góp lại chỉ trong một ngày”.
Nhiều công ty có khuynh hướng “no dồn, đói góp”. Mọi người đã trải qua những cuộc phỏng vấn tuyển dụng “nát óc” nói chung thường ra về với một trong hai cảm giác sau: cuộc phỏng vấn thật là điên rồ, hoặc cuộc phỏng vấn này hà khắc.
Từ đây có thể suy ra rằng những cuộc phỏng vấn ở bất cứ công ty nào khác cũng sẽ điên rồ hơn và/hay hà khắc hơn. Người chịu trách nhiệm tuyển nhân sự của Công ty Blair Television (một hãng ở New York chuyên bán các chương trình quảng cáo trên vô tuyến) tăng thêm gia vị cho cuộc phỏng vấn của mình bằng cách giả vờ tìm kiếm thứ gì đó trong ngăn kéo rồi lấy ra một quả lựu đạn. “Nếu anh/chị giỏi như vậy - bà nói với các nhân viên bán hàng tương lai - thì hãy thử bán cho tôi vật này đi”.
Đối với những người thiếu kinh nghiệm trả lời phỏng vấn thì phương pháp của Zefer Corp. được ưa chuộng hơn cả. Ứng viên được giao cho một bộ xếp hình Lego và anh ta/cô ta có năm phút để lắp ráp thành một cái gì đó. Đó là phần A của cuộc phỏng vấn. Phần B là “Hãy giải thích anh/chị vừa xếp hình gì”. Susan Perry, “phó chủ tịch tìm kiếm nhân tài” của Zefer, luôn khẳng định rằng bài trắc nghiệm Lego “đã gợi mở những cuộc đàm thoại thú vị và tiết lộ bản chất của ứng viên, điều luôn kích thích sự tò mò và thách thức nhà tuyển dụng”.
Đến với Wall Street, bạn đừng ngạc nhiên khi có nhiều công ty hỏi các ứng viên câu hỏi thiết kế phòng... toilet, chỉ khác nhau ở chỗ thay đổi giới tính và đặc điểm của nhân vật chính. Ví dụ có công ty đã hỏi: "Bạn có thể đưa ra thiết kế phòng vệ sinh như thế nào dành cho một phu nhân giàu có nặng 150kg?". Hoặc bạn cũng đừng e ngại mà hãy bình tĩnh và sáng suốt khi đối diện với câu hỏi "điên khùng" như thế này: Bạn có thể đưa ra mẫu thiết kế như thế nào dành cho phòng vệ sinh của Bill Gates? Trong trường hợp này, trí tưởng tượng của bạn phải phát huy, hãy hình dung rằng bạn ngồi cùng Bill Gates và nghe ông ta nói về ước mơ của mình trong việc sở hữu một phòng vệ sinh lý tưởng…
Con người từ lâu đã có ước mơ về trí tuệ nhân tạo, về những máy móc được lập trình để suy nghĩ, nhận định và giải quyết vấn đề giống như con người. Muốn làm được điều đó, con người phải nghiên cứu một điều quan trọng: con người suy nghĩ để giải quyết vấn đề như thế nào. Một cuộc vật lộn với robot đã diễn ra…Edit
Một trong những nơi mà các câu hỏi phỏng vấn khó trả lời được đưa ra nhiều nhất là cộng đồng tài chính ở New York (Mỹ).
Cánh cửa việc làm chỉ mở ra cho con sói
Phỏng vấn bằng cách đặt câu hỏi trí tuệ rất phù hợp với “văn hóa Phố Wall”. Ở nơi cuộc cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt và ranh giới thị phần là rất mong manh, giới tài chính luôn có các cuộc phỏng vấn tuyển nhân tài rất khắt khe. Với kiểu “phỏng vấn căng thẳng” hay phỏng vấn tạo stress, người ta cố gắng làm cho ứng viên cảm thấy không thoải mái để thăm dò phản ứng của anh ta/cô ta.
Theo qui trình của “liệu pháp im lặng”, bạn sẽ được mời đến phỏng vấn tại phòng làm việc của ai đó ở Wall Street. Trong vòng 5 hay 10 phút, những người ở đây không nói gì với bạn cả. Bạn tự giới thiệu về mình, giơ tay ra bắt, không một phản ứng nào hết. Người phỏng vấn có thể đọc báo, xem bản lý lịch của bạn. Và không nói một lời. Hoặc có thể người phỏng vấn giả vờ ngủ thiếp đi. Chuyện này tưởng như đùa, nhưng lại là kiểu chiến thuật tương đối thông dụng đến nỗi WetFeet.com - một trang web dành cho những người đang tìm việc - đã mở một diễn đàn thảo luận về việc ứng viên nên đối phó như thế nào khi bị rơi vào tình huống này. Trang web này khuyên bạn nên viết vào mảnh giấy dòng chữ “Tôi rất hài lòng về cuộc gặp gỡ với ngài” đặt trên bàn của người phỏng vấn đang thiu thiu ngủ rồi đứng lên ra về. Bạn hãy hi vọng rằng người phỏng vấn sẽ gọi bạn trở lại trước khi bạn ra khỏi cửa. Hoặc bạn được dẫn vào phòng họp và được đề nghị “ngồi xuống đâu đó”.
Sau khi bạn đã thực hiện yêu cầu, người phỏng vấn sẽ hỏi: “Tại sao anh/chị lại ngồi chỗ đó?”. Những chiếc bàn ở đa số các phòng họp thường có hình chữ nhật. Bạn sẽ chọn ngồi chỗ nào, ở đầu bàn hay ở cạnh bàn? Ở đây, thâm ý của nhà tuyển dụng là những con sói - những người có bản lĩnh mạnh mẽ hay chọn chỗ ngồi ở đầu bàn, còn những con cừu - những người nhút nhát thì ngồi sang bên cạnh. Cánh cửa việc làm chỉ mở ra cho con sói mà thôi.
Cần bao nhiêu thời gian để dịch chuyển núi Phú Sĩ?
Công ty tư vấn Booz, Allen & Hamilton có lẽ là tác giả của câu hỏi độc đáo này. Bạn hãy lên kế hoạch tưởng tượng nhưng rất khoa học là sẽ dịch chuyển nguyên vẹn cả núi Phú Sĩ theo cách các quốc vương châu Âu bắt các kỹ sư chuyển nguyên các tượng đài Ai Cập về thủ đô của mình.
Bài toán này trải qua rất nhiều thông số: thể tích, khối lượng, cần bao nhiêu xe tải, bao nhiêu người làm việc mỗi ngày... Nếu chúng ta thử nghiệm phương pháp không kém phần thiếu thực tế là huy động 6 tỉ người sống trên trái đất cùng tham gia (và cung cấp cho họ đủ dụng cụ và sắp xếp sao cho mọi người không cản trở công việc của nhau) thì có thể dịch chuyển núi Phú Sĩ trong hai ngày. Cứ cho là Chính phủ Nhật quyết định dịch chuyển núi Phú Sĩ và huy động được một nguồn lực to lớn để thực hiện nhiệm vụ này với 10.000 nhân công, họ cần phải thực hiện nhiệm vụ này trong 1 triệu ngày, hay khoảng 3.000 năm.
Nhiều câu hỏi sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác, song cách bạn suy nghĩ, tính toán, đưa ra phương án, người ta sẽ biết bạn là người đủ thông minh hay không, có làm được gì cho tương lai hay không, có khát vọng hay không…
Công ty Lehman Brothers đã trở nên nổi tiếng nhờ vào lời đề nghị các ứng viên mở cửa sổ. Yêu cầu này được đưa ra cũng bình thường như việc người phỏng vấn xin lỗi đi ra ngoài vì có điện thoại ở phòng bên cạnh. Vấn đề là Công ty Lehman Brothers tổ chức buổi phỏng vấn này ở một văn phòng nằm trong tòa nhà chọc trời, nơi cửa sổ không mở được! Goldman Sachs đã sử dụng câu đố yêu cầu cân tám viên bi để tìm ra một viên nặng hơn trong số đó.
Còn Công ty Smith Barney thì hỏi ứng viên phải làm thế nào để đong được 4 gallon nước bằng hai chiếc bình có dung tích 3 gallon và 5 gallon. Câu hỏi “Tại sao các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải hình vuông?” và những câu hỏi không có câu trả lời chuẩn khác cũng hay được sử dụng.
Liệu bạn sẽ hỏi gì khi đối diện với câu hỏi tình huống “nát óc” này: Đối diện với bạn là hai cánh cửa. Một cửa dẫn đến địa điểm phỏng vấn, còn cửa thứ hai dẫn đến lối đi ra ngoài. Cạnh cửa có một người đang đứng. Người này có thể là nhân viên của công ty, nhưng cũng có thể là nhân viên của đối thủ cạnh tranh. Nhân viên của chúng tôi bao giờ cũng nói thật, còn nhân viên của công ty cạnh tranh luôn luôn nói dối. Bạn được phép đặt ra cho người này một câu hỏi để tìm ra cánh cửa dẫn đến địa điểm phỏng vấn.
Điên rồ và hà khắc
Công ty Development Dimensions International (DDI) khẳng định rằng họ đã giúp các công ty tuyển được 15 triệu nhân viên nhờ vào phương pháp gọi là “tuyển nhân viên dựa trên năng lực” mà công ty vẫn tự hào.
Một trong số những công ty sử dụng dịch vụ của DDI là Unisys. Những ứng viên vào các vị trí quản lý ở Unisys được yêu cầu dành ra một ngày để điều hành một công ty ảo có tên Pilot, Inc. Ứng viên được dẫn đến văn phòng giả định là của công ty này (thực chất là văn phòng của DDI) giống như anh ta/cô ta đã được tuyển vào vị trí điều hành và hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của họ.
Ứng viên này ngồi xuống và bắt đầu giải quyết một lượng dồn dập các thư điện tử, điện thoại mỗi lúc một tăng... Các nhà tâm lý của DDI quan sát ứng viên qua màn hình vô tuyến để đánh giá xem họ thực hiện công việc thế nào. Người sáng lập DDI, William Byham, giải thích: “Chúng tôi đem tất cả mọi sự khủng hoảng mà người quản lý có thể gặp phải trong một năm và góp lại chỉ trong một ngày”.
Nhiều công ty có khuynh hướng “no dồn, đói góp”. Mọi người đã trải qua những cuộc phỏng vấn tuyển dụng “nát óc” nói chung thường ra về với một trong hai cảm giác sau: cuộc phỏng vấn thật là điên rồ, hoặc cuộc phỏng vấn này hà khắc.
Từ đây có thể suy ra rằng những cuộc phỏng vấn ở bất cứ công ty nào khác cũng sẽ điên rồ hơn và/hay hà khắc hơn. Người chịu trách nhiệm tuyển nhân sự của Công ty Blair Television (một hãng ở New York chuyên bán các chương trình quảng cáo trên vô tuyến) tăng thêm gia vị cho cuộc phỏng vấn của mình bằng cách giả vờ tìm kiếm thứ gì đó trong ngăn kéo rồi lấy ra một quả lựu đạn. “Nếu anh/chị giỏi như vậy - bà nói với các nhân viên bán hàng tương lai - thì hãy thử bán cho tôi vật này đi”.
Đối với những người thiếu kinh nghiệm trả lời phỏng vấn thì phương pháp của Zefer Corp. được ưa chuộng hơn cả. Ứng viên được giao cho một bộ xếp hình Lego và anh ta/cô ta có năm phút để lắp ráp thành một cái gì đó. Đó là phần A của cuộc phỏng vấn. Phần B là “Hãy giải thích anh/chị vừa xếp hình gì”. Susan Perry, “phó chủ tịch tìm kiếm nhân tài” của Zefer, luôn khẳng định rằng bài trắc nghiệm Lego “đã gợi mở những cuộc đàm thoại thú vị và tiết lộ bản chất của ứng viên, điều luôn kích thích sự tò mò và thách thức nhà tuyển dụng”.
Đến với Wall Street, bạn đừng ngạc nhiên khi có nhiều công ty hỏi các ứng viên câu hỏi thiết kế phòng... toilet, chỉ khác nhau ở chỗ thay đổi giới tính và đặc điểm của nhân vật chính. Ví dụ có công ty đã hỏi: "Bạn có thể đưa ra thiết kế phòng vệ sinh như thế nào dành cho một phu nhân giàu có nặng 150kg?". Hoặc bạn cũng đừng e ngại mà hãy bình tĩnh và sáng suốt khi đối diện với câu hỏi "điên khùng" như thế này: Bạn có thể đưa ra mẫu thiết kế như thế nào dành cho phòng vệ sinh của Bill Gates? Trong trường hợp này, trí tưởng tượng của bạn phải phát huy, hãy hình dung rằng bạn ngồi cùng Bill Gates và nghe ông ta nói về ước mơ của mình trong việc sở hữu một phòng vệ sinh lý tưởng…
Con người từ lâu đã có ước mơ về trí tuệ nhân tạo, về những máy móc được lập trình để suy nghĩ, nhận định và giải quyết vấn đề giống như con người. Muốn làm được điều đó, con người phải nghiên cứu một điều quan trọng: con người suy nghĩ để giải quyết vấn đề như thế nào. Một cuộc vật lộn với robot đã diễn ra…Edit