TCNV- Tố Hữu đã có những bài thơ trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về thơ như Đảng và thơ. Đề từ tập thơ Việt Bắc … nhưng muốn hiểu đầy đủ quan niệm của Tố Hữu về thơ, phải đọc lại những bài tiểu luận của ông về thơ ca và cả những bài thơ ông không trực tiếp nói lên quan điểm đó mà nói một cách gián tiếp qua những câu thơ trữ tình triết luận. Tựu trung, qua những bài tiểu luận cũng như những bài thơ trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên quan điểm thơ và qua sự quán triệt quan điểm ấy trong suốt các tập thơ, ta thấy ở Tố Hữu, quan điểm thơ có mấy nét chính sau.
Trước nhất với ông, thơ và cách mạng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng. Thơ là một phần của tâm hồn cách mạng, một phần của sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu. Ngay từ những ngày đầu tham gia cách mạng và làm thơ, Tố Hữu đã có ý thức về một nền thơ mới với những quan điểm thế giới, quan điểm nhân sinh mới như bài Tiếng hát Sông Hương với dòng đề tặng tác giả Đời mưa gió, bài Dửng dưng đề tặng tác giả Huế đẹp và thơ hay bài Tháp đổ với những câu “Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát/ Những sắc tàn vị nhạt tháng ngày qua/ Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát/ Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa”. Rõ ràng qua những bài thơ ấy, Tố Hữu muốn đưa ra một quan điểm mới đối lập với quan điểm của các nhà văn lãng mạn, đó là thơ phải hướng tới ngày mai, góp phần xây dựng cuộc đời mới chứ không chỉ hoài niệm quá khứ, tìm đến sựt hoát li hay sự quên, cũng không chỉ dừng lại ở phê phán cái cũ mà muốn góp phần xây dựng cuộc đời mới thì phải thức tỉnh con người, tin ở con người và tập hợp con người thành sức mạnh.
Quan điểm này được nâng cao thêm qua Đề từ tập thơ Việt Bắc và tất nhiên qua sự cụ thể hóa quan điểm ấy trong suốt tập thơ: “Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền/ Thuyền xô sóng dậy/ Sóng đẩy thuyền lên/ Thuyền ra khơi xa/ Gió căng buồm lộng/ Buồm là Lao động/ Gió là Đảng ta”. Như vậy, thơ phải gắn bó với nhân dân, có tác dụng động viên nhân dân làm Cách mạng và cùng đi lên với nhân dân trong sự nghiệp Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong hồi ký Nhớ lại một thời, Tố Hữu kể: thấy bà bầm khóc nhớ con (đi bộ đội), ông đã viết bài thơ Bầm ơi đọc cho bà nghe để chia sẻ với bà và động viên người mẹ chiến sĩ ấy. Ít năm sau, người con (đã thành trung tá hoặc đại tá) còn tìm gặp nhà thơ cảm ơn ông đã an ủi mẹ mình, giúp bà có thêm sức khỏe chờ con.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng, cuộc đấu tranh với bản thân mình là gian khổ nhất nên trong tập thơ Từ ấy, bên cạnh những bài kêu gọi nhân dân, đồng chí đứng lên làm cách mạng như Dậy lên thanh niên, Dậy mà đi …, Tố Hữu đã viết bài Con cá chột mưa để động viên mình và đồng chí trong những ngày đấu tranh tuyệt thực. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, có lần Tố Hữu đề nghị các người làm tuyển tập thơ ông chú ý đừng bỏ bài này. Đến hôm nay, ta càng hiểu ý nghĩa của lời đề nghị ấy.
Thơ là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã cảm xúc hóa. Tố Hữu không tách rời tư tưởng và cảm xúc mà nhấn mạnh sự hòa quyện, sự thống nhất, sự chuyển hóa giữa tư tưởng và cảm xúc trong thơ. Khi đánh giá về thơ của Nazim Hitmet và Bectôn Bretsơ, hai phong cách thơ gần như trái ngược nhau: "Đốt cháy trái tim đến cùng, nó thành trí tuệ, đó là Nazim Hitmet. Đốt cháy trí tuệ đến cùng nó thành trái tim, là Bectôn Bretsơ (theo Chế Lan Viên, Văn nghệ số 477 ngày 01/12/1972). Nhưng thơ, trong sự tiếp xúc trực tiếp với người đọc, trước tiên là cảm xúc. Thơ là tiếng lòng, tiếng nói của cảm xúc tràn dâng ông tâm sự. “Không cố tình, nhưng mỗi khi có cái gì chứa chất trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ” (Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta. NXB văn học 1973 trang 439). Tình cảm, cảm xúc phải mãnh liệt, nồng cháy, “Thơ ta cần say mới thích. Ai lại tỉnh khô trong thơ được? Tôi rất thèm trong thơ một chất lãng mạn mới, một chất mê mới” (Sách trên, trang 450). Tình cảm, cảm xúc đó phải chân thực, không lên gân, không tô vẽ, ông lấy tập thơ NKTT của Bác làm ví dụ tiêu biểu “chúng ta đã đọc NKTT của Bác. Đau khổ đến thế mà giọng thơ vẫn bình tĩnh lắng sâu, nặng ý nghĩa mà vẫn nhẹ nhàng, không một chút lên gân mà biết bao gang thép”. Sau đó ông nói tiếp “Thơ không chịu được giả dối. Nó đòi hỏi chân thực đến mức không thể ai ngờ vực được” (445) “Văn chương là sáng tạo, là tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, đừng bịa đặt những điều mình không nghĩ, không cảm chân thật” (425) “Nếu không phải là của mình mà vay mượn một cái cảm quan nào đó của người khác rồi mang vào mình thì nó không ra sao, không “sống được” (425). Liên hệ với trải nghiệm của bản thân, ông tâm sự “con cá chột nưa” là một bài thật thà, ngay thẳng, có lẽ là một trong những bài khá nhất…” (trang 433, 434). Ông phát triển thêm “Theo tôi nghĩ: thơ hay thường mộc mạc, chất phác, không cần trang sức. Đọc tập thơ Biệt xứ thật là một nghề đau khổ của Hitmet sẽ thấy ông chân thực đến mức nó cứ xoáy vào tim gan người ta, không thấy chút màu mè văn chương nào cả” (435). Ông quan niệm “Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy như tiếng từ trong lòng mình, như là của mình vậy. Trong hồi ký Nhớ lại một thời, Tố Hữu kể một chuyển vui, khi ông đọc cho mọi người nghe bài thơ xưa ông viết tặng vợ thì một chiến sĩ trẻ nói “Sao giống vợ em quá, bác tài thật”.
Về quan niệm này của Tố Hữu, có người muốn bàn thêm nhưng ai cũng thống nhất một quan điểm thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc chân thật, nồng cháy của nhà thơ, của chủ thể trữ tình, Tố Hữu quan niệm “Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột” - Ông dẫn chứng: “Đọc tập thơ NKTT của Bác nhiều lúc cứ nghẹ lại - Bác nói đến cuộc đời trong tù mà bao nhiêu tâm can Bác đều vì dân tộc, vì nhân dân mình, vì vận mạng con người trên trái đất. Hình như Rô manh Rô lăng đã có lần căm giận cái người viết thư khen văn chương ông, ông trả lời người đó: “Tôi không làm chuyện văn chương. Tôi chỉ muốn nói đến vận mệnh con người”. Tôi tin lời ông chân thật lắm. Người nghệ sĩ lớn nào cũng rất quan tâm đến vận mệnh con người. Tất nhiên, họ có tài đến mức diễn đạt ra được cái tâm can đó” (447).
Còn vấn đề mình và người ở trong thơ thì sao? Có người nhấn mạnh vào cái riêng của thơ. Tố Hữu cũng đồng ý điều ấy nhưng Tố Hữu muốn cái riêng phải hòa vào cái chung. Ông dẫn câu thơ của Mustai Karin. “Một giọt nước hòa muôn giọt nước/ Sẽ biến thành biển nước mênh mông”. Nhưng ông nói thêm, “Thơ cho người phải là thơ hết mình mới đúng … có hết mình thì mới cho người được”. Như vậy là đã rõ, vấn đề là mình phải hiểu người đến mức “là người”. Đây là sự nhập thân của tác giả vào nhân vật trữ tình như các nhà lí luận văn nói. Ở đây là sự nhập thân vào nhân dân, thuộc nhân dân như đứa trẻ thuộc hơi cha mẹ vậy (442). Quan điểm thơ gắn bó với cuộc sống, thơ gắn bó với nhân dân cũng là một quan điểm mà Tố Hữu nêu cao. Ông nói “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”, “Tôi không tin có cái “thiên tài” nào ở ngoài cuộc sống vĩ đại, cuộc sống lao động và đấu tranh đau khổ và dũng cảm của muôn triệu con người làm nên lịch sử” (442). Tố Hữu nhấn mạnh vào tính nhân dân của thơ, ông nói “Cái hồn nhiên (của thơ) không tự nhiên mà có, nó phải từ cuộc sống của nhân dân mà ra, lại được nuôi bằng cuộc sống của nhân dân” (443). “Tất nhiên, muốn làm thơ thì phải học nghề thơ, phải đọc nhiều thơ hay của nước mình và nước ngoài, cần thuộc nhiều thơ của dân tộc mình". Ông khuyên những người làm thơ trẻ hãy thuộc Kiều và Cao dao” (443). Về nghệ thuật thơ, Tố Hữu không có điều kiện đi sâu bàn kỹ, nhất là về sự cách tân thơ, nhưng chỉ qua vài đoạn ta đã thấy quan điểm đúng đắn của ông về quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật trong thơ. Trong buổi nói chuyện với giáo viên VH cấp 3 PT, ông nói “Không thể tách nội dung tư tưởng với nghệ thuật, càng không thể nói đến nội dung mà không nói đến nghệ thuật biểu hiện. Nội dung ấy là linh hồn của nghệ thuật. Nghệ thuật ấy là biểu hiện của nội dung” và sau khi dẫn 4 câu thơ đầu trong bài Mẹ Tơm “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa/ Một buổi trưa nắng dài bãi cát/ Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa/ Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”, ông nói “Trong 2 câu sau có âm vang của gió và của sóng, có cả âm vang của một tấm lòng. Nếu viết “gió thổi lao xao, sóng biển rì rào” thì có lẽ không còn gì. Như vậy, Tố Hữu rất chú trọng, rất có ý thức trong hình thức nghệ thuật thơ, có điều là hình thức nghệ thuật ấy đã chuyển hóa thành nội dung. Nội dung được nói lên bằng tất cả các yếu tố nghệ thuật của thơ, của ngôn ngữ thơ. Thơ có tình hàm súc, ý tại ngôn ngoại nên “Chữ nghĩa không hề là chữ a chữ b mà có cái tiếng vang lên trong chữ, tiếng vang của cả khoảng cách giữa những chữ, những dòng” (441).
Quan điểm về thơ của Tố Hữu là quan điểm cách mạng về thơ, nên vừa phù hợp với đặc trưng của thơ vừa mang tính thời đại. Những bài tiểu luận về thơ của Tố Hữu chủ yếu viết trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, tức là giai đoạn thơ Cách mạng Việt Nam phản ánh hiện thực và con người Việt Nam phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sự đúng đắn của quan điểm đó đã được chứng minh bằng cả một nền thơ có nhiều thành tựu và tác dụng lớn lao, trong đó thơ Tố Hữu có những đóng góp tiêu biểu.
Cuộc sống đi lên, xã hội đã có nhiều thay đổi, quan niệm về thơ cũng phát triển với nhiều nét mới phù hợp với đặc điểm và yêu cầu mới của thời đại, nhưng quan điểm về thơ của Tố Hữu vẫn có những hạt nhân chân lí như thơ phải gắn bó xã hội cuộc sống của nhân dân, vì vận mệnh của dân tộc, của con người. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, cảm xúc chân thật, nồng cháy. Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ là thống nhất trong đó nội dung là linh hồn và hình thức nghệ thuật là sự biểu hiện, sự thăng hoa của linh hồn ấy. Người làm thơ phải nâng cao tâm hồn, tư tưởng, phải sống sao cho đời sống của mình có “nhụy” thật (chữ của Tố Hữu), phải trau giồi vốn sống, vốn văn hóa, vốn nghệ thuật … để có thơ hay…. Đó là những điều chúng ta cần kế thừa và phát triển trong công cuộc đổi mới thơ và nâng cao chất lượng thơ hiện nay./.
Trước nhất với ông, thơ và cách mạng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng. Thơ là một phần của tâm hồn cách mạng, một phần của sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu. Ngay từ những ngày đầu tham gia cách mạng và làm thơ, Tố Hữu đã có ý thức về một nền thơ mới với những quan điểm thế giới, quan điểm nhân sinh mới như bài Tiếng hát Sông Hương với dòng đề tặng tác giả Đời mưa gió, bài Dửng dưng đề tặng tác giả Huế đẹp và thơ hay bài Tháp đổ với những câu “Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát/ Những sắc tàn vị nhạt tháng ngày qua/ Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát/ Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa”. Rõ ràng qua những bài thơ ấy, Tố Hữu muốn đưa ra một quan điểm mới đối lập với quan điểm của các nhà văn lãng mạn, đó là thơ phải hướng tới ngày mai, góp phần xây dựng cuộc đời mới chứ không chỉ hoài niệm quá khứ, tìm đến sựt hoát li hay sự quên, cũng không chỉ dừng lại ở phê phán cái cũ mà muốn góp phần xây dựng cuộc đời mới thì phải thức tỉnh con người, tin ở con người và tập hợp con người thành sức mạnh.
Quan điểm này được nâng cao thêm qua Đề từ tập thơ Việt Bắc và tất nhiên qua sự cụ thể hóa quan điểm ấy trong suốt tập thơ: “Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền/ Thuyền xô sóng dậy/ Sóng đẩy thuyền lên/ Thuyền ra khơi xa/ Gió căng buồm lộng/ Buồm là Lao động/ Gió là Đảng ta”. Như vậy, thơ phải gắn bó với nhân dân, có tác dụng động viên nhân dân làm Cách mạng và cùng đi lên với nhân dân trong sự nghiệp Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong hồi ký Nhớ lại một thời, Tố Hữu kể: thấy bà bầm khóc nhớ con (đi bộ đội), ông đã viết bài thơ Bầm ơi đọc cho bà nghe để chia sẻ với bà và động viên người mẹ chiến sĩ ấy. Ít năm sau, người con (đã thành trung tá hoặc đại tá) còn tìm gặp nhà thơ cảm ơn ông đã an ủi mẹ mình, giúp bà có thêm sức khỏe chờ con.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng, cuộc đấu tranh với bản thân mình là gian khổ nhất nên trong tập thơ Từ ấy, bên cạnh những bài kêu gọi nhân dân, đồng chí đứng lên làm cách mạng như Dậy lên thanh niên, Dậy mà đi …, Tố Hữu đã viết bài Con cá chột mưa để động viên mình và đồng chí trong những ngày đấu tranh tuyệt thực. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, có lần Tố Hữu đề nghị các người làm tuyển tập thơ ông chú ý đừng bỏ bài này. Đến hôm nay, ta càng hiểu ý nghĩa của lời đề nghị ấy.
Thơ là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã cảm xúc hóa. Tố Hữu không tách rời tư tưởng và cảm xúc mà nhấn mạnh sự hòa quyện, sự thống nhất, sự chuyển hóa giữa tư tưởng và cảm xúc trong thơ. Khi đánh giá về thơ của Nazim Hitmet và Bectôn Bretsơ, hai phong cách thơ gần như trái ngược nhau: "Đốt cháy trái tim đến cùng, nó thành trí tuệ, đó là Nazim Hitmet. Đốt cháy trí tuệ đến cùng nó thành trái tim, là Bectôn Bretsơ (theo Chế Lan Viên, Văn nghệ số 477 ngày 01/12/1972). Nhưng thơ, trong sự tiếp xúc trực tiếp với người đọc, trước tiên là cảm xúc. Thơ là tiếng lòng, tiếng nói của cảm xúc tràn dâng ông tâm sự. “Không cố tình, nhưng mỗi khi có cái gì chứa chất trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ” (Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta. NXB văn học 1973 trang 439). Tình cảm, cảm xúc phải mãnh liệt, nồng cháy, “Thơ ta cần say mới thích. Ai lại tỉnh khô trong thơ được? Tôi rất thèm trong thơ một chất lãng mạn mới, một chất mê mới” (Sách trên, trang 450). Tình cảm, cảm xúc đó phải chân thực, không lên gân, không tô vẽ, ông lấy tập thơ NKTT của Bác làm ví dụ tiêu biểu “chúng ta đã đọc NKTT của Bác. Đau khổ đến thế mà giọng thơ vẫn bình tĩnh lắng sâu, nặng ý nghĩa mà vẫn nhẹ nhàng, không một chút lên gân mà biết bao gang thép”. Sau đó ông nói tiếp “Thơ không chịu được giả dối. Nó đòi hỏi chân thực đến mức không thể ai ngờ vực được” (445) “Văn chương là sáng tạo, là tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, đừng bịa đặt những điều mình không nghĩ, không cảm chân thật” (425) “Nếu không phải là của mình mà vay mượn một cái cảm quan nào đó của người khác rồi mang vào mình thì nó không ra sao, không “sống được” (425). Liên hệ với trải nghiệm của bản thân, ông tâm sự “con cá chột nưa” là một bài thật thà, ngay thẳng, có lẽ là một trong những bài khá nhất…” (trang 433, 434). Ông phát triển thêm “Theo tôi nghĩ: thơ hay thường mộc mạc, chất phác, không cần trang sức. Đọc tập thơ Biệt xứ thật là một nghề đau khổ của Hitmet sẽ thấy ông chân thực đến mức nó cứ xoáy vào tim gan người ta, không thấy chút màu mè văn chương nào cả” (435). Ông quan niệm “Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy như tiếng từ trong lòng mình, như là của mình vậy. Trong hồi ký Nhớ lại một thời, Tố Hữu kể một chuyển vui, khi ông đọc cho mọi người nghe bài thơ xưa ông viết tặng vợ thì một chiến sĩ trẻ nói “Sao giống vợ em quá, bác tài thật”.
Về quan niệm này của Tố Hữu, có người muốn bàn thêm nhưng ai cũng thống nhất một quan điểm thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc chân thật, nồng cháy của nhà thơ, của chủ thể trữ tình, Tố Hữu quan niệm “Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột” - Ông dẫn chứng: “Đọc tập thơ NKTT của Bác nhiều lúc cứ nghẹ lại - Bác nói đến cuộc đời trong tù mà bao nhiêu tâm can Bác đều vì dân tộc, vì nhân dân mình, vì vận mạng con người trên trái đất. Hình như Rô manh Rô lăng đã có lần căm giận cái người viết thư khen văn chương ông, ông trả lời người đó: “Tôi không làm chuyện văn chương. Tôi chỉ muốn nói đến vận mệnh con người”. Tôi tin lời ông chân thật lắm. Người nghệ sĩ lớn nào cũng rất quan tâm đến vận mệnh con người. Tất nhiên, họ có tài đến mức diễn đạt ra được cái tâm can đó” (447).
Còn vấn đề mình và người ở trong thơ thì sao? Có người nhấn mạnh vào cái riêng của thơ. Tố Hữu cũng đồng ý điều ấy nhưng Tố Hữu muốn cái riêng phải hòa vào cái chung. Ông dẫn câu thơ của Mustai Karin. “Một giọt nước hòa muôn giọt nước/ Sẽ biến thành biển nước mênh mông”. Nhưng ông nói thêm, “Thơ cho người phải là thơ hết mình mới đúng … có hết mình thì mới cho người được”. Như vậy là đã rõ, vấn đề là mình phải hiểu người đến mức “là người”. Đây là sự nhập thân của tác giả vào nhân vật trữ tình như các nhà lí luận văn nói. Ở đây là sự nhập thân vào nhân dân, thuộc nhân dân như đứa trẻ thuộc hơi cha mẹ vậy (442). Quan điểm thơ gắn bó với cuộc sống, thơ gắn bó với nhân dân cũng là một quan điểm mà Tố Hữu nêu cao. Ông nói “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”, “Tôi không tin có cái “thiên tài” nào ở ngoài cuộc sống vĩ đại, cuộc sống lao động và đấu tranh đau khổ và dũng cảm của muôn triệu con người làm nên lịch sử” (442). Tố Hữu nhấn mạnh vào tính nhân dân của thơ, ông nói “Cái hồn nhiên (của thơ) không tự nhiên mà có, nó phải từ cuộc sống của nhân dân mà ra, lại được nuôi bằng cuộc sống của nhân dân” (443). “Tất nhiên, muốn làm thơ thì phải học nghề thơ, phải đọc nhiều thơ hay của nước mình và nước ngoài, cần thuộc nhiều thơ của dân tộc mình". Ông khuyên những người làm thơ trẻ hãy thuộc Kiều và Cao dao” (443). Về nghệ thuật thơ, Tố Hữu không có điều kiện đi sâu bàn kỹ, nhất là về sự cách tân thơ, nhưng chỉ qua vài đoạn ta đã thấy quan điểm đúng đắn của ông về quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật trong thơ. Trong buổi nói chuyện với giáo viên VH cấp 3 PT, ông nói “Không thể tách nội dung tư tưởng với nghệ thuật, càng không thể nói đến nội dung mà không nói đến nghệ thuật biểu hiện. Nội dung ấy là linh hồn của nghệ thuật. Nghệ thuật ấy là biểu hiện của nội dung” và sau khi dẫn 4 câu thơ đầu trong bài Mẹ Tơm “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa/ Một buổi trưa nắng dài bãi cát/ Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa/ Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”, ông nói “Trong 2 câu sau có âm vang của gió và của sóng, có cả âm vang của một tấm lòng. Nếu viết “gió thổi lao xao, sóng biển rì rào” thì có lẽ không còn gì. Như vậy, Tố Hữu rất chú trọng, rất có ý thức trong hình thức nghệ thuật thơ, có điều là hình thức nghệ thuật ấy đã chuyển hóa thành nội dung. Nội dung được nói lên bằng tất cả các yếu tố nghệ thuật của thơ, của ngôn ngữ thơ. Thơ có tình hàm súc, ý tại ngôn ngoại nên “Chữ nghĩa không hề là chữ a chữ b mà có cái tiếng vang lên trong chữ, tiếng vang của cả khoảng cách giữa những chữ, những dòng” (441).
Quan điểm về thơ của Tố Hữu là quan điểm cách mạng về thơ, nên vừa phù hợp với đặc trưng của thơ vừa mang tính thời đại. Những bài tiểu luận về thơ của Tố Hữu chủ yếu viết trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, tức là giai đoạn thơ Cách mạng Việt Nam phản ánh hiện thực và con người Việt Nam phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sự đúng đắn của quan điểm đó đã được chứng minh bằng cả một nền thơ có nhiều thành tựu và tác dụng lớn lao, trong đó thơ Tố Hữu có những đóng góp tiêu biểu.
Cuộc sống đi lên, xã hội đã có nhiều thay đổi, quan niệm về thơ cũng phát triển với nhiều nét mới phù hợp với đặc điểm và yêu cầu mới của thời đại, nhưng quan điểm về thơ của Tố Hữu vẫn có những hạt nhân chân lí như thơ phải gắn bó xã hội cuộc sống của nhân dân, vì vận mệnh của dân tộc, của con người. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, cảm xúc chân thật, nồng cháy. Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ là thống nhất trong đó nội dung là linh hồn và hình thức nghệ thuật là sự biểu hiện, sự thăng hoa của linh hồn ấy. Người làm thơ phải nâng cao tâm hồn, tư tưởng, phải sống sao cho đời sống của mình có “nhụy” thật (chữ của Tố Hữu), phải trau giồi vốn sống, vốn văn hóa, vốn nghệ thuật … để có thơ hay…. Đó là những điều chúng ta cần kế thừa và phát triển trong công cuộc đổi mới thơ và nâng cao chất lượng thơ hiện nay./.