Đoàn Ánh Dương
TCNV- Nguyễn Tuân được đánh giá là người nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ. Có lẽ chưa ở nhà văn Việt Nam hiện đại nào, nghệ thuật tu từ lại được khai thác triệt để đến vậy. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, khi mỗi sáng tác là một khám phá khác nhau cái tôi cá nhân cá thể, đã là vậy. Sau cách mạng, hòa mình vào đời sống chiến đấu và dựng xây của toàn dân tộc, mỗi sáng tác còn là sự mở rộng khám phá sự đa dạng, phong phú và sinh động đời sống đất nước. Và càng mở rộng sự khám phá, tài năng ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân càng có cơ hội bộc lộ, nở rộ. Có rất ít nhà văn lựa chọn con đường sáng tạo như là một "phu chữ" trên cánh đồng văn chương như vậy, và càng ít hơn, những nhà văn không ngừng bồi đắp được cái khiếu ngôn ngữ của mình và gặt hái được nhiều thành công như Nguyễn Tuân.
Cô Tô là một bài kí thu hoạch nhân chuyến đi thực tế quần đảo này, đã thể hiện nhiều nét tài năng ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân. Trích đoạn được giới thiệu trong sách giáo khoa nằm ở phần cuối của bài kí, miêu tả vẻ tươi đẹp của thiên nhiên và con người trên quần đảo sau cơn bão biển. Ngay bắt đầu vào đoạn này, Nguyễn Tuân đã có mấy câu miêu tả khái quát rất giàu sức gợi: "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi". Ở đây xuất hiện nhiều cấp độ so sánh, không đơn thuần chỉ là so sánh vẻ "trong trẻo, sáng sủa" của ngày hôm nay với vẻ "thiên hôn địa ám" của mấy ngày bão tràn về đảo, mà là một sự so sánh ngầm rất ấn tượng, trong cách dùng các tổ hợp hàm ý so sánh: "từ khi... thì... bao giờ... cũng... như vậy", "lại thêm", "lại... hơn hết cả", "nếu... thì nay". Điều này không chỉ cho thấy Nguyễn Tuân đã phải cất công thế nào để tìm hiểu về Cô Tô khi viết bài kí này, mà quan trọng hơn, xuất phát từ niềm tự hào khi được chứng kiến "sự chiến đấu dũng cảm của con người" trước thiên tai, và nữa, bởi lòng "yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".
Nếu như mấy câu mở đầu bao quát lấy Cô Tô ở vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cây núi, mặt biển, bãi cát), của cuộc sống con người (lưới thêm nặng mẻ cá giã đôi) thì ở những trang viết sau, Nguyễn Tuân đi vào miêu tả chi tiết một vài vẻ đẹp tiêu biểu ấy. Vẫn khai thác phép so sánh, nhưng với một sự hiểu biết sâu rộng và vốn ngôn ngữ phong phú, Nguyễn Tuân có được những trang viết đáng được coi là tuyệt bút. Chúng ta có thể tìm hiểu bút lực và sự tài hoa của Nguyễn Tuân bằng việc phân tích và so sánh cách viết hai đoạn văn dưới đây:
Đoạn một: "Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? Ai dám bảo rằng mình đã thuộc tên của hết thảy loài cá trên khắp biển lớn biển con? Ai đã ghi chép cho hết những hình trang trí trên mình cá? Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái mầu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biển sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng phải không? Mà kìa, nhìn cho kỹ mà xem, nước biển đang xanh cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương. Cũng không phải là sợ lai căng, nghe như nó vẫn chưa trúng vẫn chưa được phải không? Sóng cứ kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay màu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng. Đua với sóng, chỉ có mà thua thôi. Chao ôi nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của Ngọc Bích, hoặc là chao ôi nó xanh như một niềm hy vọng trên cửa bể. Nghe nó lại càng chung chung, chưa sướng gì nhưng thôi, hãy tạm khoanh lại đó đã".
Đoạn hai: "Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".
Ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là chủ đề vẫy gọi các so sánh, liên tưởng. Nó đứng ở vị trí trung tâm vẫy gọi các hình ảnh tương đồng khác. Từ những sự vật hiện tượng cụ thể: lá chuối non, lá chuối già, mùa thu ngả cốm làng Vòng đến những điều trừu tượng hơn: màu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh (từ trong câu Kiều: Tuyết in sắc ngựa câu giòn/ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời), cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu (từ trong thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị: Giang Châu Tư Mã thanh sam thấp/ Giang Châu Tư Mã đượm màu áo xanh), hay cảm tính hơn: màu áo cưới, một trang sử của loài người, cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương... để rồi đi đến tạm chấp nhận hai điều được đem ra để so sánh dẫu còn "chung chung": Ở chiều cụ thể, màu xanh của ngọc bích, một cái màu biến ảo theo chính độ tuổi của ngọc cũng như những môi trường khác nhau mà viên ngọc được thành hình, và ở chiều cảm tính, niềm hy vọng trên cửa bể, vừa có cái gì đó man mác buồn theo cái ý vẫn lấy từ Truyện Kiều, "Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh", vừa ánh lên khát vọng và niềm tin, trong cái cách mà người dân chài chờ đợi mẻ cá đầy và sự may lành mỗi lần ra khơi.
Ở đoạn thứ hai, không còn là sự so sánh của cái này với những cái khác nữa, mà là cái nọ vẫy gọi cái kia trong một trò dượt đuổi liên tiếp những hình dung, so sánh. Cái việc ngắm "hụt" cảnh bình minh trên biển Trà Cổ Sa Vỹ trên đường ra đảo khiến cho việc ngắm cảnh mặt trời lên ở đây được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ là "dậy từ canh tư", "cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo", mà còn trong hành động "rình" mặt trời lên, cứ như thể nếu lộ liễu quá thì mặt trời sẽ không lên tỏ nữa, dù đã dự đoán "sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi", không còn gì có thể che lấp mặt trời. Vậy mà, cảnh mặt trời mọc trên biển vẫn đẹp rực rỡ đến sững sờ! Một lần nữa, cảnh đẹp Cô Tô lại "thử thách cái vốn tự vị" của tác giả vốn đã sẵn "nổi gió trong lòng". Và để lột hiện bức tranh mặt trời lên, biện pháp so sánh lại được huy động. Đầu tiên là mặt trời tỏ "tròn trĩnh phúc hậu" được đem ra so sánh với "lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Tất cả được "đặt lên một mâm bạc" mà "đường kính mâm rộng bằng
Nếu như mấy câu mở đầu bao quát lấy Cô Tô ở vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cây núi, mặt biển, bãi cát), của cuộc sống con người (lưới thêm nặng mẻ cá giã đôi) thì ở những trang viết sau, Nguyễn Tuân đi vào miêu tả chi tiết một vài vẻ đẹp tiêu biểu ấy. Vẫn khai thác phép so sánh, nhưng với một sự hiểu biết sâu rộng và vốn ngôn ngữ phong phú, Nguyễn Tuân có được những trang viết đáng được coi là tuyệt bút. Chúng ta có thể tìm hiểu bút lực và sự tài hoa của Nguyễn Tuân bằng việc phân tích và so sánh cách viết hai đoạn văn dưới đây:
Đoạn một: "Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? Ai dám bảo rằng mình đã thuộc tên của hết thảy loài cá trên khắp biển lớn biển con? Ai đã ghi chép cho hết những hình trang trí trên mình cá? Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái mầu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biển sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng phải không? Mà kìa, nhìn cho kỹ mà xem, nước biển đang xanh cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương. Cũng không phải là sợ lai căng, nghe như nó vẫn chưa trúng vẫn chưa được phải không? Sóng cứ kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay màu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng. Đua với sóng, chỉ có mà thua thôi. Chao ôi nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của Ngọc Bích, hoặc là chao ôi nó xanh như một niềm hy vọng trên cửa bể. Nghe nó lại càng chung chung, chưa sướng gì nhưng thôi, hãy tạm khoanh lại đó đã".
Đoạn hai: "Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".
Ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là chủ đề vẫy gọi các so sánh, liên tưởng. Nó đứng ở vị trí trung tâm vẫy gọi các hình ảnh tương đồng khác. Từ những sự vật hiện tượng cụ thể: lá chuối non, lá chuối già, mùa thu ngả cốm làng Vòng đến những điều trừu tượng hơn: màu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh (từ trong câu Kiều: Tuyết in sắc ngựa câu giòn/ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời), cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu (từ trong thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị: Giang Châu Tư Mã thanh sam thấp/ Giang Châu Tư Mã đượm màu áo xanh), hay cảm tính hơn: màu áo cưới, một trang sử của loài người, cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương... để rồi đi đến tạm chấp nhận hai điều được đem ra để so sánh dẫu còn "chung chung": Ở chiều cụ thể, màu xanh của ngọc bích, một cái màu biến ảo theo chính độ tuổi của ngọc cũng như những môi trường khác nhau mà viên ngọc được thành hình, và ở chiều cảm tính, niềm hy vọng trên cửa bể, vừa có cái gì đó man mác buồn theo cái ý vẫn lấy từ Truyện Kiều, "Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh", vừa ánh lên khát vọng và niềm tin, trong cái cách mà người dân chài chờ đợi mẻ cá đầy và sự may lành mỗi lần ra khơi.
Ở đoạn thứ hai, không còn là sự so sánh của cái này với những cái khác nữa, mà là cái nọ vẫy gọi cái kia trong một trò dượt đuổi liên tiếp những hình dung, so sánh. Cái việc ngắm "hụt" cảnh bình minh trên biển Trà Cổ Sa Vỹ trên đường ra đảo khiến cho việc ngắm cảnh mặt trời lên ở đây được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ là "dậy từ canh tư", "cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo", mà còn trong hành động "rình" mặt trời lên, cứ như thể nếu lộ liễu quá thì mặt trời sẽ không lên tỏ nữa, dù đã dự đoán "sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi", không còn gì có thể che lấp mặt trời. Vậy mà, cảnh mặt trời mọc trên biển vẫn đẹp rực rỡ đến sững sờ! Một lần nữa, cảnh đẹp Cô Tô lại "thử thách cái vốn tự vị" của tác giả vốn đã sẵn "nổi gió trong lòng". Và để lột hiện bức tranh mặt trời lên, biện pháp so sánh lại được huy động. Đầu tiên là mặt trời tỏ "tròn trĩnh phúc hậu" được đem ra so sánh với "lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Tất cả được "đặt lên một mâm bạc" mà "đường kính mâm rộng bằng
cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng". Rồi cả cái mâm ấy lại "y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông"... Nếu như ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là trung tâm của mọi so sánh, như hải đảo Cô Tô giữa biển trời vịnh Bắc bộ, nơi sóng bể tràn vào rồi lại loang rộng ra xa, thành những vòng sóng; thì ở đoạn thứ hai, mỗi so sánh lại tạo thành những con sóng nối tiếp, tạo thành nhịp sóng, nơi những người chài lưới Cô Tô vượt sóng ra khơi.
Đó là vẻ đẹp trong sáng, kì vĩ của Cô Tô, bên cạnh vẻ đẹp bình dị thường ngày của nó. Như bên cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo, nơi người dân sinh hoạt và lấy nước cho mỗi chuyến xa khơi, "vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền". Chỉ đến chỗ này, khi hòa vào không khí sinh sống và lao động của người dân, cái màu xanh nước biển "xanh như mầu hy vọng trên cửa bể" mới thực sự được định hình. Nó không còn cái man mác buồn trước nỗi bấp bênh, chìm nổi của thân phận con người khi xưa, mà nó ánh ỏi lên niềm vui sống, trong phong thái, dáng hình của chị Châu Hòa Mãn địu con tiễn chồng ra khơi, "dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành".
Đ.A.D
Nguồn tin: TCNV 12-2011