Home » » Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc

Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012 | 22:37

Khúc ca buồn về chuyện hôn nhân tình ái
(Hôn nhân luyến tình đích bi ca)

Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc

Căn cứ vào“Thê thiếp và nhân tình của Hồ Chí Minh” của “Lĩnh Nam Di Dân”, thì Hồ Chí Minh có bốn người phụ nữ trong các thời kỳ khác nhau. Người vợ đầu là Tăng Tuyết Minh, tiếp theo là Nguyễn Thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc và cuối cùng là Nông Thị Xuân. Mối tình với Đỗ Thị Lạc, tác giả viết: “Sau khi ra tù, HCM được tướng Trương Phát Khuê, tướng Tiêu Văn tín nhiệm. Ông được bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (VNCMĐMH), hoạt động rất có uy tín. Không lâu sau, được sự đồng ý của các tướng lĩnh Quốc Dân Đảng, HCM mang theo 18 người trở về Bắc Việt Nam sau khi kết thúc khóa huấn luyện cán bộ. Một trong 18 người theo HCM trở về là Đỗ Thị Lạc, người phụ nữ duy nhất trong Đoàn thường được mọi người goi là “chị Thuận”. Nhân thân Đỗ Thị Lạc không rõ, người ta chỉ biết cô này từ năm 1942 tại Liễu Châu, Quảng Tây, với tư cách học viên Ban Huấn Luyện quân sự. Trở về Cao Bằng, Việt Bắc, Đỗ Thị Lạc và Hồ Chí Minh sống chung với nhau một thời gian tại vùng Khuê Nam (?!), phụ trách công tác dân vận và thiếu nhi. Sử gia Trần Trọng Kim, trong hồi ký “Một cơn gió bụi”, viết: “Đỗ Thị Lạc có với Hồ Chí Minh một người con gái. Tuy nhiên, sau một thời gian sống chung với nhau ở Khuê Nam, HCM dấn thân vào cao trào cách mạng, không bao giờ còn trở lại với ĐTL nữa”.
Căn cứ vào các tư liệu đã tra cứu được, vào thời kỳ HCM đem theo 18 cán bộ về Việt Bắc thì người phụ nữ có tên Đỗ Thị Lạc là có thật. Giáo sư Tưởng Vĩnh Kính, trong cuốn “Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”, trang 194 đến 206 viết: “Ngày 10 tháng 9 năm 1943, HCM được phóng thích tại Liễu Châu, được Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê tín nhiệm, giao nhiệm vụ cải tổ VNCMĐMH. HCM đề nghị với Trương Phát Khuê ý định về Việt Nam hoạt động, đồng thời chuyển giao cho ông bản đề cương kế hoạch “Nhập Việt công tác” được khởi thảo với bốn mục tiêu lớn. Căn cứ vào kế hoạch đại cương, HCM tự tuyển chọn 18 thanh niên cốt cán trở về Việt Nam làm công việc huấn luyện nhiệm vụ cách mạng. Danh tính của 18 người như sau: Dương Văn Lộc, Lê Nguyên, Vi Văn Tôn, Hoàng Nhân, Hoàng Quảng Triều, Nông Kim Thành, Hoàng Kim Vận, Hoàng Thanh Thủy, Phạm Văn Minh, Hà Hiến Minh, Hoàng Sỹ Vinh, Lê Văn Tiền, Nông Văn Mưu, Dương Văn Lễ, Hoàng Gia Tiên, Đỗ Trọng Viện, Trương Hữu Chí (đều thuộc Tổng đội Công tác Chiến địa) và Đỗ Thị Lạc (thuộc Đội Công tác Chính trị Biên giới)”. Lại căn cứ vào “Hồ Chí Minh tại Liễu Châu” do Quảng Tây Nhân Dân xuất bản xã phát hành năm 2005, trang 103, có đoạn viết: “Từ 1943 đến 1944, dưới chân núi Cao Lượng, Liễu Châu, nơi Ban Huấn Luyện cán bộ mở lớp học, HCM thường đến giảng bài. Trong số học viên có một phụ nữ là Đỗ Thị Loan, quê tại thị trấn Bắc Môn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, bị bệnh, chữa không khỏi, chết tại Liễu Châu, mai táng dưới chân núi Cao Lượng, bia mộ ghi ngày sinh, ngày mất và quê quán bằng Trung văn”. Có thể phỏng đoán, Đỗ Thị Lạc, Đỗ Lạc, Đỗ Thị Loan, danh tính ba lần chuyển dịch không giống nhau nhưng có lẽ vẫn cùng là một người.
Trần Trọng Kim viết: “Nghe tin Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với HCM nên có thể xem chuyện này là có thật”. Căn cứ vào “Hồ Chí Minh và Trung Quốc” trang 164 của giáo sư Hoàng Tranh, có đoạn ghi chép về “Hồ Chí Minh và Đỗ Lệ Hoa”, tôi phỏng đoán, Đỗ Lệ Hoa chính là Đỗ Thị Lạc. Chuyện như sau: “Tháng 8 năm 1962, HCM đến Trung Quốc, ở lại một thời gian, đã từng đến thăm phong cảnh nổi tiếng ‘Thạch Lâm’ ở Vân Nam. Đoàn Văn công Vân Nam có nữ ca sĩ hát giọng nữ cao Đỗ Lệ Hoa tháp tùng Chủ tịch HCM tham quan. Bên cạnh HCM, Đỗ tiểu thư đã có những giây phút vô cùng hạnh phúc. Trước đó một năm, HCM đã từng quen biết Đỗ Lệ Hoa. Đó là năm 1961, HCM cùng đoàn đại biểu Đảng Lao Động Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Một ngày, tại Hoài Nhân Đường, Bắc Kinh, đoàn nghệ thuật chuẩn bị thăm Miến Điện, biểu diễn một buổi dành riêng cho các vị khách Việt Nam. Sau buổi biểu diễn, HCM đặc biệt đề nghị Đỗ Lệ Hoa cùng ông và Chủ tịch Mao Trạch Đông chụp chung một kiểu ảnh. HCM cười hiền từ nhìn Đỗ Lệ Hoa rất lâu như muốn lưu giữ mãi hình ảnh của cô. Lần này, khi đến nhà khách, Đỗ Lệ Hoa được thông báo, HCM mời vợ chồng cô đến Thạch Lâm tham quan thắng cảnh. Đỗ Lệ Hoa vô cùng phấn chấn, lòng thầm nghĩ, đã một năm qua rồi, không biết HCM giờ đây thế nào, cô hận là không thể lập tức chạy ngay đến bên Hồ Chủ tịch. Khi Đỗ Lệ Hoa vừa đến nhà khách Thạch Lâm, HCM đã chờ sẵn ở cửa trước, vừa nhìn thấy cô văn công, ông vội bước ra, thân mật gọi: ‘Tiểu thư Lệ Hoa, hoan nghênh cô đến, có nhớ năm trước chúng ta gặp nhau ở Bắc Kinh không?’. Đỗ Lệ Hoa phấn khởi nói: ‘Nhớ, nhớ ạ’, rồi trân trọng trao tấm ảnh kỷ niệm đã được phóng to cho HCM”.
Từ việc Đỗ Thị Lạc chết, độ tuổi của Đỗ Lệ Hoa; Đỗ Lệ Hoa đứng giữa Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm, đến cuộc gặp gỡ và tình cảm đặc biệt giữa Đỗ Lệ Hoa và Hồ Chí Minh ở khu nghỉ mát Thạc Lâm, làm cho người ta khó nói Đỗ Lệ Hoa không phải là người tình của Hồ Chí Minh.
Mối tình của Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân
Trần Quốc Hoàn vì có công trong việc trấn áp các phần tử phản cách mạng mà thành danh, năm 1953 được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công An. Năm 1955, một thiếu nữ là Nông Thị Xuân (NTX) từ vùng biên giới tỉnh Cao Bằng được đưa về Hà Nội. Cô này khá xinh đẹp được Chủ tịch Hồ Chí Minh để ý nên Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương đã bố trí làm y tá bên cạnh ông Hồ. Một năm sau, NTX sinh với HCM một bé trai. Đứa bé được bí mật gửi nuôi vài nơi, nhưng cuối cùng, thư ký riêng của HCM là Vũ Kỳ đưa về nhà nhận làm con. Vào một ngày năm 1957, người ta phát hiện NTX bị tai nạn ô tô chết bên đường chân dốc Chèm. Không lâu sau, hai người em họ của cô Nông Thị Xuân cũng bị đột tử. Khi mới xảy ra sự kiện này rất ít người biết chuyện, nhưng nhiều năm sau, người chồng chưa cưới của một trong hai thiếu nữ, đã viết thư gửi lên Quốc Hội, tố cáo Trần Quốc Hoàn cưỡng dâm Nông Thị Xuân rồi sát hại cô bằng một vụ tai nạn được công an dàn dựng. Anh ta nói rõ, Trần Quốc Hoàn sợ hai người em họ của Nông Thị Xuân tố cáo tội ác nên hắn đã cho mật vụ thủ tiêu cả hai chị em. Tất nhiên, sự kiện này bị ỉm đi và cũng không có bất cứ phiên tòa nào đủ bản lĩnh đứng ra thụ lý vụ án trên. Trần Quốc Hoàn xem như vô can, tại Đại hội III, y còn được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị, những tin tức về vụ giết người bịt miệng dã man này đã được các cán bộ cao cấp của ĐCSVN tại Hà Nội biết rõ, có điều tất cả đều ngậm miệng, bởi họ không lạ gì Cảnh Con (tên tục của Trần Quốc Hoàn) vốn xuất thân từ dân đao búa, đã từng làm đủ nghề, từ cầm cờ đám ma, lưu manh trộm cắp đến lừa thầy phản bạn… HCM có biết hay không sự kiện động trời này, mọi người đều không dám khẳng định, cho dù, ông mới là “chính danh thủ phạm” của vụ án thảm khốc cướp đi mạng sống của ba thiếu nữ xinh đẹp, vô tội.
Mối tình của HCM và NTX được William J. Duiker ghi chép tại chương 9: “Giữa hai lần chiến dịch”, trang 505-506 trong tác phẩm “Truyện Hồ Chí Minh”. Phần chú thích từ trang 63 đến 660, nội dung dẫn từ “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên (con trai cụ Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng cho HCM thời kỳ 1946-1955). Nguyên văn bản tố cáo tội ác Trần Quốc Hoàn của vị hôn phu cô Nguyễn Thị Vàng đăng tải trong “Việt Nam lục”, mùa thu, tháng 8 năm 1997, trang 8-11.
HCM-Nông Thị Xuân
Lúc ấy Hồ Chí Minh đã 65,
Nông Thị Xuân mới gần 22
Trong “Thê thiếp và nhân tình của Hồ Chí Minh” của “Lĩnh Nam Di Dân” cũng ghi chép về mối quan hệ luyến ái giữa HCM và NTX: “Ngày 20 tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, HCM trở về Hà Nội đảm nhiệm chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Năm 1955, Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương tuyển một thiếu nữ thuộc thành phần gia đình cách mạng miền núi đưa về Hà Nội, phục vụ sinh hoạt cho HCM. Cô gái là Nông Thị Xuân, dân tộc Nùng (một chi nhánh của người Tráng, Quảng Tây, Trung Quốc. Việt Nam gọi là người Nùng), nhà ở thôn Hà Ma, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Lúc ấy Hồ Chí Minh đã 65, Nông Thị Xuân mới gần 22. Ít lâu sau, hai cô khác, một tên Vàng, một tên Nguyệt là con người cậu của Nông Thị Xuân cũng được chọn đưa về Hà Nội. Ba cô cùng ở trên gác hai ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông Nhuộm. Vì để mối quan hệ giữa HCM và NTX không bị tiết lộ, mỗi lần cô Nông Thị Xuân đến Phủ Chủ tịch đều được Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn cho xe đến đón”.
Những câu chuyện “Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc”, “Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân”, cùng “Chuyện tình ái và những người con sinh ra trong bóng tối”, (cho đến nay, dân gian vẫn lưu truyền, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh là con rơi của Hồ Chí Minh) cũng như thân phận thật Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc, vẫn còn là những bí mật, chưa có câu trả lời thỏa đáng. Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân, thời gian ghi chép, địa điểm, nội dung, nguồn gốc tin tức… sự thật chỉ có một mà sự tô vẽ, phóng đại thì rất nhiều bởi người đời làm cho sự việc ngày càng trở nên phức tạp, khó xác định chân tướng.

Tổng kết về hôn nhân và tình ái trong cuộc đời Hồ Chí Minh

Khảo cứu về hôn nhân, tình ái của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh trong vô vàn sự kiện cũng như mối quan hệ phức tạp, phải nói rất khó khăn và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, cần phải tin chắc một điều, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một người, cho nên chuyện hôn nhân và tình ái của họ cũng khác nhau. Trong khi tra cứu hồ sơ, tìm hiểu manh mối qua các nguồn tư liệu, (người viết) cần có thái độ khách quan, tôn trọng chứng cứ mới tìm ra được sự thật trong mớ tài liệu hỗn độn do lịch sử để lại, về quan hệ hôn nhân, tình ái của nhân vật đặc biệt này.
Trước hết, cần phân biệt chuyện hôn nhân tình ái của Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh; Nguyễn Ái Quốc với Nguyễn Thị Minh Khai khác với hôn nhân tình ái giữa Hồ Chí Minh với Đỗ Thị Lạc; Hồ Chí Minh với Nông Thị Xuân; Hồ Chí Minh với Lâm Y Lan. Từ đó có thể rút ra kết luận: quan hệ tình ái giữa Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết Minh; Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai; Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đều hình thành trong đấu tranh cách mạng một cách chân tình, nồng nhiệt. Những cuộc tình bắt nguồn từ khói lửa chiến loạn này rất đáng được ca ngợi, không cần phải giấu diếm, càng không nhất thiết có thái độ bôi nhọ.
Tình ái giữa Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân, Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan, trong đó hàm chứa những nỗi đau triền miên làm người đọc cảm động, tỏ thái độ đồng tình, đồng thời phản đối chiến tranh, phản đối bạo lực. Hy vọng rằng những tình cảm nam nữ chân thành này sớm được làm sáng tỏ để nhân gian có cái nhìn đúng đắn về nhân vật huyền thoại Hồ Chí Minh.
Mùa hè năm 1959, ĐCSTQ họp Bộ Chính Trị mở rộng tại Lư Sơn, cũng là lúc Hồ Chí Minh đến thăm Trung Quốc với tư cách cá nhân. Chiều ngày 8 tháng 10, Lưu Thiếu Kỳ cùng Vương Quang Mỹ, Chu Đức cùng Khang Khắc Thanh, Chu Ân Lai cùng Đặng Dĩnh Siêu, Lý Phú Xuân cùng Thái Sướng đến biệt thự 394. Hồ Chí Minh thấy nhiều bạn bè cũ đến thăm, chợt cao hứng hỏi Đặng Dĩnh Siêu: “Tiểu Siêu, nhiều khách quý thế này, hôm nay tôi phải lấy gì chiêu đãi?”. Một tiếng “Tiểu Siêu” làm Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu nhớ lại một thời đã qua. Dịp ấy vào năm 1925, Nguyễn Ái Quốc vừa từ Liên Xô về Quảng Châu, biết tin Chu Ân Lai vừa được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường Quân sự Hoàng Phố, ông ta đã đến tận phòng ở của hai người chúc mừng. Lúc ấy, Chu Ân Lại gọi vào trong nhà: “Tiểu Siêu, mang đường ra đây”. Đã hơn ba mươi năm, Hồ Chí Minh đã trở thành ông già “cổ lai hy”, từ một chí sĩ vong quốc đến người đứng đầu nhà nước Việt Nam, tất cả dường như chỉ mới hôm qua. Đặng Dĩnh Siêu đón tiếp Hồ Chí Minh, ánh mắt tươi rói, cười bảo: “Pha cà phê”.
Chiều ngày 12 tháng 8, vào lúc 5 giờ, Dương Thượng Côn cùng Vương Giá Tường đến biệt thự 394 thăm Hồ Chí Minh. Một lúc sau có tiếng phụ nữ ồn ào từ ngoài vọng vào. Hồ Chí Minh quay đầu nhìn ra, chính là đội ngũ “nương tử quân” “giá đáo” gồm Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu, Khang Khắc Thanh, Vương Quang Mỹ, ngoài ra còn một vài người chưa quen biết. Mọi người mời Hồ Chí Minh ở lại Lư Sơn thêm ít ngày.
- Được thôi, sau này Việt Nam thống nhất tôi sẽ sang Lư Sơn ở hẳn một năm hoặc nửa năm.
- Chúng tôi không mời riêng một mình Chủ tịch ở lại đâu nhé! Thái Sướng nói giọng đầy ẩn ý.
- Đương nhiên, tôi biết, vì thế, tôi sẽ mời một số đồng bào…
- Không đâu, chỉ đề nghị Chủ tịch cùng phu nhân đến thôi.
Hồ Chí Minh cười, chậm rãi nói:
- Được thôi, nhờ Tiểu Siêu đề đạt ý kiến với Hội Phụ nữ, không được thì phải đền đấy.
- Đúng vậy, Chủ tịch nên chọn một người vợ cách mạng, chẳng nên bắt đền chị Đặng.
Các bà khách chẳng giữ ý tứ gì, nói năng thoải mái, cười khanh khách vang khắp nhà. Hồ Chí Minh luôn sống độc thân. Nhiều năm qua, Việt Nam và Trung Quốc quan tâm đến tình trạng hôn nhân của ông không ít, nhưng có lẽ, ngay từ thờ trai trẻ, ông đã chủ tâm lập chí, đất nước chưa độc lập, thì chưa thành gia thất chăng?
Các “nữ đồng bào” vẫn vui vẻ cười đùa:
- Lần sau Chủ tịch đến đây chị em chúng tôi mong được ăn kẹo cưới.
Hồ Chí Minh đứng lên, vẫy tay gọi vào trong:
- Mời mang kẹo ra đây chiêu đãi khách quý.
- Loại kẹo này chúng tôi không ăn.
- Vậy xin mời các phu nhân dùng cà phê.
- Cà phê cũng không uống.
Hồ Chí Minh cười:
- Vậy tôi đọc một bài thơ được không?
- Không yêu cầu Chủ tịch làm thơ.
Các vị khách đều biết Hồ Chí Minh sành làm thơ nên mới nói đùa vậy.
Hồ Chí Minh là một người có tính cách đặc biệt, ông nhẹ nhàng nói, thời kỳ năm 1940, cơ cấu ban lãnh đạo cách mạng Việt Nam được thành lập tại Côn Minh, để cổ vũ quần chúng, tôi có làm một số “du thi”, xin đọc một bài bài để các nữ đồng chí nghe:
Tam tứ niên lai vọng đoạn trường
Niệm lang lưu lạc tại tha hương
Đồng tâm kết phát thùy thiếp kiên
Cửu biệt lệ lưu thấp lang diện
Quốc hận gia sầu lang vật vong
Gia thường tỏa sự thiếp toàn đương
Đãi lang diệt địch quy lai nhật
Huề thủ đoàn viên lạc điền trang.
Tạm dịch nghĩa:
Ba bốn năm nay trông ngóng đến đứt ruột
Nhớ chàng lưu lạc nơi quê người
Dải tóc kết đồng tâm rủ xuống vai thiếp
Dòng lệ khi từ biệt thấm ướt mặt chàng
Nợ nước thù nhà chàng không quên
Công việc ở nhà thiếp gánh vác
Đợi ngày chàng diệt địch trở về
Dắt tay nhau vui vẻ sống cảnh điền viên.
Các phu nhân chăm chú nghe Hồ Chí Minh đọc từng câu thơ với tâm trạng vô cùng xúc động. Ông biểu thị tình cảm sâu sắc qua từng ngữ điệu, khiến các vị khách, sau khi rời biệt thự 394 lòng đầy cảm thán: “Nếu như Việt Nam sớm độc lập, thống nhất, Hồ Chí Minh nhất định sẽ là người chồng mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ”. Trước lúc chia tay, các phu nhân còn tranh nhau đứng gần Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm làm Dương Thượng Côn và Vương Giá Tường phải bật cười”.
Đoạn viết trên là căn cứ vào “Hồ sơ Lư Sơn” của Mã Xã Hương, chương 4 “Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn”, do Nhân Dân Xuất Bản Xã ấn hành tháng 5 năm 2006. Căn cứ văn bản trên, tôi đặc biệt nghi ngờ Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu. Có một tấm ảnh Hồ Chí Minh cầm tay Đặng Dĩnh Siêu và Thái Sướng cười giữa một đoạn đường núi được Han Suyin chụp, Trương Liên Khang dịch trong cuốn “Chu Ân Lai và Trung Quốc hiện đại”, trang 314. “Hồ sơ Lư Sơn – Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn”, kèm theo tấm ảnh, Hồ Chí Minh đứng giữa, bên phải cầm tay Đặng Dĩnh Siêu, bên trái cầm tay Thái Sướng, ba người tỏ ra rất thân mật. Tôi không tin việc Hồ Chí Minh, với tư cách Chủ tịch, lấy quốc gia làm trọng, vậy mà lại gọi phu nhân của Chu Ân Lai bằng cái tên “Tiểu Siêu”, Đặng Dĩnh Siêu chẳng những không phật ý mà còn vui vẻ mỉm cười. Lại nữa, Hồ Chí Minh trả lời các mệnh phụ phu nhân: “Việt Nam thống nhất tôi sẽ sang Lư Sơn ở hẳn một năm hoặc nửa năm”. Thái Sướng nói giọng đầy ẩn ý: “Chúng tôi không mời riêng một mình Chủ tịch ở lại đâu nhé!”. Những lời đối đáp có tính cợt nhả ấy đều vượt qua nghi lễ ngoại giao, thậm chí vượt qua cả tình cảm đồng chí, nhất là, khi ấy Đặng Dĩnh Siêu và Thái Sướng lại là cán bộ cao cấp lãnh đạo Hội Phụ nữ Trung Quốc. Chuyện các vị nữ khách đề nghị Hồ Chí Minh đọc thơ tình cũng rất khó xảy ra. Người viết không tin là giữa Hồ Chí Minh và các phu nhân có bất kỳ mối quan hệ tình cảm mờ ám nào. Tôi đồ rằng, trong số các mệnh phụ phu nhân đến biệt thự 394 hôm ấy, có người ngấm ngầm muốn công khai bí mật thân phận thật của Hồ Chí Minh trước bàn dân thiên hạ. Chính vì vậy, qua những lời nói khá tình cảm của Hồ Chí Minh và Đặng Dĩnh Siêu, làm tác giả Bùi Tín hiểu lầm là hai người đã từng yêu nhau.
Trở lại năm 1926, Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh chính thức cử hành hôn lễ tại Quảng Châu: Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng từng là người làm mối và chủ trì. Năm 1958, xảy ra vụ “Tăng Tuyết Minh hôn nhân xung đột song bào án kiện” (“Vụ án kép những mâu thuẫn hôn nhân của Tăng Tuyết Minh”), Thái Sướng phải đứng ra giải quyết mới dẹp được sóng gió. Cũng năm 1958, Hồ Chí Minh vì muốn hoàn thành tâm nguyện kết hôn cùng Lâm Y Lan nên đã nhờ Đào Chú, Chu Ân Lai giúp đỡ. Theo những bằng chứng đáng tin cậy, có thể thấy, Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng biết rất rõ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một người, biết rõ Nguyễn Ái Quốc đã bị bệnh chết, càng rõ hơn, Hồ Chí Minh là kẻ bội bạc hôn nhân. Tuy nhiên, với Lâm Y Lan, Hồ Chí Minh lại đặc biệt dành tình cảm cho bà, khiến tôi vô cùng kính trọng và biểu đồng tình.
Ngày 16 tháng 7 năm 1947, Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn một tờ báo nước ngoài: “Đã hỏi đến chuyện hôn nhân và tương lai, xin hãy để tôi tự nhiên trả lời. Tôi không có gia đình, không vợ con, Việt Nam chính là gia đình tôi, các bậc phụ lão chính là người thân của tôi, phụ nữ Việt Nam chính là chị em tôi. Tôi chỉ có một điều duy nhất phải theo đuổi là đấu tranh để Việt Nam độc lập, thống nhất và dân chủ. Sau khi nguyện vọng hoàn thành, tôi sẽ cáo lão hồi hương, làm một người dân bình thường, du ngoạn núi sông, trồng cây, viết sách”.
Đoạn trả lời phỏng vấn trên được dẫn từ “Hồ Chí Minh toàn tập”, tập V, trang 171, NXB Chính trị Quốc gia, làm tôi suy nghĩ mãi. Trừ đoạn nói là không gia đình, không vợ con, Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành nguyện vọng không thấy ông cáo lão về quê, bởi suy cho cùng, nếu thực hiện lời hứa ấy thì ông về quê nào?
Vào thời kỳ trước năm 1947, Hồ Chí Minh chưa từng công khai quê quán hoặc thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, thậm chí còn tích cực tranh thủ nước Mỹ, yêu cầu viện trợ giúp đỡ Việt Nam giành độc lập. Trong thâm tâm Hồ Chí Minh, phải chăng, ông đợi sau khi Việt Nam độc lập, Đài Loan được ủy thác cho quân Đồng minh quản lý cũng giành độc lập, như thế, ông có thể đàng hoàng trở về quê hương, thực hiện lời hứa với người em Hồ Tập Dưỡng: “Không thành công không về quê hương”. Tuy nhiên, trời chẳng chiều người, chỉ một năm sau, quân đội Quốc Dân Đảng tiến nhập Đài Loan, thế là Hồ Chí Minh chẳng bao giờ có thể trở về cố hương, đúng như lời Ngô Trọc Lưu nói, ông Hồ là “đứa con côi châu Á”.
(Hết Thiên IV)
Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn
chuyển ngữ
© Thông Luận 2010 Ngày: 30/12/2010
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5349
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved