Home » » Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ? - Phần 5: Vượt qua khó khăn

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ? - Phần 5: Vượt qua khó khăn

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012 | 01:44

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ? - Phần 5: Vượt qua khó khăn
Những người phỏng vấn tuyển lựa người tài đánh giá rất cao những câu trả lời thông minh và độc đáo. Bạn có biết một số người khờ khạo đã cố gắng gửi đến nhà tuyển dụng những bản sơ yếu lý lịch hết sức độc đáo để mong gây được sự chú ý? Hành động đó rất hiếm khi phát huy tác dụng, nhưng trong lúc phỏng vấn, một câu trả lời tốt mang tính sáng tạo sẽ làm cho ứng viên trở nên nổi bật.
Nguyên tắc "Không gây hại" của Hippocrates được Microsoft dùng làm nguyên tắc chủ yếu để tuyển dụng nhân tài
Nguyên tắc Hippocrates

Joel Spolsky - tổng giám đốc Hãng Fog Creek Software tại News York - cho rằng phương pháp tuyển nhân sự phải được xây dựng nhằm phát hiện được ra hai loại người: thứ nhất là loại người thông minh nhưng không thành công, thứ hai là thành công nhưng không thông minh. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh cao cần phải tránh tuyển dụng cả hai dạng người này.

“Những người thông minh nhưng không thành công thường có bằng cấp tiến sĩ, làm việc tại các công ty lớn, nhưng ở đó chẳng ai biết đến tên tuổi của anh ta chỉ bởi họ là những người hoàn toàn không thực tế” - Spolsky giải thích - Còn những người thành công nhưng không thông minh thường dễ phạm phải những sai lầm ngu ngốc để rồi sau đó người khác sẽ phải chỉnh sửa sai lầm cho họ”. Hai loại người này rất dễ lầm với loại người thứ ba rất cần cho các công ty: đó là vừa thông minh vừa thành công.

Sau khi động não để tìm cách giải quyết một vấn đề phức tạp, ứng viên tham gia một cuộc tuyển lựa người tài cần phải lựa chọn được một ý tưởng tối ưu. Đây cũng chính là lúc có thể kiểm tra óc phán đoán của ứng viên. Tiếp đó ứng viên phải đi sâu vào một số tiểu tiết cũng như phát triển các lập luận cần thiết để biến ý tưởng đã chọn thành câu trả lời hoàn chỉnh. Điều quan trọng là phải bổ khuyết được tất cả các chỗ yếu và giải quyết được tất cả các mâu thuẫn chính. “Những ứng viên xuất sắc thường có khả năng tiến lên phía trước, thậm chí ngay cả khi bạn cố tình cản trở họ” - Spolsky nói.

Vậy bạn phải chuẩn bị như thế nào để vượt qua những trắc nghiệm “nát óc”? Sau đây là những gợi ý cho bạn:

- Trước tiên hãy xác định xem người ta đang mong đợi câu trả lời thuộc dạng nào (độc thoại hay đối thoại).
- Lời giải đầu tiên hiện ra trong đầu thường sai.
- Những câu hỏi dài, phức tạp thường có câu trả lời đơn giản.
- Những câu hỏi đơn giản luôn đòi hỏi câu trả lời phức tạp.
- Nếu bị rơi vào tình trạng bế tắc, hãy thử liệt kê tất cả các giả thiết bạn có được. Hãy suy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn lần lượt loại bỏ từng giả thiết đó.

Người ta thường nhắc đến “vở kịch ba màn” của Microsoft trong quá trình tuyển lựa nhân viên. Màn thứ nhất chỉ đơn thuần là việc phỏng vấn tuyển lựa sơ bộ qua điện thoại. Trong cuộc phỏng vấn mở màn này, ứng viên thường gặp phải những câu hỏi truyền thống, còn những bài toán đố rất ít khi được áp dụng ở đây.

Những câu trả lời qua điện thoại của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng ra quyết định liệu có nên mời ứng viên đến trụ sở chính của Microsoft ở Redmond (bang Washington, Mỹ) hoặc ở những nơi khác để tham dự các màn tiếp theo của “vở kịch” hay không. “Vở kịch” phỏng vấn tiếp theo thường kéo dài cả một ngày. Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên tuyển nhân sự của Microsoft thường bí mật trao đổi ý kiến với nhau thông qua thư điện tử hoặc các cách khác mà họ qui ước với nhau.

Nguyên tắc chủ yếu của Microsoft trong khâu phỏng vấn tuyển dụng rất giống với nguyên tắc nổi tiếng của Hippocrates là “không gây hại”. Mục đích trước hết của tập đoàn là ngăn chặn mọi khả năng tuyển nhầm phải những ứng viên tồi, thậm chí nếu điều này đôi khi có thể đồng nghĩa với việc để vuột mất những ứng viên phù hợp. Chính vì nguyên tắc này mà rất ít khi nhân viên Microsoft phải thôi việc. “Món quà tốt nhất dành tặng cho các đối thủ cạnh tranh của chúng ta chính là các quyết định tuyển nhân sự sai lầm”, David Pritchard, giám đốc bộ phận tuyển dụng của Microsoft, nói.

Đối diện những “vở kịch”

Hẳn nhiên là các ứng viên khi đến dự phỏng vấn ở Microsoft đều không thể biết rằng các "màn diễn" tình huống thường xuyên xảy ra. Tình huống này cũng xuất hiện trong danh sách dài ngoằng những lời khuyên dành cho ứng viên chuẩn bị phỏng vấn ở Microsoft trên trang web của tập đoàn: nếu trong tiến trình phỏng vấn, bạn có ý nghĩ muốn đánh giá xem việc trả lời của mình diễn ra có thuận lợi hay không thì hãy cố quên nó đi.

Đừng thất vọng nếu bạn trả lời không đúng một câu hỏi nào đó, có thể cảm giác của bạn khác với sự thật. (Chuyện này vẫn thường xảy ra trong các cuộc thi, khi mà bạn cảm thấy mình đang làm sai bét nhưng thực tế lại không hẳn vậy, hoặc ngược lại). Đừng đánh mất bản thân, những ứng viên như vậy mới chính là những người mà chúng tôi cần.

Một ứng viên vốn được mô tả như là một “tay chơi” sành sỏi đã len lỏi qua được tất cả những vòng phỏng vấn sơ bộ và lọt vào cuộc phỏng vấn cuối cùng, và người phỏng vấn chính là Karen Fries. Cô gái này là một nhân vật quan trọng của Tập đoàn Microsoft, là người đã phát minh ra cái món “wizards” trong các phần mềm của Microsoft chuyên gợi ý, trợ giúp người sử dụng máy tính thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.


Có bao nhiêu trạm xăng ở Mỹ và những nơi khác? Bài toán "nát óc" nhưng vẫn giải được


Fries là một phụ nữ rất hấp dẫn. Chàng thanh niên kia khi nhìn thấy Fries lại nghĩ rằng tất cả những cuộc phỏng vấn quan trọng đã qua và đây là “phần thưởng” dành cho những câu trả lời xuất sắc, và “cô thư ký” này được cử đến chỉ để nói chuyện phiếm với anh.

Cuối cùng, trong thư điện tử gửi cho các đồng nghiệp, Fries nhận xét về ứng viên đó độc địa đến nỗi cho đến tận bây giờ nó vẫn là ví dụ điển hình ở tập đoàn này, nơi không thiếu những lời xỏ xiên, độc địa được dùng để đánh giá và nhận xét người khác. Chàng thanh niên “xuất sắc” đó đã không được nhận vào làm việc.

Rất khó tìm được lời giải đáp khôn khéo, đầy đủ cho những câu hỏi “không hợp lý lắm” dưới áp lực căng thẳng. Áp lực công kích trong cuộc họp báo vào tháng 3-1998 đã buộc chính Bill Gates phải “lớn tiếng phẫn nộ và tỏ ý khinh bỉ những người đã tỏ ra nghi ngờ hoạt động kinh doanh của ông”.

Tờ Washington Post thuật lại: “Ông đã bỏ qua không trả lời một câu hỏi mà ông cho là “không công bằng” và một câu khác vì “không trung thực”. “Thôi đủ rồi!” - ông sốt ruột ngắt lời một nhà báo. “Cho tôi thở một chút!”, giây lát sau ông lại nói với một nhà báo khác”. Rất nhiều ứng viên có cảm giác y như thế khi tham gia cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Dù thích hay không bạn vẫn có thể sẽ phải đối diện với những câu hỏi đầy mưu mẹo và không dễ trả lời ở lần phỏng vấn tiếp theo.

Có bao nhiêu trạm xăng ở nước Mỹ? Câu hỏi này quả là khó nhưng không phải là không thể trả lời. Đáp số của bài toán này giúp để tính số lượng trạm xăng ở Mỹ và ở những nơi khác. Trung bình mỗi người dân Mỹ có một ôtô? Không đúng. Hai người một cái? Con số này chắc gần đúng hơn.

Vậy nếu dân số Mỹ là 300 triệu, tức nước Mỹ có khoảng 150 triệu ôtô, trung bình một ôtô cần phải đổ xăng một lần trong tuần. Vì vậy, trong một tuần tất cả các trạm xăng phải phục vụ số ôtô đúng bằng tổng số xe trong nước. Số giờ trong một tuần là 24x7, nhưng không phải tất cả các trạm xăng đều làm việc 24 giờ trong tuần.

Giả sử trung bình một trạm xăng làm việc 100 giờ/tuần, nếu đổ xăng cho một xe mất 6 phút tức mỗi máy bơm ở trạm xăng trong một giờ có thể phục vụ 10 ôtô. Những trạm xăng lớn ở những chỗ đông dân có thể đặt nhiều máy bơm và ngược lại có những trạm xăng rất ít khách, giả sử trung bình mỗi trạm xăng một giờ phục vụ 10 ôtô. Vậy trung bình một tuần, một trạm phục vụ 100x10 lần, hay 1.000 ôtô. Có nghĩa số trạm xăng ở nước Mỹ bằng 150 triệu/1.000 = 150.000. Kết quả của sự đánh giá này gần sát với sự thật.

Joel Spolsky động viên những người có khả năng rằng nhà tuyển dụng luôn biết cách khuyến khích bạn vượt qua những khó khăn, vấn đề là bạn có kích hoạt bộ não của bạn sáng tạo hay không.

“Một ngày nào đó, một công ty non trẻ và táo bạo sẽ xuất hiện, hất cẳng Microsoft ra khỏi đấu trường kinh doanh” - Bill Gates viết trong cuốn sách Kinh doanh và tốc độ tư duy như thế? Chúng ta phải làm sao? Edit
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved