Nhóm Bakhtin - những vị tiền bối của chủ nghĩa hậu hiện đạiBài viết được đăng lúc 8:51:42 AM, 02.06.2011
tranh của Salvador Dali (SH sưu tầm) |
Terry Eagleton, trong bài “I Contain Multitudes”, gọi Bakhtin “ngôi sao của Phương Tây hậu hiện đại” và viết: “Bởi lẽ hầu như không có chủ đề hậu hiện đại thời thượng nào mà chưa được Bakhtin dự cảm trước. Diễn ngôn, tính lai, tính khác, tình dục, nổi loạn, biến thái, đa hợp, văn hóa đại chúng, thân xác, cái tôi phi trung tâm, tính vật chất của ký hiệu, chủ nghĩa lịch sử, đời thường: nhà tư tưởng hậu cấu trúc sớm này, như cách gọi của Graham Pechey, đã hình dung trước quá nhiều điều về thời đại của chúng ta, đến mức sẽ đáng ngạc nhiên nếu như trong tác phẩm của ông chúng ta không thấy đề cập đến Posh và Becks”.
Thật ra những điều này đúng hơn nếu dùng để nói chung về nhóm Bakhtin, trong đó ngoài thủ lĩnh Bakhtin M.M. còn có những nhân vật kiệt xuất khác, trước hết là Voloshinov. V. N và Medvedev P.N (Theo I.R. Titunik, nhóm Bakhtincòn có nhà phê bình văn học L.V. Pumpjanskij, nhà Ấn Độ học M.I. Tubjanskij, nhà sinh vật học I. I. Kanaev, nhà văn Vaginov, nhà nghiên cứu âm nhạc I. I. Sollertinskij). (I.R. Titunik: 176). Những tư tưởng cực kỳ mới mẻ và sáng tạo của nhóm, dù bị vùi dập và lãng quên trong nhiều thập kỷ ở Liên Xô, ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt đối với các nhà tư tưởng hậu hiệu đại, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt học thuật của các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của họ đối với chủ nghĩa Hậu hiệu đại thông qua triết học ngôn ngữ mà họ đưa ra vào cuối những 1920.
Trước hết phải nói rằng những phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học không chỉ quan trọng đối với ngôn ngữ học mà thôi. Lý do là mô hình ngôn ngữ học cấu trúc, từ khi được Ferdinand de Saussure, đã ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến khoa học xã hội và nhân văn cho đến tận những năm 1960. Trong “Thư gửi một người bạn Nhật”, Derrida viết: “Hồi đó cấu trúc luận đang thống trị. ‘Giải kiến tạo’ có vẻ cũng đi cùng hướng, bởi vì từ này có biểu thị một sự quan tâm nhất định đến các cấu trúc (mà bản thân chúng cũng không đơn thuần chỉ là những ý tưởng, hình thức, tổng hợp hay hệ thống). Giải kiến tạo, đó cũng là một hành vi cấu trúc luận, hoặc trong mọi trường hợp, một hành vi có mặc định sự cần thiết nhất định của cách đặt vấn đề cấu trúc luận. Nhưng đó cũng là một hành vi phản-cấu trúc luận, và số phận của nó phụ thuộc một phần vào tính nước đôi này. Vấn đề là phải phục hồi, tháo rời, giải trầm tích các cấu trúc (tất cả các loại cấu trúc, ngôn ngữ học, “ngôn trung luận”, “âm trung luận” – cấu trúc luận khi đó bị chi phối trước hết bởi các mô hình ngôn ngữ học, bởi cái gọi là ngôn ngữ học cấu trúc, còn được gọi là ngôn ngữ học Saussure –, xã hội-thể chế, chính trị, văn hóa, và trên tất cả và trước hết, là triết học)”.
Chính vì thế, rất nhiều công trình của các nhà tư tưởng hậu hiện đại có liên quan đến, hoặc khởi đầu bằng, hoặc trong một số trường hợp tập trung vào, việc phê phán ngôn ngữ học cấu trúc.Derrida viết trong lá thư đã trích ở trên: “Đây là lý do tại sao, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, người ta thường liên hệ chủ đề quán xuyến (motif) của giải kiến tạo với “chủ nghĩa hậu cấu trúc” (một từ không ai biết tại Pháp cho đến khi nó "trở về" từ Hoa Kỳ)”.
Với rất nhiều người, khi được xuất bản vào năm 1916, cuốn sách của Ferdinand de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, làm nên một cuộc cách mạng tư duy. Trong quá khứ, ngôn ngữ được quan niệm như là một công cụ giao tiếp trung tính và siêu việt mà trong văn chương có thể được sử dụng để mô tả thế giới, mua vui và giáo dục độc giả, hoặc để biểu lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Ferdinand de Saussure, trong cuốn sách nổi tiếngcủa mình, đã giải thiêng ngôn ngữ bằng cách chỉ ra bản chất văn hóa của nó. Thường được coi là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại, Saussure quan niệm ngôn ngữ như là một hệ thống ký hiệu mang tính đồng đại chứ không phải là lịch đại. Trong hệ thống này, mỗi tín hiệu được tạo nên bởi một cái biểu đạt (signifier, trong ngôn ngữ nói, đó là âm) tương ứng với một nghĩa mà ông gọi là cái được biểu đạt (signified). Theo Saussure, ý nghĩa hoàn toàn do sự khác nhau giữa những cái biểu đạt quyết định. Và mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, theo Saussure, mang tính võ đoán. Chẳng hạn, âm "c-a-t" tương ứng với “mèo” (cat) trong tiếng Anh, nhưng lại có nghĩa là “kétđựng tiền” trong tiếng Việt.
Một trong những điểm quan trọng nhất trong lý thuyết ngôn ngữ của Saussure là sự phân biệt giữa hành ngôn (parole), tức những gì chúng ta nói trên thực tế, và ngôn ngữ (langue), một hệ thống khách quan được chia sẻ như nhau bởi mọi thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ. Theo Saussure, đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ(tức là cái hệ thống chung, đồng đại của cộng đồng), chứ không phải là hành ngôn(tức là tiếng nói hàng ngày).
Lý thuyết ngôn ngữ của Saussure có ảnh hưởng rất to lớn trong thế kỷ XX. Trong lý luận văn học, điều này có thể thấy ở Chủ nghĩa hình thức, coi văn chương là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, khác với ngôn ngữ hàng ngày ("ordinary"). Từ ngôn ngữ học, cấu trúc luận tràn vào các lĩnh vực khác. Vào khoảng đầu thập kỷ 1960, khi cấu trúc luận đạt đến thời hoàng kim, người ta được nghe thấy tính từ “cấu trúc” trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu: nhân chủng học cấu trúc của Claude-Lévi Strauss, tâm phân học cấu trúc của Jacques Lacan, phê bình văn học cấu trúc của Roland Barthes, và cả chủ nghĩa Marx cấu trúc của Louis Althusser.
Tuy nhiên, những phê phán đối với ngôn ngữ học cấu trúc cũng ngày càng tăng lên. Năm 1966, trong Ngôn từ và Sự vật (“Les mots et les choses”), Michel Foucault cho rằng ngôn ngữ và thế giới không tách rời như chúng ta thường nghĩ, mà có một vũ trụ khác, khi cái “hành động của lý trí biến ngôn ngữ thành sự phản ánh một thế giới bên ngoài và biến chủ thể tiếp nhận thành một kẻ đứng ngoài tầm nhìn mà anh ta làm chủ được với sự phản ánh vẫn chưa xảy ra.” (Foucauldt: 336).
Jacques Derrida cũng phê phán quan điểm của Ferdinand de Saussure, cho rằng nghĩa của từ là do sự khác biệt của cái biểu đạt (âm). Ông viết: “khái niệm được biểu đạt không bao giờ hiện diện trong bản thân nó, trong một sự hiện diện đúng mức chỉ dẫn chiếu đến chính nó mà thôi. Mỗi khái niệm bắt buộc và thực chất được gắn với một chuỗi hay một hệ thống, trong đó nó dẫn chiếu đến một và những khái niệm khác, thông qua sự vận hành hệ thống của những khác biệt” (Derrida: 392). Derrida minh họa bằng việc thay chữ “e” trong “différence” (Khác biệt) bằng” chữ “a” để sáng tạo ratừ “différance”đồng âm nhưng khác cách viết. (Trong tiếng Việt chúng ta cũng có thể làm tương tự: thay “c” trong “Khác biệt” bằng “k” để thành “Khák biệt”).
Tất cả những điều này, thật đáng kinh ngạc, đã được các tác giả Xô viết, Voloshinov, Medvedev và Mikhail Bakhtin, đưa ra từ trước đó 40 năm. Tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ (1929) của Voloshinov và Bakhtin cho đến này vẫn và công trình phê phán lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure sâu sắc và thuyết phục nhất.
Voloshinov và Bakhtin mở đầu bằng việc phê phán hai xu hướng chính trong nghiên cứu ngôn ngữ: Xu hướng Chủ quan cá nhân, coi ngôn ngữ như là sản phẩm của tâm sinh lý người nói, và xu hướng Khách quan trừu tượng (bao gồm lý thuyết của Ferdinand de Saussure). Ở đay chúng ta chủ yếu quan tâm đến những phê phán của họ ngôn ngữ học cấu trúc.
Khác hẳn quan niệm về ngữ nghĩa của Saussure, Voloshinov và Baktin phhân biệt Chủ đề (“nội dung của tổng thể phát ngôn”) với Ý nghĩa (“một tiềm năng, khả năng có nghĩa trong một chủ đề cụ thể”). Họ viết: “Chủ đề không lặp lại của phát ngôn ‘mấy giờ rồi?’ gắn chặt với một tình huống lịch sử cụ thể, không thể phân chia thành các yếu tố. Còn ý nghĩa của phát ngôn ‘mấy giờ rồi?’ - là như nhau, tất nhiên, trong mọi hoàn cảnh lịch sử mà nó được phát ra – được tạo nên từ ý nghĩa của các từ, các hình thức thái, quan hệ cú pháp, ngữ điệu nghi vấn v.v…tham gia cấu thành nên nó”. (Tất cả các đoạn trích từ cuốn “Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ” đều do chúng tôi dịch từ bản tiếng Nga)
Trong lý thuyết của Saussure, ngôn ngữ được nhìn nhận như là một thể thống nhất, tách rời khỏi các hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó phát ngôn được đưa ra với một nghĩa xác định và người nghe chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động mà thôi.Voloshinov và Bakhtin chỉ ra rằng ngôn ngữ luôn luôn có tính đối thoại và phụ thuộc vào bối cảnh xã hội, rằng “Hiểu phát ngôn của người khác có nghĩa là tự hướng về phát ngôn đó, tìm cho nó một vị trí thích hợp trong bối cảnh tương ứng. Với mỗi từ trong phát ngôn mà chúng ta đang trong quá trình hiểu, chúng ta liệt kê ra cả một tập hợp các từ đối ứng của chính mình. Số lượng và trọng lượng của các từ đó càng lớn, cách hiểu của chúng ta càng sâu sắc và chắc chắn...Ý nghĩa không nằm trong từ, không nằm trong tâm hồn của người nói, cũng không nằm trong tâm hồn của người nghe. Ý nghĩa là hiệu ứng của tương tác giữa người nói và người nghe trên chất liệu của một phức hợp âm thanh nhất định.”
Trong Chủ nghĩa Freud: một phác phảo phê phán (Freudianism: A Critical Sketch, 1927), Voloshinov và Bakhtin, một lần nữa, chỉ ra rằng ngôn ngữ bao giờ cũng là một tương tác xã hội: “Mỗi phát ngôn là một sản phẩm của sự tương tác giữa những người đối thoại và sản phẩm của một bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tình huống xã hội phức hợp trong đó phát ngôn xuất hiện.” (41) Quan niệm trên đây cũng được họ ứng dụng Phương pháp Hình thức trong Nghiên cứu Văn học (1928). Trong tác phẩm này, Medvedev và Bakhtin gọi sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường của các nhà Hình thức chủ nghĩa là "ngây thơ". Cái "ngôn ngữ giao tiếp" chung cho mọi người mà các nhà Hình thức chủ nghĩa dựa vào để đưa ra khái niệm ngôn ngữ văn học, và ngôn ngữ thơ nói riêng, không hề tồn tại. Medvedev và Bakhtin viết: "Một phát ngôn sơ đẳng nhất hay một sự biểu đúng mực nhất vẫn có thể được tiếp nhận một cách nghệ thuật. Thậm chí một từ độc lập cũng có thể được tiếp nhận như là nột phát ngôn thi ca - có điều, dĩ nhiên, ở những tình huống trong đó nó liên hệ tới một bối cảnh cụ thể và được gán cho một chủ đề hay các yếu tố khác.
Một sai lầm khác của những nhà ngôn ngữ học cấu trúc là họ tách rời ngữ nghĩa với đánh giá. Voloshinov viết: “Không thể có một phát ngôn mà không có sự đánh giá. Mỗi phát ngôn trước hết là sự định hướng có đánh giá. Vì vậy, trong một phát ngôn trong đời sống, mỗi yếu tố đều không chỉ mang ý nghĩa mà còn đánh giá. Chỉ có những yếu tố trừu tượng, được tiếp nhận trong hệ thống ngôn ngữ, chứ không phải trong cấu trúc phát ngôn, mới có vẻ không có sự đánh giá. Chủ trương chỉ nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ trừu tượng còn dẫn đến một thực tế là hầu hết các nhà ngôn ngữ học tách rời sự đánh giá với ý nghĩa, xem nó là phụ, là một yếu tố của ý nghĩa, một sự biểu hiện quan hệ của cá nhân người nói đối với đối tượng của lời nói[1]. Bakhtin và các cộng sự của ông chỉ ra rằng cơ sở của quan niệm về ngôn ngữ như là hệ thống các quy tắc hình thức nằm ở thực tế là các nhà ngữ học châu Âu chỉ căn cứ trên xác chết của những ngôn ngữ được lưu giữ trong các văn bản cổ: "Tư duy ngôn ngữ học châu Âu hình thành và chín muồi cùng với mối quan tâm về thứ xác chết của ngôn ngữ viết; hầu hết các phạm trù, cách tiếp cận và kỹ thuật cơ bản của nó được tạo ra trong quá trình nghiên cứu lại những xác chết đó"[10].
Giống như Foucauldt sau này, Bakhtin và các cộng sự của ông nhận thấy: “Trong thành phần của ý nghĩa không có gì đứng trên sự hình thành, không có gì độc lập với sự mở rộng biện chứng của tầm nhìn xã hội. Một xã hội trong quá trình hình thành ngày càng mở rộng nhận thức của nó về thực tại đang hình thành. Trong quá trình này, không có gì có thể hoàn toàn ổn định. Do đó, ý nghĩa – một yếu tố trừu tượng, tự đồng nhất – bị chủ đề hấp thụ, bị các mâu thuẫn sống động của chủ đề xé vụn, để rồi trở về dưới hình thức một ý nghĩa mới, tự đồng nhất, với cùng một sự ổn định nhất thời như trước”.
Nói cách khác, ngôn ngữ không thể đứng ngoài mà phản ánh thế giới một cách khách quan, một cách nhìn đặc thù của siêu hình học phương Tây. Tất cả là kiến tạo xã hội. Và nhận thức được điều này là cốt lõi của giải kiến tạo nói riêng, của tư duy hậu hiện đại nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ВОЛОШИНОВ В.Н., Марксизм и философия языка, Ленинград: Прибой, 1930.
2.Derrida, Jacques. "Différance." Literary Theory: An Anthology. Ed. Julie Rivkin and Michael Ryan. Malden: Blackwell, 1998. 385-407.
3."Thư gửi một người bạn Nhật", Ngô Tự Lập dịch, Văn nghệ Trẻ số 16 – 2011 ngày 16, 17 – 4 - 2011
4.Eagleton, Terry, “I Contain Multitudes”,
5.Foucault, Michel. Les Mots et les Choses. Paris: Gallimard, 1966.
6.Medvedev and Bakhtin. "The Formal Method in Literary Scholarship." Trans. A. J. Wehrle. Bakhtin Reader: Selected Writings of Bakhtin, Medvedev, Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: Edward Arnold, 1994. 135-160.
7.Titunik, I.R., “The Formal Method and the Sociological Method (MM. Bakhtin, P.N. Medvedev, V.N. Voloshinov) in Rusian Theory and Study of Literature”, in V.N. Voloshinov “Marxism and the Philosophy of Language”, Seminar Press, New York: 1973, pp. 175-200.
8.Voloshinov, V. N. and Bakhtin, M. "Freudianism: A Critical Sketch." Trans. I. R.Titunik. Bakhtin Reader: Selected Writings of Bakhtin, Medvedev, Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: Edward Arnold, 1994. 38-48.
9.Voloshinov, V. N. and Bakhtin, M. "Marxism and the Philosophy of Language." Trans. L. Matejka and I. R. Titunik. Bakhtin Reader: Selected Writings of Bakhtin, Medvedev, Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: Edward Arnold, 1994. 25-37.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Đó chính là định nghĩa sự đánh giá của Anton Marty, người đã có những phân tích cực kỳ chi tiết và tinh tế về ý nghĩa của lời nói. Xem А. Marty «Untersuchungen zur Grundlegung der allgemeinen Grammatik und Sprachphilosophie» (Halle, 1908).ListenRead phoneticall Theo Ngô Minh Thủy và Ngô Tự Lập - Văn nghệ trẻ
Trước hết phải nói rằng những phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học không chỉ quan trọng đối với ngôn ngữ học mà thôi. Lý do là mô hình ngôn ngữ học cấu trúc, từ khi được Ferdinand de Saussure, đã ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến khoa học xã hội và nhân văn cho đến tận những năm 1960. Trong “Thư gửi một người bạn Nhật”, Derrida viết: “Hồi đó cấu trúc luận đang thống trị. ‘Giải kiến tạo’ có vẻ cũng đi cùng hướng, bởi vì từ này có biểu thị một sự quan tâm nhất định đến các cấu trúc (mà bản thân chúng cũng không đơn thuần chỉ là những ý tưởng, hình thức, tổng hợp hay hệ thống). Giải kiến tạo, đó cũng là một hành vi cấu trúc luận, hoặc trong mọi trường hợp, một hành vi có mặc định sự cần thiết nhất định của cách đặt vấn đề cấu trúc luận. Nhưng đó cũng là một hành vi phản-cấu trúc luận, và số phận của nó phụ thuộc một phần vào tính nước đôi này. Vấn đề là phải phục hồi, tháo rời, giải trầm tích các cấu trúc (tất cả các loại cấu trúc, ngôn ngữ học, “ngôn trung luận”, “âm trung luận” – cấu trúc luận khi đó bị chi phối trước hết bởi các mô hình ngôn ngữ học, bởi cái gọi là ngôn ngữ học cấu trúc, còn được gọi là ngôn ngữ học Saussure –, xã hội-thể chế, chính trị, văn hóa, và trên tất cả và trước hết, là triết học)”.
Chính vì thế, rất nhiều công trình của các nhà tư tưởng hậu hiện đại có liên quan đến, hoặc khởi đầu bằng, hoặc trong một số trường hợp tập trung vào, việc phê phán ngôn ngữ học cấu trúc.Derrida viết trong lá thư đã trích ở trên: “Đây là lý do tại sao, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, người ta thường liên hệ chủ đề quán xuyến (motif) của giải kiến tạo với “chủ nghĩa hậu cấu trúc” (một từ không ai biết tại Pháp cho đến khi nó "trở về" từ Hoa Kỳ)”.
Với rất nhiều người, khi được xuất bản vào năm 1916, cuốn sách của Ferdinand de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, làm nên một cuộc cách mạng tư duy. Trong quá khứ, ngôn ngữ được quan niệm như là một công cụ giao tiếp trung tính và siêu việt mà trong văn chương có thể được sử dụng để mô tả thế giới, mua vui và giáo dục độc giả, hoặc để biểu lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Ferdinand de Saussure, trong cuốn sách nổi tiếngcủa mình, đã giải thiêng ngôn ngữ bằng cách chỉ ra bản chất văn hóa của nó. Thường được coi là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại, Saussure quan niệm ngôn ngữ như là một hệ thống ký hiệu mang tính đồng đại chứ không phải là lịch đại. Trong hệ thống này, mỗi tín hiệu được tạo nên bởi một cái biểu đạt (signifier, trong ngôn ngữ nói, đó là âm) tương ứng với một nghĩa mà ông gọi là cái được biểu đạt (signified). Theo Saussure, ý nghĩa hoàn toàn do sự khác nhau giữa những cái biểu đạt quyết định. Và mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, theo Saussure, mang tính võ đoán. Chẳng hạn, âm "c-a-t" tương ứng với “mèo” (cat) trong tiếng Anh, nhưng lại có nghĩa là “kétđựng tiền” trong tiếng Việt.
Một trong những điểm quan trọng nhất trong lý thuyết ngôn ngữ của Saussure là sự phân biệt giữa hành ngôn (parole), tức những gì chúng ta nói trên thực tế, và ngôn ngữ (langue), một hệ thống khách quan được chia sẻ như nhau bởi mọi thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ. Theo Saussure, đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ(tức là cái hệ thống chung, đồng đại của cộng đồng), chứ không phải là hành ngôn(tức là tiếng nói hàng ngày).
Lý thuyết ngôn ngữ của Saussure có ảnh hưởng rất to lớn trong thế kỷ XX. Trong lý luận văn học, điều này có thể thấy ở Chủ nghĩa hình thức, coi văn chương là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, khác với ngôn ngữ hàng ngày ("ordinary"). Từ ngôn ngữ học, cấu trúc luận tràn vào các lĩnh vực khác. Vào khoảng đầu thập kỷ 1960, khi cấu trúc luận đạt đến thời hoàng kim, người ta được nghe thấy tính từ “cấu trúc” trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu: nhân chủng học cấu trúc của Claude-Lévi Strauss, tâm phân học cấu trúc của Jacques Lacan, phê bình văn học cấu trúc của Roland Barthes, và cả chủ nghĩa Marx cấu trúc của Louis Althusser.
Tuy nhiên, những phê phán đối với ngôn ngữ học cấu trúc cũng ngày càng tăng lên. Năm 1966, trong Ngôn từ và Sự vật (“Les mots et les choses”), Michel Foucault cho rằng ngôn ngữ và thế giới không tách rời như chúng ta thường nghĩ, mà có một vũ trụ khác, khi cái “hành động của lý trí biến ngôn ngữ thành sự phản ánh một thế giới bên ngoài và biến chủ thể tiếp nhận thành một kẻ đứng ngoài tầm nhìn mà anh ta làm chủ được với sự phản ánh vẫn chưa xảy ra.” (Foucauldt: 336).
Jacques Derrida cũng phê phán quan điểm của Ferdinand de Saussure, cho rằng nghĩa của từ là do sự khác biệt của cái biểu đạt (âm). Ông viết: “khái niệm được biểu đạt không bao giờ hiện diện trong bản thân nó, trong một sự hiện diện đúng mức chỉ dẫn chiếu đến chính nó mà thôi. Mỗi khái niệm bắt buộc và thực chất được gắn với một chuỗi hay một hệ thống, trong đó nó dẫn chiếu đến một và những khái niệm khác, thông qua sự vận hành hệ thống của những khác biệt” (Derrida: 392). Derrida minh họa bằng việc thay chữ “e” trong “différence” (Khác biệt) bằng” chữ “a” để sáng tạo ratừ “différance”đồng âm nhưng khác cách viết. (Trong tiếng Việt chúng ta cũng có thể làm tương tự: thay “c” trong “Khác biệt” bằng “k” để thành “Khák biệt”).
Tất cả những điều này, thật đáng kinh ngạc, đã được các tác giả Xô viết, Voloshinov, Medvedev và Mikhail Bakhtin, đưa ra từ trước đó 40 năm. Tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ (1929) của Voloshinov và Bakhtin cho đến này vẫn và công trình phê phán lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure sâu sắc và thuyết phục nhất.
Voloshinov và Bakhtin mở đầu bằng việc phê phán hai xu hướng chính trong nghiên cứu ngôn ngữ: Xu hướng Chủ quan cá nhân, coi ngôn ngữ như là sản phẩm của tâm sinh lý người nói, và xu hướng Khách quan trừu tượng (bao gồm lý thuyết của Ferdinand de Saussure). Ở đay chúng ta chủ yếu quan tâm đến những phê phán của họ ngôn ngữ học cấu trúc.
Khác hẳn quan niệm về ngữ nghĩa của Saussure, Voloshinov và Baktin phhân biệt Chủ đề (“nội dung của tổng thể phát ngôn”) với Ý nghĩa (“một tiềm năng, khả năng có nghĩa trong một chủ đề cụ thể”). Họ viết: “Chủ đề không lặp lại của phát ngôn ‘mấy giờ rồi?’ gắn chặt với một tình huống lịch sử cụ thể, không thể phân chia thành các yếu tố. Còn ý nghĩa của phát ngôn ‘mấy giờ rồi?’ - là như nhau, tất nhiên, trong mọi hoàn cảnh lịch sử mà nó được phát ra – được tạo nên từ ý nghĩa của các từ, các hình thức thái, quan hệ cú pháp, ngữ điệu nghi vấn v.v…tham gia cấu thành nên nó”. (Tất cả các đoạn trích từ cuốn “Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ” đều do chúng tôi dịch từ bản tiếng Nga)
Trong lý thuyết của Saussure, ngôn ngữ được nhìn nhận như là một thể thống nhất, tách rời khỏi các hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó phát ngôn được đưa ra với một nghĩa xác định và người nghe chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động mà thôi.Voloshinov và Bakhtin chỉ ra rằng ngôn ngữ luôn luôn có tính đối thoại và phụ thuộc vào bối cảnh xã hội, rằng “Hiểu phát ngôn của người khác có nghĩa là tự hướng về phát ngôn đó, tìm cho nó một vị trí thích hợp trong bối cảnh tương ứng. Với mỗi từ trong phát ngôn mà chúng ta đang trong quá trình hiểu, chúng ta liệt kê ra cả một tập hợp các từ đối ứng của chính mình. Số lượng và trọng lượng của các từ đó càng lớn, cách hiểu của chúng ta càng sâu sắc và chắc chắn...Ý nghĩa không nằm trong từ, không nằm trong tâm hồn của người nói, cũng không nằm trong tâm hồn của người nghe. Ý nghĩa là hiệu ứng của tương tác giữa người nói và người nghe trên chất liệu của một phức hợp âm thanh nhất định.”
Trong Chủ nghĩa Freud: một phác phảo phê phán (Freudianism: A Critical Sketch, 1927), Voloshinov và Bakhtin, một lần nữa, chỉ ra rằng ngôn ngữ bao giờ cũng là một tương tác xã hội: “Mỗi phát ngôn là một sản phẩm của sự tương tác giữa những người đối thoại và sản phẩm của một bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tình huống xã hội phức hợp trong đó phát ngôn xuất hiện.” (41) Quan niệm trên đây cũng được họ ứng dụng Phương pháp Hình thức trong Nghiên cứu Văn học (1928). Trong tác phẩm này, Medvedev và Bakhtin gọi sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường của các nhà Hình thức chủ nghĩa là "ngây thơ". Cái "ngôn ngữ giao tiếp" chung cho mọi người mà các nhà Hình thức chủ nghĩa dựa vào để đưa ra khái niệm ngôn ngữ văn học, và ngôn ngữ thơ nói riêng, không hề tồn tại. Medvedev và Bakhtin viết: "Một phát ngôn sơ đẳng nhất hay một sự biểu đúng mực nhất vẫn có thể được tiếp nhận một cách nghệ thuật. Thậm chí một từ độc lập cũng có thể được tiếp nhận như là nột phát ngôn thi ca - có điều, dĩ nhiên, ở những tình huống trong đó nó liên hệ tới một bối cảnh cụ thể và được gán cho một chủ đề hay các yếu tố khác.
Một sai lầm khác của những nhà ngôn ngữ học cấu trúc là họ tách rời ngữ nghĩa với đánh giá. Voloshinov viết: “Không thể có một phát ngôn mà không có sự đánh giá. Mỗi phát ngôn trước hết là sự định hướng có đánh giá. Vì vậy, trong một phát ngôn trong đời sống, mỗi yếu tố đều không chỉ mang ý nghĩa mà còn đánh giá. Chỉ có những yếu tố trừu tượng, được tiếp nhận trong hệ thống ngôn ngữ, chứ không phải trong cấu trúc phát ngôn, mới có vẻ không có sự đánh giá. Chủ trương chỉ nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ trừu tượng còn dẫn đến một thực tế là hầu hết các nhà ngôn ngữ học tách rời sự đánh giá với ý nghĩa, xem nó là phụ, là một yếu tố của ý nghĩa, một sự biểu hiện quan hệ của cá nhân người nói đối với đối tượng của lời nói[1]. Bakhtin và các cộng sự của ông chỉ ra rằng cơ sở của quan niệm về ngôn ngữ như là hệ thống các quy tắc hình thức nằm ở thực tế là các nhà ngữ học châu Âu chỉ căn cứ trên xác chết của những ngôn ngữ được lưu giữ trong các văn bản cổ: "Tư duy ngôn ngữ học châu Âu hình thành và chín muồi cùng với mối quan tâm về thứ xác chết của ngôn ngữ viết; hầu hết các phạm trù, cách tiếp cận và kỹ thuật cơ bản của nó được tạo ra trong quá trình nghiên cứu lại những xác chết đó"[10].
Giống như Foucauldt sau này, Bakhtin và các cộng sự của ông nhận thấy: “Trong thành phần của ý nghĩa không có gì đứng trên sự hình thành, không có gì độc lập với sự mở rộng biện chứng của tầm nhìn xã hội. Một xã hội trong quá trình hình thành ngày càng mở rộng nhận thức của nó về thực tại đang hình thành. Trong quá trình này, không có gì có thể hoàn toàn ổn định. Do đó, ý nghĩa – một yếu tố trừu tượng, tự đồng nhất – bị chủ đề hấp thụ, bị các mâu thuẫn sống động của chủ đề xé vụn, để rồi trở về dưới hình thức một ý nghĩa mới, tự đồng nhất, với cùng một sự ổn định nhất thời như trước”.
Nói cách khác, ngôn ngữ không thể đứng ngoài mà phản ánh thế giới một cách khách quan, một cách nhìn đặc thù của siêu hình học phương Tây. Tất cả là kiến tạo xã hội. Và nhận thức được điều này là cốt lõi của giải kiến tạo nói riêng, của tư duy hậu hiện đại nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ВОЛОШИНОВ В.Н., Марксизм и философия языка, Ленинград: Прибой, 1930.
2.Derrida, Jacques. "Différance." Literary Theory: An Anthology. Ed. Julie Rivkin and Michael Ryan. Malden: Blackwell, 1998. 385-407.
3."Thư gửi một người bạn Nhật", Ngô Tự Lập dịch, Văn nghệ Trẻ số 16 – 2011 ngày 16, 17 – 4 - 2011
4.Eagleton, Terry, “I Contain Multitudes”,
5.Foucault, Michel. Les Mots et les Choses. Paris: Gallimard, 1966.
6.Medvedev and Bakhtin. "The Formal Method in Literary Scholarship." Trans. A. J. Wehrle. Bakhtin Reader: Selected Writings of Bakhtin, Medvedev, Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: Edward Arnold, 1994. 135-160.
7.Titunik, I.R., “The Formal Method and the Sociological Method (MM. Bakhtin, P.N. Medvedev, V.N. Voloshinov) in Rusian Theory and Study of Literature”, in V.N. Voloshinov “Marxism and the Philosophy of Language”, Seminar Press, New York: 1973, pp. 175-200.
8.Voloshinov, V. N. and Bakhtin, M. "Freudianism: A Critical Sketch." Trans. I. R.Titunik. Bakhtin Reader: Selected Writings of Bakhtin, Medvedev, Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: Edward Arnold, 1994. 38-48.
9.Voloshinov, V. N. and Bakhtin, M. "Marxism and the Philosophy of Language." Trans. L. Matejka and I. R. Titunik. Bakhtin Reader: Selected Writings of Bakhtin, Medvedev, Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: Edward Arnold, 1994. 25-37.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Đó chính là định nghĩa sự đánh giá của Anton Marty, người đã có những phân tích cực kỳ chi tiết và tinh tế về ý nghĩa của lời nói. Xem А. Marty «Untersuchungen zur Grundlegung der allgemeinen Grammatik und Sprachphilosophie» (Halle, 1908).ListenRead phoneticall Theo Ngô Minh Thủy và Ngô Tự Lập - Văn nghệ trẻ