Tính lưỡng thê của phê bình văn họcBài viết được đăng lúc 2:39:51 PM, 31.05.2011
Bìa cuốn sách "Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy" |
(Đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy)
Đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, vì thế mở ra nhiều hơn một chân trời. Với Đỗ Lai Thúy, chúng ta biết, ông sẽ còn trở lại với con vật lưỡng thê ấy, bởi với ông, phê bình là một cách thế để “bù đắp” hiện hữu ở đời, phê bình vì thế là bản mệnh[xvi].
Đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, vì thế mở ra nhiều hơn một chân trời. Với Đỗ Lai Thúy, chúng ta biết, ông sẽ còn trở lại với con vật lưỡng thê ấy, bởi với ông, phê bình là một cách thế để “bù đắp” hiện hữu ở đời, phê bình vì thế là bản mệnh[xvi].
Nói đọc âm bản là để nhằm phân biệt với lối đọc dương bản một tác phẩm.
Đọc dương bản là cách đọc chỉ thấy cái bề nổi của quyển sách, thấy những tiểu tiết thông qua sự hiển ngôn chương, mục, tiểu mục mà quyển sách trình ra trước mắt cho sự đọc. Đọc như vậy là đọc trong những tình thế bị vấp ngã, mắc kẹt vào trong đống chi tiết, cái bề nổi bên ngoài của chữ. Đọc như vậy là chưa thâm nhập vào được cái cấu trúc, cái phần chìm khuất nhưng làm nên bản chất của tác phẩm.
Đọc âm bản, ngược lại, là cách đọc chỉ có được trọn vẹn sau khi quyển sách gấp lại. Kẻ đọc âm bản khi ấy lìa xa đống chi tiết hỗn độn và vụn vặt để đánh đắm tư tưởng của mình vào trong cái tổng thể, suy tư về một quyển sách trong tính chỉnh thể mà hữu thể ngôn từ ấy mang lại. Trên cái nền ấy của sự đọc, kẻ đọc sẽ phát hiện ra tính ý hướng chủ đạo, cái mục đích cốt tủy mà quyển sách muốn nhắm đến là gì. Từ đó, nếu có, mới thấy được cái mới, hay đóng góp quan trọng nhất mà quyển sách ấy có.
Nên, đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, vượt qua cái bề nổi/bề trên/bề ngoài như mục lục quyển sách trình hiện, lặn vào cái bề sâu/bề sau/bề bản chất của quyển sách thì sẽ thấy, thực chất, đây không phải là một tập hợp thuần túy các phương pháp phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, như thể cuốn giáo trình. Giấu bên ngoài dáng vẻ “hiền lành” mà câu chữ đưa lại, công trình mới này của Đỗ Lai Thúy có rất nhiều “thuốc nổ”, thách thức, khiêu khích những giá trị, làm đảo lộn nhiều vị thế tưởng như đã “an tọa”, bấy lâu nay vẫn “ngồi chiễm chệ” trong không gian phê bình văn học Việt Nam một thế kỷ qua.
Vậy, đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy mở ra những viễn tượng gì?
1. Tính lưỡng thê hay là bản thể của phê bình văn học
Sinh thể lưỡng thê/lưỡng cư là một sinh thể có cho mình hai cách thế tồn tại. Thế nên, bản mệnh của loài lưỡng cư là sống chấp chới, sống san đều cuộc đời trong cả hai môi trường sống.
Đỗ Lai Thúy quan niệm phê bình văn học là một sinh thể (con vật) lưỡng thê.
Tính lưỡng thê của phê bình văn học đấy chính là ở chỗ nó là một hoạt động đặc thù nhất của khoa văn học mà ở đó, hoạt động phê bình luôn diễn ra, đi chới với, có khi tranh chấp nhau, có khi ôm ấp nhau giữa hai đường biên khoa học và nghệ thuật. Vì thế, nhà phê bình/chủ thể phê bình văn học cũng phải là một thể lưỡng thê. Nên, nhà phê bình văn học tài năng thì cùng một lúc, anh ta phải có cả hai phẩm chất: tư duy khoa học thể hiện qua phương pháp phê bình và trực giác nghệ thuật để cảm thụ trúng cái dây mỹ cảm cứ run lên bật bật như muốn trượt ra khỏi sự đọc - cái sợi dây mỹ cảm như thân mình người gái đẹp, ẩn khuất kín sâu trong tác phẩm.
Tính lưỡng thê của phê bình văn học vì thế phải được coi là bản thể phê bình Đỗ Lai Thúy. Nếu người ta cho phê bình hoặc là thuần nghệ thuật, hoặc là thuần khoa học thì Đỗ Lai Thúy lại cho đó là một tổng hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Nhà phê bình trước nhất phải có trực giác nghệ thuật, sau là phương pháp khoa học và cuối cùng là sự trình bày[i].
Ngay từ khi trình làng công trình đầu tay Con mắt thơ, Đỗ Lai Thúy đã làm “tuyên ngôn phê bình văn học” của mình như sau: “Có thể nói, phê bình đã thỏa mãn tôi ở cả hai con người: trí tuệ và tình cảm. Con vật lưỡng thê ấy luôn chới với ở đường biên tranh chấp của khoa học và nghệ thuật” (Lao động, 1992).Hơn hai mươi năm đã trôi qua, con vật lưỡng thê ấy lại tái xuất lần nữa trên văn đàn, lần này, nắm tận tay day tận mặt bằng công trình: Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy.
Từ đấy cho thấy, Đỗ Lai Thúy đã không ngừng trầm tư về tư tưởng phê bình trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng hai mươi năm kia. Hành động tư tưởng ấy tạo nên tính thống nhất trong quan niệm phê bình văn học Đỗ Lai Thúy. Thế nên, không ngạc nhiên khi sắp tới ông lại cho ra đời Mắt thơ (II) và cả Mắt thơ (III). Mắt thơ vẫn không ngừng khép mở cho suốt cuộc đời phê bình Đỗ Lai Thúy. Đấy chính là phong cách làm việc chuyên nghiệp. Đỗ Lai Thúy đã dự tính cho mình những chặng đường dài và chuyên sâu vào chủ đề mà mình nghiên cứu. Hơn thế nữa, tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở chỗ phê bình phải có phương pháp (chứ không phải nội đạo hay ngoại đạo, có thâm niên hay là mới sơ cơ), mà điều này ở Đỗ Lai Thúy là rõ nét. Hoạt động phê bình văn học của ông nhuần nhuyễn nhiều thủ pháp trên nền chính yếu của thi pháp học, văn hóa học và phân tâm học. Và trong Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam, một cái nhìn lịch sử) – tác phẩm phê bình sự phê bình,thì phương pháp viết lịch sử tư tưởng phê bình văn học của ông đến từ lý thuyết hệ hình.
Rất độc đáo, trong công trình này, là phát hiện riêng của Đỗ Lai Thúy, khi ông cho rằng tính lưỡng thê của phê bình văn học được trùng phức lên gấp mấy lần ở Việt Nam. Đó là, ở Việt Nam, phương pháp phê bình văn học không nối tiếp như phương Tây mà gối tiếp. Các phương pháp (hoặc lớn hơn là hệ hình) chưa đi hết nhiệm vụ và số phận của nó đã vội chuyển sang một phương pháp khác. Ngược lại, có những phương pháp thuộc hệ hình đã cũ thì vẫn cứ bám rễ mãi bởi nó có những sự hậu thuẫn quyền uy bên ngoài khoa học. Do đó, những sự chuyển đổi hệ hình ở Việt Nam không bao giờ là trọn vẹn. Phê bình văn học ở Việt Nam, vì thế pha tạp và không thuần nhất, nhà phê bình cùng lúc có thể sử dụng nhiều phương pháp. “Đặc điểm này về sau sẽ trở thành một hằng số của phê bình văn học Việt Nam, điểm yếu và biết đâu, vô hình trung cũng là điểm mạnh của nó” (tr.125; tất cả những đoạn trích chỉ đánh số trang đều dẫn trong Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, Hội nhà văn, 2011). Ngoài ra, ở Việt Nam thiếu những điều kiện dân chủ, nên phê bình ra đời rất khó khăn (tr.22, và…). Hoạt động phê bình đúng nghĩa, đó là nơi mọi tiếng nói phải có giá trị ngang bằng nhau, quyền phát ngôn chia đều cho tất cả (tạo nên quyển văn hóa đối thoại là phẩm chất nền tảng của tính hiện đại như quan niệm Bakhtin). Ở Việt Nam, suốt một thời kỳ dài chỉ có một thứ phê bình chính thống, do đó chỉ có một tiếng nói (quyển văn hóa độc thoại của hệ hình tiền hiện đại). Đó cũng là một thể tồn tại nữa của con vật lưỡng thê ấy (như một cảm thán từ) của phê bình văn học Việt Nam, cứ lê lết mà tiến lên phía trước (mong muốn bắt kịp thế giới) trong khi vẫn cứ có một sợi dây ràng buộc, giật ngược cái đầu nó lại. Và vì thế, bước chuyển của phê bình văn học không phải là một quỹ đạo vững tâm, mà là một tình thế như Đỗ Lai Thúy đã đặt định: “tròng trành và/mà tiến tới”; và/mà nghe mới nặng nề làm sao, tròng trành nhìn mới bấp bênh làm sao?!
Mở con mắt phê bình trong tính lưỡng thê, Đỗ Lai Thúy nhìn đâu cũng thấy thể lưỡng thê của văn học. Ông thấy tác phẩm – trung tâm của đời sống văn học cũng mang tính lưỡng thê của chơi/dùng (thưởng lãm nghệ thuật và tính chất đồ vật). Hoặc như cặp phạm trù trung tâm nội dung và hình thức (hai thành tố) để tạo nên (một) thực thể là tác phẩm văn học, Đỗ Lai Thúy cũng thấy tính lưỡng thê khi nói về hiện tượng phiên chuyển vai trò của nội dung và hình thức, làm nên các đặc trưng gốc của hệ hình văn học: khi nội dung quyết định hình thức thì tạo thành hệ hình tiền hiện đại và khi hình thức quyết định nội dung lại tạo nên hệ hình hiện đại trong khoa văn học…
Có thể nói, nhìn hữu thể phê bình văn học trong tính lưỡng thê là tia nhìn Đỗ Lai Thúy. Tính lưỡng thê là hạt nhân trung tâm phê bình của ông.
Đã nói đến tính lưỡng thê trong phê bình văn học Đỗ Lai Thúy thì đồng thời, phải ý thức luôn, nó có mối tương liên sống còn với cái nhìn nghiêng từ phương pháp.
2. Cuộc nổi loạn của các hệ hình hay phương pháp viết lịch sử phê bình văn học
Đỗ Lai Thúy diễn giải về nhìn nghiêng từ phương pháp như sau: “… phương pháp phê bình không chỉ là vấn đề học thuật thuần túy, mà còn là quyền lực xã hội, quyền lực cá nhân, nên có người tự chọn phương pháp mà cũng có người để phương pháp chọn. Vì thế, khi phân định một phương pháp, nhất là xác định tác giả này, tác phẩm nọ thuộc một phương pháp nào đấy, không là sự “dán nhãn” tùy tiện, mà là căn cứ trên nét trội, tức mặt chủ đạo của tác phẩm, tác giả. Tôi nói nhìn nghiêng từ phương pháp là như vậy” (Đôi lời thưa trước). Cái nhìn nghiêng từ phương pháp của Đỗ Lai Thúy vì thế có cơ sở khoa học chắc chắn bởi nó xuất phát từ các yếu tố nổi trội (mà nhìn nghiêng, Đỗ Lai Thúy) thấy có ở phương pháp. Trong khi, phương pháp ấy chính là cái cách tiếp cận với đối tượng, cách ứng xử cụ thể của mỗi nhà phê bình khi đi vào tác phẩm. Mỗi thời đại có một hệ (phương) pháp phê bình văn học của nó; mà đôi khi, chỉ cần một phương pháp bay lệch tâm thì lập tức thời đại phê bình văn học ấy cáo chung. Ví dụ như phương pháp hướng vào thủ pháp trong văn bản của các nhà hình thức Nga ra đời, tức thì cáo chung cho cả một thời kỳ phê bình ngoại quan, mở ra thời kỳ phê bình nội quan (thời hiện đại). Phương pháp do đó hé lộ ra tư tưởng phê bình văn học của từng nhà phê bình, quyết định hiệu quả của cách thức phê bình ấy. Phương pháp, vì vậy, chứa đựng luôn cả nhận thức luận và bộc lộ rõ thao tác luận của hoạt động phê bình. Bởi thế, phương pháp đúng như Đỗ Lai Thúy quan niệm, có vai trò là tư tưởng phê bình, còn núp sau tư tưởng phê bình thì bao giờ cũng có một triết học hướng đạo.
Xuất phát điểm từ phương pháp để phân loại, đánh giá phê bình văn học của một trào lưu hay cá nhân cụ thể, vì thế, Đỗ Lai Thúy luôn đứng từ hai căn nền (lại trở về với tính lưỡng thê): 1/Cái thành công đến từ ưu điểm của phương pháp phê bình tạo nên trào lưu ấy và sau nữa là cộng hưởng với tài năng cá nhân của nhà phê bình. 2/Ngược lại, cái thất bại, đó là chỗ nhược điểm đến từ phương pháp phê bình, tệ hơn nữa thì do khí chất (quá cực đoan hay chiết trung…) hoặc sự bất tài của cá nhân nhà phê bình.
Do vậy, đánh giá của Đỗ Lai Thúy được xây dựng trên một cơ sở khoa học chứ không phải từ tình cảm yêu ghét chủ quan thuần túy, lại càng không phải xuất phát từ những quan điểm phi khoa học. Và nếu nhìn nghiêng từ phương pháp như cách Đỗ Lai Thúy quan niệm thì những nhà phê bình được chọn là đại diện cho phương pháp của họ, họ là những đỉnh cao, những hoa văn (và cả dấu hằn thô vụng) đã trạm trổ vào lịch sử đi đường trăm năm của phê bình Việt Nam. Thành công hay thất bại của họ vừa mang tính cá nhân, nhưng cũng là thành công hay thất bại mà phương pháp họ thuộc về. Làm phép cộng những cái thành công và thất bại ấy thì cho kết quả bằng trăm năm phê bình văn học dân tộc.
Nhưng cái nhìn lịch sử phê bình của Đỗ Lai Thúy không phải là một lối nhìn lịch sử tuyến tính thuần túy (mà cái thuần túy thì phải phê phán), nghĩa là viết lịch sử phê bình theo kiểu một tập hợp các phương pháp phê bình theo dòng thời gian (để tải vào lịch sự một mớ hỗn độn những sự kiện đồng đẳng, về bản chất có khi chúng khác nhau hoàn toàn). Nhìn lịch sử phê bình từ sự dịch chuyển các hệ hình (Đỗ Lai Thúy dịch thuật ngữ paradigme trong triết học khoa học của T.Kuhn), Đỗ Lai Thúy đã có một cái nhìn vừa lịch sử vừa phân tầng[ii]các phương pháp. Lý thuyết về sự dịch chuyển hệ hình cho phép Đỗ Lai Thúy khám phá ra đâu mới là những phương pháp và những nhà phê bình làm đại cách mạng (chuyển hệ hình) cho phê bình văn học Việt Nam. Nghĩa là, ở họ đã dịch chuyển được được cả một hệ mỹ học, làm biến đổi hoàn toàn các quan niệm, phương pháp tiếp cận, xử lý đối tượng trong phê bình văn học[iii]. Và, đâu là vô số các nhà phê bình làm tiểu cách mạng, cho dù hoạt động phê bình của họ rất nổi tiếng đương thời nhưng vẫn chỉ là những phát kiến nhỏ, nhằm nới rộng tính hiệu quả cho phương pháp họ thuộc về. Đồng thời, thấy luôn những lính tiên phong, những nhà tiền khu, công kích vào hệ hình cũ, hoạt động của họ nhằm chuẩn bị điều kiện để các nhà phê bình thay đổi hệ hình sau này xuất hiện[iv].
Nên, từ cái nhìn lý thuyết hệ hình, Đỗ Lai Thúy đã có những phát hiện khoa học, đi đúng vào bản chất vấn đề. Ví dụ, nếu chỉ nhìn từ hiện tượng thì phê bình của Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế trong vụ án Truyện Kiều khắc nhau như nước với lửa, nhưng từ bản thể thì hai ông đều thuộc một phương pháp phê bình, Đỗ Lai Thúy viết: “Thế nên, Ngô và Phạm, xét cho cùng chỉ là những người đi ngược chiều nhau trên cùng một: con đường coi văn chương phải đề cao đạo đức, tuyên truyền luân lý” (tr.95). Những người vẫn thuộc về phương pháp ngoại quan của hệ hình tiền hiện đại. Ngày hôm nay (tạm gọi là thời hậu hiện đại), khi phê bình văn học đã hai lần chuyển dịch hệ hình, nếu có người vẫn phê bình theo lối hai cụ Ngô và Phạm thì vẫn cứ là những người trăm năm cũ, cho dù hắn có đầu xanh tuổi trẻ.
Đồng thời, cái nhìn từ lý thuyết hệ hình đã cho phép Đỗ Lai Thúy nhìn ra đâu là các nhà phê bình tiền khu cho chuyển đổi hệ hình, và đâu mới thực là nhà phê bình làm cách mạng hệ hình. Theo đó thì, “quả bom Hoàng Ngọc Hiến”, “nhà phê bình lão thành Nguyễn Đăng Mạnh”, Lê Ngọc Trà là những người đã giúp phê bình tiến được những bước dài, khiến phê bình văn học thay vì chỉ có mối quan tâm đến chính trị đã chú trọng hơn vấn đề thẩm mỹ. Nhưng cuối cùng, rất xác đáng Đỗ Lai Thúy nhận định, đấy cũng chỉ là “sự thay đổi trong nội bộ một phương pháp phê bình. Một sự đổi mới (chứ không phải đổi ngược) thực sự đòi hỏi phải thay đổi hệ hình” (tr.169). Phải đến Phan Ngọc với Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Khoa học Xã hội, 1985) (phê bình phong cách học), Trần Đình Sử với Thi pháp thơ Tố Hữu (Tác phẩm mới, 1987) (phê bình thi pháp học)[v]thì phê bình Việt Nam mới làm thành công cuộc cách mạng hệ hình hiện đại (phê bình văn bản), chuyển mối quan tâm từ các yếu tố bên ngoài vào trong văn bản.,
Như vậy, với những mốc chuyển trên, phê bình văn học Việt Nam đã làm được cuộc dịch chuyển hệ hình đầu tiên từ tiền hiện đại sang hiện đại. Tuy nhiên, như Đỗ Lai Thúy nhận định, “phê bình văn học Việt Nam còn thiếu một bước chuyển đổi hệ hình nữa để đi hết quỹ đạo mà phê bình văn học thế giới đã đi: cách tiếp cận tác phẩm từ người đọc” (tr.175).
Viết lịch sử tư tưởng phê bình từ lý thuyết hệ hình của Đỗ Lai Thúy, như vậy, là đi từ bản chất (essence) vấn đề khi xuất phát từ nền tảng triết mỹ - cái mà từ đó, dựng lên phương pháp. Đây là cách viết sử phê bình văn học tránh được các kiểu phân chia từ hiện tượng như phân kỳ theo mốc lịch sử, theo thế hệ, hay theo địa chỉ xã hội, thậm chí là tuổi tác, giới tính nhà phê bình. Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy ra đời mang đến cho cha sinh của nó một lần mấy phần quà (đúng với tính lưỡng thê). Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy vừa là một cách viết sử phê bình khoa học (trình bày ở Phần một) vừa là sự thực hành phương pháp ấy thành công (trình bày ở Phần hai). Tuy rằng, phương pháp nào rồi cũng có giới hạn của nó. Thế nên, phương pháp phân chia theo hệ hình cũng phải đối diện với những vấn nạn mở ra trong chính mình. Ví dụ như, tiêu chí để xác định hệ hình cho đến giờ vẫn có nhiều biến động, chưa thống nhất (đâu mới là thực sự bản chất của tính hiện đại và hậu hiện đại?), nên khi, chỉ cần tiêu chí xác định hệ hình thay đổi thì cả một loạt hệ thống buộc phải cấu trúc lại. Từ đấy, để thấy rằng Đỗ Lai Thúy là thận trọng khi ông đã tốn rất nhiều công sức (Phần một) để giới thuyết rất kỹ quan niệm của ông về mô hình hai lần dịch chuyển hệ hình trong khoa văn học, trong đó nhấn mạnh trung tâm hạt nhân là văn bản. Thế nên, để hiểu đúng Đỗ Lai Thúy, người ta buộc phải tôn trọng và đọc từ trong hệ thống của Đỗ Lai Thúy. Cho dù, vẫn biết rằng, mỗi một lần tiến hành mô hình hóa bao giờ cũng phải bước qua (mà đôi khi bỏ sót) nhiều chi tiết. Mà lắm khi, đống chi tiết với tư cách là những diễn ngôn ngoại vi, bên lề kia chỉ cần đảo ngược mắt nhìn (thế giới quan) lại trở thành trung tâm trong một hệ thống khác. Nhưng kỳ cùng, khoa học là một nỗ lực tiến gần đến chân lý, chứ không bao giờ trùng khít với chân lý. Bởi nếu trùng khít với chân lý thì khoa học cũng báo tử luôn, bởi từ nay, nó hết nhiệm vụ phải làm. Chân lý của khoa học nằm ở chỗ nó phải tạo ra cho được những phương pháp có thể, để tiến gần hơn mãi, gần nhất có thể với bản chất đối tượng. Thế nên, lòng ta hân hoan làm sao khi một phương pháp ra đời giúp ta nhích gần hơn nữa những bản chất. Học lời của các nhà thông diễn luận thì là: “giúp ta vén mở một chân trời”. Phương pháp viết lịch sử phê bình của Đỗ Lai Thúy từ lý thuyết hệ hình, thực sự, đã mở ra chân trời mới để đến gần hơn với bản chất của phê bình văn học so với các phương pháp khác đã từng tồn tại ở Việt Nam.
Sau nữa, điều đáng nói ở công trình này của Đỗ Lai Thúy, khi khép nó lại, người ta biết hiện đại hóa phê bình văn học phải bắt đầu từ đâu. Từ cái vi mô là sự bù đầy phương pháp còn thiếu và nâng cấp các phương pháp cũ trong hệ hình đã tồn tại, cũng như, từ cái vĩ mô là phải đẩy mạnh sự phát triển những phương pháp thuộc hệ hình hậu hiện đại.
3. Những người trở về cho một quan niệm phê bình văn học dân tộc
Ngay khi Đỗ Lai Thúy viết: “cũng do không đủ thời gian, nên sách này còn khuyết mảng phê bình văn học ở Sài Gòn từ 1945 đến 1975 và, phần nào, ở hải ngoại từ 1975 đến nay” (Đôi lời thưa trước). Ngay khi ý hướng viết Đỗ Lai Thúy trình ra như vậy, chúng ta có thể hiểu được nơi ông quan niệm về phê bình văn học dân tộc là tổng số của ba khu vực mà do những điều kiện lịch sử khắc nghiệt đã đánh mất đi mối dây liên lạc máu mủ với nhau cho đến mãi nay. Thế nên, trong công trình này, có nhiều hơn một người được trở về từ các vùng cấm kỵ ấy, đó là Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung và Đặng Tiến (Phần ba, và rải đều ở Phần hai); một thời kỳ văn học (tất nhiên chưa thể đủ đầy) đã chảy trở lại trong mạch nguồn dân tộc.
Từ lâu nay, sự cởi mở của văn hóa xã hội đã dần cho phép phổ biến lại những tác phẩm của các tác giả đô thị miền Nam. Nhưng việc xuất hiện một cách chính thống, chỉnh thể (trong một quyển lịch sử phê bình văn học dân tộc) với chiều sâu tinh thần khoa học thì có lẽ lần đầu là ở Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy[vi]Các tác giả thuộc khu vực phê bình văn học ở Sài Gòn từ 1954 đến 1975 đã đi đường trong suốt chiều dài cuốn sách mới này của Đỗ Lai Thúy. Họ được ông đánh giá khách quan và khoa học từ cái nhìn của người phê bình dành cho người phê bình. Vì xuất phát từ lý thuyết hệ hình, nên với Đỗ Lai Thúy, hiển nhiên chỉ có một mối quan tâm bản thể ấy là anh thuộc về phương pháp nào. Các khu vực địa lý tự nhiên bị hủy bỏ, ý hệ chính trị bị xóa nhòa (cái đã ám rất nhiều vào nhiều đầu óc người Việt Nam từ mấy chục năm qua), chỉ còn lại có một vấn đề là khoa học và nghệ thuật..
Một cách viết lịch sử phê bình văn học như vậy, trước hết là đúng, sau nữa, tự nhiên sẽ làm đầy và làm tròn thêm cho phê bình văn học dân tộc. Đẩy mốc hiện đại hóa phê bình và tiếp nhận lý thuyết văn học tại Việt Nam đi sớm thêm mấy chục năm trời.
Cái tổng thể, Đỗ Lai Thúy đã dựng xong. Và đúng như ông quan niệm, những cái mà ông chưa có dịp trình bày thật cũng chẳng phương hại gì đến cấu trúc toàn bộ cuốn sách. Chúng ta có thể “nối điêu” thêm vào những chỗ mà ông chưa nói tới được trong công trình lần này của mình [vii].
Và nhìn từ phương pháp viết lịch sử phê bình văn học từ lý thuyết hệ hình của ông, về tầm mức quan trọng của sự dịch chuyển hệ hình, chúng ta sẽ nhận thấy lâu nay viết lịch sử tiếp nhận lý thuyết phương Tây vào phê bình văn học Việt Nam đã bỏ qua những dấu mốc quan trọng bậc nhất.
Đó là, sự nổi loạn, cuộc cách mạng dịch chuyển từ hệ hình tiền hiện đại sang hệ hình hiện đại của văn học dân tộc đã được khối phê bình đô thị miền Nam thực hiện trước khu vực miền Bắc tới gần ba mươi năm với phê bình hiện tượng học, phê bình phân tâm học văn bản và phần nào đó là phê bình thi pháp học.
Về phê bình hiện tượng học:
Như chúng đã biết, dòng triết học chủ đạo của khu vực đô thị miền Nam là hiện tượng luận hiện sinh. Và vì thế, để hiểu hiện tượng luận hiện sinh người ta buộc phải tìm hiểu hiện lượng luận Husserl [với tư cách là một phương pháp tri giác về sự vật thế giới (hữu thể) nay chuyển vào phân tích con người (hữu thể hiện sinh)]. Học thuật khối đô thị miền Nam, với sự liên lạc mật thiết với thế giới tư tưởng phương Tây, đã tiến hành truyền bá một cách sâu rộng hiện tượng luận và nhất là hiện tượng luận hiện sinh[viii]Các triết gia như Husserl, Heidegger, Sartre, Jaspers, Marcel, M.Ponty, Mounier… được giới thiệu và chuyển dịch với số lượng lớn. Ở miền Nam những nhân vật nổi trội đều là môn đệ vừa trực tiếp, vừa qua sách vở của các triết gia hiện tượng luận (như Lê Tôn Nghiêm là môn đệ Heidegger, Nguyễn Văn Trung là môn đệ Sartre, Trần Thái Đỉnh từng theo học M.Ponty, Đặng Phùng Quân môn đệ Marcel, Lê Tuyên theo Husserl và Bachelard…)..
Do đó, phê bình văn học ở đô thị miền Nam, hệ tư tưởng chủ đạo là hiện tượng luận/hiện tượng luận hiện sinh. Thế nên, từ rất sớm, phê bình miền Nam đã hình thành phê bình hiện tượng luận[ix].
Theo chỗ chúng tôi (rất đồng quan điểm với Đỗ Lai Thúy), đỉnh cao của phương pháp phê bình hiện tượng luận thuộc về một người quan trọng ít được nhắc tên, đó là Lê Tuyên[x], với phần lớn các tác phẩm được viết vào thập niên 60 thế kỷ trước như: Thể tánh của thi ca (In lại, USA, 2000); Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đầy (In lại, USA, 1988)[xi]. Các tác giả đã quan niệm văn bản là một thực thể tự trị, từ đó đi tìm ý hướng mà tác phẩm ấy nhắm tới nhằm khái quát nên bản chất đối tượng văn học được phê bình. Hoặc khác nữa, như dùng phương pháp giảm trừ hiện tượng học để đi tìm bản chất của sáng tạo văn chương hay bản chất văn bản là gì.
Về phê bình phân tâm học:
Ở Miền Nam đã xuất hiện phê bình phân tâm học văn bản từ ngay những năm 1960 thế kỷ trước. Bao gồm, phê bình phân tâm học văn bản theo phương pháp Bacherlard của Lê Tuyên, và phê bình phân tâm học hiện sinh của nhiều nhà phê bình miền Nam thời bấy giờ.
Phê bình phân tâm học tại Việt Nam có một số phận kỳ lạ, vừa bị hắt hủi vừa đẹp rực rỡ. Nhưng chung cục lại, có thể nói, phương pháp phê bình phân tâm học ở Việt Nam đã đồng hành suốt chiều dài của lịch sử phê bình văn học. Phê bình phân tâm học tại Việt Nam là phương pháp duy nhất đã kịp có những dịch chuyển hệ hình, đi cùng với những nhịp gấp khúc về phương pháp với phê bình phân tâm học thế giới, và những lần dịch chuyển hệ hình của khoa văn học. Dẫu rằng, ở Việt Nam, đấy là những bước đi chậm và mỏng mảnh (về lượng công trình quá ít, về chất thì đã thỏa mãn được tính chuyên nghiệp).
Sau thời kỳ tiền hiện đại của “các môn đệ của Freud tại Việt Nam” trong phê bình văn học, như Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Đỗ Lai Thúy (Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm). Đến Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy thì học thuyết Jung đã xuất hiện, kết hợp với tín ngưỡng phồn thực[xii]
để giải mã hiện tượng cắc cớ, phức tạp và lôi cuốn Hồ Xuân Hương. Phê bình phân tâm học theo phương pháp ngoại quan từ ngoài văn bản ở Việt Nam, đến đây, đã có những thành tựu đáng kể.
Đến thời kỳ hiện đại của phương pháp phân tâm học văn học (phân tâm học văn bản), ở Việt Nam cũng có những mùa trái quả. Đầu tiên là ở khu vực đô thị miền Nam, phê bình phân tâm học ở đây có mối liên lạc mật thiết với hiện tượng học. Hai phương pháp phê bình phân tâm học văn bản ở miền Nam gồm phê bình phân tâm học hiện sinh của Sartre và phê bình phân tâm học chất liệu của Bachelard – hai nhà triết học, phân tâm, lý luận và phê bình văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp, chảy trong mạch nguồn hiện tượng học. Do đó, phê bình phân tâm học văn bản miền Nam đã có điều kiện để dịch chuyển hệ hình vào văn bản [xiii]Với quan niệm văn bản là một cấu trúc tự trị mang tính chỉnh thể của hiện tượng học, Sartre cho rằng, văn bản văn học là một ý hướng hiện sinh trọn vẹn. Chỉ cần đi vào nghiên cứu các cấp độ trong văn bản như thể loại, biện pháp tu từ, cách xây dựng hình ảnh… (tất cả chứa đựng những ý hướng cụ thể - nên mới có hành vi chọn lựa đó) thì cấu trúc hiện sinh sẽ hiển lộ rõ nét. G.Bachelard thì lại cho, mỗi văn bản là một hình thức mơ về (cách ông diễn đạt phạm trù ý hướng tính của Husserl). Do đó, cấu trúc văn bản là một cấu trúc làm lộ sự mơ mộng. Từ đây, đi sâu vào văn bản sẽ thấy các cổ mẫu (như nước, lửa, đất, không khí) làm nên tinh thần tác phẩm[xiv]..
Chỉ lấy ra đây một ví dụ Lê Tuyên trong Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đầy. Chuyên luận đã áp dụng phân tâm học văn bản của Bacherlard thành công. Mã làm việc của Lê Tuyên được hiểu như sau: toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là (ý hướng) mơ về người chinh phu trong tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày - người chinh phụ. Từ đấy, Lê Tuyên cứ bám chặt vào tác phẩm mà diễn giải nội dung Chinh phụ ngâm từ các phạm trù lưu đày, cô đơn, lãng mạn của người chinh phụ. Còn với phân tâm học hiện sinh, chúng ta có những bài viết rất hay về các bình diện của tâm thức hiện sinh như hiện hữu, tự do, cô đơn, lưu đày, buồn nôn, phản kháng, dấn thân, thông giao, tự vẫn… đăng tải nhiều trên các tạp chí sinh hoạt văn nghệ miền Nam thời bấy giờ.
Một mốc quan trọng đáng chú ý nữa, đánh dấu sự trở lại của phân tâm học văn bản tại Việt Nam là Bút pháp của ham muốn (Tri thức, 2009). Công trình này của Đỗ Lai Thúy đã mở ra phân tâm học văn bản cấu trúc luận theo phương pháp của Lacan tại Việt Nam [xv].
Nhìn nghiêng từ phương pháp theo “phép mở mắt” của Đỗ Lai Thúy, như vậy, chúng ta thấy được phê bình văn học dân tộc Việt Nam từ rất sớm ở khu vực Miền Nam đã có sự dịch chuyển hệ hình sang hiện đại. Miền Nam đi trước nhưng về sau, được phát hiện lại để đẩy mốc hiện đại hóa trong văn học dân tộc gần hơn nữa so với thế giới.
---
Đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, vì thế mở ra nhiều hơn một chân trời. Với Đỗ Lai Thúy, chúng ta biết, ông sẽ còn trở lại với con vật lưỡng thê ấy, bởi với ông, phê bình là một cách thế để “bù đắp” hiện hữu ở đời, phê bình vì thế là bản mệnh[xvi].
Và mỗi một lần con vật lưỡng thê ấy xuất hiện trở lại trong không gian phê bình văn học Việt Nam, dù yêu quý hay ghét bỏ, thì người ta vẫn phải thấy nó hấp dẫn. Con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, có nhiều chỗ giống với con vật Leviathan trong Thánh kinh, vừa gớm ghiếc vừa bừng lên sự đẹp say lòng[xvii].
Để cuối cùng, ngay kể cả khi nơi nỗi ghê sợ có quẫy lên mạnh mẽ, thì cũng sẽ có rất nhiều toan tính lên đường…
Số phận phê bình văn học Việt Nam, biết đâu, nhờ thế mà thay máu.
Đọc dương bản là cách đọc chỉ thấy cái bề nổi của quyển sách, thấy những tiểu tiết thông qua sự hiển ngôn chương, mục, tiểu mục mà quyển sách trình ra trước mắt cho sự đọc. Đọc như vậy là đọc trong những tình thế bị vấp ngã, mắc kẹt vào trong đống chi tiết, cái bề nổi bên ngoài của chữ. Đọc như vậy là chưa thâm nhập vào được cái cấu trúc, cái phần chìm khuất nhưng làm nên bản chất của tác phẩm.
Đọc âm bản, ngược lại, là cách đọc chỉ có được trọn vẹn sau khi quyển sách gấp lại. Kẻ đọc âm bản khi ấy lìa xa đống chi tiết hỗn độn và vụn vặt để đánh đắm tư tưởng của mình vào trong cái tổng thể, suy tư về một quyển sách trong tính chỉnh thể mà hữu thể ngôn từ ấy mang lại. Trên cái nền ấy của sự đọc, kẻ đọc sẽ phát hiện ra tính ý hướng chủ đạo, cái mục đích cốt tủy mà quyển sách muốn nhắm đến là gì. Từ đó, nếu có, mới thấy được cái mới, hay đóng góp quan trọng nhất mà quyển sách ấy có.
Nên, đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, vượt qua cái bề nổi/bề trên/bề ngoài như mục lục quyển sách trình hiện, lặn vào cái bề sâu/bề sau/bề bản chất của quyển sách thì sẽ thấy, thực chất, đây không phải là một tập hợp thuần túy các phương pháp phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, như thể cuốn giáo trình. Giấu bên ngoài dáng vẻ “hiền lành” mà câu chữ đưa lại, công trình mới này của Đỗ Lai Thúy có rất nhiều “thuốc nổ”, thách thức, khiêu khích những giá trị, làm đảo lộn nhiều vị thế tưởng như đã “an tọa”, bấy lâu nay vẫn “ngồi chiễm chệ” trong không gian phê bình văn học Việt Nam một thế kỷ qua.
Vậy, đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy mở ra những viễn tượng gì?
1. Tính lưỡng thê hay là bản thể của phê bình văn học
Sinh thể lưỡng thê/lưỡng cư là một sinh thể có cho mình hai cách thế tồn tại. Thế nên, bản mệnh của loài lưỡng cư là sống chấp chới, sống san đều cuộc đời trong cả hai môi trường sống.
Đỗ Lai Thúy quan niệm phê bình văn học là một sinh thể (con vật) lưỡng thê.
Tính lưỡng thê của phê bình văn học đấy chính là ở chỗ nó là một hoạt động đặc thù nhất của khoa văn học mà ở đó, hoạt động phê bình luôn diễn ra, đi chới với, có khi tranh chấp nhau, có khi ôm ấp nhau giữa hai đường biên khoa học và nghệ thuật. Vì thế, nhà phê bình/chủ thể phê bình văn học cũng phải là một thể lưỡng thê. Nên, nhà phê bình văn học tài năng thì cùng một lúc, anh ta phải có cả hai phẩm chất: tư duy khoa học thể hiện qua phương pháp phê bình và trực giác nghệ thuật để cảm thụ trúng cái dây mỹ cảm cứ run lên bật bật như muốn trượt ra khỏi sự đọc - cái sợi dây mỹ cảm như thân mình người gái đẹp, ẩn khuất kín sâu trong tác phẩm.
Tính lưỡng thê của phê bình văn học vì thế phải được coi là bản thể phê bình Đỗ Lai Thúy. Nếu người ta cho phê bình hoặc là thuần nghệ thuật, hoặc là thuần khoa học thì Đỗ Lai Thúy lại cho đó là một tổng hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Nhà phê bình trước nhất phải có trực giác nghệ thuật, sau là phương pháp khoa học và cuối cùng là sự trình bày[i].
Ngay từ khi trình làng công trình đầu tay Con mắt thơ, Đỗ Lai Thúy đã làm “tuyên ngôn phê bình văn học” của mình như sau: “Có thể nói, phê bình đã thỏa mãn tôi ở cả hai con người: trí tuệ và tình cảm. Con vật lưỡng thê ấy luôn chới với ở đường biên tranh chấp của khoa học và nghệ thuật” (Lao động, 1992).Hơn hai mươi năm đã trôi qua, con vật lưỡng thê ấy lại tái xuất lần nữa trên văn đàn, lần này, nắm tận tay day tận mặt bằng công trình: Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy.
Từ đấy cho thấy, Đỗ Lai Thúy đã không ngừng trầm tư về tư tưởng phê bình trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng hai mươi năm kia. Hành động tư tưởng ấy tạo nên tính thống nhất trong quan niệm phê bình văn học Đỗ Lai Thúy. Thế nên, không ngạc nhiên khi sắp tới ông lại cho ra đời Mắt thơ (II) và cả Mắt thơ (III). Mắt thơ vẫn không ngừng khép mở cho suốt cuộc đời phê bình Đỗ Lai Thúy. Đấy chính là phong cách làm việc chuyên nghiệp. Đỗ Lai Thúy đã dự tính cho mình những chặng đường dài và chuyên sâu vào chủ đề mà mình nghiên cứu. Hơn thế nữa, tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở chỗ phê bình phải có phương pháp (chứ không phải nội đạo hay ngoại đạo, có thâm niên hay là mới sơ cơ), mà điều này ở Đỗ Lai Thúy là rõ nét. Hoạt động phê bình văn học của ông nhuần nhuyễn nhiều thủ pháp trên nền chính yếu của thi pháp học, văn hóa học và phân tâm học. Và trong Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam, một cái nhìn lịch sử) – tác phẩm phê bình sự phê bình,thì phương pháp viết lịch sử tư tưởng phê bình văn học của ông đến từ lý thuyết hệ hình.
Rất độc đáo, trong công trình này, là phát hiện riêng của Đỗ Lai Thúy, khi ông cho rằng tính lưỡng thê của phê bình văn học được trùng phức lên gấp mấy lần ở Việt Nam. Đó là, ở Việt Nam, phương pháp phê bình văn học không nối tiếp như phương Tây mà gối tiếp. Các phương pháp (hoặc lớn hơn là hệ hình) chưa đi hết nhiệm vụ và số phận của nó đã vội chuyển sang một phương pháp khác. Ngược lại, có những phương pháp thuộc hệ hình đã cũ thì vẫn cứ bám rễ mãi bởi nó có những sự hậu thuẫn quyền uy bên ngoài khoa học. Do đó, những sự chuyển đổi hệ hình ở Việt Nam không bao giờ là trọn vẹn. Phê bình văn học ở Việt Nam, vì thế pha tạp và không thuần nhất, nhà phê bình cùng lúc có thể sử dụng nhiều phương pháp. “Đặc điểm này về sau sẽ trở thành một hằng số của phê bình văn học Việt Nam, điểm yếu và biết đâu, vô hình trung cũng là điểm mạnh của nó” (tr.125; tất cả những đoạn trích chỉ đánh số trang đều dẫn trong Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, Hội nhà văn, 2011). Ngoài ra, ở Việt Nam thiếu những điều kiện dân chủ, nên phê bình ra đời rất khó khăn (tr.22, và…). Hoạt động phê bình đúng nghĩa, đó là nơi mọi tiếng nói phải có giá trị ngang bằng nhau, quyền phát ngôn chia đều cho tất cả (tạo nên quyển văn hóa đối thoại là phẩm chất nền tảng của tính hiện đại như quan niệm Bakhtin). Ở Việt Nam, suốt một thời kỳ dài chỉ có một thứ phê bình chính thống, do đó chỉ có một tiếng nói (quyển văn hóa độc thoại của hệ hình tiền hiện đại). Đó cũng là một thể tồn tại nữa của con vật lưỡng thê ấy (như một cảm thán từ) của phê bình văn học Việt Nam, cứ lê lết mà tiến lên phía trước (mong muốn bắt kịp thế giới) trong khi vẫn cứ có một sợi dây ràng buộc, giật ngược cái đầu nó lại. Và vì thế, bước chuyển của phê bình văn học không phải là một quỹ đạo vững tâm, mà là một tình thế như Đỗ Lai Thúy đã đặt định: “tròng trành và/mà tiến tới”; và/mà nghe mới nặng nề làm sao, tròng trành nhìn mới bấp bênh làm sao?!
Mở con mắt phê bình trong tính lưỡng thê, Đỗ Lai Thúy nhìn đâu cũng thấy thể lưỡng thê của văn học. Ông thấy tác phẩm – trung tâm của đời sống văn học cũng mang tính lưỡng thê của chơi/dùng (thưởng lãm nghệ thuật và tính chất đồ vật). Hoặc như cặp phạm trù trung tâm nội dung và hình thức (hai thành tố) để tạo nên (một) thực thể là tác phẩm văn học, Đỗ Lai Thúy cũng thấy tính lưỡng thê khi nói về hiện tượng phiên chuyển vai trò của nội dung và hình thức, làm nên các đặc trưng gốc của hệ hình văn học: khi nội dung quyết định hình thức thì tạo thành hệ hình tiền hiện đại và khi hình thức quyết định nội dung lại tạo nên hệ hình hiện đại trong khoa văn học…
Có thể nói, nhìn hữu thể phê bình văn học trong tính lưỡng thê là tia nhìn Đỗ Lai Thúy. Tính lưỡng thê là hạt nhân trung tâm phê bình của ông.
Đã nói đến tính lưỡng thê trong phê bình văn học Đỗ Lai Thúy thì đồng thời, phải ý thức luôn, nó có mối tương liên sống còn với cái nhìn nghiêng từ phương pháp.
2. Cuộc nổi loạn của các hệ hình hay phương pháp viết lịch sử phê bình văn học
Đỗ Lai Thúy diễn giải về nhìn nghiêng từ phương pháp như sau: “… phương pháp phê bình không chỉ là vấn đề học thuật thuần túy, mà còn là quyền lực xã hội, quyền lực cá nhân, nên có người tự chọn phương pháp mà cũng có người để phương pháp chọn. Vì thế, khi phân định một phương pháp, nhất là xác định tác giả này, tác phẩm nọ thuộc một phương pháp nào đấy, không là sự “dán nhãn” tùy tiện, mà là căn cứ trên nét trội, tức mặt chủ đạo của tác phẩm, tác giả. Tôi nói nhìn nghiêng từ phương pháp là như vậy” (Đôi lời thưa trước). Cái nhìn nghiêng từ phương pháp của Đỗ Lai Thúy vì thế có cơ sở khoa học chắc chắn bởi nó xuất phát từ các yếu tố nổi trội (mà nhìn nghiêng, Đỗ Lai Thúy) thấy có ở phương pháp. Trong khi, phương pháp ấy chính là cái cách tiếp cận với đối tượng, cách ứng xử cụ thể của mỗi nhà phê bình khi đi vào tác phẩm. Mỗi thời đại có một hệ (phương) pháp phê bình văn học của nó; mà đôi khi, chỉ cần một phương pháp bay lệch tâm thì lập tức thời đại phê bình văn học ấy cáo chung. Ví dụ như phương pháp hướng vào thủ pháp trong văn bản của các nhà hình thức Nga ra đời, tức thì cáo chung cho cả một thời kỳ phê bình ngoại quan, mở ra thời kỳ phê bình nội quan (thời hiện đại). Phương pháp do đó hé lộ ra tư tưởng phê bình văn học của từng nhà phê bình, quyết định hiệu quả của cách thức phê bình ấy. Phương pháp, vì vậy, chứa đựng luôn cả nhận thức luận và bộc lộ rõ thao tác luận của hoạt động phê bình. Bởi thế, phương pháp đúng như Đỗ Lai Thúy quan niệm, có vai trò là tư tưởng phê bình, còn núp sau tư tưởng phê bình thì bao giờ cũng có một triết học hướng đạo.
Xuất phát điểm từ phương pháp để phân loại, đánh giá phê bình văn học của một trào lưu hay cá nhân cụ thể, vì thế, Đỗ Lai Thúy luôn đứng từ hai căn nền (lại trở về với tính lưỡng thê): 1/Cái thành công đến từ ưu điểm của phương pháp phê bình tạo nên trào lưu ấy và sau nữa là cộng hưởng với tài năng cá nhân của nhà phê bình. 2/Ngược lại, cái thất bại, đó là chỗ nhược điểm đến từ phương pháp phê bình, tệ hơn nữa thì do khí chất (quá cực đoan hay chiết trung…) hoặc sự bất tài của cá nhân nhà phê bình.
Do vậy, đánh giá của Đỗ Lai Thúy được xây dựng trên một cơ sở khoa học chứ không phải từ tình cảm yêu ghét chủ quan thuần túy, lại càng không phải xuất phát từ những quan điểm phi khoa học. Và nếu nhìn nghiêng từ phương pháp như cách Đỗ Lai Thúy quan niệm thì những nhà phê bình được chọn là đại diện cho phương pháp của họ, họ là những đỉnh cao, những hoa văn (và cả dấu hằn thô vụng) đã trạm trổ vào lịch sử đi đường trăm năm của phê bình Việt Nam. Thành công hay thất bại của họ vừa mang tính cá nhân, nhưng cũng là thành công hay thất bại mà phương pháp họ thuộc về. Làm phép cộng những cái thành công và thất bại ấy thì cho kết quả bằng trăm năm phê bình văn học dân tộc.
Nhưng cái nhìn lịch sử phê bình của Đỗ Lai Thúy không phải là một lối nhìn lịch sử tuyến tính thuần túy (mà cái thuần túy thì phải phê phán), nghĩa là viết lịch sử phê bình theo kiểu một tập hợp các phương pháp phê bình theo dòng thời gian (để tải vào lịch sự một mớ hỗn độn những sự kiện đồng đẳng, về bản chất có khi chúng khác nhau hoàn toàn). Nhìn lịch sử phê bình từ sự dịch chuyển các hệ hình (Đỗ Lai Thúy dịch thuật ngữ paradigme trong triết học khoa học của T.Kuhn), Đỗ Lai Thúy đã có một cái nhìn vừa lịch sử vừa phân tầng[ii]các phương pháp. Lý thuyết về sự dịch chuyển hệ hình cho phép Đỗ Lai Thúy khám phá ra đâu mới là những phương pháp và những nhà phê bình làm đại cách mạng (chuyển hệ hình) cho phê bình văn học Việt Nam. Nghĩa là, ở họ đã dịch chuyển được được cả một hệ mỹ học, làm biến đổi hoàn toàn các quan niệm, phương pháp tiếp cận, xử lý đối tượng trong phê bình văn học[iii]. Và, đâu là vô số các nhà phê bình làm tiểu cách mạng, cho dù hoạt động phê bình của họ rất nổi tiếng đương thời nhưng vẫn chỉ là những phát kiến nhỏ, nhằm nới rộng tính hiệu quả cho phương pháp họ thuộc về. Đồng thời, thấy luôn những lính tiên phong, những nhà tiền khu, công kích vào hệ hình cũ, hoạt động của họ nhằm chuẩn bị điều kiện để các nhà phê bình thay đổi hệ hình sau này xuất hiện[iv].
Nên, từ cái nhìn lý thuyết hệ hình, Đỗ Lai Thúy đã có những phát hiện khoa học, đi đúng vào bản chất vấn đề. Ví dụ, nếu chỉ nhìn từ hiện tượng thì phê bình của Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế trong vụ án Truyện Kiều khắc nhau như nước với lửa, nhưng từ bản thể thì hai ông đều thuộc một phương pháp phê bình, Đỗ Lai Thúy viết: “Thế nên, Ngô và Phạm, xét cho cùng chỉ là những người đi ngược chiều nhau trên cùng một: con đường coi văn chương phải đề cao đạo đức, tuyên truyền luân lý” (tr.95). Những người vẫn thuộc về phương pháp ngoại quan của hệ hình tiền hiện đại. Ngày hôm nay (tạm gọi là thời hậu hiện đại), khi phê bình văn học đã hai lần chuyển dịch hệ hình, nếu có người vẫn phê bình theo lối hai cụ Ngô và Phạm thì vẫn cứ là những người trăm năm cũ, cho dù hắn có đầu xanh tuổi trẻ.
Đồng thời, cái nhìn từ lý thuyết hệ hình đã cho phép Đỗ Lai Thúy nhìn ra đâu là các nhà phê bình tiền khu cho chuyển đổi hệ hình, và đâu mới thực là nhà phê bình làm cách mạng hệ hình. Theo đó thì, “quả bom Hoàng Ngọc Hiến”, “nhà phê bình lão thành Nguyễn Đăng Mạnh”, Lê Ngọc Trà là những người đã giúp phê bình tiến được những bước dài, khiến phê bình văn học thay vì chỉ có mối quan tâm đến chính trị đã chú trọng hơn vấn đề thẩm mỹ. Nhưng cuối cùng, rất xác đáng Đỗ Lai Thúy nhận định, đấy cũng chỉ là “sự thay đổi trong nội bộ một phương pháp phê bình. Một sự đổi mới (chứ không phải đổi ngược) thực sự đòi hỏi phải thay đổi hệ hình” (tr.169). Phải đến Phan Ngọc với Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Khoa học Xã hội, 1985) (phê bình phong cách học), Trần Đình Sử với Thi pháp thơ Tố Hữu (Tác phẩm mới, 1987) (phê bình thi pháp học)[v]thì phê bình Việt Nam mới làm thành công cuộc cách mạng hệ hình hiện đại (phê bình văn bản), chuyển mối quan tâm từ các yếu tố bên ngoài vào trong văn bản.,
Như vậy, với những mốc chuyển trên, phê bình văn học Việt Nam đã làm được cuộc dịch chuyển hệ hình đầu tiên từ tiền hiện đại sang hiện đại. Tuy nhiên, như Đỗ Lai Thúy nhận định, “phê bình văn học Việt Nam còn thiếu một bước chuyển đổi hệ hình nữa để đi hết quỹ đạo mà phê bình văn học thế giới đã đi: cách tiếp cận tác phẩm từ người đọc” (tr.175).
Viết lịch sử tư tưởng phê bình từ lý thuyết hệ hình của Đỗ Lai Thúy, như vậy, là đi từ bản chất (essence) vấn đề khi xuất phát từ nền tảng triết mỹ - cái mà từ đó, dựng lên phương pháp. Đây là cách viết sử phê bình văn học tránh được các kiểu phân chia từ hiện tượng như phân kỳ theo mốc lịch sử, theo thế hệ, hay theo địa chỉ xã hội, thậm chí là tuổi tác, giới tính nhà phê bình. Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy ra đời mang đến cho cha sinh của nó một lần mấy phần quà (đúng với tính lưỡng thê). Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy vừa là một cách viết sử phê bình khoa học (trình bày ở Phần một) vừa là sự thực hành phương pháp ấy thành công (trình bày ở Phần hai). Tuy rằng, phương pháp nào rồi cũng có giới hạn của nó. Thế nên, phương pháp phân chia theo hệ hình cũng phải đối diện với những vấn nạn mở ra trong chính mình. Ví dụ như, tiêu chí để xác định hệ hình cho đến giờ vẫn có nhiều biến động, chưa thống nhất (đâu mới là thực sự bản chất của tính hiện đại và hậu hiện đại?), nên khi, chỉ cần tiêu chí xác định hệ hình thay đổi thì cả một loạt hệ thống buộc phải cấu trúc lại. Từ đấy, để thấy rằng Đỗ Lai Thúy là thận trọng khi ông đã tốn rất nhiều công sức (Phần một) để giới thuyết rất kỹ quan niệm của ông về mô hình hai lần dịch chuyển hệ hình trong khoa văn học, trong đó nhấn mạnh trung tâm hạt nhân là văn bản. Thế nên, để hiểu đúng Đỗ Lai Thúy, người ta buộc phải tôn trọng và đọc từ trong hệ thống của Đỗ Lai Thúy. Cho dù, vẫn biết rằng, mỗi một lần tiến hành mô hình hóa bao giờ cũng phải bước qua (mà đôi khi bỏ sót) nhiều chi tiết. Mà lắm khi, đống chi tiết với tư cách là những diễn ngôn ngoại vi, bên lề kia chỉ cần đảo ngược mắt nhìn (thế giới quan) lại trở thành trung tâm trong một hệ thống khác. Nhưng kỳ cùng, khoa học là một nỗ lực tiến gần đến chân lý, chứ không bao giờ trùng khít với chân lý. Bởi nếu trùng khít với chân lý thì khoa học cũng báo tử luôn, bởi từ nay, nó hết nhiệm vụ phải làm. Chân lý của khoa học nằm ở chỗ nó phải tạo ra cho được những phương pháp có thể, để tiến gần hơn mãi, gần nhất có thể với bản chất đối tượng. Thế nên, lòng ta hân hoan làm sao khi một phương pháp ra đời giúp ta nhích gần hơn nữa những bản chất. Học lời của các nhà thông diễn luận thì là: “giúp ta vén mở một chân trời”. Phương pháp viết lịch sử phê bình của Đỗ Lai Thúy từ lý thuyết hệ hình, thực sự, đã mở ra chân trời mới để đến gần hơn với bản chất của phê bình văn học so với các phương pháp khác đã từng tồn tại ở Việt Nam.
Sau nữa, điều đáng nói ở công trình này của Đỗ Lai Thúy, khi khép nó lại, người ta biết hiện đại hóa phê bình văn học phải bắt đầu từ đâu. Từ cái vi mô là sự bù đầy phương pháp còn thiếu và nâng cấp các phương pháp cũ trong hệ hình đã tồn tại, cũng như, từ cái vĩ mô là phải đẩy mạnh sự phát triển những phương pháp thuộc hệ hình hậu hiện đại.
3. Những người trở về cho một quan niệm phê bình văn học dân tộc
Ngay khi Đỗ Lai Thúy viết: “cũng do không đủ thời gian, nên sách này còn khuyết mảng phê bình văn học ở Sài Gòn từ 1945 đến 1975 và, phần nào, ở hải ngoại từ 1975 đến nay” (Đôi lời thưa trước). Ngay khi ý hướng viết Đỗ Lai Thúy trình ra như vậy, chúng ta có thể hiểu được nơi ông quan niệm về phê bình văn học dân tộc là tổng số của ba khu vực mà do những điều kiện lịch sử khắc nghiệt đã đánh mất đi mối dây liên lạc máu mủ với nhau cho đến mãi nay. Thế nên, trong công trình này, có nhiều hơn một người được trở về từ các vùng cấm kỵ ấy, đó là Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung và Đặng Tiến (Phần ba, và rải đều ở Phần hai); một thời kỳ văn học (tất nhiên chưa thể đủ đầy) đã chảy trở lại trong mạch nguồn dân tộc.
Từ lâu nay, sự cởi mở của văn hóa xã hội đã dần cho phép phổ biến lại những tác phẩm của các tác giả đô thị miền Nam. Nhưng việc xuất hiện một cách chính thống, chỉnh thể (trong một quyển lịch sử phê bình văn học dân tộc) với chiều sâu tinh thần khoa học thì có lẽ lần đầu là ở Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy[vi]Các tác giả thuộc khu vực phê bình văn học ở Sài Gòn từ 1954 đến 1975 đã đi đường trong suốt chiều dài cuốn sách mới này của Đỗ Lai Thúy. Họ được ông đánh giá khách quan và khoa học từ cái nhìn của người phê bình dành cho người phê bình. Vì xuất phát từ lý thuyết hệ hình, nên với Đỗ Lai Thúy, hiển nhiên chỉ có một mối quan tâm bản thể ấy là anh thuộc về phương pháp nào. Các khu vực địa lý tự nhiên bị hủy bỏ, ý hệ chính trị bị xóa nhòa (cái đã ám rất nhiều vào nhiều đầu óc người Việt Nam từ mấy chục năm qua), chỉ còn lại có một vấn đề là khoa học và nghệ thuật..
Một cách viết lịch sử phê bình văn học như vậy, trước hết là đúng, sau nữa, tự nhiên sẽ làm đầy và làm tròn thêm cho phê bình văn học dân tộc. Đẩy mốc hiện đại hóa phê bình và tiếp nhận lý thuyết văn học tại Việt Nam đi sớm thêm mấy chục năm trời.
Cái tổng thể, Đỗ Lai Thúy đã dựng xong. Và đúng như ông quan niệm, những cái mà ông chưa có dịp trình bày thật cũng chẳng phương hại gì đến cấu trúc toàn bộ cuốn sách. Chúng ta có thể “nối điêu” thêm vào những chỗ mà ông chưa nói tới được trong công trình lần này của mình [vii].
Và nhìn từ phương pháp viết lịch sử phê bình văn học từ lý thuyết hệ hình của ông, về tầm mức quan trọng của sự dịch chuyển hệ hình, chúng ta sẽ nhận thấy lâu nay viết lịch sử tiếp nhận lý thuyết phương Tây vào phê bình văn học Việt Nam đã bỏ qua những dấu mốc quan trọng bậc nhất.
Đó là, sự nổi loạn, cuộc cách mạng dịch chuyển từ hệ hình tiền hiện đại sang hệ hình hiện đại của văn học dân tộc đã được khối phê bình đô thị miền Nam thực hiện trước khu vực miền Bắc tới gần ba mươi năm với phê bình hiện tượng học, phê bình phân tâm học văn bản và phần nào đó là phê bình thi pháp học.
Về phê bình hiện tượng học:
Như chúng đã biết, dòng triết học chủ đạo của khu vực đô thị miền Nam là hiện tượng luận hiện sinh. Và vì thế, để hiểu hiện tượng luận hiện sinh người ta buộc phải tìm hiểu hiện lượng luận Husserl [với tư cách là một phương pháp tri giác về sự vật thế giới (hữu thể) nay chuyển vào phân tích con người (hữu thể hiện sinh)]. Học thuật khối đô thị miền Nam, với sự liên lạc mật thiết với thế giới tư tưởng phương Tây, đã tiến hành truyền bá một cách sâu rộng hiện tượng luận và nhất là hiện tượng luận hiện sinh[viii]Các triết gia như Husserl, Heidegger, Sartre, Jaspers, Marcel, M.Ponty, Mounier… được giới thiệu và chuyển dịch với số lượng lớn. Ở miền Nam những nhân vật nổi trội đều là môn đệ vừa trực tiếp, vừa qua sách vở của các triết gia hiện tượng luận (như Lê Tôn Nghiêm là môn đệ Heidegger, Nguyễn Văn Trung là môn đệ Sartre, Trần Thái Đỉnh từng theo học M.Ponty, Đặng Phùng Quân môn đệ Marcel, Lê Tuyên theo Husserl và Bachelard…)..
Do đó, phê bình văn học ở đô thị miền Nam, hệ tư tưởng chủ đạo là hiện tượng luận/hiện tượng luận hiện sinh. Thế nên, từ rất sớm, phê bình miền Nam đã hình thành phê bình hiện tượng luận[ix].
Theo chỗ chúng tôi (rất đồng quan điểm với Đỗ Lai Thúy), đỉnh cao của phương pháp phê bình hiện tượng luận thuộc về một người quan trọng ít được nhắc tên, đó là Lê Tuyên[x], với phần lớn các tác phẩm được viết vào thập niên 60 thế kỷ trước như: Thể tánh của thi ca (In lại, USA, 2000); Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đầy (In lại, USA, 1988)[xi]. Các tác giả đã quan niệm văn bản là một thực thể tự trị, từ đó đi tìm ý hướng mà tác phẩm ấy nhắm tới nhằm khái quát nên bản chất đối tượng văn học được phê bình. Hoặc khác nữa, như dùng phương pháp giảm trừ hiện tượng học để đi tìm bản chất của sáng tạo văn chương hay bản chất văn bản là gì.
Về phê bình phân tâm học:
Ở Miền Nam đã xuất hiện phê bình phân tâm học văn bản từ ngay những năm 1960 thế kỷ trước. Bao gồm, phê bình phân tâm học văn bản theo phương pháp Bacherlard của Lê Tuyên, và phê bình phân tâm học hiện sinh của nhiều nhà phê bình miền Nam thời bấy giờ.
Phê bình phân tâm học tại Việt Nam có một số phận kỳ lạ, vừa bị hắt hủi vừa đẹp rực rỡ. Nhưng chung cục lại, có thể nói, phương pháp phê bình phân tâm học ở Việt Nam đã đồng hành suốt chiều dài của lịch sử phê bình văn học. Phê bình phân tâm học tại Việt Nam là phương pháp duy nhất đã kịp có những dịch chuyển hệ hình, đi cùng với những nhịp gấp khúc về phương pháp với phê bình phân tâm học thế giới, và những lần dịch chuyển hệ hình của khoa văn học. Dẫu rằng, ở Việt Nam, đấy là những bước đi chậm và mỏng mảnh (về lượng công trình quá ít, về chất thì đã thỏa mãn được tính chuyên nghiệp).
Sau thời kỳ tiền hiện đại của “các môn đệ của Freud tại Việt Nam” trong phê bình văn học, như Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Đỗ Lai Thúy (Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm). Đến Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy thì học thuyết Jung đã xuất hiện, kết hợp với tín ngưỡng phồn thực[xii]
để giải mã hiện tượng cắc cớ, phức tạp và lôi cuốn Hồ Xuân Hương. Phê bình phân tâm học theo phương pháp ngoại quan từ ngoài văn bản ở Việt Nam, đến đây, đã có những thành tựu đáng kể.
Đến thời kỳ hiện đại của phương pháp phân tâm học văn học (phân tâm học văn bản), ở Việt Nam cũng có những mùa trái quả. Đầu tiên là ở khu vực đô thị miền Nam, phê bình phân tâm học ở đây có mối liên lạc mật thiết với hiện tượng học. Hai phương pháp phê bình phân tâm học văn bản ở miền Nam gồm phê bình phân tâm học hiện sinh của Sartre và phê bình phân tâm học chất liệu của Bachelard – hai nhà triết học, phân tâm, lý luận và phê bình văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp, chảy trong mạch nguồn hiện tượng học. Do đó, phê bình phân tâm học văn bản miền Nam đã có điều kiện để dịch chuyển hệ hình vào văn bản [xiii]Với quan niệm văn bản là một cấu trúc tự trị mang tính chỉnh thể của hiện tượng học, Sartre cho rằng, văn bản văn học là một ý hướng hiện sinh trọn vẹn. Chỉ cần đi vào nghiên cứu các cấp độ trong văn bản như thể loại, biện pháp tu từ, cách xây dựng hình ảnh… (tất cả chứa đựng những ý hướng cụ thể - nên mới có hành vi chọn lựa đó) thì cấu trúc hiện sinh sẽ hiển lộ rõ nét. G.Bachelard thì lại cho, mỗi văn bản là một hình thức mơ về (cách ông diễn đạt phạm trù ý hướng tính của Husserl). Do đó, cấu trúc văn bản là một cấu trúc làm lộ sự mơ mộng. Từ đây, đi sâu vào văn bản sẽ thấy các cổ mẫu (như nước, lửa, đất, không khí) làm nên tinh thần tác phẩm[xiv]..
Chỉ lấy ra đây một ví dụ Lê Tuyên trong Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đầy. Chuyên luận đã áp dụng phân tâm học văn bản của Bacherlard thành công. Mã làm việc của Lê Tuyên được hiểu như sau: toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là (ý hướng) mơ về người chinh phu trong tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày - người chinh phụ. Từ đấy, Lê Tuyên cứ bám chặt vào tác phẩm mà diễn giải nội dung Chinh phụ ngâm từ các phạm trù lưu đày, cô đơn, lãng mạn của người chinh phụ. Còn với phân tâm học hiện sinh, chúng ta có những bài viết rất hay về các bình diện của tâm thức hiện sinh như hiện hữu, tự do, cô đơn, lưu đày, buồn nôn, phản kháng, dấn thân, thông giao, tự vẫn… đăng tải nhiều trên các tạp chí sinh hoạt văn nghệ miền Nam thời bấy giờ.
Một mốc quan trọng đáng chú ý nữa, đánh dấu sự trở lại của phân tâm học văn bản tại Việt Nam là Bút pháp của ham muốn (Tri thức, 2009). Công trình này của Đỗ Lai Thúy đã mở ra phân tâm học văn bản cấu trúc luận theo phương pháp của Lacan tại Việt Nam [xv].
Nhìn nghiêng từ phương pháp theo “phép mở mắt” của Đỗ Lai Thúy, như vậy, chúng ta thấy được phê bình văn học dân tộc Việt Nam từ rất sớm ở khu vực Miền Nam đã có sự dịch chuyển hệ hình sang hiện đại. Miền Nam đi trước nhưng về sau, được phát hiện lại để đẩy mốc hiện đại hóa trong văn học dân tộc gần hơn nữa so với thế giới.
---
Đọc âm bản Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, vì thế mở ra nhiều hơn một chân trời. Với Đỗ Lai Thúy, chúng ta biết, ông sẽ còn trở lại với con vật lưỡng thê ấy, bởi với ông, phê bình là một cách thế để “bù đắp” hiện hữu ở đời, phê bình vì thế là bản mệnh[xvi].
Và mỗi một lần con vật lưỡng thê ấy xuất hiện trở lại trong không gian phê bình văn học Việt Nam, dù yêu quý hay ghét bỏ, thì người ta vẫn phải thấy nó hấp dẫn. Con vật lưỡng thê ấy của Đỗ Lai Thúy, có nhiều chỗ giống với con vật Leviathan trong Thánh kinh, vừa gớm ghiếc vừa bừng lên sự đẹp say lòng[xvii].
Để cuối cùng, ngay kể cả khi nơi nỗi ghê sợ có quẫy lên mạnh mẽ, thì cũng sẽ có rất nhiều toan tính lên đường…
Số phận phê bình văn học Việt Nam, biết đâu, nhờ thế mà thay máu.
[i]Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Phi Hùng. Chú trọng đến sự trình bày, nghĩa là đã toan tính đến một văn thể phê bình (sao cho “có văn, có phong cách” như lời Đỗ Lai Thúy). Điều này lý giải vì sao phê bình văn học Đỗ Lai Thúy thấm đẫm thi tính trong lý tính, điều mà các triết gia thuộc truyền thống châu Âu lục địa gọi là, nỗ lực làm một cuộc hôn phối cho tư tưởng và thi ca. Phê bình văn học Đỗ Lai Thúy tài hoa ở chỗ bố cục bài và câu văn hướng đến mơ mộng, giàu hình ảnh, nhiều liên tưởng lạ được trình bày bằng một giọng “bình thản, rủ rỉ như tâm sự” (đúng như nhận xét của nhà văn Đặng Thân), nên lôi cuốn bởi nó đẹp, gần gũi và nhẹ nhàng. Những khi phải phân tích những vấn đề phức tạp, người ta luôn thấy được cái cách trình bày của Đỗ Lai Thúy là thanh thoát, hình tượng và dễ hiểu. Điều này, chứng minh cho chính quan niệm của ông về tính nghệ thuật của con vật lưỡng thê phê bình văn học.
[ii] Lại trở về với tính lưỡng thê, vừa là A vừa là phi A, hay là cuộc tương phùng của nhận thức luận phương Tây hiện đại (lý thuyết lượng tử, tư duy phức hợp…) với cội nguồn của minh triết Đông phương.
[iii] Thay đổi hệ hình, hiểu như Đỗ Lai Thúy là: “thay đổi đồng bộ một loạt quan niệm về tác giả, tác phẩm, văn bản, người đọc, chức năng văn học” (tr.169).
[iv] Về phương pháp viết lịch sử tư tưởng từ lý thuyết hệ hình, đáng chú ý, có thể tham khảo Hans Kung (Nguyễn Nghị dịch), Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, Tri Thức, 2010.
[v]Bản thân Đỗ Lai Thúy cũng có đóng góp vào sự dịch chuyển hệ hình ấy với Con mắt thơ (Lao động, 1992) (phê bình thi pháp học), hay Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (Văn hóa nghệ thuật, 1999) với quan niệm: phong cách là sự lệch chuẩn…
[vi]Trên bình diện triết học, đáng chú ý là hai khảo cứu công phu: Trần Văn Đoàn, Chương V: Hiện tượng học tại Việt Nam, trong Thông diễn học, nguồn:
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/TRIETHOC/ThongDienHoc/Hermeneutics.htm. Xem bổ sung, Huỳnh Như Phương, Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết), Nghiên cứu Văn học, số 9/2008.
[vii] Nhưng đã nói ở nơi khác, Xem Đỗ Lai Thúy, “Phê bình văn học Việt Nam và vấn đề tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài”, Tham luận Hội thảo quốc tế, Tiếp cận văn học châu Á từ lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội, Viện Khoa học xã hội – Viện văn học – Viện Harvard-Yenching – Quỹ Japan Foundation, 14-15/03/2011.
[viii]Hiện tượng luận Husserl, cùng với hiện tượng luận hiện sinh và sau này là hiện tượng luận thông diễn Heidegger, Gadamer có một ý nghĩa kiến tạo, gây ảnh hưởng mạnh mẽ mang tính bản thể cho vận mệnh khoa học văn học thế kỷ XX và tới tận ngày nay.
[ix]Chúng ta biết, khối học thuật miền Nam ra đời trong bối cảnh sinh hoạt tư tưởng thế giới bấy giờ đang là thời hoàng kim của chủ nghĩa hiện sinh. Do có được mối cộng thông với thế giới, trí thức miền Nam đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa hiện sinh [còn gọi là hiện tượng luận hiện sinh,nghĩa là, phương pháp hiện tượng luận đưa vào phân tích hiện sinh (con người)].
[x]Lê Tuyên là người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Husserl và Bachelard. Từng du học hàng chục năm bên Pháp, là một trong những người sáng lập và có vai trò quan trọng nhất của Văn khoa Huế. Cùng với Nguyễn Văn Trung, Lê Tuyên là một trong hai gương mặt gây ảnh hưởng sâu rộng cho sinh viên văn khoa Huế và văn nghệ miền Nam thời bấy giờ. Hiện sống tại hải ngoại.
[xi]Ngoài ra, còn kể thêm Nguyễn Văn Trung với nhiều tác phẩm đã trở nên phổ biến trở lại trong giới nghiên cứu như Lược Khảo văn học (3 tập, Nam Sơn, Bộ QGGD, 1963 – 1968), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (1962)…; Nguyên Sa Trần Bích Lan với Quan điểm văn học và triết học (nhất là hai mục Nhận định hiện tượng luận về sự sáng tạo I & II) (Nam Sơn, 19..); Thanh Lãng trong cách phân chia tiểu thuyết theo Ý hướng (đấu tranh, tình cảm, thi vị, truyền kì, hồi ký, hài biếm, phong tục, tả thực [Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển hạ), Trình Bầy, 1967]; và nhiều cây bút gạo cội miền nam như Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Đàm Quang Thiện, Đặng Phùng Quân…
[xii] Xem tiểu mục Phê bình phân tâm học trong Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy.
[xiii] Chúng ta cũng nên chú ý, chính hiện tượng học đã mở ra hệ hình chủ thể trong nhận thức luận cho khoa văn học hiện đại. Đồng thời, qua các môn đệ của Husserl như Ingarden, trường phái Constance, Heidegger (hiện tượng luận hiện sinh), Gadarmer (hiện tượng luận thông diễn)… khoa văn học đã có những bước tiến quan trọng, nền tảng cho khoa học về sự hiểu (thông điễn học) hậu hiện đại. Xem các tác phẩm của Trương Đăng Dung.
[xiv] Xem thêm phần lý luận về vấn đề này đã được Nguyễn Văn Trung bàn rất sớm trong công trình quan trọng Lược khảo văn học (tập 3), trước đó đã đăng tải với tên “Những quan niệm phê bình mới”, Nghiên cứu văn học, Số 7/1968.
[xv] Về tầm mức quan trọng của Bút pháp của ham muốn (cũng là của tác giả mà tiểu luận này đang đem ra mổ xẻ từ âm bản của sự đọc), đồng thời là Lê Tuyên và các đồng nghiệp của hai ông ở Miền Nam 1954 - 1975, sẽ phải được tiến hành ở một nghiên cứu công phu khác. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài viết lần này, để có một cái nhìn tổng thể, chúng tôi chỉ có thể ghé qua điểm mặt phê bình phân tâm học văn bản ở Việt Nam qua mấy đường bút sơ lược như trên. Đỗ Lai Thúy còn là một dấu mốc quan trọng cho sự phục hưng lại lý thuyết và phương pháp phân tâm tại Việt Nam.
[xvi] Trả lời phỏng vấn Nguyễn Phi Hùng, Đỗ Lai Thúy từng “tự thú” ông mắc chứng hãi người từ bé. Tuổi thơ của ông có những chấn thương “ấu thời”, mà về sau, quy định suốt cả cuộc đời. Mất mẹ từ bé, sau cải cách ruộng đất, gia đình phải rời ngôi nhà đồ sộ ra bờ đê ở. Mặc cảm bị tước đoạt và ruồng bỏ khiến ông thu mình vào nội giới, và niềm an ủi (bù đắp cho những bất hạnh) chỉ còn là những nhân vật trong sách (thế giới của chữ). Một tuổi thơ như vậy, hiển nhiên, sẽ kéo dài những “vết tích” tâm lý ấu thời cho đến hết đời. Khi trưởng thành, Đỗ Lai Thúy chọn nghiệp viết (thế giới của chữ), được lý giải như một hình thức “thoái lùi”, “cắm chốt” về ấu thời trong đời sống tâm lý.
Đồng thời, chứng hãi người ấu thơ khiến ông thu mình vào trong, điều ấy lý giải vì sao con người ông rất ít nói, đến gần như lặng im. Nhưng con người là một động vật nói năng, nên không nói (giao tiếp) hoàn toàn thì anh vắng mặt ở đời, vì thế anh không hiện hữu. Mà không hiện hữu thì là hư vô, nghĩa là chết. Để khẳng định sự có mặt của mình ở đời, nhằm bảo toàn thế hiện sinh, được sống, Đỗ lai Thúy chọn viết làm nghề. Thông qua viết, con người ít nói như ông được giao tiếp trở lại với thế giới. Viết là một hình thức giao tiếp của Đỗ Lai Thúy với ngoại giới. Nên không ngạc nhiên khi Đỗ Lai Thúy viết phê bình văn học, cho dù sự viết có lúc đem lại cho ông quá nhiều cơ cực ở đời. Nên không ngoa lắm khi nói, viết (phê bình văn học) là bản mệnh Đỗ Lai Thúy. Và nếu đã là bản mệnh, thì Đỗ Lai Thúy sẽ còn phải/buộc phải hành trình mãi không thôi, như là số kiếp của con người trong trần gian.
[xvii] Phê bình trong tính lưỡng thê là phê bình kiểu mới như Đỗ Lai Thúy quan niệm: “không theo nguyên lý loại trừ kiểu hoặc là… hoặc là một cách cứng đơ như vậy, mà theo nguyên lý bổ sung kiểu (Heisenberg) vừa là… vừa là mềm mại uyển chuyển (tr.261). Với cái nhìn lấp lửng hai mặt của tính lưỡng thê, Đỗ Lai Thúy đã gặt hái cả mấy mùa màng phê bình văn học. Một ví dụ, để giải mã thành công Hồ Xuân Hương, thay vì cho nó hoặc là thanh, hoặc là tục theo kiểu loại trừ; Đỗ Lai Thúy từ nguyên tắc bổ sung (tính chất lưỡng thê), đã cho thơ nữ sỹ họ Hồ vừa thanh lại vừa tục. Từ đó, ông khám phá ra bản chất hoài niệm phồn thực nơi thơ Xuân Hương.