Những con đường mang tên "Cha"
... Người thầy dạy Toán biết rất nhiều công thức Toán, cô giáo dạy Văn thuộc rất nhiều bài thơ, người đầu bếp biết rất nhiều món ăn ngon... Và những người thầy, người cô, người nấu bếp thuê ấy đều nuôi lớn những đứa con của mình bằng những gì họ biết....
Lê vẫn thường tự hào khoe: "Mẹ em nấu ăn rất ngon". Tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện và thường tự hỏi tại sao Lê thường nói thế trong những lúc chúng tôi đang nói chuyện về những việc chẳng ăn nhập với điều ấy. Vả lại cũng đâu có gì lạ? Những bà mẹ nội trợ thông thường, đâu thiếu người nấu ăn ngon? Cho đến một ngày tôi mới hiểu, khi Lê khoe những câu khoe thường nhật, chỉ có điều thêm một vế sau: "Mẹ em nấu ăn rất ngon. Vì mẹ em làm nghề nấu cỗ". Hôm ấy Lê có chuyện buồn, chơi với nhau bao lâu, bấy giờ tôi mới biết hoàn cảnh gia đình Lê: "Bố em bỏ đi Nga hơn chục năm. Hai anh em Lê được đi học từ những bữa nấu cỗ thuê của mẹ...". Câu chuyện kết thúc bằng câu nói tôi đã rất quen: "Mẹ em nấu ăn rất ngon!".
... Và căn phòng chỉ có tiếng động khi tôi lên tiếng: "Còn bố chị thì biết rất nhiều đường, vì bố chị làm nghề xe ôm!".
Hai chúng tôi nhìn nhau rất lâu và cùng im lặng.
Câu chuyện chỉ có thế nhưng tôi không thể quên ngay sau đó. Nó cứ trở đi trở lại trong tôi...
Bố tôi làm xe ôm đến nay đã mười bảy năm. "Tuổi nghề" của ông tính bằng "tuổi đời" của tôi. Vì sao ư? Chỉ khi sinh ra tôi ông mới bắt đầu nghề xe ôm - cái nghề gắn bó với chiếc xe và những con đường...
Năm 91, năm tôi ra đời! Năm 91, năm bố tôi bắt đầu đón khách trên sân cảng, năm mẹ tôi ở nhà nuôi bốn con lợn lấy tiền cho chị gái tôi đi học...
Chuyện nếu kể ra sẽ dài thật là dài. Mười bảy năm, đâu phải chuyện một ngày? Suốt mười bảy năm, tôi nghe không biết bao nhiêu lần câu chào mời khách của bố tôi "Bác về đâu đó bác?". Câu trả lời của những người khách đi xe không quen mặt làm sao tôi nhớ hết? Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, An Hải... hay Cầu Đất, Cát Đài, Lê Lợi, Dư Hàng... Biết bao con đường. Vậy mà tại sao đến bây giờ, khi đã sang tuổi mười bảy, tôi mới nghĩ đến những con đường ấy để biết rằng bố tôi đã biết rất nhiều nơi trên đất Hải Phòng này...
Suốt những ngày đi học, ít khi nào tôi hỏi được bố bài tập của mình. Bố tôi chẳng thuộc một bài thơ, Toán thì lên cấp II ông đã không làm được... Tôi cho rằng ông chẳng biết gì. Đến sau này tôi mới hiểu ông biết rất nhiều. Những con đường ông biết đã nuôi tôi thành một cô gái cao 1m60, nặng 50 cân từ một đứa trẻ nặng 2 cân mốt, dài vài chục phân lúc mới lọt lòng. Những con đường đào lên, lấp xuống, những con đường qua tháng năm không biết bao nhiêu chiếc xe đã đi qua. Tôi chỉ biết trên những nẻo đường ấy, đã từng in dấu một người xe ôm trong những buổi trưa hè nóng bỏng...
Người thầy dạy Toán biết rất nhiều công thức Toán, cô giáo dạy Văn thuộc rất nhiều bài thơ, người nấu bếp thuê ấy đều nuôi lớn những đứa con của mình bằng những gì học biết. Bố tôi - người xe ôm thì biết rất nhiều những nẻo đường. Ông cũng nuôi chị em tôi lớn lên bằng những gì ông biết. Đôi khi, tôi nghĩ đõ là tất cả những gì ông có - một người bố yêu con như biết bao người bố yêu con. Vậy nên nếu tôi có một người bố làm nghề xe ôm thì đâu có nghĩa tôi không được yêu thương để lớn - lên - đúng cách như khi tôi có một người bố làm thầy giáo, kĩ sư hay giám đốc?
"Bố tôi biết rất nhiều con đường. Vì ông làm nghề xe ôm"...
Có những con đường không được đặt tên, có những con ngõ vô danh, nhưng vẫn có thể dẫn người ta trở về mái ấm. Với tôi, ấy là những con đường mang tên "Cha"...
... Và căn phòng chỉ có tiếng động khi tôi lên tiếng: "Còn bố chị thì biết rất nhiều đường, vì bố chị làm nghề xe ôm!".
Hai chúng tôi nhìn nhau rất lâu và cùng im lặng.
Câu chuyện chỉ có thế nhưng tôi không thể quên ngay sau đó. Nó cứ trở đi trở lại trong tôi...
Bố tôi làm xe ôm đến nay đã mười bảy năm. "Tuổi nghề" của ông tính bằng "tuổi đời" của tôi. Vì sao ư? Chỉ khi sinh ra tôi ông mới bắt đầu nghề xe ôm - cái nghề gắn bó với chiếc xe và những con đường...
Năm 91, năm tôi ra đời! Năm 91, năm bố tôi bắt đầu đón khách trên sân cảng, năm mẹ tôi ở nhà nuôi bốn con lợn lấy tiền cho chị gái tôi đi học...
Chuyện nếu kể ra sẽ dài thật là dài. Mười bảy năm, đâu phải chuyện một ngày? Suốt mười bảy năm, tôi nghe không biết bao nhiêu lần câu chào mời khách của bố tôi "Bác về đâu đó bác?". Câu trả lời của những người khách đi xe không quen mặt làm sao tôi nhớ hết? Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, An Hải... hay Cầu Đất, Cát Đài, Lê Lợi, Dư Hàng... Biết bao con đường. Vậy mà tại sao đến bây giờ, khi đã sang tuổi mười bảy, tôi mới nghĩ đến những con đường ấy để biết rằng bố tôi đã biết rất nhiều nơi trên đất Hải Phòng này...
Suốt những ngày đi học, ít khi nào tôi hỏi được bố bài tập của mình. Bố tôi chẳng thuộc một bài thơ, Toán thì lên cấp II ông đã không làm được... Tôi cho rằng ông chẳng biết gì. Đến sau này tôi mới hiểu ông biết rất nhiều. Những con đường ông biết đã nuôi tôi thành một cô gái cao 1m60, nặng 50 cân từ một đứa trẻ nặng 2 cân mốt, dài vài chục phân lúc mới lọt lòng. Những con đường đào lên, lấp xuống, những con đường qua tháng năm không biết bao nhiêu chiếc xe đã đi qua. Tôi chỉ biết trên những nẻo đường ấy, đã từng in dấu một người xe ôm trong những buổi trưa hè nóng bỏng...
Người thầy dạy Toán biết rất nhiều công thức Toán, cô giáo dạy Văn thuộc rất nhiều bài thơ, người nấu bếp thuê ấy đều nuôi lớn những đứa con của mình bằng những gì học biết. Bố tôi - người xe ôm thì biết rất nhiều những nẻo đường. Ông cũng nuôi chị em tôi lớn lên bằng những gì ông biết. Đôi khi, tôi nghĩ đõ là tất cả những gì ông có - một người bố yêu con như biết bao người bố yêu con. Vậy nên nếu tôi có một người bố làm nghề xe ôm thì đâu có nghĩa tôi không được yêu thương để lớn - lên - đúng cách như khi tôi có một người bố làm thầy giáo, kĩ sư hay giám đốc?
"Bố tôi biết rất nhiều con đường. Vì ông làm nghề xe ôm"...
Có những con đường không được đặt tên, có những con ngõ vô danh, nhưng vẫn có thể dẫn người ta trở về mái ấm. Với tôi, ấy là những con đường mang tên "Cha"...
Vũ Ngọc Hậu
Lớp 11 Văn - THPT chuyên Trần Phú III - Lê Chân - Hải Phòng
(VH&TT số tháng 6 (165) 2008)
Lớp 11 Văn - THPT chuyên Trần Phú III - Lê Chân - Hải Phòng
(VH&TT số tháng 6 (165) 2008)