Cưỡi rồng, bói phượng
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái. Lúc mới sinh, gặp có kẻ dâng viên ngọc phác, Tần Mục Công sai thợ giũa, thành một viên ngọc sắc biếc và đẹp lắm.
Đến khi cô gái đầy tuổi tôi, trong cung bày đồ toái bàn, nàng nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, mới đặt tên nàng là Lộng Ngọc.
Lớn lên, Lộng Ngọc nhan sắc đẹp tuyệt trần. Tính trời thông minh, nàng có tài thổi ống sinh hay lắm, không học ai mà thành âm điệu. Tần Mục Công sai thợ làm ống sinh bằng ngọc để cho nàng thổị Nàng thổi ống sinh ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng.
Tần Mục Công cưng lắm, lập cái lầu để cho nàng ở, tên là Phượng Lâu. Trước lầu có xây một đài gọi là Phượng Đài. Năm Lộng Ngọc lên 15, Tần Mục Công muốn tìm một người giai tế, Lộng Ngọc thề: nếu có người nào có tài thổi ống sinh họa được với nàng thì mới chịu lấy làm chồng.
Tần Mục Công sai sứ đi tìm, nhưng không có ai cả.
Một hôm, Lộng Ngọc ngồi trên lầu, vén rèm ngắm cảnh. Bấy giờ trời quang mây tạnh, vừng trăng sáng tỏ như gương, nàng truyền cho thị nữ đốt một lò hương rồi đem ống sinh ra thổi. Bỗng nghe tiếng tiêu từ đâu họa lại, lúc gần lúc xa. Lộng Ngọc lấy làm lạ, dừng ống sinh lại không thổi nữa, lắng tai nghe giọng tiêu ấy chỉ còn dư âm văng vẳng. Lộng Ngọc ngẩn ngơ, lưỡng lự thao thức canh chầy, đoạn đặt ống sinh ở đầu giường rồi nằm ngủ.
Giữa lúc ấy, nàng bỗng thấy trên trời về phía tây nam, cửa mở rộng, hào quang ngũ sắc rực rỡ như ban ngày, có một chàng thiếu niên, mũ lông áo bạc, cưỡi con chim phượng từ trên trời sa xuống, đứng trước Phượng Đài. Chàng bảo nàng:
- Ta đây là chủ núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng Thượng Đế cho ta kết duyên với nàng. Đến ngày Trung Thu này thì đôi ta gặp nhau. Ấy là duyên số đã định sẵn như vậy.
Nói xong, chàng đưa tay rút ống ngọc tiêu bên mình, rồi đứng tựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên cũng giương cánh ra vừa hót vừa múa. Tiếng phượng hót cùng với tiếng tiêu xướng họa hòa nhau như một theo điệu cung thương, nghe rất thâm trầm. Lộng Ngọc mê mẩn tâm thần hỏi: Khúc tiêu này là khúc tiêu gì? Chàng thiếu niên đáp: Đây là khúc "Họa sơn ngâm". Nàng lại hỏi: Khúc này có học được không? Chàng đáp: Khi cả hai kết duyên rồi thì có gì không học được. Đoạn chàng bước đến gần đưa tay cầm lấy tay nàng...
Lộng Ngọc giật mình tỉnh dậy. Sáng lại, nàng thuật lại điềm chiêm bao cho cha nghe. Tần Mục Công liền sai người cứ theo hình dáng người trong mộng đó dò tìm đến núi Họa Sơn. Có người nông phu chỉ rằng: Từ rằm tháng bảy vừa qua, có một chàng trẻ tuổi lạ mặt đến làm nhà ở đỉnh núi, hằng ngày thường xuống chợ mua rượu uống, chiều lại thổi chơi một khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng rất lấy làm thích.
Người của Tần Mục Công mừng rỡ tìm đến, trông thấy chàng thiếu niên mũ lông áo bạc, cốt cách thần tiên, vái chào hỏi tên họ. Chàng xưng là Tiêu Sử. Người của nhà vua thuật lại sự tình và yêu cầu Tiêu Sử về triềụ Sau mấy lần từ chối không được, Tiêu Sử cùng theo về triều ra mắt Tần Mục Công. Tần Mục Công thấy Tiêu Sử dung mạo thanh nhã, có vẻ bằng lòng, cho ngồi bên cạnh, hỏi:
- Ta nghe nhà ngươi có tài thổi ống tiêu tất có tài thổi ống sinh nữa.
Tiêu Sử đáp:
- Tôi chỉ biết thổi ống tiêu, chứ không biết thổi ống sinh.
Vua bảo:
- Ta định tìm một người có tài thổi ống sinh, nay nhà ngươi chỉ biết thổi ống tiêu, vậy không thể làm rể ta được.
Đoạn bảo người đưa Tiêu Sử ra.
Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Tần Mục Công: Tiêu với sinh cũng là một loài, người ta có tài thổi ống tiêu thì sao không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được phô tài.
Tần Mục Công lấy làm phải, truyền Tiêu Sử thổi nghe.
Tiêu Sử mới thổi qua một khúc thì thấy có gió mát hây hẩy. Đến khúc thứ nhì thì mây che bốn mặt. Đến khúc thứ ba thì có đôi bạch hạc múa lượn trên không, đồng thời có đôi khổng tước bay đến rồi các giống chim đua nhau kêu hót..., một lúc mới tan. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng. Lộng Ngọc đứng bên rèm trông thấy vui tương nói: "Người ấy thật đáng làm chồng ta!"
Tần Mục Công lại hỏi Tiêu Sử:
- Nhà ngươi có biết ống sinh và ống tiêu có từ đời nào không?
Tiêu Sử thưa:
- Ống sinh làm ra từ đời Nữ Oa; ống tiêu làm ra từ đời Phục Hi.
Tần Mục Công bảo kể rõ nguyên ủỵ Tiêu Sử nói:
- Nghề tôi vốn ở ống tiêu, vậy tôi xin kể nguồn gốc ống tiêu. Ngày xưa vua Phục Hi ghép ống trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng. Tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn ghép liền 23 ống, dài 1 thước 4 tấc gọi là Nhã Tiêu; thứ nhỏ ghép liền 16 ống, dài 2 thước 1 tấc gọi là Tụng Tiêu. Cả hai thứ gọi chung là Tiêu Quản. Còn một thứ không đáy gọi là Đổng Tiêu. Về sau vua Huỳnh Đế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê chế làm ống địch, ống này có 7 lỗ, cầm ngang mà thổi, tiếng cũng giống chim phượng, trông rất giản tiện. Người đời sau thấy ống Tiêu Quản phiền phức quá nên chỉ dùng ống địch. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là địch. Bởi vậy, ống tiêu ngày nay không giống ống tiêu ngày xưa.
Tần Mục Công lại hỏi:
- Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có các giống chim bay đến?
Tiêu Sử thưa:
- Ống tiêu dẫu mỗi đời mỗi khác nhưng tiếng thổi bao giờ cũng giống tiếng chim phượng. Chim phượng là chúa các giống chim, vậy khi nghe tiếng chim phượng tất nhiên các giống chim đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua Thuấn chế ra khúc nhạc tiêu thiều mà chim phượng còn bay đến, huống chi là các giống chim khác.
Tiêu Sử ứng đối lưu loát. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng, sai quan Thái Sử chọn ngày để làm lễ thành hôn.
Tiêu Sử kết hôn cùng Lộng Ngọc, được phong làm Trung Đại Phu. Tuy làm quan nhưng Tiêu Sử không dự gì đến quyền chính, ngày ngày vui chơi ở Phượng Lâụ Lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy chén rượu. Lộng Ngọc học được phép tiên của chồng cũng không ăn cơm. Tiêu Sử lại dạy vợ thổi tiêu.
Ở nhau được non nửa năm, nhân một đêm trăng sáng vằng vặc, vợ chồng đem tiêu ra thổi. Bỗng thấy một con phượng xuống đậu bên tả, và một con rồng xuống phủ phục bên hữu. Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc:
- Ta vốn là tiên ở thượng giới, Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy sử sách trần gian nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống họ Tiêu ở nhà Chu để san định lại. Người nhà Chu thấy ta có công về việc sử sách mới gọi ta là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng cho ta làm chủ ở núi Họa Sơn, vì ta cùng nàng có tiền duyên nhau, nhờ khúc ngọc tiêu mà được cùng nhau tác hợp, nhưng cũng không nên ở mãi chốn trần gian này. Nay rồng và phượng đã đến đón, vậy chúng ta cùng nhau đi.
Lộng Ngọc định vào từ biệt cha. Tiêu Sử ngăn:
- Không nên! Đã là thần tiên thì chớ nên vì chút tình riêng mà quyến luyến.
Đoạn Tiêu Sử cưỡi rồng, Lộng Ngọc cưỡi phượng cùng bay lên trời.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Từ Hải cùng Kiều gặp gỡ, có câu:
Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền bói phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
"Đẹp duyên cưỡi rồng" là do điển tích trên.
"Bói phượng có nghĩa là kén được chồng tốt.
Sách Tả Truyện có chép: Trần Trọng Kính sang nước Tề, được vua nước này cho coi việc công chính. Quan Đại Phu nước Tề có ý muốn gả con gái cho Trọng Kính. Người vợ liền bói một quẻ, bảo rất nên. Vì quẻ bói nói:
"Phượng hoàng vu phi, hòa minh tương tương" nghĩa là phượng hoàng cùng bay, cùng hót vang vang.
Phượng là tên một giống chim. Theo sách cổ, đó là một trong 4 con thú linh thiêng: Long, Lân, Qui, Phượng, đem lại điềm lành, và chỉ khi nào có đời thái bình hay thánh nhân ra đời thì mới xuất hiện.
Phượng là chúa loài chim. Con trống là phượng; con mái là hoàng. Loan là một giống chim cùng loại với phượng hoàng. Vì là đồng loại nên người ta hay dùng để ví với vợ chồng. Ca dao có câu:
Ước gì anh được vô phòng,
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.
"Bói phượng", "Cưỡi rồng" đều cũng có nghĩa là kén được chồng xứng đáng.
Đến khi cô gái đầy tuổi tôi, trong cung bày đồ toái bàn, nàng nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, mới đặt tên nàng là Lộng Ngọc.
Lớn lên, Lộng Ngọc nhan sắc đẹp tuyệt trần. Tính trời thông minh, nàng có tài thổi ống sinh hay lắm, không học ai mà thành âm điệu. Tần Mục Công sai thợ làm ống sinh bằng ngọc để cho nàng thổị Nàng thổi ống sinh ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng.
Tần Mục Công cưng lắm, lập cái lầu để cho nàng ở, tên là Phượng Lâu. Trước lầu có xây một đài gọi là Phượng Đài. Năm Lộng Ngọc lên 15, Tần Mục Công muốn tìm một người giai tế, Lộng Ngọc thề: nếu có người nào có tài thổi ống sinh họa được với nàng thì mới chịu lấy làm chồng.
Tần Mục Công sai sứ đi tìm, nhưng không có ai cả.
Một hôm, Lộng Ngọc ngồi trên lầu, vén rèm ngắm cảnh. Bấy giờ trời quang mây tạnh, vừng trăng sáng tỏ như gương, nàng truyền cho thị nữ đốt một lò hương rồi đem ống sinh ra thổi. Bỗng nghe tiếng tiêu từ đâu họa lại, lúc gần lúc xa. Lộng Ngọc lấy làm lạ, dừng ống sinh lại không thổi nữa, lắng tai nghe giọng tiêu ấy chỉ còn dư âm văng vẳng. Lộng Ngọc ngẩn ngơ, lưỡng lự thao thức canh chầy, đoạn đặt ống sinh ở đầu giường rồi nằm ngủ.
Giữa lúc ấy, nàng bỗng thấy trên trời về phía tây nam, cửa mở rộng, hào quang ngũ sắc rực rỡ như ban ngày, có một chàng thiếu niên, mũ lông áo bạc, cưỡi con chim phượng từ trên trời sa xuống, đứng trước Phượng Đài. Chàng bảo nàng:
- Ta đây là chủ núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng Thượng Đế cho ta kết duyên với nàng. Đến ngày Trung Thu này thì đôi ta gặp nhau. Ấy là duyên số đã định sẵn như vậy.
Nói xong, chàng đưa tay rút ống ngọc tiêu bên mình, rồi đứng tựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên cũng giương cánh ra vừa hót vừa múa. Tiếng phượng hót cùng với tiếng tiêu xướng họa hòa nhau như một theo điệu cung thương, nghe rất thâm trầm. Lộng Ngọc mê mẩn tâm thần hỏi: Khúc tiêu này là khúc tiêu gì? Chàng thiếu niên đáp: Đây là khúc "Họa sơn ngâm". Nàng lại hỏi: Khúc này có học được không? Chàng đáp: Khi cả hai kết duyên rồi thì có gì không học được. Đoạn chàng bước đến gần đưa tay cầm lấy tay nàng...
Lộng Ngọc giật mình tỉnh dậy. Sáng lại, nàng thuật lại điềm chiêm bao cho cha nghe. Tần Mục Công liền sai người cứ theo hình dáng người trong mộng đó dò tìm đến núi Họa Sơn. Có người nông phu chỉ rằng: Từ rằm tháng bảy vừa qua, có một chàng trẻ tuổi lạ mặt đến làm nhà ở đỉnh núi, hằng ngày thường xuống chợ mua rượu uống, chiều lại thổi chơi một khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng rất lấy làm thích.
Người của Tần Mục Công mừng rỡ tìm đến, trông thấy chàng thiếu niên mũ lông áo bạc, cốt cách thần tiên, vái chào hỏi tên họ. Chàng xưng là Tiêu Sử. Người của nhà vua thuật lại sự tình và yêu cầu Tiêu Sử về triềụ Sau mấy lần từ chối không được, Tiêu Sử cùng theo về triều ra mắt Tần Mục Công. Tần Mục Công thấy Tiêu Sử dung mạo thanh nhã, có vẻ bằng lòng, cho ngồi bên cạnh, hỏi:
- Ta nghe nhà ngươi có tài thổi ống tiêu tất có tài thổi ống sinh nữa.
Tiêu Sử đáp:
- Tôi chỉ biết thổi ống tiêu, chứ không biết thổi ống sinh.
Vua bảo:
- Ta định tìm một người có tài thổi ống sinh, nay nhà ngươi chỉ biết thổi ống tiêu, vậy không thể làm rể ta được.
Đoạn bảo người đưa Tiêu Sử ra.
Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Tần Mục Công: Tiêu với sinh cũng là một loài, người ta có tài thổi ống tiêu thì sao không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được phô tài.
Tần Mục Công lấy làm phải, truyền Tiêu Sử thổi nghe.
Tiêu Sử mới thổi qua một khúc thì thấy có gió mát hây hẩy. Đến khúc thứ nhì thì mây che bốn mặt. Đến khúc thứ ba thì có đôi bạch hạc múa lượn trên không, đồng thời có đôi khổng tước bay đến rồi các giống chim đua nhau kêu hót..., một lúc mới tan. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng. Lộng Ngọc đứng bên rèm trông thấy vui tương nói: "Người ấy thật đáng làm chồng ta!"
Tần Mục Công lại hỏi Tiêu Sử:
- Nhà ngươi có biết ống sinh và ống tiêu có từ đời nào không?
Tiêu Sử thưa:
- Ống sinh làm ra từ đời Nữ Oa; ống tiêu làm ra từ đời Phục Hi.
Tần Mục Công bảo kể rõ nguyên ủỵ Tiêu Sử nói:
- Nghề tôi vốn ở ống tiêu, vậy tôi xin kể nguồn gốc ống tiêu. Ngày xưa vua Phục Hi ghép ống trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng. Tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn ghép liền 23 ống, dài 1 thước 4 tấc gọi là Nhã Tiêu; thứ nhỏ ghép liền 16 ống, dài 2 thước 1 tấc gọi là Tụng Tiêu. Cả hai thứ gọi chung là Tiêu Quản. Còn một thứ không đáy gọi là Đổng Tiêu. Về sau vua Huỳnh Đế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê chế làm ống địch, ống này có 7 lỗ, cầm ngang mà thổi, tiếng cũng giống chim phượng, trông rất giản tiện. Người đời sau thấy ống Tiêu Quản phiền phức quá nên chỉ dùng ống địch. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là địch. Bởi vậy, ống tiêu ngày nay không giống ống tiêu ngày xưa.
Tần Mục Công lại hỏi:
- Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có các giống chim bay đến?
Tiêu Sử thưa:
- Ống tiêu dẫu mỗi đời mỗi khác nhưng tiếng thổi bao giờ cũng giống tiếng chim phượng. Chim phượng là chúa các giống chim, vậy khi nghe tiếng chim phượng tất nhiên các giống chim đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua Thuấn chế ra khúc nhạc tiêu thiều mà chim phượng còn bay đến, huống chi là các giống chim khác.
Tiêu Sử ứng đối lưu loát. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng, sai quan Thái Sử chọn ngày để làm lễ thành hôn.
Tiêu Sử kết hôn cùng Lộng Ngọc, được phong làm Trung Đại Phu. Tuy làm quan nhưng Tiêu Sử không dự gì đến quyền chính, ngày ngày vui chơi ở Phượng Lâụ Lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy chén rượu. Lộng Ngọc học được phép tiên của chồng cũng không ăn cơm. Tiêu Sử lại dạy vợ thổi tiêu.
Ở nhau được non nửa năm, nhân một đêm trăng sáng vằng vặc, vợ chồng đem tiêu ra thổi. Bỗng thấy một con phượng xuống đậu bên tả, và một con rồng xuống phủ phục bên hữu. Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc:
- Ta vốn là tiên ở thượng giới, Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy sử sách trần gian nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống họ Tiêu ở nhà Chu để san định lại. Người nhà Chu thấy ta có công về việc sử sách mới gọi ta là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng cho ta làm chủ ở núi Họa Sơn, vì ta cùng nàng có tiền duyên nhau, nhờ khúc ngọc tiêu mà được cùng nhau tác hợp, nhưng cũng không nên ở mãi chốn trần gian này. Nay rồng và phượng đã đến đón, vậy chúng ta cùng nhau đi.
Lộng Ngọc định vào từ biệt cha. Tiêu Sử ngăn:
- Không nên! Đã là thần tiên thì chớ nên vì chút tình riêng mà quyến luyến.
Đoạn Tiêu Sử cưỡi rồng, Lộng Ngọc cưỡi phượng cùng bay lên trời.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Từ Hải cùng Kiều gặp gỡ, có câu:
Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền bói phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
"Đẹp duyên cưỡi rồng" là do điển tích trên.
"Bói phượng có nghĩa là kén được chồng tốt.
Sách Tả Truyện có chép: Trần Trọng Kính sang nước Tề, được vua nước này cho coi việc công chính. Quan Đại Phu nước Tề có ý muốn gả con gái cho Trọng Kính. Người vợ liền bói một quẻ, bảo rất nên. Vì quẻ bói nói:
"Phượng hoàng vu phi, hòa minh tương tương" nghĩa là phượng hoàng cùng bay, cùng hót vang vang.
Phượng là tên một giống chim. Theo sách cổ, đó là một trong 4 con thú linh thiêng: Long, Lân, Qui, Phượng, đem lại điềm lành, và chỉ khi nào có đời thái bình hay thánh nhân ra đời thì mới xuất hiện.
Phượng là chúa loài chim. Con trống là phượng; con mái là hoàng. Loan là một giống chim cùng loại với phượng hoàng. Vì là đồng loại nên người ta hay dùng để ví với vợ chồng. Ca dao có câu:
Ước gì anh được vô phòng,
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.
"Bói phượng", "Cưỡi rồng" đều cũng có nghĩa là kén được chồng xứng đáng.