An Lộc Sơn lúc này làm tiết độ sứ ở Phạm Dương, được nhà vua nhận làm con nuôi, cho vào cung điện, cùng dự tiệc với Dương Quý Phi. Mỗi lần vào cung, An Lộc Sơn chỉ vái chào Quý Phi mà không lạy vua. Vua Đường hỏi lý do, y thưa:
- Phong tục nước Hồ chúng con chỉ vái lạy mẹ chứ không vái lạy bố.
Nhà vua cười và đồng ý cho về sau cứ như thế và bảo Dương Điềm làm anh em kết nghĩa với An Lộc Sơn. Lúc đầu thân thiện, nhưng sau ganh tị quyền hành nhau nên sinh oán.
Có lần Quý Phi ghen tuông, nói lời xúc phạm. Vua giận, sai Cao Lực Sĩ đem xe đưa nàng trở về nhà Dương Điềm. Anh em nhà họ Dương sợ hãi khóc lóc. Trưa tới, do nhớ nhung, nhà vua không ăn được cơm, luôn luôn cáu gắt. Cao Lực Sĩ biết ý bèn tâu xin cho đưa Quý Phi về. Tối hôm đó gặp gỡ ở cung Thái Hòa, nàng khóc xin vua tha tội. Nhà vua yêu hơn xưa. Từ ấy, không còn cung nữ nào được hầu đêm Huyền Tông nữa.
Năm Thiên Bảo thứ 7, cho Dương Chiêu làm ngự sử đại phu, quyền chức Lệnh doãn kinh đô, và đổi tên là "Quốc Trung", phong cho chị gái Quý Phi làm "Phu nhân nước Hàn", em gái Quý Phi làm "Phu nhân nước Quắc", em gái thứ tám làm "Phu nhân nước Tần"...cấp cho tiền vạn để mua son phấn. Bấy giờ Đỗ Phủ có bài thơ tạm dịch như sau:
Phu nhân nước Quắc đội ơn chúa
Tinh mơ cưỡi ngựa vào trong cung
Nhưng ghét son phấn làm xấu mặt
Để nguyên mày ngài chầu bệ rồng
Mấy anh em nhà họ Dương xây dựng dinh thự tập trung ở một khu, gọi là làng "Tuyên Dương" - Ngày đêm không ngớt việc xây dựng, xa xỉ vô cùng. Từ thời Khai Nguyên đến giờ chưa có ai được vinh hiển bằng anh chị em họ Dương.
Đường Huyền Tông đi đâu cũng có Quý Phi đi theo, Cao Lực Sĩ cầm cương xe ngựa. Trong cung có 700 thợ dệt gấm vóc, thợ trạm khắc vài trăm người. Sai Dương Ích đi Lĩnh Nam (mạn Lưỡng Quảng, Vân Nam...) tìm cảu ngon vật lạ. Tiết độ sứ Lĩnh Nam, nhân ngày tết mồng năm tháng năm, dâng Quý Phi quần áo đẹp lạ, và vải thiều ngon, được thăng chức Quang Lộc đại phu.
Tháng 2 năm Thiên Bảo thứ 9, nhà vua cho kê sập, treo rèm, cùng ở một nơi với các vương tử. Quý Phi lấy vụng sáo ngọc của Ninh Vương đem ra thổi. Nhà thơ Trương Hồ viết:
Nhà trò con hát không có ai
Vụng đem sáo ngọc Ninh Vương thổi
Việc thổi sáo này làm phật ý nhà vua, vua sai Trung Sứ đuổi ra. Quý Phi khóc lóc nói với Trung Sứ là Trương Thao Quang rằng:
- Nhờ Trung Sứ tâu với Thánh thượng rằng: Tội thần thiếp đáng chết. Mọi thứ đều là do ơn ban của nhà vua, chỉ có da tóc này là của cha mẹ, không có gì để đền đáp lại. Nay xin dâng lên một món tóc.
Thao Quang đem món tóc dâng lên Huyền Tông, nhà vua vừa kinh ngạc vừa thương xót, vội sai Cao Lực sĩ triệu Quý Phi về. Sạu chuyện này, vua càng nâng niu chiều chuộng hơn.
... Anh em nhà họ Dương ngày càng lộng quyền. Dân gian lúc đó đã có câu: "Sinh gái đừng sầu thương, sinh trai chớ vui mừng". Lại có câu: "Trai không được phong hầu, nhưng gái làm Quý Phi, được vua yêu chuộng, vinh hiển kém chi?"...
Có lần yến tiệc ở điện nhỏ Thanh Nguyên, Ninh Vương thổi sáo ngọc, nhà vua gõ trống da, Quý Phi gẩy đàn tỳ bà...từ sáng tới trưa, vui vẻ khác thường. Sau đó mọi người đều tới xin Quý Phi dạy cách gẩy đàn tỳ bà.
Giữa thời Khai Nguyên, mẫu đơn trong cung cấm nở hoa nhiều màu, nhà vua sai đem trồng ở đình Trầm Hương. Khi hoa nở đẹp, Lý Quy Niên và ban nhạc định hát 16 khúc nhạc cũ, nhà vua phán:
- Cùng Quý Phi ngắm hoa thơm thế này mà cứ nghe nhạc cũ thì chán lắm.
Bèn sai ngay Lý Quy Niên mang chiếu vàng mời ngay Hàn lâm học sĩ Lý Bạch vào viết thơ (xem thêm phần phụ lục cuối truyện).
...Có lần đường Minh Hoàng đang xem truyện Hán Thành Đế, Quý Phi tới hỏi xem gì. Nhà vua cười bảo:
- Cho hỏi, biết lai buồn thôi.
Quý Phi xem ra thì thấy đó là chuyện vua Thành đế nhà Hán được nàng Triệu Phi Yến, người thanh thoát ẻo lả, gió thổi có thể bay... bèn dựng đài tránh gió cho nàng Triệu ở.
Nhà vua liền bảo:
- Ái Phi thì tha hồ cho gió thổi.
Câu nói có ý đùa Quý Phi hơi béo mập. Quý Phi thưa:
- Múa khúc "Nghê thường Vũ y" như bay, xem xưa nay đã ai làm được thế chưa?
Vua nói:
- Trẫm mới hơi đùa một chút mà khanh đã bực sao?
Bèn sai lấy bức bình phong được chế từ thời Tùy, trong dùng các thứ châu báu tạo hình các mỹ nữ ban cho Quý Phi.
Trong cung có thứ cam quýt quý, năm Thiên Bảo thứ 10, các căy này sai quả, nhà vua ban cho các quan. Có một loại là "Hợp hoan", nhà vua nói:
- Có lẽ trời cũng biết ý người. Vì trẫm với khanh là một, bởi vậy ta cùng hợp hoan.
Quý Phi sinh ra ở đất Thục, rất thèm ăn quả vải. Vải thiều Nam Hải rất ngon. Nhưng thứ quả này để qua đêm thì không ngon. Do đó, Nam Hải phải dùng ngựa Lưu tinh (chạy rất nhanh) để đưa vải kịp dâng lên Quý Phi. Giao Chỉ, Ba Tư cống long não, nhà vua ba ncho Quý Phi. Quý Phi lấy một số người chạy ngựa đi tặng lại An Lộc Sơn...
Năm Thiên Bảo thứ 11, tể tướng Lý Lâm Phủ mất, anh họ Dương Quý Phi là Dương Quốc Trung được vua Đường cho làm tể tướng, sau đó tiếp tục phong tặng nhiều chức tước và vàng ngọc châu báu cho bố mẹ, anh chị em, họ hàng nhà Dương Quý Phi. Lại gả công chúa cho Họ Dương, và kén gái họ Dương làm vợ các Vương tử. Hàng năm cứ tới tháng 10, vua cùng Quý Phi ngồi chung một kiệu, ra cung Hoa Thanh (có suối nóng) ở hết mùa đông mới về triều. Ở đây có lầu Đoạn Chính cho Quý Phi chải tóc, tô son, phòng Hoa sen để Quý Phi tắm gội. Mồng 1 tháng 6 năm Thiên Bảo thứ 14 (756) là sinh nhật của Dương Quý Phi, vua ra cung Hoa Thanh, sai nhóm nhạc "Tiểu Bộ" (nhóm có 30 người tuổi dưới 15) tấu nhạc ở điện Trường Sinh. Nhạc mới chưa có tên, nhân dịp Nam Hải cống vải lên Phi, bèn đặt tên là: Bản nhạc "Chùm vải thơm".
Tháng 11 năm đó, An Lộc Sơn làm phản (chính tên là Ái Lạc Sơn, lai giống người Hồ, mẹ làm thầy cúng)...Trước đó, có lần Huyền Tông cho An Lộc Sơn ngồi cùng một giường, xem tuồng xiếc...Con trai là Túc Tông can, nhưng nhà vua không nghe và bảo hắn có tướng quý.
An Lộc Sơn mượn cớ tìm giết Dương Quốc Trung và Quắc Phu nhân. Nhà vua định trao quyền cho con trai và truyền ngôi cho Đường Túc Tông, còn mình thì mang quân đi đánh dẹp An Lộc Sơn.
Quốc Trung và Quắc Phu nhân biết tin vào báo cho Dương Quý Phi, nêu rõ sự việc ấy mà thành thì họ Dương sẽ bị Túc Tông diệt. Quý Phi miệng ngậm hòn đất van nài Huyền Tông đừng làm thế, Huyền Tông lại thôi.
Tháng 6 năm Thiên Bảo thứ 15, An Lộc Sơn chiếm Đồng Quan.. Nhà vua chuyển sang Thục đưa cả Quý Phi đi theo. Khi tới gò Mã Ngôi, tướng Trần Huyền Lễ e ngại binh sĩ không nghe, bèn nói với ba quân:
- Sở dĩ thiên hạ rối ren thế này đều do Dương Quốc Trung gây nên, nếu bây giờ không diệt Dương Quốc Trung, thì không làm yên lòng người.
Ba quân hò reo:
- Chúng tôi muốn làm như vậy từ lâu lắm rồi!
Gặp lúc sứ nước Thổ Phồn vào cổng, chào hỏi Dương Quốc Trung ở sứ quán, quân sĩ bao vây, hô to:
- Quốc Trung với người Hồ mưu làm phản.
Rồi ồ ạt kéo vào giết bố con Dương Quốc Trung (Quốc Trung chính là con của Trương Dịch Chi, một người yêu của Võ Tắc Thiên, mỗi khi Trương Dịch Chi về thăm nhà, Võ hậu sai cất thang để không cho ai lên, và cấm không cho nữ tỳ hầu hạ. Mẹ Trương sợ Trương sẽ tuyệt tự, bèn ngầm sai một người hầu gái tên là Tần Châu, ẩn sẵn trên lầu, rồi ngủ cùng với Trương Dịch Chi. Tần Châu có mang, sinh ra Chiêu - Tên cũ của Quốc Trung, sau lấy chồng về nhà họ Dương).
Thấy binh sĩ đã giết Dương Quốc Trung, Đường Huyền Tông bèn ra trạm quán nhằm úy lạo ba quân. Nhưng quân sĩ vẫn không rút. Vua hỏi nguyên cớ, Cao Lực Sĩ tâu:
- Quốc Trung có tội quân sĩ đã giết rồi. Nhưng Quý Phi còn ở bên bẹ hạ, nên mọi người vẫn lo ngại. Mong thánh thượng nên tính đến chuyện ấy mới gỡ được (có tài liệu chép: "Ba quân tâu: gốc rễ của giặc còn đó, sao chúng tôi rút được?").
Nhà vua theo một ngõ nhỏ trở về hành cung, mặt buồn rười rượi. Quan Tư lục Kinh Triệu là Vi Ngạc tâu:
- Cúi mong bệ hạ cẳt đứt ái ân để yên đất nước.
Lát sau, vua Huyền Tông đành về hành cung, cho vời Quý Phi tới cửa Bắc chia tay rồi sai Cao Lực Sĩ đưa đi thắt cổ.
Quý Phi gào khóc:
- Xin mọi người hãy yên lòng, thiếp phụ ơn nước nhà, chết không ân hận gì, chỉ mong được lễ Phật.
Nhà vua nói:
- Cầu xin cho ái khanh đầu sinh vào đất lành.
Cao Lực Sĩ bèn dùng dải lụa để thắt cổ Quý Phi ở cây lê trước cổng chùa (có sách nói là cây liễu), gặp lúc phương Nam lai cống vải thiều. Vua nhìn vải khóc mấy tiếng rồi sai Cao Lực Sĩ lấy vải tế lễ.
...Tuy vậy, binh sĩ vẫn còn chưa giải tán. Phải tới khi Trần Huyền Lễ vào xem thấy Quý Phi đã chết thực, ba quân mới chịu giải vây.
Lúc này Quý Phi mới ba mươi tám tuổi.
Lại có chuyện rằng: Khi Quý Phi chết ở Mã Ngôi,có bà lão nhặt được chiếc tất gấm. Sau này, du khách muốn xem đều biếu bà cụ một trăm đồng tiền.
Dẹp loạn xong, Đường Minh Hoàng về kinh đô, không nguôi thương tiếc Dường Quý Phi.
Hai nhân vật chính được miêu tả trong các tác phẩm nổi tiếng hơn mười thế lý nay là Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi. Cuối mùa đông năm đầu tiên niên hiệu Nguyên Hoà (Đường Hiến Tông -806) - Bạch Lạc Thiên người Thái Nguyên làm chức Hiệu Thư Lang ra coi đất Chu Trí(tỉnh Thiểm Tây). Ở đó có nhà Trần Hồng và Lang Dạ Vương Chất Phu, rỗi rãi ba người thường rủ nhau đi chơi chùa Du Tiên - Nhân nhắc chuyện Đường Minh Hoàng nhờ đạo sĩ đánh đồng thiếp lên cung trăng tìm Dương Quý Phi, nghe xong ai nấy bùi ngùi.
Chất Phu nâng chén rượu nói với Bạch Lạc Thiên:
- Chuyện lạ trên đời nếu không có người tài nghệ hơn đời ghi chép thì sẽ bị mai một đi. Ông Bạch vốn thạo về thơ, lại sẵn tình cảm, thử làm một bài, nên chăng?
Bạch Lạc Thiên bèn viết Trường hận ca. Trần Hồng sao cho nhiều bạn bè ở các nơi:
Trường hận ca thứ nhất
(lược phần nguyên văn chữ Hán, đây là bản dịch)
Vua Hán quý nụ cười nghiêng nước
Khắp chốn đi về tìm chẳng được
Họ Dương cô gái mới lớn lên
Vốn ở khuê sâu chưa ai biết
Trời sinh của báu khó bị quên
Một sớm vào hầu bên điện ngọc
Quay đầu mỉm cười ngàn vạn xinh
Son phấn sáu cung hết nhan sắc
Mùa xuân ra tắm hồ Hoa Thanh
Suối ấm, thân ngà nước long lanh
Nàng hầu đỡ dậy như không sức
Bắt đầu mây mưa đội ơn lành
Tóc mượt, mũ hoa gót vàng dạo
Màn ấm phù dung suốt đêm thâu
Đêm xuân ngắn quá trời cao tỏ
Từ đấy nhà vua bỏ buổi chầu
Hầu hạ kề bên không lúc rỗi
Ngày lại qua ngày tối liền tối
Cung sau gái đẹp ba ngàn người
Dồn hết chiều chuộng vào một thân
Nhà vàng chuyển thành đêm hoan lạc
Lầu ngọc tiệc tan say tràn xuân
Chị em họ hàng đều giàu sang
Cửa cao nhà rộng khó sánh nổi
Khiến cho thiên hạ bảo mẹ cha
Không muốn sinh trai mà sinh gái
Ly cũng cao ngang với xanh mây
Đàn nhạc véo von khắp chốn hay
Múa nhẹ hát nhỏ ngừng tơ trúc
Suốt ngày nhà vua nghe không nhọc
Ngư Dương tiếng trống rung đất trời
Tuyệt vời Vũ y Nghê thường khúc
Chín lần thành quách khói bụi tan
Ngàn xe muôn ngựa về tây nam
Ra khỏi kinh đô trăm dặm đường
Thúy hoa cờ bay, người lẫn lữa
Sáu quân không tiến, biết sao giờ
Mày ngài đành cam thác trước ngựa
Vòng thoa quăng đất không người thu
Tơi bời xiêm áo và ngọc châu
Nhà vua che mặt không cứu nổi
Quay nhìn máu lệ cùng rơi mau
Cát vàng mù mịt gió xào xạc
Thang mấy quanh co vào Kiếm Các
Dưới núi Nga Mi ít người đi
Cờ phướn tiêu điều ánh chiều nhạt
Sông Thục nước biếc, núi Thục xanh
Thánh chúa sớm chiều ngơ ngẩn tình
Hành cung thương tâm ánh trăng dọi
Đêm mưa nghe nhạc tiếng buồn tênh
Trời xoay đất chuyển kiệu rồng về
Tới đây dùng dằng không đi được
Chân gò Mã ngôi cát bụi mù
Chỗ nào người ngọc thác ngày trước
Vua tôi nhìn nhau lệ đầm đìa
Phía đông cửa đô vó ngựa phi
Trở về vườn hồ không gì khác
Rặng liễu Vị Ương sen Thái Dịch
Phù dung như mặt liễu như mày
Nhìn cảnh ai không chảy nước mắt
Gió xuân đào mận đua nở hoa
Mùa thu ngô đồng lá lác đác
Nội nam cung tây cỏ thu rạc
Lá đỏ đầy thềm không người quét
Con em Lê Viên đầu hoa râm
Cung nữ phòng tiêu mày ngài bạc
Rầu rầu nền điện đóm bay quanh
Đèn khêu hết bấc ngủ không thành
Rời rạc đồng hồ nhỏ từng giọt
Loang loáng sông Ngân sáng đêm thanh
Ngói uyên ương lạnh sương gieo nặng
Gối cũ chăn xưa ai chung bóng
Dằng dặc sống chết cách bao năm
Hồn phách chưa hề vào giấc mộng
Lâm cùng đạo sĩ một vị khách
Có thể dùng phép gọi hồn phách
Cảm thương nhà vua nhiều ban ơn
Chiêu hồn đạo sĩ bèn hiến cách
Bay vút tầng mây nhanh hơn chớp
Đi hết lên trời lại xuống đất
Cao mãi thiên đường, dưới suối vàng
Khắp chốn lại qua, tìm chẳng được
Chợt nghe ngoài biển có non tiên
Non tiên lơ lững giữa hư huyền
Lầu điện chói ngời mây sặc sỡ
Nơi ấy dập dìu bao tiên nữ
Trong có một người tên Ngọc Phi
Da tuyết mày hoa phải nàng đó?
Cửa vàng hiên tây động then ngọc
Nhắn truyền Tiêu Ngọc báo Song Thành
Nghe có sứ giả vua nhà Hán
Trong màn Cửu hoa mơ...giật mình
Kéo áo đẩy gối, dậy bùi ngùi
Rèm châu móc bạc kéo lên trời
Tóc mây ngủ dậy còn tung rối
Mũ hoa đội lệch bước tới nơi
Vạt tiên phơ phất động làn gió
Trông như Nghê thường điệu múa cũ
Mặt ngọc rầu rầu lệ chứa chan
Một cành hoa lệ thấm mưa nhỏ
Yêu kiều tình tứ tạ ơn vua
Một biệt âm dung thấy mịt mờ
Chiêu Dương điện xưa dứt ân ái
Tháng ngày Bồng Lai Cung ngẩn ngơ
Quay đầu hỏi thăm nơi Trần gian
Chỉ thấy bụi mù, không Trường An
Vật cũ cầm suông tình sâu tỏ
Vàng ngọc xuyến thoa gửi người mang
Để lại một vòng cùng một quạt
Chia đôi thoa vàng làm tin vật
Lòng dạ ví bền như ngọc vàng
Trên trời cõi người sẽ lại gặp
Trao thơ ân cần lúc chia tay
Trong thơ thề nguyền đôi lòng hay
Trường Sinh điện ấy Bảy tháng Bảy
Gặp nhau chuyện trò giữa canh chày
Ở trời nguyện làm chim liền cánh
Ở đất nguyện làm cây liền chi
Trời dài đất lâu có lúc hết
Hận này dằng dặc không hạn kỳ.
Tại vùng Châu Cẩm, tỉnh Tứ Xuyên, đời vua Huyền Tông nhà Đường , có người đàn bà nằm mộng thấy sao Trường Canh sa vào minh, nên có thai, sinh ra con trai. Vì sao Tràng Canh có tên là Thái Bạch, nên đặt tên con là Lý Bạch, hiệu là Thái Bạch.
Lý Bạch mới mười tuổi mà dung nhan phong nhã, cốt cách phi phàm, lại tinh thông thi sử, xuất khẩu thành thơ, ai ai cũng cho Lý Bạch là một vị tiên giáng thế. Do đó mọi người gọi Lý Bạch là Ký Trích Tiên; Lý Bạch cũng tự đặt cho mình biệt hiệu là Thanh Liên cư sĩ, càng lớn càng nổi tiếng.
Tại Hồ Châu, quận Ô Tinh đồn rằng có rượu rất ngon,Lý Bạch chẳng quản ngại đường xa, lần tới, lên lầu gọi rượu uống say mèm.
Lúc đó, Tư Mã Hồ Châu là Gài Điệp đi qua, nghe trên lầu có người ngâm thơ bèn cho người hỏi dò xem ai?
Lý Bạch bèn đáp bằng bốn câu thơ:
Thanh Liên cư sĩ vốn tiên thần
Quán rượu quên danh ba chục xuân
Tư Mã Hồ Châu hà cớ hỏi
Đấng Phật Như Lai chính hậu thân.
Tư Mã Hồ Châu xem thơ, giật mình:
- A! Té ra là Lý Bạch người đất Thục mà tôi không biết, xin được lượng thứ.
Tư Mã Hồ Châu mời Lý Bạch vào công đường, hàng tuần tiếp đãi rất hậu.
Tư Mã Hồ Châu hỏi:
- Túc hạ là người tài cao học rộng, dễ đoạt đai vàng mũ bạc, tại sao không đến Trường An ứng thí?
Lý Bạch đáp:
- Cuộc đời hỗn loạn, kẻ nào có tiền lo lót thì được đỗ cao. Chính vì thế nên đành ngao du đây đó, uống rượu ngâm thơ, để tránh bọn khảo quan dốt nát mà cứ tự cho mình là thần thánh.
Tư Mã Hồ Châu nói:
- Danh tiếng túc hạ lừng lẫy, nhiều người biết, nếu tới Trường An, lo gì không có người tiến cử.
Lý Bạch nghe theo, lên đường về Trường An ứng thí.
Khi đến Trường An, Lý Bạch vào chơi cung Tử Cục thì gặp được Hạ Chi Chương đang giưc chức Hàn Lâm tại triều.
vì nghe danh đã lâu nên rất hâm mộ, Hạ Chi Chương mời Lý Bạch về nhà kết nghĩa anh em, rất là tương đắc.
Mùa thi đã đến.
Hạ Chi Chương bảo Lý Bạch:
- Mùa thi năm nay quan chủ khảo Nam tỉnh là Thái sư Dương Quốc Trung, anh họ của Dương Quý Phi, còn quan giám sát lại là Thái Úy Cao Lực Sĩ, cả hai người này đều thuộc vào bọn tham ô, nhũng lạm. Hiền đệ tính khẳng khái, không chịu luồn cúi kẻ tiểu nhân, lại không có vàng bạc để đút lót cho chúng, thì dẫu có tài xuất quỷ nhập thần đi nữa, cũng khó mà chiếm được bảng vàng. Nhân tiện tôi có quen với hai người đó, để tôi viết cho hiến đệ một bức thư giới thiệu.
Lý Bạch đem thư đến cho Dương Quốc Trung và Cao Lực Sĩ.
Hai người này xem xong, cười nhạt bảo nhau:
- Chẳng biết lão Hạ mắc nợ Lý Bạch bao nhiêu vàng bạc mà ân cần biết thư giới thệu với chúng ta, lại nói miệng suông. Vậy chúng ta thấy cái tên Lý Bạch là cứ việc đánh hỏng ngay.
Ngày thi đến...Bọn giám khảo tham ô nên ra câu thi:
"Bất nguyện văn chương quán thiên hạ, chỉ nguyện văn chương trúng khảo quan".
Nghĩa là:
"Chẳng mong văn chương hơn mọi người, chỉ mong sao hợp ý quan trường".
Chỉ trong chốc lát, Lý Bạch đã làm xong quyển thi nộp.
Dương Quốc Trung xem qua thấy Lý Bạch bèn lấy bút son gạch chéo, đánh hỏng, rồi chỉ vào mặt Lý Bạch nói:
- Văn chương như ngươi chỉ đáng mài mực để hầu người...
Cao Lực Sĩ cũng nói theo:
- Hạng ấy chỉ đáng tháo giầy, xỏ tất mà thôi.
Nói xong đuổi Lý Bạch ra khỏi trường thi.
Lý Bạch uất hận về kể với Hạ Chi Chương rằng:
- Nếu sau này, tôi có quyền thế, quyết bắt Dương Quốc Trung mài mực và Cao Lực Sĩ tháo giày.
Hạ Chi Chương khuyên giải:
- Hiền đệ chớ nản lòng, hãy cứ ở lại chờ kì thi sau, may ra gặp khảo quan thanh liêm chính trực, chừng ấy bảng hổ đề tên cũng chưa muộn.
Lý Bạch nghe theo. Từ đó hai người tri kỷ, lúc vọng nguyệt, lúc ngao du không nhắc gì đến chuyện thi cử nữa.
Bỗng một hôm, có sứ giả nước Phiên đến dâng thư, vua Huyền Tông lâm triều, truyền cho sứ giả dâng thư, và khiến Hạ Chi Chương mở ra xem trước long án.
Hạ Chi Chương mở thư nhưng không dọc được chữ nào cả.
Huyền Tông giận phán:
- Trong triều bao nhiêu người bảng vàng bia đá, lộc cả quyền cao, lúc bình thường thì khua môi múa mép, đến lúc hữu sự thì nín tiếng câm hơi. Trẫm hạn cho sáu ngày nếu không đọc được bức thư của Phiên quốc thì trẫm sẽ cắt chức hết.
Về nhà, Hạ Chi Chương buồn bực kể lại cho Lý Bạch nghe. Lý Bạch cười nói:
- Có lẽ cũng chẳng khó lắm.
Sáng hôm sau, Hạ Chi Chương vào triều thật sớm, tâu vua:
- Muôn tâu bệ hạ, muốn đọc Phiên thư, theo hạ thần phải mời một người là Lý Bạch,học rộng tài cao.
Nhà vua hỏi:
- Lý Bạch hiện nay ở đâu?
- Tâu bệ hạ, hiện đang ở nhà hạ thần.
Vua Huyền Tông cho người đến ngay dinh Hạ Chi Chương để mời Lý Bạch:
Sứ gải đi một lúc, về tâu:
- Tâu bệ hạ, hạ thần đã đến mời Lý Bạch, song Lý Bạch không chịu yết kiến, viện lẽ là kẻ vô tài kém đức, không dám vào triều kiến bệ hạ.
Nhà vua hỏi Hạ Chi Chương:
- Sao Lý Bạch không chịu phụng chiếu?
Hạ Chi Chương thưa:
- Tâu bệ hạ, năm trước Lý Bạch đi thi vào trường thì bị khảo quan đánh hỏng đuổi ra khỏi trường. Nay áo vải vào triều nên hổ thẹn. Vậy xin bệ hạ rộng ban ân huệ, thế nào Lý Bạch cũng sẽ phụng chiếu.
Huyền Tông sai người đến phong chức Học vi Tiến sĩ cấp đệ cho Lý Bạch, lại cấp đai vàng, bào tía, hốt ngà, mũ gấm.
Hạ Chi Chương còn khuyên Lý Bạch:
- Nay thiên tử đã có lòng ái mộ hiền tài, vậy hiền đệ đừng vì tị hiềm lũ tham quan mà lỡ dịp may.
Bạch vâng lời, theo Hạ Chi Chương vào triều bái yết.
Huyền Tông thấy Bạch cốt cách đoan trang. tuấn tú như vị tiên giáng thế, trong lòng thầm ưa, phán rằng:
- Nay có thư Phiên quốc đưa đến, cả triều thần không ai đọc nổi, vậy triệu khanh đến.
Lý Bạch tâu:
- Tâu bệ hạ, khoa thi vừa qua tài năng của thần chưa đủ làm vừa ý khảo quan thì dám đâu mong làm vừa lòng bệ hạ.
- Xem tướng mạo của khanh, trẫm đã phần nào đoán biết được tài năng của khanh đến bực nào rồi.
Trước mặt quần thần, Lý Bạch mở thư đọc to:
"Đại Khả Độc nước Bột Hải gửi Đường Triều khẩn khán:
Từ khi người chiếm nước Cao Ly đến nay, hai biên giới tiếp liền, binh sĩ hai bên nhiều lần gây hấn. Bản quốc không thể nhẫn nại trước hành động của quân gia Đường quốc nữa, nên sai sứ đến Đường Triều. Nếu thuận thì đem tất cả một trăm bảy mươi sáu thành của Cao Ly nhường lại cho bản quốc, bản quốc cũng có những tặng phẩm sau đây phụng tặng: nai Hanh Sơn, Vóc Nam Hải, trống Bành Thành, hươu Phù Dư, lợn Trịnh Hiệt, ngựa Suất Tân, lụa Ốc Châu, cá Vị Đà, mận Cửu Lộ, lê Lạc Ty.
Nếu không nghe theo, bản quốc sẽ cho tiến binh,chừng ấy máu dây ngàn dặm, ăn năn thì đã muộn. Chớ trách bản quốc không cho biết trước".
- Phong tục nước Hồ chúng con chỉ vái lạy mẹ chứ không vái lạy bố.
Nhà vua cười và đồng ý cho về sau cứ như thế và bảo Dương Điềm làm anh em kết nghĩa với An Lộc Sơn. Lúc đầu thân thiện, nhưng sau ganh tị quyền hành nhau nên sinh oán.
Có lần Quý Phi ghen tuông, nói lời xúc phạm. Vua giận, sai Cao Lực Sĩ đem xe đưa nàng trở về nhà Dương Điềm. Anh em nhà họ Dương sợ hãi khóc lóc. Trưa tới, do nhớ nhung, nhà vua không ăn được cơm, luôn luôn cáu gắt. Cao Lực Sĩ biết ý bèn tâu xin cho đưa Quý Phi về. Tối hôm đó gặp gỡ ở cung Thái Hòa, nàng khóc xin vua tha tội. Nhà vua yêu hơn xưa. Từ ấy, không còn cung nữ nào được hầu đêm Huyền Tông nữa.
Năm Thiên Bảo thứ 7, cho Dương Chiêu làm ngự sử đại phu, quyền chức Lệnh doãn kinh đô, và đổi tên là "Quốc Trung", phong cho chị gái Quý Phi làm "Phu nhân nước Hàn", em gái Quý Phi làm "Phu nhân nước Quắc", em gái thứ tám làm "Phu nhân nước Tần"...cấp cho tiền vạn để mua son phấn. Bấy giờ Đỗ Phủ có bài thơ tạm dịch như sau:
Phu nhân nước Quắc đội ơn chúa
Tinh mơ cưỡi ngựa vào trong cung
Nhưng ghét son phấn làm xấu mặt
Để nguyên mày ngài chầu bệ rồng
Mấy anh em nhà họ Dương xây dựng dinh thự tập trung ở một khu, gọi là làng "Tuyên Dương" - Ngày đêm không ngớt việc xây dựng, xa xỉ vô cùng. Từ thời Khai Nguyên đến giờ chưa có ai được vinh hiển bằng anh chị em họ Dương.
Đường Huyền Tông đi đâu cũng có Quý Phi đi theo, Cao Lực Sĩ cầm cương xe ngựa. Trong cung có 700 thợ dệt gấm vóc, thợ trạm khắc vài trăm người. Sai Dương Ích đi Lĩnh Nam (mạn Lưỡng Quảng, Vân Nam...) tìm cảu ngon vật lạ. Tiết độ sứ Lĩnh Nam, nhân ngày tết mồng năm tháng năm, dâng Quý Phi quần áo đẹp lạ, và vải thiều ngon, được thăng chức Quang Lộc đại phu.
Tháng 2 năm Thiên Bảo thứ 9, nhà vua cho kê sập, treo rèm, cùng ở một nơi với các vương tử. Quý Phi lấy vụng sáo ngọc của Ninh Vương đem ra thổi. Nhà thơ Trương Hồ viết:
Nhà trò con hát không có ai
Vụng đem sáo ngọc Ninh Vương thổi
Việc thổi sáo này làm phật ý nhà vua, vua sai Trung Sứ đuổi ra. Quý Phi khóc lóc nói với Trung Sứ là Trương Thao Quang rằng:
- Nhờ Trung Sứ tâu với Thánh thượng rằng: Tội thần thiếp đáng chết. Mọi thứ đều là do ơn ban của nhà vua, chỉ có da tóc này là của cha mẹ, không có gì để đền đáp lại. Nay xin dâng lên một món tóc.
Thao Quang đem món tóc dâng lên Huyền Tông, nhà vua vừa kinh ngạc vừa thương xót, vội sai Cao Lực sĩ triệu Quý Phi về. Sạu chuyện này, vua càng nâng niu chiều chuộng hơn.
... Anh em nhà họ Dương ngày càng lộng quyền. Dân gian lúc đó đã có câu: "Sinh gái đừng sầu thương, sinh trai chớ vui mừng". Lại có câu: "Trai không được phong hầu, nhưng gái làm Quý Phi, được vua yêu chuộng, vinh hiển kém chi?"...
Có lần yến tiệc ở điện nhỏ Thanh Nguyên, Ninh Vương thổi sáo ngọc, nhà vua gõ trống da, Quý Phi gẩy đàn tỳ bà...từ sáng tới trưa, vui vẻ khác thường. Sau đó mọi người đều tới xin Quý Phi dạy cách gẩy đàn tỳ bà.
Giữa thời Khai Nguyên, mẫu đơn trong cung cấm nở hoa nhiều màu, nhà vua sai đem trồng ở đình Trầm Hương. Khi hoa nở đẹp, Lý Quy Niên và ban nhạc định hát 16 khúc nhạc cũ, nhà vua phán:
- Cùng Quý Phi ngắm hoa thơm thế này mà cứ nghe nhạc cũ thì chán lắm.
Bèn sai ngay Lý Quy Niên mang chiếu vàng mời ngay Hàn lâm học sĩ Lý Bạch vào viết thơ (xem thêm phần phụ lục cuối truyện).
...Có lần đường Minh Hoàng đang xem truyện Hán Thành Đế, Quý Phi tới hỏi xem gì. Nhà vua cười bảo:
- Cho hỏi, biết lai buồn thôi.
Quý Phi xem ra thì thấy đó là chuyện vua Thành đế nhà Hán được nàng Triệu Phi Yến, người thanh thoát ẻo lả, gió thổi có thể bay... bèn dựng đài tránh gió cho nàng Triệu ở.
Nhà vua liền bảo:
- Ái Phi thì tha hồ cho gió thổi.
Câu nói có ý đùa Quý Phi hơi béo mập. Quý Phi thưa:
- Múa khúc "Nghê thường Vũ y" như bay, xem xưa nay đã ai làm được thế chưa?
Vua nói:
- Trẫm mới hơi đùa một chút mà khanh đã bực sao?
Bèn sai lấy bức bình phong được chế từ thời Tùy, trong dùng các thứ châu báu tạo hình các mỹ nữ ban cho Quý Phi.
Trong cung có thứ cam quýt quý, năm Thiên Bảo thứ 10, các căy này sai quả, nhà vua ban cho các quan. Có một loại là "Hợp hoan", nhà vua nói:
- Có lẽ trời cũng biết ý người. Vì trẫm với khanh là một, bởi vậy ta cùng hợp hoan.
Quý Phi sinh ra ở đất Thục, rất thèm ăn quả vải. Vải thiều Nam Hải rất ngon. Nhưng thứ quả này để qua đêm thì không ngon. Do đó, Nam Hải phải dùng ngựa Lưu tinh (chạy rất nhanh) để đưa vải kịp dâng lên Quý Phi. Giao Chỉ, Ba Tư cống long não, nhà vua ba ncho Quý Phi. Quý Phi lấy một số người chạy ngựa đi tặng lại An Lộc Sơn...
Năm Thiên Bảo thứ 11, tể tướng Lý Lâm Phủ mất, anh họ Dương Quý Phi là Dương Quốc Trung được vua Đường cho làm tể tướng, sau đó tiếp tục phong tặng nhiều chức tước và vàng ngọc châu báu cho bố mẹ, anh chị em, họ hàng nhà Dương Quý Phi. Lại gả công chúa cho Họ Dương, và kén gái họ Dương làm vợ các Vương tử. Hàng năm cứ tới tháng 10, vua cùng Quý Phi ngồi chung một kiệu, ra cung Hoa Thanh (có suối nóng) ở hết mùa đông mới về triều. Ở đây có lầu Đoạn Chính cho Quý Phi chải tóc, tô son, phòng Hoa sen để Quý Phi tắm gội. Mồng 1 tháng 6 năm Thiên Bảo thứ 14 (756) là sinh nhật của Dương Quý Phi, vua ra cung Hoa Thanh, sai nhóm nhạc "Tiểu Bộ" (nhóm có 30 người tuổi dưới 15) tấu nhạc ở điện Trường Sinh. Nhạc mới chưa có tên, nhân dịp Nam Hải cống vải lên Phi, bèn đặt tên là: Bản nhạc "Chùm vải thơm".
Tháng 11 năm đó, An Lộc Sơn làm phản (chính tên là Ái Lạc Sơn, lai giống người Hồ, mẹ làm thầy cúng)...Trước đó, có lần Huyền Tông cho An Lộc Sơn ngồi cùng một giường, xem tuồng xiếc...Con trai là Túc Tông can, nhưng nhà vua không nghe và bảo hắn có tướng quý.
An Lộc Sơn mượn cớ tìm giết Dương Quốc Trung và Quắc Phu nhân. Nhà vua định trao quyền cho con trai và truyền ngôi cho Đường Túc Tông, còn mình thì mang quân đi đánh dẹp An Lộc Sơn.
Quốc Trung và Quắc Phu nhân biết tin vào báo cho Dương Quý Phi, nêu rõ sự việc ấy mà thành thì họ Dương sẽ bị Túc Tông diệt. Quý Phi miệng ngậm hòn đất van nài Huyền Tông đừng làm thế, Huyền Tông lại thôi.
Tháng 6 năm Thiên Bảo thứ 15, An Lộc Sơn chiếm Đồng Quan.. Nhà vua chuyển sang Thục đưa cả Quý Phi đi theo. Khi tới gò Mã Ngôi, tướng Trần Huyền Lễ e ngại binh sĩ không nghe, bèn nói với ba quân:
- Sở dĩ thiên hạ rối ren thế này đều do Dương Quốc Trung gây nên, nếu bây giờ không diệt Dương Quốc Trung, thì không làm yên lòng người.
Ba quân hò reo:
- Chúng tôi muốn làm như vậy từ lâu lắm rồi!
Gặp lúc sứ nước Thổ Phồn vào cổng, chào hỏi Dương Quốc Trung ở sứ quán, quân sĩ bao vây, hô to:
- Quốc Trung với người Hồ mưu làm phản.
Rồi ồ ạt kéo vào giết bố con Dương Quốc Trung (Quốc Trung chính là con của Trương Dịch Chi, một người yêu của Võ Tắc Thiên, mỗi khi Trương Dịch Chi về thăm nhà, Võ hậu sai cất thang để không cho ai lên, và cấm không cho nữ tỳ hầu hạ. Mẹ Trương sợ Trương sẽ tuyệt tự, bèn ngầm sai một người hầu gái tên là Tần Châu, ẩn sẵn trên lầu, rồi ngủ cùng với Trương Dịch Chi. Tần Châu có mang, sinh ra Chiêu - Tên cũ của Quốc Trung, sau lấy chồng về nhà họ Dương).
Thấy binh sĩ đã giết Dương Quốc Trung, Đường Huyền Tông bèn ra trạm quán nhằm úy lạo ba quân. Nhưng quân sĩ vẫn không rút. Vua hỏi nguyên cớ, Cao Lực Sĩ tâu:
- Quốc Trung có tội quân sĩ đã giết rồi. Nhưng Quý Phi còn ở bên bẹ hạ, nên mọi người vẫn lo ngại. Mong thánh thượng nên tính đến chuyện ấy mới gỡ được (có tài liệu chép: "Ba quân tâu: gốc rễ của giặc còn đó, sao chúng tôi rút được?").
Nhà vua theo một ngõ nhỏ trở về hành cung, mặt buồn rười rượi. Quan Tư lục Kinh Triệu là Vi Ngạc tâu:
- Cúi mong bệ hạ cẳt đứt ái ân để yên đất nước.
Lát sau, vua Huyền Tông đành về hành cung, cho vời Quý Phi tới cửa Bắc chia tay rồi sai Cao Lực Sĩ đưa đi thắt cổ.
Quý Phi gào khóc:
- Xin mọi người hãy yên lòng, thiếp phụ ơn nước nhà, chết không ân hận gì, chỉ mong được lễ Phật.
Nhà vua nói:
- Cầu xin cho ái khanh đầu sinh vào đất lành.
Cao Lực Sĩ bèn dùng dải lụa để thắt cổ Quý Phi ở cây lê trước cổng chùa (có sách nói là cây liễu), gặp lúc phương Nam lai cống vải thiều. Vua nhìn vải khóc mấy tiếng rồi sai Cao Lực Sĩ lấy vải tế lễ.
...Tuy vậy, binh sĩ vẫn còn chưa giải tán. Phải tới khi Trần Huyền Lễ vào xem thấy Quý Phi đã chết thực, ba quân mới chịu giải vây.
Lúc này Quý Phi mới ba mươi tám tuổi.
Lại có chuyện rằng: Khi Quý Phi chết ở Mã Ngôi,có bà lão nhặt được chiếc tất gấm. Sau này, du khách muốn xem đều biếu bà cụ một trăm đồng tiền.
Dẹp loạn xong, Đường Minh Hoàng về kinh đô, không nguôi thương tiếc Dường Quý Phi.
Hai nhân vật chính được miêu tả trong các tác phẩm nổi tiếng hơn mười thế lý nay là Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi. Cuối mùa đông năm đầu tiên niên hiệu Nguyên Hoà (Đường Hiến Tông -806) - Bạch Lạc Thiên người Thái Nguyên làm chức Hiệu Thư Lang ra coi đất Chu Trí(tỉnh Thiểm Tây). Ở đó có nhà Trần Hồng và Lang Dạ Vương Chất Phu, rỗi rãi ba người thường rủ nhau đi chơi chùa Du Tiên - Nhân nhắc chuyện Đường Minh Hoàng nhờ đạo sĩ đánh đồng thiếp lên cung trăng tìm Dương Quý Phi, nghe xong ai nấy bùi ngùi.
Chất Phu nâng chén rượu nói với Bạch Lạc Thiên:
- Chuyện lạ trên đời nếu không có người tài nghệ hơn đời ghi chép thì sẽ bị mai một đi. Ông Bạch vốn thạo về thơ, lại sẵn tình cảm, thử làm một bài, nên chăng?
Bạch Lạc Thiên bèn viết Trường hận ca. Trần Hồng sao cho nhiều bạn bè ở các nơi:
Trường hận ca thứ nhất
(lược phần nguyên văn chữ Hán, đây là bản dịch)
Vua Hán quý nụ cười nghiêng nước
Khắp chốn đi về tìm chẳng được
Họ Dương cô gái mới lớn lên
Vốn ở khuê sâu chưa ai biết
Trời sinh của báu khó bị quên
Một sớm vào hầu bên điện ngọc
Quay đầu mỉm cười ngàn vạn xinh
Son phấn sáu cung hết nhan sắc
Mùa xuân ra tắm hồ Hoa Thanh
Suối ấm, thân ngà nước long lanh
Nàng hầu đỡ dậy như không sức
Bắt đầu mây mưa đội ơn lành
Tóc mượt, mũ hoa gót vàng dạo
Màn ấm phù dung suốt đêm thâu
Đêm xuân ngắn quá trời cao tỏ
Từ đấy nhà vua bỏ buổi chầu
Hầu hạ kề bên không lúc rỗi
Ngày lại qua ngày tối liền tối
Cung sau gái đẹp ba ngàn người
Dồn hết chiều chuộng vào một thân
Nhà vàng chuyển thành đêm hoan lạc
Lầu ngọc tiệc tan say tràn xuân
Chị em họ hàng đều giàu sang
Cửa cao nhà rộng khó sánh nổi
Khiến cho thiên hạ bảo mẹ cha
Không muốn sinh trai mà sinh gái
Ly cũng cao ngang với xanh mây
Đàn nhạc véo von khắp chốn hay
Múa nhẹ hát nhỏ ngừng tơ trúc
Suốt ngày nhà vua nghe không nhọc
Ngư Dương tiếng trống rung đất trời
Tuyệt vời Vũ y Nghê thường khúc
Chín lần thành quách khói bụi tan
Ngàn xe muôn ngựa về tây nam
Ra khỏi kinh đô trăm dặm đường
Thúy hoa cờ bay, người lẫn lữa
Sáu quân không tiến, biết sao giờ
Mày ngài đành cam thác trước ngựa
Vòng thoa quăng đất không người thu
Tơi bời xiêm áo và ngọc châu
Nhà vua che mặt không cứu nổi
Quay nhìn máu lệ cùng rơi mau
Cát vàng mù mịt gió xào xạc
Thang mấy quanh co vào Kiếm Các
Dưới núi Nga Mi ít người đi
Cờ phướn tiêu điều ánh chiều nhạt
Sông Thục nước biếc, núi Thục xanh
Thánh chúa sớm chiều ngơ ngẩn tình
Hành cung thương tâm ánh trăng dọi
Đêm mưa nghe nhạc tiếng buồn tênh
Trời xoay đất chuyển kiệu rồng về
Tới đây dùng dằng không đi được
Chân gò Mã ngôi cát bụi mù
Chỗ nào người ngọc thác ngày trước
Vua tôi nhìn nhau lệ đầm đìa
Phía đông cửa đô vó ngựa phi
Trở về vườn hồ không gì khác
Rặng liễu Vị Ương sen Thái Dịch
Phù dung như mặt liễu như mày
Nhìn cảnh ai không chảy nước mắt
Gió xuân đào mận đua nở hoa
Mùa thu ngô đồng lá lác đác
Nội nam cung tây cỏ thu rạc
Lá đỏ đầy thềm không người quét
Con em Lê Viên đầu hoa râm
Cung nữ phòng tiêu mày ngài bạc
Rầu rầu nền điện đóm bay quanh
Đèn khêu hết bấc ngủ không thành
Rời rạc đồng hồ nhỏ từng giọt
Loang loáng sông Ngân sáng đêm thanh
Ngói uyên ương lạnh sương gieo nặng
Gối cũ chăn xưa ai chung bóng
Dằng dặc sống chết cách bao năm
Hồn phách chưa hề vào giấc mộng
Lâm cùng đạo sĩ một vị khách
Có thể dùng phép gọi hồn phách
Cảm thương nhà vua nhiều ban ơn
Chiêu hồn đạo sĩ bèn hiến cách
Bay vút tầng mây nhanh hơn chớp
Đi hết lên trời lại xuống đất
Cao mãi thiên đường, dưới suối vàng
Khắp chốn lại qua, tìm chẳng được
Chợt nghe ngoài biển có non tiên
Non tiên lơ lững giữa hư huyền
Lầu điện chói ngời mây sặc sỡ
Nơi ấy dập dìu bao tiên nữ
Trong có một người tên Ngọc Phi
Da tuyết mày hoa phải nàng đó?
Cửa vàng hiên tây động then ngọc
Nhắn truyền Tiêu Ngọc báo Song Thành
Nghe có sứ giả vua nhà Hán
Trong màn Cửu hoa mơ...giật mình
Kéo áo đẩy gối, dậy bùi ngùi
Rèm châu móc bạc kéo lên trời
Tóc mây ngủ dậy còn tung rối
Mũ hoa đội lệch bước tới nơi
Vạt tiên phơ phất động làn gió
Trông như Nghê thường điệu múa cũ
Mặt ngọc rầu rầu lệ chứa chan
Một cành hoa lệ thấm mưa nhỏ
Yêu kiều tình tứ tạ ơn vua
Một biệt âm dung thấy mịt mờ
Chiêu Dương điện xưa dứt ân ái
Tháng ngày Bồng Lai Cung ngẩn ngơ
Quay đầu hỏi thăm nơi Trần gian
Chỉ thấy bụi mù, không Trường An
Vật cũ cầm suông tình sâu tỏ
Vàng ngọc xuyến thoa gửi người mang
Để lại một vòng cùng một quạt
Chia đôi thoa vàng làm tin vật
Lòng dạ ví bền như ngọc vàng
Trên trời cõi người sẽ lại gặp
Trao thơ ân cần lúc chia tay
Trong thơ thề nguyền đôi lòng hay
Trường Sinh điện ấy Bảy tháng Bảy
Gặp nhau chuyện trò giữa canh chày
Ở trời nguyện làm chim liền cánh
Ở đất nguyện làm cây liền chi
Trời dài đất lâu có lúc hết
Hận này dằng dặc không hạn kỳ.
Tại vùng Châu Cẩm, tỉnh Tứ Xuyên, đời vua Huyền Tông nhà Đường , có người đàn bà nằm mộng thấy sao Trường Canh sa vào minh, nên có thai, sinh ra con trai. Vì sao Tràng Canh có tên là Thái Bạch, nên đặt tên con là Lý Bạch, hiệu là Thái Bạch.
Lý Bạch mới mười tuổi mà dung nhan phong nhã, cốt cách phi phàm, lại tinh thông thi sử, xuất khẩu thành thơ, ai ai cũng cho Lý Bạch là một vị tiên giáng thế. Do đó mọi người gọi Lý Bạch là Ký Trích Tiên; Lý Bạch cũng tự đặt cho mình biệt hiệu là Thanh Liên cư sĩ, càng lớn càng nổi tiếng.
Tại Hồ Châu, quận Ô Tinh đồn rằng có rượu rất ngon,Lý Bạch chẳng quản ngại đường xa, lần tới, lên lầu gọi rượu uống say mèm.
Lúc đó, Tư Mã Hồ Châu là Gài Điệp đi qua, nghe trên lầu có người ngâm thơ bèn cho người hỏi dò xem ai?
Lý Bạch bèn đáp bằng bốn câu thơ:
Thanh Liên cư sĩ vốn tiên thần
Quán rượu quên danh ba chục xuân
Tư Mã Hồ Châu hà cớ hỏi
Đấng Phật Như Lai chính hậu thân.
Tư Mã Hồ Châu xem thơ, giật mình:
- A! Té ra là Lý Bạch người đất Thục mà tôi không biết, xin được lượng thứ.
Tư Mã Hồ Châu mời Lý Bạch vào công đường, hàng tuần tiếp đãi rất hậu.
Tư Mã Hồ Châu hỏi:
- Túc hạ là người tài cao học rộng, dễ đoạt đai vàng mũ bạc, tại sao không đến Trường An ứng thí?
Lý Bạch đáp:
- Cuộc đời hỗn loạn, kẻ nào có tiền lo lót thì được đỗ cao. Chính vì thế nên đành ngao du đây đó, uống rượu ngâm thơ, để tránh bọn khảo quan dốt nát mà cứ tự cho mình là thần thánh.
Tư Mã Hồ Châu nói:
- Danh tiếng túc hạ lừng lẫy, nhiều người biết, nếu tới Trường An, lo gì không có người tiến cử.
Lý Bạch nghe theo, lên đường về Trường An ứng thí.
Khi đến Trường An, Lý Bạch vào chơi cung Tử Cục thì gặp được Hạ Chi Chương đang giưc chức Hàn Lâm tại triều.
vì nghe danh đã lâu nên rất hâm mộ, Hạ Chi Chương mời Lý Bạch về nhà kết nghĩa anh em, rất là tương đắc.
Mùa thi đã đến.
Hạ Chi Chương bảo Lý Bạch:
- Mùa thi năm nay quan chủ khảo Nam tỉnh là Thái sư Dương Quốc Trung, anh họ của Dương Quý Phi, còn quan giám sát lại là Thái Úy Cao Lực Sĩ, cả hai người này đều thuộc vào bọn tham ô, nhũng lạm. Hiền đệ tính khẳng khái, không chịu luồn cúi kẻ tiểu nhân, lại không có vàng bạc để đút lót cho chúng, thì dẫu có tài xuất quỷ nhập thần đi nữa, cũng khó mà chiếm được bảng vàng. Nhân tiện tôi có quen với hai người đó, để tôi viết cho hiến đệ một bức thư giới thiệu.
Lý Bạch đem thư đến cho Dương Quốc Trung và Cao Lực Sĩ.
Hai người này xem xong, cười nhạt bảo nhau:
- Chẳng biết lão Hạ mắc nợ Lý Bạch bao nhiêu vàng bạc mà ân cần biết thư giới thệu với chúng ta, lại nói miệng suông. Vậy chúng ta thấy cái tên Lý Bạch là cứ việc đánh hỏng ngay.
Ngày thi đến...Bọn giám khảo tham ô nên ra câu thi:
"Bất nguyện văn chương quán thiên hạ, chỉ nguyện văn chương trúng khảo quan".
Nghĩa là:
"Chẳng mong văn chương hơn mọi người, chỉ mong sao hợp ý quan trường".
Chỉ trong chốc lát, Lý Bạch đã làm xong quyển thi nộp.
Dương Quốc Trung xem qua thấy Lý Bạch bèn lấy bút son gạch chéo, đánh hỏng, rồi chỉ vào mặt Lý Bạch nói:
- Văn chương như ngươi chỉ đáng mài mực để hầu người...
Cao Lực Sĩ cũng nói theo:
- Hạng ấy chỉ đáng tháo giầy, xỏ tất mà thôi.
Nói xong đuổi Lý Bạch ra khỏi trường thi.
Lý Bạch uất hận về kể với Hạ Chi Chương rằng:
- Nếu sau này, tôi có quyền thế, quyết bắt Dương Quốc Trung mài mực và Cao Lực Sĩ tháo giày.
Hạ Chi Chương khuyên giải:
- Hiền đệ chớ nản lòng, hãy cứ ở lại chờ kì thi sau, may ra gặp khảo quan thanh liêm chính trực, chừng ấy bảng hổ đề tên cũng chưa muộn.
Lý Bạch nghe theo. Từ đó hai người tri kỷ, lúc vọng nguyệt, lúc ngao du không nhắc gì đến chuyện thi cử nữa.
Bỗng một hôm, có sứ giả nước Phiên đến dâng thư, vua Huyền Tông lâm triều, truyền cho sứ giả dâng thư, và khiến Hạ Chi Chương mở ra xem trước long án.
Hạ Chi Chương mở thư nhưng không dọc được chữ nào cả.
Huyền Tông giận phán:
- Trong triều bao nhiêu người bảng vàng bia đá, lộc cả quyền cao, lúc bình thường thì khua môi múa mép, đến lúc hữu sự thì nín tiếng câm hơi. Trẫm hạn cho sáu ngày nếu không đọc được bức thư của Phiên quốc thì trẫm sẽ cắt chức hết.
Về nhà, Hạ Chi Chương buồn bực kể lại cho Lý Bạch nghe. Lý Bạch cười nói:
- Có lẽ cũng chẳng khó lắm.
Sáng hôm sau, Hạ Chi Chương vào triều thật sớm, tâu vua:
- Muôn tâu bệ hạ, muốn đọc Phiên thư, theo hạ thần phải mời một người là Lý Bạch,học rộng tài cao.
Nhà vua hỏi:
- Lý Bạch hiện nay ở đâu?
- Tâu bệ hạ, hiện đang ở nhà hạ thần.
Vua Huyền Tông cho người đến ngay dinh Hạ Chi Chương để mời Lý Bạch:
Sứ gải đi một lúc, về tâu:
- Tâu bệ hạ, hạ thần đã đến mời Lý Bạch, song Lý Bạch không chịu yết kiến, viện lẽ là kẻ vô tài kém đức, không dám vào triều kiến bệ hạ.
Nhà vua hỏi Hạ Chi Chương:
- Sao Lý Bạch không chịu phụng chiếu?
Hạ Chi Chương thưa:
- Tâu bệ hạ, năm trước Lý Bạch đi thi vào trường thì bị khảo quan đánh hỏng đuổi ra khỏi trường. Nay áo vải vào triều nên hổ thẹn. Vậy xin bệ hạ rộng ban ân huệ, thế nào Lý Bạch cũng sẽ phụng chiếu.
Huyền Tông sai người đến phong chức Học vi Tiến sĩ cấp đệ cho Lý Bạch, lại cấp đai vàng, bào tía, hốt ngà, mũ gấm.
Hạ Chi Chương còn khuyên Lý Bạch:
- Nay thiên tử đã có lòng ái mộ hiền tài, vậy hiền đệ đừng vì tị hiềm lũ tham quan mà lỡ dịp may.
Bạch vâng lời, theo Hạ Chi Chương vào triều bái yết.
Huyền Tông thấy Bạch cốt cách đoan trang. tuấn tú như vị tiên giáng thế, trong lòng thầm ưa, phán rằng:
- Nay có thư Phiên quốc đưa đến, cả triều thần không ai đọc nổi, vậy triệu khanh đến.
Lý Bạch tâu:
- Tâu bệ hạ, khoa thi vừa qua tài năng của thần chưa đủ làm vừa ý khảo quan thì dám đâu mong làm vừa lòng bệ hạ.
- Xem tướng mạo của khanh, trẫm đã phần nào đoán biết được tài năng của khanh đến bực nào rồi.
Trước mặt quần thần, Lý Bạch mở thư đọc to:
"Đại Khả Độc nước Bột Hải gửi Đường Triều khẩn khán:
Từ khi người chiếm nước Cao Ly đến nay, hai biên giới tiếp liền, binh sĩ hai bên nhiều lần gây hấn. Bản quốc không thể nhẫn nại trước hành động của quân gia Đường quốc nữa, nên sai sứ đến Đường Triều. Nếu thuận thì đem tất cả một trăm bảy mươi sáu thành của Cao Ly nhường lại cho bản quốc, bản quốc cũng có những tặng phẩm sau đây phụng tặng: nai Hanh Sơn, Vóc Nam Hải, trống Bành Thành, hươu Phù Dư, lợn Trịnh Hiệt, ngựa Suất Tân, lụa Ốc Châu, cá Vị Đà, mận Cửu Lộ, lê Lạc Ty.
Nếu không nghe theo, bản quốc sẽ cho tiến binh,chừng ấy máu dây ngàn dặm, ăn năn thì đã muộn. Chớ trách bản quốc không cho biết trước".
Huyền Tông nghe xong cho sứ Phiên ra quán nghỉ, và hỏi văn võ bá quan:
- Nay Phiên Vương ngạo mạn doạ chiếm đoạt Cao Ly, vậy các khanh có cách gì chế ngự không?
Các quan im bặt.
Hạ Tri Chương tâu:
- Tâu bệ hạ, xin thử hỏi Thái Bạch có cao kiến gì chăng?
Huyền Tông hỏi Lý Bạch. Họ Lý tâu:
- Việc này không có gì đáng để bệ hạ phải nhọc lòng. Ngày mai, xin cho đòi sứ Phiên Vương vào triều, hạ thần sẽ viết một phong thư bằng chữ phiên trả lời, cho chúng một bài học, bắt chúng phải phục tùng.
Huyền Tông hỏi:
- Trong thư chúng tự xưng là Khả Độc, vậy Khả Độc là người nào?
Lý Bạch tâu:
- Khả Độc là vua nước Bột Hải.
- Nay Phiên Vương ngạo mạn doạ chiếm đoạt Cao Ly, vậy các khanh có cách gì chế ngự không?
Các quan im bặt.
Hạ Tri Chương tâu:
- Tâu bệ hạ, xin thử hỏi Thái Bạch có cao kiến gì chăng?
Huyền Tông hỏi Lý Bạch. Họ Lý tâu:
- Việc này không có gì đáng để bệ hạ phải nhọc lòng. Ngày mai, xin cho đòi sứ Phiên Vương vào triều, hạ thần sẽ viết một phong thư bằng chữ phiên trả lời, cho chúng một bài học, bắt chúng phải phục tùng.
Huyền Tông hỏi:
- Trong thư chúng tự xưng là Khả Độc, vậy Khả Độc là người nào?
Lý Bạch tâu:
- Khả Độc là vua nước Bột Hải.
Thấy Lý Bạch đối đáp thông suốt, vua Huyền Tông bèn phong cho Bạch làm Hàn lâm đại học sĩ, lại truyền ban yến tại điện Kim Loan, cho phép Lý Bạch tự do uống rượu không phải gò bó vào nghi lễ. Bạch uống rượu say, nhà vua sai thị vệ đỡ nằm trên điện.
Sáng hôm sau, vua Huyền Tông ra chầu, Lý Bạch vẫn còn chưa tỉnh.
Nội thị lay gọi, Lý Bạch vẫn nằm. Nhà vua sai bếp nấu canh giải rượu cho Lý Bạch, rồi tự mình cầm thìa khuấy cho mau nguội.
Lý Bạch uống xong mấy thìa canh, trong người tỉnh hẳn.
Một lúc sau, Phiên sứ vào triều kiến, Lý Bạch đứng bên vua, cầm bức thư của Phiên sứ đọc to, không lầm một chữ nào.
Phiên sứ thấy thế vẻ mặt hoảng sợ vô cùng.
Lý Bạch nói:
- Nhà ngươi là sứ một nước nhỏ lại dám vô lễ với thiên triều, lẽ ra phải xử tội.Tuy nhiên, thánh thượng rộng lượng bao dung, vậy ngươi hãy phục sẵn dưới thềm chờ nghe chiếu chỉ.
Huyền Tông cho đặt giấy bút bên ngự toạ, và sai mang đôn gấm lên đặt trước ngự toạ để Lý Bạch thoả chiếu.
Lý Bạch tâu:
- Giày của hạ thần không được thanh khiết cho lắm,e phạm đến Thánh thượng, vậy xin bệ hạ cho thần cởi giày đi tất không, để lên điện ngọc.
Vua Huyền Tông nghe nói, đang định truyền bọn nội thị lên cởi giày cho Lý Bạch, nhưng họ Lý tâu thêm:
- Hạ thần có một lời cúi xin bệ hạ tha cho tội cuồng vọng này.
- Được, khanh muốn gì cứ việc, trẫm không chấp trách.
Lý Bạch tâu:
- Ngày trước hạ thần vào thi, bị Thái sư Dương Quốc Trung và Thái úy Cao Lực Sĩ đánh hỏng. Nay hai người đó có mặt ở đây làm cho văn khí hạ thần bị bế tắc.
Vậy muốn cho văn ý được phấn khởi, rửa nhục cho triều đình, cúi xin bệ hạ cho Thái Úy tháo giầy và Thái sư mài mực.
Vua Huyền Tông sửng sốt, nhưng không biết phải làm sao, đành truyền chỉ bắt Dương Quốc Trung mài mực và Cao Lực Sĩ tháo giầy cho Lý Bạch. Hai người đành phải cúi đầu tuân lệnh. Lý Bạch bèn ngồi trên đôn gấm múa bút viết thư:
Thảo xong thư, Lý Bạch dâng lên nhà vua. Huyền Tông thấy tự tích không khác gì bức thư của Phiên bang, rất đẹp ý.
Rồi truyền cho Phiên sứ nghe chỉ:
Trước ngự toạ, Lý Bạch cao giọng đọc chiếu thư:
"Hoàng đế thiên triều dụ cho Khả Độc nước Bột Hải biết:Trước đây Thạch Noãn đầu phục, Đà Long lại hàng. Bản triều theo mệnh trời mà lập ngôi Hoàng đế, lấy đức vỗ về bốn phương, lấy oai trị vì thiên hạ, binh hùng tướng mạnh, các nước lân cận đều khiếp oai. Điệt Lợi bội thề nên bị bắt, Tán Phổ khiếp vía phải đầu hàng, Tán La, Thiên Trúc, Ba Tư hàng năm phải dâng cống lễ; Lâm Ấp, Cốt Lợi, Nệ Đà La đều sợ uy thế mà chẳng dám giở trò đao binh.
Cao Ly vì trái ý thiên triều nên bị thiên triều hỏi tội, tấm gương ấy cũng đáng cho các ngươi soi. Bột hải chỉ là một nước phụ thuộc của Cao Ly, đem so sánh với Trung Quốc chỉ là một quận bé nhỏ. Binh tướng lương thực có bao nhiêu mà dám châu chấu đá voi. Nếu nghịch mạng trời ắt không khỏi tội.
Nay Thiên Triều đức trọng ơn dầy, lấy lời nhân nghĩa dung thứ cho kẻ cuồng si; vậy khuyên Khả Độc mau sớm tỉnh ngộ, xưng thần nộp cống. Ví như cãi lệnh sẽ xương phơi đầy núi, máu chảy thành sông, mua cười cho thiên hạ.
Nay dụ".
Vua Huyền Tông nghe đọc, vô cùng khoan khoái, truyền cho nội giám trao chiếu chỉ cho sứ Phiên.
Khi ra đến cửa Ngọ Môn, sứ Phiên hỏi Hạ Tri Chương:
-Người thảo chiếu làm chức gì trong triều mà khiến Thái sư mà mực, thái Úy tháo giầy như thế?
Hạ Tri Chương đáp:
- Người ấy họ Lý tên Bạch, được phong chức Hàn lâm đại học sĩ. Đấy là một bặc thần tiên trên trời sai xuống để giúp Thiên Triều.
Phiên sứ về đến kinh đô tâu lên vua Bột Hải rõ. Khả Độc nghe nói có thần tiên giáng trần giúp sức nên khiếp sợ, vội vã viết thư sai người đem lễ vật triều cống như trước.
Vì vậy, vua Huyền Tông trọng đãi Lý Bạch vô cùng hậu, muốn gia phong cho Lý Bạch thêm chức tước, nhưng Lý Bạch thưa:
- Tâu Bệ hạ, đối với hạ thần không gì thích thú bằng tiêu dao nhàn hạ,cúi xin bệ hạ cho thần giữ chức học sĩ, du ngoạn khắp nơi, hễ gặp rượu ngon là uống là muôn vàn đội ơn rồi.
Lúc bấy giờ, hoàng cung đến mùa mẫu đơn đua nở, khoe sắc đủ màu. Hoa này cảu Dương Châu đem hiến, gồm bốn thứ là: Đại Hồng, Thâm Tử, Thiển Hồng và Thông Bạch.
Vua Huyền Tông truyền rời những hoa ấy đến điện Trầm Hương để ngắm cùng phi, thưởng hoa dưới nguyệt, lại đòi bọn đệ tử Lê Viên đến để hoà nhạc cho vui.
Vì chán nghe những bản nhạc cũ, nên vua phán rằng:
- Ngắm cung phi, xem hoa đẹp, không nên nghe mãi những khúc nhạc cổ nhàm tai mãi.
Vua truyền một con hát nổi tiếng là Lý Quy Niên đến triệu Lý Bạch vào cung.
Lý Quy Niên tìm mãi mới thấy Lý Bạch đang say mèm trong quán rượu.
Lý Bạch ngủ ly bì, chẳng kể đến lệnh vua chúa...
Lý Quy Niên thấy thế, gọi tùy tùng leo lên lầu khiêng Lý Bạch xuống rồi đặt lên lưng ngựa, đỡ hai bên, cho ngựa chở thẳng về trước lầu Ngũ Phượng, vào tâu cho vua Huyền Tông rõ.
Nhà vua đặc cách cho Lý Bạch được đi ngựa thẳng vào điện Trầm Hương, rồi cùng các Quý Phi lên lầu.
Vào đến điện Trầm Hương, Lý Bạch vẫn còn say mê mệt.
Quý Phi tâu:
- Thần thiếp nghe người ta nói nước lạnh có thể giải rượu được.
Vua liền sai thị vệ đem khăn nước lạnh đặt vào đầu Lý Bạch. Lý Bạch tỉnh rượu vội vàng quỳ mọp xuống đất xin tha tội.
Nhà vua đỡ Lý Bạch dậy và nói:
- Nay trẫm cùng Phi tử thưởng hoa, muốn có khúc nhạc mới, nên triệu khanh đến viết khúc ca theo điệu thanh bình.
Thấy bút mực đã đặt sẵn trước mặt, Lý Bạch bèn viết thơ ngay:
I.
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng
Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng dao đài nguyệt hạ phùng.
Tạm dịch:
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây,
Hiên sương phơ phất gió xuân bay.
Nếu không gặp gỡ trên Quần Ngọc,
Dưới nguyệt Dao Đài sẽ gặp ai.
II
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.
Tạm dịch:
Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương,
Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương.
Hỏi nơi cung Hán ai người giống ?
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.
III.
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Trường đắc quân vương đới tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.
Tạm dịch:
Hoa trời, sắc nước thảy đều vui,
Luôn được vua trông với nụ cười.
Mối hận gió xuân bay thoảng hết,
Bên đình, thơ thẩn tựa hiên chơi.
Lý Bạch viết xong dâng lên, Huyền Tông thấy ý tứ tuyệt trần, trong lòng phơi phới, truyền cho Lý Quy Niên theo điệu mà hát.
Quý Phi lạy tạ ơn vua đã chiếu cố đến mình.
Huyền Tông nói:
- Không phải tạ ơn trẫm, khanh nên tạ ơn học sĩ mới phải.
Quý Phi lấy chén ngọc rót đầy chén rượu, sai cung nữ mời Lý Bạch.
Từ đó trong cung lúc nào có yến tiệc cũng mời Lý Bạch đến. Quý Phi yêu mến Lý Bạch khác thường, mối tình tài tử giai nhân chớm nở.
Nhưng nhà thơ tài hoa có vẻ lạnh nhạt trước mối tình thầm kín ấy, Quý Phi yêu mà không được yêu lại nên bực mình sinh ra thù oán.
Lúc bấy giờ có Cao Lực Sĩ lòng dạ vốn ấp ủ mối thù với Lý Bạch bắt tháo giày thuở nọ. Một hôm Cao Lực Sĩ hỏi Quý Phi:
- Bài thơ của Lý Bạch lẽ ra Quý Phi nên ghét mới phải, cớ sao lại khen ngợi thế?
Quý Phi hỏi:
- Tại sao nhà ngươi cho là phải oán ghét?
Cao Lực Sĩ nói:
- Câu: "Khả lân Phi Yến ỷ tân trang" hàm một ý châm biếm vô cùng. Chắc nương nương cũng hiểu rõ Triệu Phi Yến khi xưa là bậc hậu phi của vua Hán Thành đế, được nhà vua quý chuộng hơn cả. Phi Yến lại say mê Xích Phượng và cùng người ấy tư thông. Chẳng may vua Thành đế biết được, bắt gặp Xích Phượng trong tủ áo, đem giết ngay trước mặt Phi Yến. Nay Lý Bạch đem Phi Yến sánh ngang với nương nương thì đó chính là một lời nhạo báng bóng bảy.
Thuở ấy, Quý Phi, Huyền Tông nhận An Lộc Sơn làm con nuôi cho tự do vào cung. An Lộc Sơn và Quý Phi ngang tuổi nhau. Có lần một ngày Quý Phi ba lần thân hành tắm rửa cho con nuôi trước mặt Huyền Tông, mà nhà vua cũng không nói gì cả.
Quý Phi thấy có lý bèn tâu với Huyền Tông rằng Lý Bạch ngạo nghễ không giữ nghi lễ quân vương.
Lý Bạch biết Cao Lực Sĩ và Quý Phi có ý nói xấu mình, nên xin vua cho đi rong chơi sông núi.
Huyền Tông an ủi:
- Khanh là kẻ có tài năng lỗi lạc, thanh bạch. Nay tạm cho khangh đuược toại nguyện. Vậy khanh có cần gì trẫm sẽ ban cấp cho.
Lý Bạch tâu:
- Hạ thần không cần gì cả, ngoài một món tiền để uống rượu thôi.
Do đó, vua Huyền Tông cho Lý Bạch một đạo chỉ dụ, đi đến đâu uống rượu cũng không phải trả tiền. Số tiền ấy sẽ do ngân khố thanh toán.
Nhà vua lại ban thêm vàng bạc, mũ áo và cấp cho mười hai người tùy tùng đi theo.