Vì sao khoa học VN không phát triển được - Kỳ cuối: Thiếu đồng bộ
- Vì sao khoa học VN không phát triển được - Kỳ 1: Lãng phí
- Vì sao khoa học VN không phát triển được - Kỳ 2: Không hiệu quả
Người rẻ hơn máy?
Trong các hạng mục đầu tư, đầu tư cho cơ sở vật chất và máy móc thường tốn kém nhất nhưng lại được phê duyệt dễ dàng nhất. Các chi phí khác như mua sách báo, tài liệu, chi phí đào tạo, chi phí mời chuyên gia, chi phí tham dự hội nghị quốc tế thường khó khăn hơn nhiều. Cơ sở vật chất và máy móc có trước nhưng người làm việc và sử dụng được những máy móc đó một cách hiệu quả lại không có. Và hệ quả tất yếu là nhiều phòng làm việc không ai ngồi, nhiều máy móc không ai dùng đến. Mà cơ sở vật chất và nhất là máy móc thì xuống cấp hàng ngày, hàng giờ và có thể mất hết giá trị chỉ sau ba – năm năm.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp, thời đại của nền kinh thế tri thức. Thế nhưng, thời gian của chuyên gia lại được đánh giá quá thấp. Từ đây mới dẫn đến những câu chuyện rất đáng suy ngẫm: nhiều giáo sư nước ngoài bỏ hàng ngàn đô để mua vé sang nói chuyện và giảng dạy tại Việt Nam, nhưng khung lương mà chúng ta có thể trả cho họ vẫn chỉ vài triệu đồng cho một tuần giảng dạy. Chúng ta có thể lãng phí hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho việc đi lại, ăn uống, tổ chức nhưng tiền thù lao cho báo cáo viên, cho giám khảo, cho các chuyên gia bao giờ cũng khiêm tốn đến chạnh lòng. Năm 2007, hơn 70 chuyên gia hàng đầu của Việt Nam từ nhiều quốc gia đã về nước để làm giám khảo cho kỳ thi toán quốc tế lần thứ 48, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (IMO 2007). Và thù lao cho một tuần làm việc vất vả và căng thẳng của họ chỉ là 3 triệu đồng! Theo GS Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học và là thành viên cốt cán của ban tổ chức IMO 2007 thì chi phí cho công tác chuyên môn (một trong những công tác quan trọng nhất đối với một kỳ thi) chiếm chưa đến 5% tổng chi phí.
Sự thiếu đồng bộ còn thể hiện ở quá trình theo dõi một đề tài, một dự án. Thường khâu khó khăn nhất chỉ là khâu phê duyệt đề tài. Có thể nói tất cả “tài năng” và “tâm huyết” của chủ nhiệm đề tài và các cộng sự chủ yếu được dồn vào nhiệm vụ thuyết minh đề tài thế nào để được phê duyệt, cấp kinh phí. Còn sau đó đề tài được thực hiện thế nào, tiến độ và chất lượng ra sao thì nói chung ít ai quan tâm, kiểm soát. Và, như đã đề cập, dự án nào, đề tài nào rồi cũng sẽ được nghiệm thu, được “hạ cánh an toàn”. Không đồng bộ ở khâu kiểm soát đề tài, dự án, chúng ta đã tiếp tục lãng phí cho các đầu tư không hiệu quả, tiếp tay cho những hình thức “hợp thức hoá” đầu tư của nhà nước, của nhân dân.
Hội chứng thích cô đơn?
Vấn đề hợp tác liên ngành cũng là một biểu hiện của sự đầu tư thiếu đồng bộ. Chúng ta cũng rất thiếu các dự án nghiên cứu liên ngành. Các vấn đề của toán học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh học, môi trường, thuỷ điện – thuỷ lợi được giải quyết một cách riêng lẻ, đầu tư một cách riêng lẻ. Điều này dẫn đến những đề tài xa rời thực tế của toán học và những đề tài thiếu một nền tảng và mô hình toán học vững chắc của các ngành khoa học thực nghiệm. Hai bên đều thiếu nhưng không biết tìm đến nhau, mà có biết tìm đến nhau thì cũng gặp khó khăn để có tiếng nói chung do những cơ chế hành chính và tài chính. Rất mừng là gần đây đã có nhiều lãnh đạo của các viện nghiên cứu ứng dụng nhìn thấy vấn đề này và đã đặt vấn đề hợp tác. Nhưng con đường đi từ mong muốn đến thực tế thực hiện được còn rất xa, vì thực sự chúng ta còn rất xa lạ với các hợp tác liên ngành.
Vừa qua, giới khoa học nói chung và giới toán học nói riêng rất phấn khởi với sự kiện GS Ngô Bảo Châu đạt huy chương toán học Fields danh giá. Tiếp đó, họ lại càng phấn khởi khi nghe tin Chính phủ đã phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển toán học 2010 – 2020 với tổng số tiền đầu tư lên tới 651 tỉ đồng. Chưa bao giờ toán học được ưu ái đến thế. Tuy nhiên, sau những hồ hởi ban đầu, chúng ta lại tiếp tục lo lắng: liệu chúng ta có biết cách sử dụng số tiền đầu tư tương đối lớn đó không? Và liệu toán học có tìm được tiếng nói chung với các ngành khoa học khác để cùng phát triển toàn diện và đồng bộ được hay không? Bởi vì suy cho cùng, có tiền là một chuyện, biết sử dụng tiền thế nào cho hiệu quả là một chuyện khác.
Trong các hạng mục đầu tư, đầu tư cho cơ sở vật chất và máy móc thường tốn kém nhất nhưng lại được phê duyệt dễ dàng nhất. Các chi phí khác như mua sách báo, tài liệu, chi phí đào tạo, chi phí mời chuyên gia, chi phí tham dự hội nghị quốc tế thường khó khăn hơn nhiều. Cơ sở vật chất và máy móc có trước nhưng người làm việc và sử dụng được những máy móc đó một cách hiệu quả lại không có. Và hệ quả tất yếu là nhiều phòng làm việc không ai ngồi, nhiều máy móc không ai dùng đến. Mà cơ sở vật chất và nhất là máy móc thì xuống cấp hàng ngày, hàng giờ và có thể mất hết giá trị chỉ sau ba – năm năm.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp, thời đại của nền kinh thế tri thức. Thế nhưng, thời gian của chuyên gia lại được đánh giá quá thấp. Từ đây mới dẫn đến những câu chuyện rất đáng suy ngẫm: nhiều giáo sư nước ngoài bỏ hàng ngàn đô để mua vé sang nói chuyện và giảng dạy tại Việt Nam, nhưng khung lương mà chúng ta có thể trả cho họ vẫn chỉ vài triệu đồng cho một tuần giảng dạy. Chúng ta có thể lãng phí hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho việc đi lại, ăn uống, tổ chức nhưng tiền thù lao cho báo cáo viên, cho giám khảo, cho các chuyên gia bao giờ cũng khiêm tốn đến chạnh lòng. Năm 2007, hơn 70 chuyên gia hàng đầu của Việt Nam từ nhiều quốc gia đã về nước để làm giám khảo cho kỳ thi toán quốc tế lần thứ 48, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (IMO 2007). Và thù lao cho một tuần làm việc vất vả và căng thẳng của họ chỉ là 3 triệu đồng! Theo GS Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học và là thành viên cốt cán của ban tổ chức IMO 2007 thì chi phí cho công tác chuyên môn (một trong những công tác quan trọng nhất đối với một kỳ thi) chiếm chưa đến 5% tổng chi phí.
Sự thiếu đồng bộ còn thể hiện ở quá trình theo dõi một đề tài, một dự án. Thường khâu khó khăn nhất chỉ là khâu phê duyệt đề tài. Có thể nói tất cả “tài năng” và “tâm huyết” của chủ nhiệm đề tài và các cộng sự chủ yếu được dồn vào nhiệm vụ thuyết minh đề tài thế nào để được phê duyệt, cấp kinh phí. Còn sau đó đề tài được thực hiện thế nào, tiến độ và chất lượng ra sao thì nói chung ít ai quan tâm, kiểm soát. Và, như đã đề cập, dự án nào, đề tài nào rồi cũng sẽ được nghiệm thu, được “hạ cánh an toàn”. Không đồng bộ ở khâu kiểm soát đề tài, dự án, chúng ta đã tiếp tục lãng phí cho các đầu tư không hiệu quả, tiếp tay cho những hình thức “hợp thức hoá” đầu tư của nhà nước, của nhân dân.
Hội chứng thích cô đơn?
Vấn đề hợp tác liên ngành cũng là một biểu hiện của sự đầu tư thiếu đồng bộ. Chúng ta cũng rất thiếu các dự án nghiên cứu liên ngành. Các vấn đề của toán học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh học, môi trường, thuỷ điện – thuỷ lợi được giải quyết một cách riêng lẻ, đầu tư một cách riêng lẻ. Điều này dẫn đến những đề tài xa rời thực tế của toán học và những đề tài thiếu một nền tảng và mô hình toán học vững chắc của các ngành khoa học thực nghiệm. Hai bên đều thiếu nhưng không biết tìm đến nhau, mà có biết tìm đến nhau thì cũng gặp khó khăn để có tiếng nói chung do những cơ chế hành chính và tài chính. Rất mừng là gần đây đã có nhiều lãnh đạo của các viện nghiên cứu ứng dụng nhìn thấy vấn đề này và đã đặt vấn đề hợp tác. Nhưng con đường đi từ mong muốn đến thực tế thực hiện được còn rất xa, vì thực sự chúng ta còn rất xa lạ với các hợp tác liên ngành.
Vừa qua, giới khoa học nói chung và giới toán học nói riêng rất phấn khởi với sự kiện GS Ngô Bảo Châu đạt huy chương toán học Fields danh giá. Tiếp đó, họ lại càng phấn khởi khi nghe tin Chính phủ đã phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển toán học 2010 – 2020 với tổng số tiền đầu tư lên tới 651 tỉ đồng. Chưa bao giờ toán học được ưu ái đến thế. Tuy nhiên, sau những hồ hởi ban đầu, chúng ta lại tiếp tục lo lắng: liệu chúng ta có biết cách sử dụng số tiền đầu tư tương đối lớn đó không? Và liệu toán học có tìm được tiếng nói chung với các ngành khoa học khác để cùng phát triển toàn diện và đồng bộ được hay không? Bởi vì suy cho cùng, có tiền là một chuyện, biết sử dụng tiền thế nào cho hiệu quả là một chuyện khác.
VNMATH.COM (Theo TS TRẦN NAM DŨNG, SGTT