Home » » Ảnh Hưởng Của Toán Học Việt Nam Qua Số Trích Dẫn

Ảnh Hưởng Của Toán Học Việt Nam Qua Số Trích Dẫn

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012 | 01:43

Tôi có làm một thống kê nhỏ về ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu của các nhà toán học ở VN, qua các con số về số lần trích dẫn và số người trích dẫn. Sau đây là một bảng thống kê, theo số liệu của MathSciNet.
Trong bảng này có thống kê của 45 người có thể coi là tiêu biểu nhất VN (hầu hết là GS, chỉ có 1-2 PGS trong danh sách này — tôi không ghi đầy đủ tên mà chỉ để initials, mục đích không để “xoi mói” các cá nhân, mà để đánh giá chung các xu hướng).
Chú ý là MathSciNet chỉ thống kê số lần trích dẫn và số người trích dẫn từ 2000 (các trích dẫn cho đến 2000 không được tính), còn số công trình thì có thống kê khá đầy đủ (từ quãng 1945 ?). Các số liệu trích dẫn của MathSciNet cho giai đoạn từ 2000 trở đi cũng rất không đầy đủ, vì nhiều lý do như: các trích dẫn trong nhiều tạp chí ngoài ngành toán (ví dụ trong vật lý trích dẫn kết quả toán học) không được tính đến, các trích dẫn mới nhất chưa được tính đến, và hệ thống tìm trích dẫn tự động của AMS có bỏ sót và gán sai nhiều trích dẫn. (Ví dụ có 1 bài báo tôi đếm được tổng cộng hơn 40 trích dẫn trong các công bố ISI, nhưng ở MathSciNet chỉ hiện lên 20 trích dẫn). Bởi vậy các con số dưới đây là không chính xác, chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho chúng ta một hình dung về độ ảnh hưởng của các công trình toán học “made in VN”
NamePublicationsCitationsCitingAuthors
NVT87675322
HT160361273
PQK6421888
NDY69211133
NKS5515754
LTH48152103
NTC4415172
DDA93136122
DDT5113277
HXP6110936
PHS6710982
VNP8510652
NXT5310466
DNH5510383
NHVH379519
DD569441
LDM518448
PHH258037
HHB607728
DDT397532
NHD346864
NDC306561
HHK295929
HM95436
NQT445223
DMD324953
TDV623532
NVK573431
NDT342821
LMH492626
DTT261818
NVT371517
LHS42129
DHT35115
DND3397
NVM4075
PKA3376
LVT2045
NDT3634
NVH811
TVN1711
BHK800
NCT800
NDT1200
PTL1200
sum20073787
Theo bảng trên, thì đã có 17 nhà toán học VN có trên 50 công trình. Tính về độ ảnh hưởng thì khiêm tốn hơn: chỉ có 5 người có được trên 100 người khác trích dẫn. Số người có được trên 50 người trích dẫn là 16, số người có được trên 100 lượt trích dẫn là 14. Trung bình mỗi công trình được trích dẫn gần 2 lần.
Có một “định lý” sau: số trích dẫn trung bình trong 1 bài báo bằng số lần trung bình mà 1 bài báo được trích dẫn. Chẳng hạn nếu trung bình 1 bài báo toán trích dẫn 10 công trình khác, thì ngược lại trung bình mỗi bài báo cũng được trích 10 lần. Nếu tính là MathSciNet làm “rơi vãi đi” 1/2 số trích dẫn, thì vẫn còn được trung bình là 5 lần (đây là con số ước lượng mà tôi cho là khá sát thực tế). Trung bình mỗi bài báo của VN trong danh sách trên chỉ được trích dẫn gần 2 lần, như vậy là mức độ ảnh hưởng có thể coi là thấp hơn 1/2 của trung bình thế giới.
Những người ở phía cuối danh sách (khoảng 10-15 người) cũng có cố gắng trong nghiên cứu, nhưng hiệu quả ảnh hưởng thể hiện qua số lượt và số người trích dẫn thì khá thấp (các công trình không được quan tâm đến ngoài một phạm vi hẹp không quá 20 người). Theo tôi không phải là vị họ “thiếu khả năng” để làm những cái có thể được trích dẫn nhiều hơn, mà có 2 nguyên nhân chính: đối với một số người thì phần lớn số trích dẫn có thể rơi vào trước 2000 vì sau 2000 thì họ ít tích cực và cũng ít được trích nữa, nhưng một nguyên nhân khác quan trọng hơn là: sự cô lập, làm những vấn đề “tự mình đặt ra” nhưng ít được ai khác quan tâm đến. Đây là một điểm mà các nhà toán học trẻ ở VN nên chú ý: cần có hợp tác quốc tế, tìm những đề tài được thế giới quan tâm.
Nguồn: Zung's website
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved