I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
1. Sự ra đời của tiền tệ: "Do các xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật, nên việc sử dụng một vật trụng gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ."
2. Bản chất của tiền tệ: là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.
II. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1. Đơn vị đo lường giá trị: Tiền tệ được dùng để đo lường giá trị các hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi.
2. Phương tiện trao đổi: Tiền tệ được dùng làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ.
3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị: Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hàng hóa trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể tách rời thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. Chức năng này là quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó mà dự trữ để dùng cho tương lai.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
- Tiền tệ bằng hàng hóa
- Tiền giấy
- Tiền ghi sổ (tiền qua ngân hàng)
IV. KHỐI TIỀN TỆ (CÁCH ĐO LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG)
1. Khối tiền tệ M1:
- là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng, chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua một bước chuyển đổi nào
- Bao gồm: tiền đang lưu hàng và tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng.
2. Khối tiền tệ M2: Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm lượng tiền theo M1 và tiền gửi tiết kiểm ở các ngân hàng thương mại.
3. Khối tiền tệ M3: Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng gồm lượng tiền theo M2 và các chứng từ có giá có tính lỏng cao (dễ chuyển thành tiền mặt)
V. CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
- Là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia, được qui định bằng pháp luật.
- Chế độ tiền tệ gồm
+ Bản vị tiền tệ (cái được dùng làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia)
+ Đơn vị tiền tệ
+ Công cụ trao đổi: Công cụ được dùng để thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản nợ như tiền giấy, tiền đúc...
- Các chế độ bản vị tiền tệ:
+ Chế độ song bản vị: dưới chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được xác định bằng trọng lượng cố định của 2 kim loại thường là vàng và bạc.
+ Chế độ bản vị tiền vàng: dưới chế độ bản vị tiền vàng, đông tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật.
+ Chế độ bản vị vàng thỏi: Chế độ bản vị vàng thỏi cũng qui định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền. Vàng không được lưu thông mà chỉ dự trữ.
+ Chế độ bản vị vàng hối đoái: là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp đổi ra vàng, muốn đổi phải thông qua một ngoại tệ, ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng.
+ Chế độ bản vị ngoại tệ: Dưới chế độ bản vị ngoại tệ, đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài. Đó phải là các ngoại tệ mạnh và được tự do hóa chuyển đổi trên thị trường quốc tế.
+ Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng: Dưới chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng, đơn vị tiền tệ của một nước không thể tự do chuyển đổi kim loại quí, giá trị thực tế của đồng tiền phụ thuộc vào sức mua của nó, tức là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà nó có thể mua được.
VI. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH
1. Sự ra đời của phạm trù tài chính:
- Sản xuất hàng hóa và tiền tệ là những tiền đề quyết định làm nảy sinh phạm trù tài chính.
- Nhà nước ra đời làm cho hoạt động tài chính ngày càng phát triển hơn.
2. Bản chất của tài chính: là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó tạo lấp và sử dụng các quĩ tiền tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
VII. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH:
1. Chức năng phân phối: phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị.
2. Chức năng giám đốc: nhờ chức năng này của tài chính mà người ta có thể tổ chức kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quí tiền tệ.
I. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH:
- Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó, các quan hệ tài chính có mỗi liên hệ tác động lẫn nhau theo những qui luật nhất định.
- Vai trò của hệ thống tài chính: Đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội.
II. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH:
Gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn. Tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó nguồn tài chính được tạo ra đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn vốn.
1. Tài chính doanh nghiệp:
- Tại đây, nguồn tài chính xuất hiện và đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng của các nguồn tài chính trong nền kinh tế.
- Đặc trưng của bộ phận tài chính doanh nghiệp: gồm những quan hệ tài chính vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao.
2. Ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước còn có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội (định hướng sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội...)
3. Tài chính dân cư:
- Đặc trưng của bộ phận tài chính dân cư: phân tán và đa dạng nhưng tổng qui mô tiềm tàng là rất lớn.
4. Tài chính đối ngoại:
- Trên thực tế, quan hệ tài chính đối ngoại không tập trung vào một tụ điểm nhất định mà chúng phân tán, đan xen vào các quan hệ tài chính khác.
- Những kênh vận động của tài chính đối ngoại:
+ Nhận viện trợ, vay vốn nước ngoài.
+ Tiếp nhận vốn đầu tư.
+ Thanh toán XNK
+ Thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm hoặc nhận phí bảo hiểm, nhận bồi thường từ các tổ chức nước ngoài.
+ Quá trình chuyển tiền, tài sản của cá nhân trong và ngoài nước
5. Bộ phận dẫn vốn: gồm thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian:
- Trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thông quan hoạt động tài chính gián tiếp. Các trung gian tài chính huy động vốn từ những người có vốn tạo thành vốn kinh doanh của mình, sau dó họ dùng vốn kinh doanh này cho người cần vốn vay lại hoặc dùng để đầu tư.
- Trung gian tài chính được chia ra thành:
+ Ngân hàng thương mại
+ Tổ chức tài chính phi ngân hàng (công ty bảo hiểm, quĩ trợ cấp, công ty tài chính, quĩ đầu tư...) .Hoạch định và thực thi chính sách tài chính quốc gia là đề ra các chủ trương, chính sách, đường lối và biện pháp về tài chính trong 1 thời kì tương đối lâu dài.
Phạm vi của chính sách tào chính quốc gia ở nước ra hiện nay gồm các lĩnh vực: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư.
I. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA
- Tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước.
- Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền.
- Tạo công ăn việc làm.
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
- Chuyển hướng cơ chế quản lí chính sách tài chính - tiền tệ kiểu "động viên tập trung" sang chính sách tài chính phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp.
- Phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và ngân hàng.
- Thực hiện cơ chế tài chính mở lành mạnh
- Chính sách tài chính phải giải phóng triệt để mọi nguồn vốn
- Cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên phát triển.
- Xây dựng và thực hiện các chính sách tài chính cần đứng trên quan điểm hệ thống.
- Chú trọng nghiên cứu, khảo sát, đúc kết kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, thử nghiệm các phương thức phù hợp.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp qui về tài chính, tăng cường kiểm soát, thanh tra.
III. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
1. Chính sách về vốn
- Vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thơi là cơ sở để phân phối lợi nhuận, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế; gồm những nguồn vật tư, tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân.
- Chính sách tạo vốn phải cơ bản tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có vốn, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả kinh tế.
- Mục tiêu của chính sách tạo vốn chủ yếu tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lí để biến mọi nguồn lực tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưởng quá trình tái sản xuất xã hội.
- Biện pháp:
+ Khắc phục tình trạng cấp vốn tràn lan, buộc doanh nghiệp tự tạo sức mạnh tài chính, tư chịu trách nhiệm theo pháp luật với chủ nguồn vốn.
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phấn nhất quán và được thể chế hóa.
+ Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
+ Phát triển kinh tế thị trường tài chính.
+ Có chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mục tiêu của chính sách đầu tư là bảo tồn và sử dụng vốn có hiệu quá
- Các phương thức sử dụng vốn nhà nước hiệu quả:
+ Chuyển vốn xây dựng cơ bản của nhà nước sang dạng tín dụng ngân hàng dài hạn.
+ Xác định trọng điểm của đầu tư nhà nước.
+ Hình thành các công ty cổ phần công tư hợp doanh.
2. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp
- Phát triển doanh nghiệp sẽ tập hợp có hiệu quả cac nguồn lực phân tán.
- Gồm
+ Chính sách đầu tư
+ Chính sách ưu đãi về thuế và các chi phí
+ Ban hành luật điều tra độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh.
3. Chính sách đối với ngân sách nhà nước
- Bố trí nguồn thu, rà soát lại các khoản chi.
- Chấm dứt việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng trung ương đối với ngân sách nhà nước dưới mọi hình thức.
- Thiếu hụt ngân sách nhà nước cần được hạn chế, tiến tới cân bằng thu chi.
- Cần thường xuyên đổi mới cải tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống thuế. Thuế không những la nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.
4. Chính sách về tài chính, đối ngoại:
- Huy động tối đa vốn nước ngoài, tạo ra và tận thu các nguồn thu ngoại tệ.
- Triệt để thu hút vốn từ bên ngoài.
- Tăng cường đầu tư phát triển các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
- Nhập khẩu chủ yếu để phục vụ đầu tư.
- Có hệ thống giá và tỉ lệ hợp lí.
- Quản lí tốt việc sử dụng ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh
- Cải tiến và đơn giản hóa thủ tục.
- Tạo ra môi trường chính trị, pháp lí, kinh tế thuận lợi.
5. Chính sách về tiền tệ và tín dụng
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia là kiểm soát chặt chẽ lạm phát, ổn định giá cả của đồng tiền, tạo điều kiện huy động vốn.
- Điều hành khối lượng tiền cung ứng.
- Chính sách tín dụng:
+ Tín dụng ngân hàng cần được mở rộng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phương châm không để các dự án đầu tư có hiệu quả cao bị thiếu vốn.
+ Tăng cường cho vay trung và dài hạn.
+ Giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi. .
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Đây là nguồn kinh phí tài trợ cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống bộ máy nhà nước, cho việc cung cấp các hàng hóa công cộng.
I. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của ngân sách nhà nước:
- Về mặt pháp lí: là một đạo luật dự trù các khoản thu chi của nhà nước trong 1 năm
- Về mặt kinh tế: là hoạt động phân phối các tài nguyên quốc gia
- Về tính chất xã hội: là công cụ kinh tế của Nhà nước.
2. Vai trò của ngân sách nhà nước: là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, được biểu hiện trên 3 khía cạnh sau
- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế (vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế), chống độc quyền.
- Giải quyết các vấn đề xã hội (vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội)
- Góp phần ổn định thị trường giá cả, chống lạm phát (điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường) .