Home » » Lịch sử hình thành Âm Dương Lịch

Lịch sử hình thành Âm Dương Lịch

Written By kinhtehoc on Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012 | 07:13


3. Lịch sử hình thành Âm Dương Lịch
Như đã từng giải trên, mục đích nguyên thuỷ của phép lịch là họp một số nguyên ngày thành Tháng, trường kỳ phù hợp với Tuần Trăng, mà lại mà lại muốn họp một số nguyên Tháng thành Năm cũng trường kỳ phù hợp với chu kỳ thời tiết. Nếu đạt được mục đích, thì lịch gắn bó với Thái âm (trăng) và Thái dương ( Mặt trời) và được gọi là một Âm dương lịch. Nhưng phiền phức là để đạt được mục đích ấy là khó, vì hai cái số Tuần Trăng và Thời tiết đều là số có phần lẻ. Ta hãy nhắc lại hai số căn bản kia với chính xác bằng trắc đạc hiện nay là:
Tuần Trăng hay Sóc sách : 29,530588 ngày trung bình
Thời tiết hay Tuế chu : 365,242216 ngày trung bình
Phép lịch nào bắt đầu cũng gắng đạt mục đích, nhưng thấy không thành, bèn bỏ hoàn toàn hay một nửa, ví như các lịch Tây phương. Lịch xưa Ai Cập đã lấy tháng 30 ngày, dài quá và năm 360 ngày ngắn quá; đành để lỗi cả hai mục tiêu. Lịch Ai Cập lấy tháng lần lượt 30 và 29 ngày và cứ 30 ngày thêm 11 ngày ( tháng trung bình thành 29,530588 ngày, rất phù hợp), nhưng lấy năm 354,3667 ngày (sai nhiều mà không chữa) đành bỏ phần Dương. Còn lịch La Công ( Rôma và Công lịch) thì lấy tháng lộn xộn 31,30,29,28 ngày (không chế cho hợp Tuần Trăng) và năm 365,2425 ngày thì đành bỏ phần Âm. 
Ngoài những loại lịch thuần âm (chỉ dựa vào mặt trăng) và lịch thuần dương (chỉ dựa vào mặt trời - thời tiết) đã xét ở trên, chúng ta còn một loại lịch khá phổ biến đó là kết hợp được cả 2 mục đích khi làm lịch, đó là loại Âm Dương Lịch. Nhắc đến Âm Dương Lịch, ta cứ tưởng chỉ có Lịch Trung Quốc và một số nước lân cận đang áp dụng (trong đó có Việt Nam). Hoàn toàn không phải vậy, như đã nói: mọi dân tộc, khu vực đều mong muốn nghiên cứu lịch riêng của mình. Tùy thuộc và văn hóa và trình độ công nghệ, mà họ áp dụng loại tính toán nào. Ta sẽ lần lượt xét quá trình hình thành và nguyên lý của một số loại Âm Dương Lịch trước khi nhắc đến Âm Dương Lịch của Việt Nam.

A. ÂM DƯƠNG LỊCH TÂY PHƯƠNG

a. Lịch Chadée và lịch Do Thái:

Dân tộc Chadée ở vùng giáp giới hai xứ Iran và Irak ngày nay có văn tự và văn hoá cao trước 6000 năm. Lịch họ lập sẽ là tổ chức cho các lịch, các dân tộc phụ cận đời sau: Do Thái, A Rập, Hi Lạp,…có khác là ngày bắt đầu từ khi Mặt Trời mọc. Tháng cũng bắt đầu khi thấy cung Trăng lặn với Mặt Trời. Kết quả là Tháng lần lượt 30 và 29 ngày. Năm thường có 12 tháng, nghĩa là 354 ngày. Lịch đối với Trăng khá hợp. Nhưng đối với Thời tiết thì năm ngắn mất chừng 11,25 ngày. Phép lịch là cứ gần chặng 3 năm thì thêm một tháng Nhuận. Lịch cổ của dân tộc Do Thái cũng theo phép trên. Nhưng khác bởi cách đặt tháng Nhuận. Lịch Do thái dùng hiện tượng ở đất, lịch Chadée dùng hiện tượng ở trời, nhưng cả hai dùng trực tiếp quan sát mà định chứ không tính trước.
Tháng Nisan là tháng đầu năm trong hai lịch. Ngày “ Rằm” là ngày 14. Ngày 15 bắt đầu lễ Pâque. Ngày 16 làm lễ Tiên thường, dâng Thiên Chúa bông lúa mạch đầu mùa. Nấu đầu tháng ấy, giáo chủ lượng chừng đến ngày 16 lúa mạch chưa chín, hiểu rằng lịch tiến nhanh hơn thời tiết và tháng Nisan tới sớm quá. Giáo chủ bèn định rằng thàng này là tháng nhuận Adar, thuộc về năm trước. Đó là cách đặt tháng thuận của lịch Do Thái.
Lâu đời trước đó, các nhà Thiên văn Chadée, cũng như Ai Cập, quanh năm quan sát những ngôi buổi sáng mọc sát trước Mặt Trời. Ta sẽ gọi những sao như vậy là sao Tiền nhật. Họ đã nhận thấy rằng, trong nhiều năm, mỗi tháng có vài ba sao tiền nhật đặc trưng của tháng ấy. Từ tháng này qua tháng khác, Mặt trời di truyền về Đông, ra hình dừng lấp dưới chân trời phương Đông mà nhường các ngôi sao Tiền nhật lên trước. Nếu ta có cái sổ tay chép tên Tháng và các ngôi sao ấy của Tháng, có thể chỉ nhìn các sao Tiền nhật mà biết đang ở tháng nào, hoặc khi mình đang ở tháng nào đó, thử xem các sao đang mọc lúc gần sáng, có đúng với ngôi sao Tiền nhật chép vào tháng ấy trong sổ chăng? Các nhà Thiên văn Chadée nhận thấy rằng sự ấy bắt đầu đúng trong một chuỗi tháng, rồi có tháng chỉ thấy một phần sao Tiền nhật mọc, rồi đến tháng không thấy mọc tất cả các sao Tiền nhật của nó. Họ hiểu rằng theo lịch họ, tháng ấy tới sớm quá, vậy tháng sắp tới phải mang cùng tên với nó: Tháng sau là tháng Nhuận. Đó là phép đặt nhuận của lịch Chadée.
Cuối cùng lịch Chadée chia ngày ra làm 12 giờ như lịch Á Đông và lịch Do thái đã đặt tuần lễ gồm 7 ngày. Ngày đầu tuần gọi là Sabbát, nghĩa là ngày nghỉ. Nó ăn vào ngày thứ Bảy của Tuần lễ ngày nay, theo Việt ngữ.

b. Lịch cổ Hy Lạp:

Dường như lịch Cổ Hy Lạp theo lịch Ai Cập: tháng 30 ngày năm 12 tháng. Thấy tháng không hợp với Tuần trăng, họ lại đổi ra tháng lần lượt 30 và 29 ngày giồng như lịch Chadée. Lại thấy năm không hợp thời tiết, họ cũng đặt tháng nhuận sau đoạn hai năm. Rồi lại thấy năm trung bình dài quá, bèn đặt tháng nhuận sau đoạn năm, khiến năm trung bình lại ngắn quá. Lần mò sửa chữa, vào khoảng 600 năm trước Công nguyên họ đặt phép Tám Ba, nghĩa là trong khoảng 8 năm thêm 3 tháng nhuận 30 ngày vào cuối những năm 3,5,8. Làm vậy, thì năm trung bình là 354 + (3x30)/8=365,25 ngày, như lịch cải cách Roma. Với những cải cách ấy, ta có thể coi phép lịch Hy Lạp khá đạt mục đích. Nhưng vì lệ định một cách máy móc chặt chẽ, cho nên không tự động chữa được các sole: Cứ 33 tháng, lịch sớm hơn Tuần Trăng một ngày và cứ 128 năm, lịch chậm hơn Thời tiết một ngày. Nhất là tính cách âm lịch chóng mất.
Vào đầu thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, nhà thiên văn Meton nhận thấy rằng 19 năm trung bình (19x365,25 = 6939,75 ngày) gồm 6940 ngày dựng đúng 235 Tuần Trăng, nếu tháng trung bình là 29,5319 ngày (6940/235). Vậy trong giai đoạn 19 năm, họ có thể châm trước số tháng thiếu, tháng đủ, tháng nhuận. Số năm nhuận dễ tính: 19 năm thường có 19x12 = 288 tháng. Vậy phải thêm bảy tháng mới đủ số 235 Tuần Trăng. Chu kỳ 19 năm như vậy mang tên Chu kỳ Meton và gồm 7 năm nhuận (13 tháng): 6 năm dài 384 ngày, 1 năm dài 383 ngày. Còn 12 năm thường thì 5 năm dài 355 ngày và 7 năm dài 354 ngày. Tộng cộng Chu kỳ gồm 6940 ngày. Số mục của các năm trong Chu kỳ, từ 1 đến 19 được người Hy Lạp tôn goi là Số Vàng. Tuy rằng sự phát minh này đã biết ở Hy Lạp từ năm 433 tr. CN nhưng hình như đến năm 335 tr. CN nhờ nhà thiên văn Callipe điều chỉnh lại, Chu kỳ Meton mới được dùng thật sự. Callipe còn đề nghị một Chu kỳ dài 4 Chu kỳ Meton để tháng trung bình gần tháng Tuần Trăng hơn, nhưng không được dùng.
Nếu ta đoái đến những số chính xác hiện đại của Tuần Trăng và Năm thời tiết, sẽ thấy cái Chu kỳ 19 năm ngang 235 tháng là kỳ diệu vì : 
19x 365,242200 = 6939,6018
Và 235 x 29,530588 = 6939,6882
Hai tích số chỉ so le nhau chừng 2 “ giờ mới” sau 6940 ngày. Trong lịch cổ Á Đông, chu kỳ ấy đã được biết đến rất lâu trước Hi Lạp và mang tên là Chương; Trung Quốc cũng dùng chu kỳ gấp 4 Chương mà họ đặt tên là Bộ; lại còn góp 20 Bộ làm một Kỷ và 3 Kỷ làm một Nguyên. Sác Chu bề Toán kinh truyền rằng những khái niệm trên có từ trước đời Chu ( trước 1066 tr.CN).

c. Lịch Đạo Cơ Đốc:

Đạo Cơ đốc này mầm ở đất Do Thái, dưới chế độc cai trị của Roma, rồi bành trướng với chế độ Giáo hoàng định đô ở Roma. Vì vậy về phần thế dụng, lịch Cơ đốc là lịch Roma cải tiến tới hai giai đoạn đã thấy: Cựu lịch và Tân lịch. Phần này đã hoàn toàn trở thành Dương lịch. Nhưng về giáo dụng, lễ Phục sinh, cầm đầu nhiều lễ khác trong đạo, lại liên hệ mật thiết với lịch Âm dương Do thái. Vì vậy mà lịch lễ bái của đạo Cơ đốc cũng thành một thứ lịch Âm dương. Theo các kinh, Giêsu dự bữa cơm lễ Pâque ngày 14 Nisan ( Rằm đầu Xuân, tức ngày đầu năm Do thái. Ngày thứ 6 bị bắt và bị hành hình, rồi ngày chủ nhật sống lại. Lễ Phục sinh là để kỷ niệm sự này. Nên làm vào ngày nào trong Công lịch ( Cựu lịch và Tân lịch)?
Sau khi cãi cọ lâu năm, Giáo hội Nicée quyết định rằng: ( Lễ Phục sinh vào ngày chủ nhật đầu tiên tiếp sau ngày rằm đầu mùa Xuân, nghĩa là sau ngày 20 tháng 3) ngày Rằm này sẽ gọi là ngày Rằm Pác.
Theo quyết định ấy, muốn đặt ngày lễ cho đúng thì phải có một phép Âm lịch cho chính xác. Khốn nỗi! đang thời hai lịch Do thái và Hy Lạp chỉ tạm đáp ứng được một phần nào. Lịch đão Cơ đốc sẽ vin vào một Trăng tạm đặt, mà ta sẽ gọi là trăng giả, tương tự tháng âm lịch; cho nên ta cũng gọi là Tháng giả để phân biệt với Tháng thật của Công lịch. Lệ “ Trăng giả” là: Nếu tháng giả hết trong khoảng một “ Tháng thật” số lẻ (tháng thật: 1,3,5,7,9,11) thì “Tháng giả” ấy đủ 30 ngày; nếu hết trong khoảng một tháng chẵn (2,4,6,8,10,12) thì “Tháng giả” ấy chỉ có 29 ngày. Cách đếm ngày trong “Tháng giả” cũng khác thường, vì bắt đầu bằng số 0,1,2,…và hết bằng số 29 nếu “Tháng giả” đủ (“Tháng thật” lẻ) hoặc 28 nếu “Tháng giả” thiếu ( “tháng thật” chẵn) . Những số mục ấy gọi là tuổi trăng. Nếu một tuổi t nào ứng với một ngày N của một “Tháng thật”, thì người ta nói rằng “ Tuổi trăng ngày N là T”. Còn như những từ Tuổi năm và Tuổi tháng, thì nó trỏ Tuổi. Ngày áp trước năm ấy hoặc tháng ấy. Epacte của năm nghĩa là tuổi của năm; vì vậy ta cũng gọi tuổi năm là Epac. Epac cũng bằng tuổi của tháng Giêng năm ấy.
Với những định lệ và quy định kể trên, ta dễ hiểu rằng nếu đã biết Epac tức là tuổi một năm nào, tính tuổi của một ngày nào trong năm không khó nữa. Ví dụ Epac của năm 1982 là E1=5. Vậy tuổi của những ngày tháng Giêng năm ấy sẽ tìm được bằng cách thêm số mục ngày vào E1: Ví như tuổi ngày 1/1 là 6, tuổi 20/1 là 25. Nhưng phải tính “Tháng Giả” đầu dừng vào ngày nào? Nó biết trong “Tháng thật” 1, vậy tuổi cuối của nó là 29 trừ E1 còn 24. Vậy sang ngày 25/1 tuổi trăng là 0. Lệ chung là hễ muốn tìm tuổi ngày n tháng 1 thì thêm E1 (tuổi tháng 1) vào n. Nếu tổng số quá 29 thì trừ đi 30. Ví dụ tuổi của tháng 2 là tuổi ngày 31/1; nó là E2 = 31+E1 = 36-6. Ta hãy lý luận như thế thì sẽ tìm được tuổi trăng của mọi tháng trong năm : E2, E3,…,E12. Rồi từ tuổi của tháng mà tìm tuổi của ngày trong tháng ấy. Dẫu năm có nhuận, lệ cũng không thêm 1 vào tuổi từ tháng 3. Ta cũng có thể theo lệ trên mà tính bảng lập thành số phải thêm vào tuổi E1 của năm để được tuổi các tháng của năm thường ấy.

Tháng1234567891011121
Số thêm01012345779911


Lược qua một vài Âm Dương Lịch của Tây Phương để thấy được rằng: từ lâu, mọi nơi đều quan tâm đến Âm Dương Lịch. Bài sau, ta sẽ xét rõ hơn về Âm Dương Lịch Phương Đông, để hiểu rõ bản chất của Âm Dương Lịch chúng ta đang áp dụng.

_________________
Tìm cái LÝ của SỐ

Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved