ÂM DƯƠNG LỊCH Á ĐÔNG
1. Lịch Pháp cổ Á Đông
1. Lịch Pháp cổ Á Đông
Lịch Á Đông từ thượng cổ đã có tính cách âm dương. Về lịch cũng như về chung văn hoá Trung Hoa về thời cổ, lịch sử có ghi tên tuổi và sự nghiệp cá nhân, một cách dần dần đáng tin, có thể chia ra những giai đoạn sau:
1) Đời Tam Hoàng Ngũ Đế mà phần Ngũ Đế là khoảng áng chừng từ 2550 tr.CN đến 2140 tr.CN. Những tên đáng chú ý là Hiên Viên tức là Hoàng Đế, Xuyên Húc, Nghiêu và Thuấn.
2) Đời Hạ (2140 tr.CN – 1711 tr.CN) lập bởi Vũ và mất bởi Kiết
3) Đời Thương Ân (1711-1066) lập bởi Thang. Bàn Canh đem dời kinh đô đến đất Ân năm 1324 tr.CN. Mất vì Trụ.
4) Đời Chu và các Chư Hầu (1066 tr.CN – 256 tr.CN) lập bởi Chu Vũ Vương. Năm 841 tr.CN, Chu Lệ Vương đặt niên hiệu Cộng hoà. Ấy là lần đầu trong lịch sử, nhà vua đặt niên hiệu. Từ đó các chư hầu mạnh phân tán chính quyền. Năm 770 tr.CN, Chu Bình Vương dời đô đi phương Đông. Thế lực suy dần. Chư hầu càng mạnh nhất là Tần. Năm 256 tr.CN, Tần diệt Chu, rồi lần lượt diệt các chư hầu khác. Đến năm 221 tr.CN, Tần thống nhất Trung Thổ. Người ta chia giai đoạn này làm hai thời đại: Tây Chu và Đông Chu. Lại chia thời kỳ Đông Chu làm hai đoạn: Xuân Thu (770 tr.CN – 476 tr.CN) và Chiến Quốc ( 475 tr.CN – 221 tr.CN).
5) Đời Tần Hán trở về sau ( 221 tr.CN – 206 tr.CN – 220 s.CN…)
Về các nguồn hiểu biết thời kỳ đầu là những truyền thuyết ghi lại trong đời Xuân thu và Chiến quốc. Riêng về Thượng, Chu thì còn có nhiều sử liệu trực tiếp, là các di vật đã tìm thấy trong các vụ khai quật, nhất là các văn vật mang văn tự như các tự khí bằng đồng, nhất là Giáp cốt đời Ân.
Giáp cốt là vỏ rùa (bụng) và xương (vai, sọ) thú vật dùng để bói và khắc lời bói được. Theo những nguồn ấy, tóm tắt kiến thức thiên học và lịch của thời kỳ Ngũ đế như sau:
Theo truyền thuyết, trước Hoàng đế đã có lịch, Hoàng đế sai Hi Hoà xem mặt trời; Thượng Nghi xem mặt trăng; Sử Khu xem sao khí; Đại Náo đặt Can Chi; Lệ Thủ đặt toán số và sai Dung Thành hợp sáu thuật ấy để soạn Điều lịch. Tuyên truyền còn kể rằng Hoàng đế sai Thương Hiệt đặt văn tự và gán cho Hoàng đế nhiều phát minh quan trọng khác, khiến người ta phải nghi ngờ những ghi nhận ấy. Nhưng theo Nghiêu điển mà Khổng Tử ghi lại trong Thư kinh ( đầu Chiến quốc) thì ta thấy rằng: “ Vua Nghi sai hai họ Hi, Hoà xét chuyển vận mặt trời, mặt trăng và sao để thể hiện mệnh Trời, mà báo cho dân biết thời tiết”. Rồi sai hai em họ Hi và hai em họ Hoà đi ra ở bốn phương để nhìn bốn sao đặc biệt vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn; mục đích là định ngày giữa bốn mùa. Lời dặn: “Khi ngày dài trung bình, mà sao là Điểu thì là giữa Xuân. Khi ngày dài nhất, sao là Hoả (Antares), là giữa Hạ…Khi đêm dài trung bình, sao là Hư, là giữa mùa Thu…Khi ngày ngắn nhất, sao là sao Mão ( sao Rua, Pléiades) là giữa mùa Đông…”. Rồi Nghiêu lại nói : “Này! Hỡi các ngươi Hi, Hoà! Năm quay lại sau 3 trăm với 6 ngày; lấy tháng nhuận để đặt đúng bốn mùa khiến cho hợp với năm thời tiết”.
Đoạn văn này, nếu thật thuộc đời Nghiêu, kiến thức về thiên học và lịch pháp đời ấy đã khá cao. Biết năm thời tiết có 365 ngày và có lẻ (cho nên nói tắt 365 ngày); biết dùng tháng nhuận để bù năm gồm 12 tuần trăng. Đến như kỹ thuật trắc đạc vận chuyển mặt trời, thì thay bằng vận chuyển của xích kinh tuyến cách xích kinh tuyến mặt trời một phần tư vòng tròn về phương Đông. Làm như vậy thì chỉ cần quan sát ngôi sao địa phương vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn (nói đúng hơn: khi giao điểm của xích kinh tuyến mặt trời và Xích đạo lặn), thì suy biết vị trí khi ấy của mặt trời. Theo đoạn văn trên, biết thời bây giờ bốn điểm “thời trung” (giữa các mùa) trên Hoàng đạo: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí, mỗi ở trên xích kinh tuyến bốn ngôi sao, theo thứ tự: Mão (còn tên ấy, tức là một sao trong chòm sao Rua hay Tuarua, sao η Taurus Kim ngưu, xích kinh độ 56,4833 độ); Điểu (nay là một sao Tinh, Alphard hay là sao α Hydra trường xa, xích kinh độ 141,577 độ); Hỏa (nay là sao Tâm, Antares hay là sao α Scorpius Thiên Hát, xích kinh độ 246,4833 đô);Hư ( còn tên ấy, Sadalsund hay là sao β Aquairius-Verseau Bảo bình, xích kinh độ 322,5415 độ). Phương pháp quan sát trên chính xác hơn thuật dùng lại Chaldée và Ai Cập, vì tránh không phải nhìn vì sao trong bóng loá của hoàng hôn hay bình đán. Hoặc có nghi ngờ rằng đoạn văn trên hoặc là giả tạo, hoặc là truyền thuyết mơ hồ? Sự trả lời đích đáng có ngầm trong tên bốn ngôi sao kia. Nguyên là đời ấy, Xuân phân ở trên xích kinh tuyến sao Mão, mà ngày nay lại ở khoảng giữa xích kinh tuyến hai sao Mão và Hư. Năm thời tiết, điểm Xuân phân di chuyển, trên Hoàng đạo ngược chiều vận chuyển của mặt trời, mỗi năm chỉ 50,265/3600 độ. Di chuyển này gọi là Tuế sai. Nếu lấy cách độ giữa xích kinh độ ngày nay của Sao Mạo) mà chia cho Tuế Sai thì sẽ biết số tối thiểu năm cách giữa thời xưa ấy và nay (tốc độ của xích kinh tuyến Xuân phân hơi bé hơn tốc độ Xuân phân trên quỹ đạo nó). Ở đây chia được 4045 năm. Ấy thì văn bản dẫn trong Thư kinh thuộc thời kỳ trước năm 2064 tr.CN chừng vài trăm năm, nghĩa là cuối đời Ngũ đế.
Theo truyền thuyết, trước Hoàng đế đã có lịch, Hoàng đế sai Hi Hoà xem mặt trời; Thượng Nghi xem mặt trăng; Sử Khu xem sao khí; Đại Náo đặt Can Chi; Lệ Thủ đặt toán số và sai Dung Thành hợp sáu thuật ấy để soạn Điều lịch. Tuyên truyền còn kể rằng Hoàng đế sai Thương Hiệt đặt văn tự và gán cho Hoàng đế nhiều phát minh quan trọng khác, khiến người ta phải nghi ngờ những ghi nhận ấy. Nhưng theo Nghiêu điển mà Khổng Tử ghi lại trong Thư kinh ( đầu Chiến quốc) thì ta thấy rằng: “ Vua Nghi sai hai họ Hi, Hoà xét chuyển vận mặt trời, mặt trăng và sao để thể hiện mệnh Trời, mà báo cho dân biết thời tiết”. Rồi sai hai em họ Hi và hai em họ Hoà đi ra ở bốn phương để nhìn bốn sao đặc biệt vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn; mục đích là định ngày giữa bốn mùa. Lời dặn: “Khi ngày dài trung bình, mà sao là Điểu thì là giữa Xuân. Khi ngày dài nhất, sao là Hoả (Antares), là giữa Hạ…Khi đêm dài trung bình, sao là Hư, là giữa mùa Thu…Khi ngày ngắn nhất, sao là sao Mão ( sao Rua, Pléiades) là giữa mùa Đông…”. Rồi Nghiêu lại nói : “Này! Hỡi các ngươi Hi, Hoà! Năm quay lại sau 3 trăm với 6 ngày; lấy tháng nhuận để đặt đúng bốn mùa khiến cho hợp với năm thời tiết”.
Đoạn văn này, nếu thật thuộc đời Nghiêu, kiến thức về thiên học và lịch pháp đời ấy đã khá cao. Biết năm thời tiết có 365 ngày và có lẻ (cho nên nói tắt 365 ngày); biết dùng tháng nhuận để bù năm gồm 12 tuần trăng. Đến như kỹ thuật trắc đạc vận chuyển mặt trời, thì thay bằng vận chuyển của xích kinh tuyến cách xích kinh tuyến mặt trời một phần tư vòng tròn về phương Đông. Làm như vậy thì chỉ cần quan sát ngôi sao địa phương vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn (nói đúng hơn: khi giao điểm của xích kinh tuyến mặt trời và Xích đạo lặn), thì suy biết vị trí khi ấy của mặt trời. Theo đoạn văn trên, biết thời bây giờ bốn điểm “thời trung” (giữa các mùa) trên Hoàng đạo: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí, mỗi ở trên xích kinh tuyến bốn ngôi sao, theo thứ tự: Mão (còn tên ấy, tức là một sao trong chòm sao Rua hay Tuarua, sao η Taurus Kim ngưu, xích kinh độ 56,4833 độ); Điểu (nay là một sao Tinh, Alphard hay là sao α Hydra trường xa, xích kinh độ 141,577 độ); Hỏa (nay là sao Tâm, Antares hay là sao α Scorpius Thiên Hát, xích kinh độ 246,4833 đô);Hư ( còn tên ấy, Sadalsund hay là sao β Aquairius-Verseau Bảo bình, xích kinh độ 322,5415 độ). Phương pháp quan sát trên chính xác hơn thuật dùng lại Chaldée và Ai Cập, vì tránh không phải nhìn vì sao trong bóng loá của hoàng hôn hay bình đán. Hoặc có nghi ngờ rằng đoạn văn trên hoặc là giả tạo, hoặc là truyền thuyết mơ hồ? Sự trả lời đích đáng có ngầm trong tên bốn ngôi sao kia. Nguyên là đời ấy, Xuân phân ở trên xích kinh tuyến sao Mão, mà ngày nay lại ở khoảng giữa xích kinh tuyến hai sao Mão và Hư. Năm thời tiết, điểm Xuân phân di chuyển, trên Hoàng đạo ngược chiều vận chuyển của mặt trời, mỗi năm chỉ 50,265/3600 độ. Di chuyển này gọi là Tuế sai. Nếu lấy cách độ giữa xích kinh độ ngày nay của Sao Mạo) mà chia cho Tuế Sai thì sẽ biết số tối thiểu năm cách giữa thời xưa ấy và nay (tốc độ của xích kinh tuyến Xuân phân hơi bé hơn tốc độ Xuân phân trên quỹ đạo nó). Ở đây chia được 4045 năm. Ấy thì văn bản dẫn trong Thư kinh thuộc thời kỳ trước năm 2064 tr.CN chừng vài trăm năm, nghĩa là cuối đời Ngũ đế.
_________________
Tìm cái LÝ của SỐ