Debussy và “Biển cả”
Ngọc Anh tổng hợp |
Vào những năm 1890, hình ảnh đại
dương đã tỏ ra là một nguồn cảm hứng luôn trở lại với nhà soạn nhạc Pháp Claude
Debussy.
Sirènes (Các nàng tiên cá), khúc nhạc thứ ba trong tập Nocturnes (1897-1899) và các trích đoạn trong opera Pelléas et Mélisande (1893-1905) của ông mang bằng chứng rõ rệt
về hơi hướng biển cả. Song La Mer (Biển cả) đã tiến xa hơn hẳn mọi tác
phẩm trước đó của Debussy hay bất cứ nhà soạn nhạc nào khác – trong việc nắm bắt
cái bản chất nguyên sơ gợi nhiều liên tưởng nhất trong số các diện mạo của tự
nhiên.
La Mer không chỉ khắc họa cảnh vật bằng âm nhạc, nó đúng hơn là một miêu tả bằng âm thanh về vô số những suy nghĩ, tâm trạng và phản ứng bản năng mà biển cả rút ra được từ tâm hồn một con người cụ thể. Debussy khởi thảo La Mer năm 1903 tại Pháp và hoàn thành năm 1905 bên eo biển Manche tại thị trấn Eastbourne nước Anh. Tác phẩm được Dàn nhạc Lamoureux công diễn lần đầu ngày 15/10/1905 tại Paris. Ban đầu nó được đón nhận không mấy nồng nhiệt, phần vì dàn nhạc thiếu thời gian luyện tập, phần vì thính giả cảm thấy bị tổn thương trước việc cách đó không lâu Debussy bỏ người vợ đầu để chạy theo nữ ca sĩ Emma Bardac (vốn là vợ một chủ ngân hàng và từng là nàng thơ của Gabriel Fauré). Tuy nhiên La Mer đã mau chóng trở thành một trong những tác phẩm dàn nhạc của Debussy được yêu thích nhất và trình diễn thường xuyên nhất. Bản thu âm đầu tiên của tác phẩm này là bản của nhạc trưởng người Ý Piero Coppola thực hiện vào năm 1928.
Tuy cấu trúc của La Mer đặt tác phẩm ra ngoài cả hai thuật ngữ “âm nhạc tuyệt đối” và “âm nhạc chương trình” như nghĩa vốn có của chúng vào những năm đầu thế kỉ 20, Debussy rõ ràng đã sử dụng thủ pháp miêu tả để gợi lên hình tượng sóng, gió và bầu không khí biển cả. Song việc cấu trúc tác phẩm quanh một chủ thể tự nhiên mà không có yếu tố văn học hay yếu tố con người – không có người, thần thoại hay tàu bè nào được gợi ra – cũng là điều rất bất thường vào thời đó. Debussy gọi La Mer là “ba phác họa bằng giao hưởng” để tránh thuật ngữ “giao hưởng” nặng nề. Tuy vậy đôi khi tác phẩm có tổng thời lượng chỉ khoảng 23 đến 24 phút này vẫn được gọi là một bản giao hưởng. La Mer mở đầu và kết thúc bằng hai chương nhạc đầy sức mạnh, làm khung đỡ cho chương nhạc giữa kiểu scherzo nhẹ nhàng hơn và có tốc độ nhanh hơn:
Chương 1 giọng Si thứ - “De l’aube à midi sur la mer” (Trên biển từ bình minh đến giữa trưa);
Chương 2 giọng Đô thăng thứ - “Jeux de vagues” (Trò chơi của sóng);
Chương 3 giọng Đô thăng thứ - “Dialogue du vent et de la mer” (Đối thoại giữa gió và biển).
Chương 1 trải ra theo nhịp 6/8 sau một đoạn Introduction ở tốc độ rất chậm (Trés lent). Chút thoáng hiện của các giai điệu lờ mờ mà chương nhạc có được (như vài ô nhịp violon solo trong vắt xuất hiện sau 60 ô nhịp đầu tiên của tổng phổ, hay đoạn diễn tả bằng kèn horn ngắn ngủi ngay sau khi nhịp chuyển sang 6/8) chẳng bao lâu đã bị gộp vào kết cấu dàn nhạc phức tạp. Có những đoạn trong đó sự phối hợp nhịp phách không rõ ràng, cũng có thể là cố ý, vì có đến sáu hay bảy lớp hành động khác nhau diễn ra đồng thời. Chương nhạc kết thúc với một khẳng định bằng âm nhạc gây ấn tượng nhất của tác giả: theo một động thái bí ẩn, tiếng bộ đồng chơi đoạn kết với cường độ forte-fortissimo dập tắt tiếng piano khi chương nhạc khép lại.
Xét toàn bộ, tổng phổ chương 2 mộc mạc hơn chương mở đầu. Những tiếng láy rền và bùng nổ mang lại sức sống mạnh mẽ cho nội dung chủ đề vui nhộn, không thể đoán trước của chương nhạc. Mặt khác, đoạn kết yên tĩnh cực độ nhưng không làm dịu bớt những hứng khởi mà âm nhạc làm dấy lên trong những đoạn trước đấy. Tổng phổ đoạn này (flute solo và hòa âm đàn harp) gợi nhắc tới kiểu phối dàn nhạc từng được Debussy sử dụng trong Prélude à l’après-midi d’un faune (Prelude Buổi chiều của thần điền dã) năm 1894 bởi chúng hoàn toàn giống nhau ở mục tiêu kịch tính.
Đoạn pianissimo mở đầu chương kết do bè cello và bass chơi được dẫn dắt một cách khéo léo suốt chương nhạc – ý tưởng dùng cách nhấn legato ở đây khiến ta liên tưởng tới các mélodie của César Franck (nhà soạn nhạc Pháp có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Debussy thời trẻ). Cường độ forte-fortissimo được duy trì liên tục mang lại cho tác phẩm mãnh liệt và mạnh mẽ này một cái kết đầy uy lực.
Cùng với Prélude à l’après-midi d’un faune, La mer đã chứng tỏ Debussy là một bậc thầy về cấu trúc và phối khí. Nhà âm nhạc học, tác giả kiêm nghệ sĩ piano Roy Howatt, trong cuốn sách Debussy in Proportion (Debussy đúng tỉ lệ) đã quan sát thấy rằng các đường biên cân xứng của La Mer tương ứng một cách chính xác với tỉ lệ mà toán học gọi là “tỉ lệ vàng”. Trong cuốn Debussy: La Mer, tác giả Simon Trezise, cũng có nhận định tương tự, nhưng đồng thời nhấn mạnh, không có chứng cớ bằng văn bản nào gợi ra rằng Debussy đã chủ ý tìm kiếm các tỉ lệ như vậy.
Do bầu không khí giàu khơi gợi và tâm trạng, La Mer của Debussy đã ảnh hưởng đến sáng tác của nhiều nhà soạn nhạc sau này, đặc biệt là các tác giả viết nhạc cho phim. Một vài đoạn (như ở Chương 3) của La Mer có thể đã tạo cảm hứng cho John Williams soạn nhạc nền cho phim Hàm cá mập (Jaws). Sự bùng nổ kết thúc Chương 1 giống như ở bản nhạc True Love’s First Kiss (Nụ hôn đầu của tình đích thực) trong phim hoạt hình Shrek. Năm 1991, nhà soạn nhạc người Nhật Toru Takemisu đã dựa trên một chủ đề của La Mer để soạn concerto Quotation of Dream: Say Sea, Take Me! cho hai piano và dàn nhạc. Takemisu tuyên bố: “Tôi tự học nhạc nhưng tôi coi Debussy là người thầy đầu tiên của mình.”
Gần một thế kỉ đã qua kể từ khi Debussy qua đời, người ta vẫn không thôi cố gắng diễn đạt bằng lời cái huyền bí trong âm nhạc của ông. Song chẳng ai có thể miêu tả nghệ thuật của Debussy hay hơn chính ông: “Không có lý thuyết. Bạn chỉ phải nghe thôi. Niềm vui thích là niêm luật. Tôi yêu âm nhạc say đắm. Và vì yêu nó mà tôi cố gắng giải phóng nó khỏi các truyền thống cằn cỗi đã khiến nó ngộp thở. Nó là một nghệ thuật tự do phun trào về phía trước, một nghệ thuật ngoài trời bao la bát ngát như các hiện tượng khí tượng, gió, bầu trời, biển cả. Nó phải không bao giờ bị giam hãm và trở thành một nghệ thuật hàn lâm”.
La Mer không chỉ khắc họa cảnh vật bằng âm nhạc, nó đúng hơn là một miêu tả bằng âm thanh về vô số những suy nghĩ, tâm trạng và phản ứng bản năng mà biển cả rút ra được từ tâm hồn một con người cụ thể. Debussy khởi thảo La Mer năm 1903 tại Pháp và hoàn thành năm 1905 bên eo biển Manche tại thị trấn Eastbourne nước Anh. Tác phẩm được Dàn nhạc Lamoureux công diễn lần đầu ngày 15/10/1905 tại Paris. Ban đầu nó được đón nhận không mấy nồng nhiệt, phần vì dàn nhạc thiếu thời gian luyện tập, phần vì thính giả cảm thấy bị tổn thương trước việc cách đó không lâu Debussy bỏ người vợ đầu để chạy theo nữ ca sĩ Emma Bardac (vốn là vợ một chủ ngân hàng và từng là nàng thơ của Gabriel Fauré). Tuy nhiên La Mer đã mau chóng trở thành một trong những tác phẩm dàn nhạc của Debussy được yêu thích nhất và trình diễn thường xuyên nhất. Bản thu âm đầu tiên của tác phẩm này là bản của nhạc trưởng người Ý Piero Coppola thực hiện vào năm 1928.
Tuy cấu trúc của La Mer đặt tác phẩm ra ngoài cả hai thuật ngữ “âm nhạc tuyệt đối” và “âm nhạc chương trình” như nghĩa vốn có của chúng vào những năm đầu thế kỉ 20, Debussy rõ ràng đã sử dụng thủ pháp miêu tả để gợi lên hình tượng sóng, gió và bầu không khí biển cả. Song việc cấu trúc tác phẩm quanh một chủ thể tự nhiên mà không có yếu tố văn học hay yếu tố con người – không có người, thần thoại hay tàu bè nào được gợi ra – cũng là điều rất bất thường vào thời đó. Debussy gọi La Mer là “ba phác họa bằng giao hưởng” để tránh thuật ngữ “giao hưởng” nặng nề. Tuy vậy đôi khi tác phẩm có tổng thời lượng chỉ khoảng 23 đến 24 phút này vẫn được gọi là một bản giao hưởng. La Mer mở đầu và kết thúc bằng hai chương nhạc đầy sức mạnh, làm khung đỡ cho chương nhạc giữa kiểu scherzo nhẹ nhàng hơn và có tốc độ nhanh hơn:
Chương 1 giọng Si thứ - “De l’aube à midi sur la mer” (Trên biển từ bình minh đến giữa trưa);
Chương 2 giọng Đô thăng thứ - “Jeux de vagues” (Trò chơi của sóng);
Chương 3 giọng Đô thăng thứ - “Dialogue du vent et de la mer” (Đối thoại giữa gió và biển).
Chương 1 trải ra theo nhịp 6/8 sau một đoạn Introduction ở tốc độ rất chậm (Trés lent). Chút thoáng hiện của các giai điệu lờ mờ mà chương nhạc có được (như vài ô nhịp violon solo trong vắt xuất hiện sau 60 ô nhịp đầu tiên của tổng phổ, hay đoạn diễn tả bằng kèn horn ngắn ngủi ngay sau khi nhịp chuyển sang 6/8) chẳng bao lâu đã bị gộp vào kết cấu dàn nhạc phức tạp. Có những đoạn trong đó sự phối hợp nhịp phách không rõ ràng, cũng có thể là cố ý, vì có đến sáu hay bảy lớp hành động khác nhau diễn ra đồng thời. Chương nhạc kết thúc với một khẳng định bằng âm nhạc gây ấn tượng nhất của tác giả: theo một động thái bí ẩn, tiếng bộ đồng chơi đoạn kết với cường độ forte-fortissimo dập tắt tiếng piano khi chương nhạc khép lại.
Xét toàn bộ, tổng phổ chương 2 mộc mạc hơn chương mở đầu. Những tiếng láy rền và bùng nổ mang lại sức sống mạnh mẽ cho nội dung chủ đề vui nhộn, không thể đoán trước của chương nhạc. Mặt khác, đoạn kết yên tĩnh cực độ nhưng không làm dịu bớt những hứng khởi mà âm nhạc làm dấy lên trong những đoạn trước đấy. Tổng phổ đoạn này (flute solo và hòa âm đàn harp) gợi nhắc tới kiểu phối dàn nhạc từng được Debussy sử dụng trong Prélude à l’après-midi d’un faune (Prelude Buổi chiều của thần điền dã) năm 1894 bởi chúng hoàn toàn giống nhau ở mục tiêu kịch tính.
Đoạn pianissimo mở đầu chương kết do bè cello và bass chơi được dẫn dắt một cách khéo léo suốt chương nhạc – ý tưởng dùng cách nhấn legato ở đây khiến ta liên tưởng tới các mélodie của César Franck (nhà soạn nhạc Pháp có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Debussy thời trẻ). Cường độ forte-fortissimo được duy trì liên tục mang lại cho tác phẩm mãnh liệt và mạnh mẽ này một cái kết đầy uy lực.
Cùng với Prélude à l’après-midi d’un faune, La mer đã chứng tỏ Debussy là một bậc thầy về cấu trúc và phối khí. Nhà âm nhạc học, tác giả kiêm nghệ sĩ piano Roy Howatt, trong cuốn sách Debussy in Proportion (Debussy đúng tỉ lệ) đã quan sát thấy rằng các đường biên cân xứng của La Mer tương ứng một cách chính xác với tỉ lệ mà toán học gọi là “tỉ lệ vàng”. Trong cuốn Debussy: La Mer, tác giả Simon Trezise, cũng có nhận định tương tự, nhưng đồng thời nhấn mạnh, không có chứng cớ bằng văn bản nào gợi ra rằng Debussy đã chủ ý tìm kiếm các tỉ lệ như vậy.
Do bầu không khí giàu khơi gợi và tâm trạng, La Mer của Debussy đã ảnh hưởng đến sáng tác của nhiều nhà soạn nhạc sau này, đặc biệt là các tác giả viết nhạc cho phim. Một vài đoạn (như ở Chương 3) của La Mer có thể đã tạo cảm hứng cho John Williams soạn nhạc nền cho phim Hàm cá mập (Jaws). Sự bùng nổ kết thúc Chương 1 giống như ở bản nhạc True Love’s First Kiss (Nụ hôn đầu của tình đích thực) trong phim hoạt hình Shrek. Năm 1991, nhà soạn nhạc người Nhật Toru Takemisu đã dựa trên một chủ đề của La Mer để soạn concerto Quotation of Dream: Say Sea, Take Me! cho hai piano và dàn nhạc. Takemisu tuyên bố: “Tôi tự học nhạc nhưng tôi coi Debussy là người thầy đầu tiên của mình.”
Gần một thế kỉ đã qua kể từ khi Debussy qua đời, người ta vẫn không thôi cố gắng diễn đạt bằng lời cái huyền bí trong âm nhạc của ông. Song chẳng ai có thể miêu tả nghệ thuật của Debussy hay hơn chính ông: “Không có lý thuyết. Bạn chỉ phải nghe thôi. Niềm vui thích là niêm luật. Tôi yêu âm nhạc say đắm. Và vì yêu nó mà tôi cố gắng giải phóng nó khỏi các truyền thống cằn cỗi đã khiến nó ngộp thở. Nó là một nghệ thuật tự do phun trào về phía trước, một nghệ thuật ngoài trời bao la bát ngát như các hiện tượng khí tượng, gió, bầu trời, biển cả. Nó phải không bao giờ bị giam hãm và trở thành một nghệ thuật hàn lâm”.
Trong cuốn sách phỏng vấn Sviatoslav Richter: các ghi chép và đàm luận (B. Monsaingeon, 1998), nghệ sĩ piano nổi tiếng đã gọi La Mer là “một tác phẩm mà tôi xếp ngay cạnh St. Matthew Passion1 và bộ opera Ring cycle2 như là một trong các tác phẩm yêu thích của mình.” Ông còn nói sâu hơn khi nghe bản thu âm ưa thích (do nhạc trưởng người Pháp Roger Désormière thực hiện): “Lại là La Mer, liệu sẽ có lúc nào tôi chán nghe nó, chán thưởng ngoạn nó và chán hít thở bầu không khí của nó không nhỉ? Và lần nào cũng như lần nghe đầu tiên! Một bí ẩn, một huyền diệu trong việc tái tạo tự nhiên; không, thậm chí còn hơn thế, hết sức ma mị!” Richter còn nhắc tới hai người Soviet khác cũng hâm mộ tác phẩm này: “Một hôm, sau khi nghe bản nhạc này, Anna Ivanovna giải thích, “với tôi, nó là điều huyền diệu giống hệt như bản thân biển cả.” Richter kể lại rằng La Mer là tác phẩm được thầy của ông, huyền thoại Heinrich Neuhaus, yêu thích nhất trong số các tác phẩm của Debussy. Hầu như lần nào ghé chơi thầy cũng bảo: “Slava, bật La Mer lên!” Và lần nào Richter cũng bật đĩa của Désormière, bản thu mà ông coi là “đẹp nhất trong toàn bộ lịch sử của hãng Deutsche Grammophon.” |
---
1. Tác phẩm nổi tiếng của Johann Sebastian Bach soạn năm 1727 và được coi là một trong những kiệt tác của âm nhạc tôn giáo.
2. Bộ 4 opera nổi tiếng của Richard Wagner, gồm Das Rheingold (Vàng sông Rhine); Die Walküre (Nữ chiến binh); Götterdämmerung (Hoàng hôn của những vị thần) và Siegfried.