Nguyễn Phương Anh |
Trong lịch sử hơn 100 năm của mình,
hãng thu âm Deutsche Grammophon (DG) đã “thể hiện tất cả những điều tốt đẹp nhất
trong âm nhạc cổ điển”.
Thập kỷ thứ nhất
(1898–1909)
Lịch sử của DG song hành với sự ra đời của ngành thu thanh. Tháng 6 năm 1898, hãng được sáng lập tại Hannover cùng thời điểm với việc chế tạo lần đầu tiên đĩa than và máy ghi âm. Hai giám đốc điều hành của DG khi đó là Emile Berliner (nhà phát minh người Mỹ sinh trưởng tại Hannover, đã đồng thời phát minh ra đĩa than và đầu đọc) và em trai ông, Joseph. Cũng trong năm này, hai người cộng tác của Emile là William Barry Owen và Fref Gaisberg đã thành lập Gramophone Company ở London.
Ngay từ năm 1900, khi công ty Deutsche Grammophon Gesellschaft đặt trụ sở tại Berlin, đĩa than của Berliner đã làm lu mờ đi hình ảnh máy hát với ống quay hình trụ của Edison và được tôn làm chuẩn mực của công nghiệp. Trong khi đó, Gaisberg lo việc đánh bóng tên tuổi của hãng bằng cách hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng đương thời.
Enrico Caruso thu âm lần đầu với Gramophone Company ở Milan năm 1902. Giọng nam trầm người Nga Feodor Chaliapine trở thành ca sĩ đầu tiên được vinh danh nhờ công nghệ thu âm. Năm 1904, hãng đã chào mời soprano vĩ đại Nellie Melba tới ghi âm. Một năm sau đó, Gaisberg cùng đội ngũ kỹ thuật và máy móc đến lâu đài xứ Galle của Adelina Patti - coloratura soprano xuất sắc nhất thế giới, sau Melba.
Trong thập kỷ đầu, DG đã trở thành đối tác hàng đầu của Hoàng gia Anh quốc và Tây Ban Nha. Từ năm 1907, nhà máy ở Hannover đưa vào vận hành hai trăm máy ghi đĩa và lần đầu tiên sản xuất đĩa hai mặt.
Các nghệ sĩ danh tiếng khác đã thu âm ở DG trong thời kỳ đầu: Alessandro Moreschi (nghệ sĩ castrato cuối cùng), Emma Calvé, Antonio Scotti, Leo Slezak, Francesco Tamagno (diễn viên đầu tiên đóng vai Otello của Verdi), Josef Hofmann, Alfred Grünfeld, Elena Gerhardt…
Thập kỷ thứ hai (1910–1919)
Bản thu âm có dàn nhạc đầu tiên của DG trong thập kỷ thứ hai được thưc hiện vào năm 1910: đó là chương một Concerto cho piano của Grieg, với nghệ sĩ độc tấu Wilhelm Backhaus, người đã thu âm lần đầu tại hãng hai năm về trước các trích đoạn trong bộ Bình quân luật của Bach. Năm 1911, một nghệ sĩ piano nổi tiếng khác, Ignace Jan Paderewski, đã cho ra mắt đĩa đầu tay.
Năm 1913, lần đầu tiên DG thu âm một tác phẩm lớn cho dàn nhạc: Giao hưởng số 5 của Beethoven, với Dàn nhạc Giao hưởng Berlin dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng Arthur Nikisch. Cùng thời điểm, có một bản thu đình đám khác: các trích đoạn trong vở opera Parsifal của Wagner, do Alfred Hertz chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Đầu Chiến tranh Thế giới I, tất cả lợi nhuận của hãng bị chính phủ Đức trưng thu cho chiến tranh, với lý do DG là công ty của Anh. Năm 1916, hai công ty đặt tại Đức và Anh tách ra, công ty ở Đức tiếp tục giữ tên DG. Công ty ở Anh là tiền thân của hãng EMI sau này. DG không được sử dụng tiếp thương hiệu “His Master’s Voice” và không được xuất khẩu các album ghi ở nước ngoài.
Vì không thể bán album của các tên tuổi lớn như Caruso, Melba và Patti, hãng bắt tay vào xây dựng danh mục mới. Trong các năm sau, hãng tiến hành thu âm cho các nghệ sĩ lớn nhất của Đức và châu Âu.
Các nghệ sĩ đã hợp tác với DG trong thập kỳ này: Wilhelm Backhaus, Mattia Battistini, Michael Bohnen, Julia Culp, Claire Dux, Alfred Hertz, Lotte Lehmann, Richard Mayr, Arthur Nikisch, Ignace Jan Paderewski, Heinrich Schlusnus và Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Thập kỷ thứ ba (1920–1929)
Năm 1920, DG đã thu âm lần đầu cho nghệ sĩ 25 tuổi Wilhelm Kempff với các tác phẩm của Beethoven và ca sĩ Elisabeth Schumann với aria Non so più trong vở opera Đám cưới Figaro.
Một hướng đi mới cho DG được vạch ra, nhờ các nghệ sĩ lớn như soprano Maria Ivogün, nhạc trưởng Hans Pfitzner, Leo Blech và Hermann Abendroth, và một quan điểm mới về việc thu âm đề cao các bản thu đầy đủ. Năm 1921, Frida Leider thu Salutation d’Elisabeth trong vở Tannhäuser (Wagner) và Richard Strauss dẫn đường cho baryton Heinrich Schlusnus, người sớm trở thành một trong những giọng ca thính phòng xuất sắc.
Năm 1924, DG được phép tái sử dụng câu châm ngôn “His Master’s Voice”, chú chó Nipper cũng như các sản phẩm trước chiến tranh để phát hành tại Đức, trong khi logo Polydor được sáng tạo dành cho các album bán ra nước ngoài. Trong giai đoạn này, các bản thu chủ yếu là của Wagner, với Dàn nhạc Staatskapelle Berlin dưới đũa Leo Blech hay Dàn nhạc Giao hưởng Berlin cùng nhạc trưởng Max von Schillings.
Năm 1925, với hệ thống thu điện thanh mới, hãng đã tiến hành ghi chín bản giao hưởng của Beethoven, chủ yếu với Oskar Fried và Dàn nhạc Staatskapelle Berlin, cùng các bản giao hưởng đồ sộ như Giao hưởng số 9 của Bruckner và số 2 của Mahler. Năm 1926, Wilhelm Furtwängler đã xóa bỏ hoài nghi với đĩa nhạc, ông ghi âm Giao hưởng số 5 của Beethoven, Overture Freischütz của Weber với Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Năm 1927, vinh danh “năm Beethoven”, hãng mua lại thương hiệu Brunswick của Mỹ. Catalogue của DG bao gồm: Adagio số 8 của Bruckner (do Klemperer chỉ huy), Giao hưởng Oxford của Haydn (Hans Knappertsbusch), Giao hưởng số 39 và Jupiter của Mozart (Strauss), Giao hưởng số 6 Pathétique của Tchaïkovski (Bruno Walter) và Overture Die Fledermaus (Erich Kleiber), tất cả đều thu với Dàn nhạc Staatskapelle Berlin. Từ năm 1926 đến 1933, dàn nhạc này cũng ghi âm các giao hưởng thơ của Strauss do chính nhà soạn nhạc điều khiển.
Năm 1928 và 1929, khi hai anh em Emile và Joseph Berliner lần lượt qua đời, DG đã đạt được con số gần mười triệu đĩa. Nhà máy ở Hannover có 600 công nhân.
Các nghệ sĩ cũng đã hợp tác với DG: Eugen d’Albert, Rosette Anday, Leo Blech, Karin Branzell, Adolf Busch, Fritz Busch, Busch-Quartett, Gaspar Cassado, Mischa Elman, Carl Flesch, Oskar Fried, Felicie Hüni-Mihacsek, Maria Ivogün, Alfred Jerger, Alexander Kipnis, Erich Kleiber, Raoul von Koczalski, Fritz Kreisler, Georg Kulenkampff, Emmi Leisner, Josef von Manowarda, Lauritz Melchior, Erica Morini, Maria Olszewska, Sigrid Onegin, Koloman von Pataky…
Thập kỷ thứ tư (1930–1939)
Năm 1930, chi nhánh mới của hãng ở Pháp, hãng thu thanh Polydor SA đã thu âm bản Boléro của Ravel, do chính nhạc sĩ chỉ huy Dàn nhạc Lamoureux.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm đình trệ việc kinh doanh đĩa. Năm 1932, DG hợp nhất với hãng Polyphon và quay về gây dựng lại Hannover. Năm 1937, qua nhiều năm sản xuất tụt dốc, DG AG bị bắt buộc phải giải thể. Sau đó, hãng được tái lập dưới tên DG GmbH, do Deutsche Bank và Telefunken Gesellschaft tài trợ.
Dù bị phát xít Đức hạn chế và kiểm soát ngày càng nhiều, các bản thu tuyệt vời vẫn tiếp tục được thực hiện. Tháng 12 năm 1938 đánh dấu sự ra đời đĩa ghi âm đầu tiên của Herbert von Karajan: Overture Cây sáo thần với Dàn nhạc Staatskapelle Berlin.
Trong số những nghệ sĩ tên tuổi khác hợp tác với DG trong giai đoạn này, không thể không kể đến các nhạc trưởng Paul van Kempen, Carl Schuricht và Victor de Sabata; các nghệ sĩ piano Elly Ney, Claudio Arrau; nghệ sĩ violin Georg Kulenkampff; và các giọng ca Erna Berger, Tiana Lemnitz, Walther Ludwig và Julius Patzak…
Thập kỷ thứ năm (1940–1949)
Sau khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, đối diện với những thiếu thốn vật chất, DG một lần nữa rơi vào tình trạng đình đốn, trước khi được tập đoàn điện tử Siemens & Halske phục hồi lại vào năm 1941.
Các dự án thu thanh vẫn diễn ra, bất chấp sự giới hạn của phát xít Đức. Đáng chú ý là bản thu hoàn chỉnh St Matthew Passion BWV 244 của Bach, do Bruno Kittel chỉ huy năm 1942. Đĩa được chuyên chở về Nhật Bản bằng tàu ngầm, và ở Nhật, Polydor Japon đã bán được 17.000 bản.
Ngày 9 tháng 5 năm 1942, Đức quốc xã ra lệnh cấm DG hợp tác với các nghệ sĩ Do Thái và bắt phải tiêu hủy toàn bộ các album do họ thể hiện. Song, trong năm 1942 và 1943, một số bản ghi vẫn được đón nhận nồng nhiệt: bản thu Karajan điều khiển Dàn nhạc Staatskapelle Berlin, Dàn nhạc Concertgebouw, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin và Dàn nhạc RAI (Turin). Và năm 1943 là bản thu giao hưởng thơ Ein Heldenleben (Cuộc đời nghệ sĩ), Strauss sáng tác và chỉ huy.
Cuối chiến tranh, một xưởng sản xuất nhỏ được mở ở Berlin, trong khi hãng xây dựng lại nhà máy và các công trình đã bị tàn phá ở Hannover.
Năm 1946, DG trở thành công ty đầu tiên trên thế giới thực hiện thu âm trên băng từ. Năm sau, Archiv Produktion được thành lập nhằm khuyến khích việc chơi nhạc xưa - các album đầu tiên tôn vinh các tác phẩm của Bach, do nghệ sĩ organ người Đức Helmut Walcha biểu diễn tại nhà thờ Saint James ở Lübeck. Nghệ sĩ tiếp tục hợp tác với hãng trong vòng ba năm sau đó.
Năm 1949, quyền sử dụng câu châm ngôn “His Master’s Voice” ở Đức được nhượng lại cho công ty Electrola (hãng EMI ở Đức). DG đưa vào sử dụng logo màu vàng với bông hoa tulip đội vương miện.
Eugen Jochum, Ferenc Fricsay (người trở thành trụ cột của hãng những năm 50) và Dietrich Fischer-Dieskau là những người đầu tiên có đĩa thu âm với logo mới.
Điểm lại các nghệ sĩ lớn đã hợp tác với DG trong thời kỳ này: Adrian Aeschbacher, Géza Anda, Eduard van Beinum, Helena Braun, Maria Cebotari, Karl Elmendorff, Alfons Fügel, Christel Goltz, Josef Greindl, Hilde Güden, Herbert von Karajan, Clemens Krauss, Max Lorenz, Leopold Ludwig, Walther Ludwig, Maria Müller…
Thập kỷ thứ sáu (1950–1959)
Năm 1950 chào đón sự ra mắt loại đĩa 78 vòng/phút, nhờ các đường rãnh do DG phát minh. Năm tiếp theo, hãng sản xuất ra loại đĩa vinyl 33 vòng/phút, với thời gian dài hơn. Đĩa có nhiều màu, song phổ biến là màu đen.
Wilhelm Kempff tiến hành ghi âm đầy đủ các sonata cho piano của Beethoven năm 1950 và các concerto cho piano năm 1953. Ông cũng thu stereo lại tất cả trong những năm 60.
Furtwängler quay lại hợp tác cùng DG vào năm 1951. Nhóm Tứ tấu Amadeus và nghệ sĩ violin Wolfgang Schneiderhan thu thanh lần đầu ở DG năm 1951 và 1952. Năm 1959, sau Brahms, Haydn, Mozart và Schubert, nhóm Amadeus chuyển sang thu stereo các tứ tấu của Beethoven. Cùng năm, Karajan từ giã EMI, trở về với DG. Trong ba mươi năm sau, ông đã thực hiện xấp xỉ 330 đĩa cho DG, trong đó có 3 đĩa trọn bộ các tác phẩm của Beethoven.
Hai nhạc trưởng khác đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế của DG sau chiến tranh: Karl Böhm và Rafael Kubelik. Karl Böhm ghi âm chủ yếu Mozart và Richard Strauss. Rafael Kubelik tập trung vào Dvorák và Smetana, ngoài ra còn có vở opera Lohengrin và giao hưởng của Mahler.
Nhạc trưởng Mỹ đa tài Lorin Maazel ký kết hợp đồng với DG năm 1957.
Trong vài thập kỷ đầu, Archiv đã đi tiên phong trong việc thu âm các tác phẩm âm nhạc thời Trung cổ và Phục Hưng. Nhưng về sau, nhãn hiệu này gắn liền với thời kỳ Baroque, đặc biệt là các tuyệt phẩm cho organ của Bach (do nghệ sĩ organ Walcha biểu diễn) và danh mục các tác phẩm của Đức, Ý dưới sự chỉ huy của Rudolf Baumgartner, Fritz Lehmann, August Wenzinger, Karl Richter.
Năm 1956, hãng chuyển trụ sở chính đến Hambourg. Các nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động tại Hannover. Năm tiếp theo, DG giới thiệu nhãn hiệu với khung màu vàng.
Ngoài các nghệ sĩ kể trên, nhiều nghệ sĩ lớn khác có bản thu tại DG trong thời kỳ này: Jörg Demus, Anton Dermota, Annie Fischer, Sviatoslav Richter, Evgeny Mravinsky, Ferenc Fricsay, Dietrich Fischer-Dieskau, Fritz Lehmann, David Oistrakh, Igor Oistrakh, Helmut Roloff, Hans Rosbaud…
Thập kỷ thứ bảy (1960–1969)
Năm 1960, DG ký thỏa thuận với Martha Argerich, cô làm việc cùng hãng trong suốt những thập kỷ sau.
Năm 1962, DG tung ra bản thu âm stereo đầu tiên trọn vẹn chín bản giao hưởng của Beethoven, do Karajan chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Những năm đầu của thập kỷ thứ bảy, hãng thu các vở opera của Verdi ở Nhà hát Opera La Scala (Milan, Ý). Trong số những dự án quan trọng ở giai đoạn này, phải kể đến bản thu toàn bộ các lieder của Schubert, do giọng bariton Fischer-Dieskau thể hiện. Ông cũng thu âm một số lượng lớn các lieder của Brahms, Liszt, Schumann và Wolf.
Năm 1969, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Beethoven (1970), DG phát hành bộ Beethoven Edition gồm 76 đĩa. Các bộ khác, với sự chuẩn bị công phu không kém, được ra mắt trong các năm sau: trọn bộ Beethoven (1977 và 1997); Bach (1975 và 1985); Brahms (1983 và 1997); và Berg (1985).
Năm 1962, các hãng điện tử Siemens và Philips hợp nhất hoạt động thu âm, thiết lập tập đoàn DGG/PPI (Philips Phonographic Industry). DG vẫn giám sát hoạt động thu âm của mình và in catalogue.
Các nghệ sĩ lớn làm việc cùng DG trong giai đoạn này: Claudio Abbado, José van Dam, Martha Argerich, Christoph Eschenbach, Pierre Fournier, Maurice André, Janet Baker, Friedrich Gulda, Thomas Brandis, Charles Munch, Rafael Kubelik, Frank Martin…
Thập kỷ thứ tám (1970–1979)
Năm 1971, tập đoàn DGG/PPI được cải tổ lại, tạo tiền đề cho công ty thu âm PolyGram hình thành, có trụ sở đặt tại Baarn (Hà Lan) và Hamburg.
Để quảng bá cho sinh nhật lần thứ 75 của mình, năm 1973, DG cho ra mắt bộ Thế giới nhạc giao hưởng, gồm 93 đĩa. Cũng trong thập kỷ này, DG tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, với một series các bản thu đặc biệt bắt đầu từ năm 1971 của nghệ sĩ piano có kỹ thuật tinh xảo Arturo Benedetti Michelangeli. Năm 1972, ba chỉ huy dàn nhạc danh tiếng chính thức hợp tác dài hạn với DG: Daniel Barenboïm (kiêm nghệ sĩ piano), Seiji Ozawa, và trên hết là Leonard Bernstein, ông đã trở thành nhạc trưởng độc quyền của DG năm 1981.
Bernstein lên danh mục một loạt giao hưởng của các tác giả người Áo và Đức, hầu hết trong số này được thu trực tiếp ở những buổi hòa nhạc với Dàn nhạc Giao hưởng Vienna. Ngoài ra, Bernstein cũng thu âm các sáng tác của chính ông và của các nhạc sĩ Mỹ. Bản thu âm huyền thoại cho vở ca kịch West Side Story năm 1985 (âm nhạc: Leonard Bernstein, lời: Stephen Sondheim, kịch bản: Arthur Laurents) trở thành một trong những album bán chạy nhất trong lịch sử DG.
Carlos Kleiber ghi âm lần đầu năm 1973, vở opera Der Freischütz (Carl Maria von Weber). Ông tiếp tục thu các vở La Traviata, Die Fledermaus, Tristan và các giao hưởng của Beethoven, Brahms và Schubert.
Năm 1978, thời kỳ rực rỡ của DG hé mở khi nghệ sĩ violin Anne-Sophie Mutter thực hiện bản ghi âm đầu tiên ở tuổi mười bốn, cùng Dàn nhạc Giao hưởng Berlin và Karajan. Gidon Kremer cũng bắt tay vào tiến hành các dự án của DG. Các bản thu của nhóm Tứ tấu LaSalle (cho tác phẩm của các nhà soạn nhạc thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Vienna) giành được nhiều giải thưởng lớn.
Archiv Produktion ký hợp đồng độc quyền với nghệ sĩ violin Reinhard Goebel năm 1977 và với nghệ sĩ clavecin Trevor Pinnock vào năm sau. Năm 1978, nhạc trưởng người Anh John Eliot Gardiner thu âm lần đầu tại Archiv với Dàn nhạc thính phòng English Baroque Soloists. Năm 1980, PolyGram mua lại Decca Records.
Các nghệ sĩ lớn cộng tác với DG trong thời kỳ này: Salvatore Accardo, Pierre Boulez, Alfred Brendel, Emil Gilels, Sir Yehudi Menuhin, Carlo Maria Giulini, Montserrat Caballé, Plácido Domingo, Nathan Milstein…
Thập kỷ thứ chín (1980–1989)
Nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng người Ý Giuseppe Sinopoli có bản thu âm đầu ở DG năm 1980. Sau ba năm, ông là người ký kết nhiều hợp đồng nhất với DG, thể hiện qua việc thu trọn bộ Mahler, Brahms và nhiều dự án thu thanh opera khác.
Năm 1987, James Levine trở thành nghệ sĩ độc quyền của DG. Levine chỉ huy toàn bộ các giao hưởng và concerto cho violin của Mozart, với phần độc tấu của Itzhak Perlman cùng Dàn nhạc Giao hưởng Vienna, và bộ bốn opera Ring của Wagner cùng Nhà hát Opera Metropolitan.
Sau khi Kempff lui về ở ẩn, ba nghệ sĩ piano danh giá nhất của hãng, Martha Argerich, Maurizio Pollini và Krystian Zimerman đã cùng thu âm các tác phẩm trong danh mục mà Kempff từ chối biểu diễn, chủ yếu là của Chopin, Liszt và âm nhạc thế kỷ XX.
Nghệ sĩ trẻ Ivo Pogorelich bắt đầu thu thanh năm 1981. Vài năm sau, hai tên tuổi lớn trong làng piano đến với DG: Rudolf Serkin (1981) và Vladimir Horowitz. Trong một thời gian ngắn, từ năm 1985 đến 1989, năm album của Horowitz đạt thành công vang dội.
Trong thập kỷ này, nhiều nghệ sĩ đã trở lại với DG: các ca sĩ Kathleen Battle (1984), Anne Sofie von Otter (1985), Bryn Terfel (1993) và Thomas Quasthoff (1999), nghệ sĩ violin Mischa Maisky (1982), nghệ sĩ piano Maria João Pires (1989), sau cùng là các nhóm tứ tấu Hagen (1985), Emerson (1987).
Cuối năm 1984, Siemens bán lại 40% cổ phần PolyGram International cho Philips, và bán nốt 10% năm 1987. Năm 1986, các nhà máy ở Hannover, nơi sản xuất đầu tiên và quan trọng nhất, cũng được Philips mua lại cho PolyGram.
Năm 1987, cùng với các thương hiệu anh em Philips và Decca, DG bắt đầu phát hành video cassette và đĩa ghi hình các buổi hòa nhạc và biểu diễn opera, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành thu hình nhạc cổ điển.
Một số nghệ sĩ đã làm việc với DG trong thập kỷ này: Yo-Yo Ma, Kyung-Wha Chung, Riccardo Chailly, Neeme Järvi, James Morris, Stanislav Bunin…
Thập kỷ thứ mười (1990–1999)
Trong hai năm 1989 và 1990, cả thế giới đau đớn vĩnh biệt hai nhạc trưởng vĩ đại Herbert von Karajan và Leonard Bernstein, những người đã cộng tác lâu dài cùng DG.
Nhưng, bù đắp lại những mất mát ấy, hai chỉ huy dàn nhạc khác đã nhanh chóng tạo dựng guồng làm việc mới tại DG: Pierre Boulez và André Previn. Họ tập trung vào các tác phẩm thuộc thế kỷ XX, trong đó có những sáng tác của chính họ. Còn đối với nhãn hiệu Archiv, John Eliot Gardiner chỉ huy các tác phẩm thời Baroque (oratorio của Bach, opera của Monteverdi), thời Cổ điển (opera của Mozart, giao hưởng của Beethoven) và thời kỳ Lãng mạn.
Những hợp đồng mới được ký kết với các nhạc trưởng Myung-Whun Chung (năm 1990), Oliver Knussen và Christian Thielemann (năm 1995). Archiv Produktion ngày càng được đưa lên tầm quốc tế, nhờ việc hợp tác với Paul McCreesh và Gabrieli Consort & Players; Marc Minkowski và nhóm Musiciens du Louvre (Các nhạc công Louvre); Piffaro, nhóm nhạc công Phục Hưng.
Năm 1998, công ty Seagram mua lại và hợp nhất PolyGram với Universal, xây dựng nên hãng thu lớn nhất thế giới Universal Music Group.
DG trở thành ngôi nhà chung lớn nhất và thịnh vượng nhất của âm nhạc cổ điển đương thời. DG kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 năm 1998.
Các nghệ sĩ đã cộng tác với DG trong giai đoạn này: Cecilia Bartoli, Luciano Pavarotti, Evgeny Kissin…
Thập kỷ thứ mười một (2000–2009)
Mở đầu thiên niên kỳ mới, Universal Music mua lại tập đoàn Vivendi, bổ sung vào ngôi nhà chung những phương tiện thông tin hiện đại nhất.
Từ tháng 7 năm 2001, Michael Lang trở thành tổng giám đốc và sau lên nắm cương vị chủ tịch DG. Tham vọng của ông là “tái sinh”: DG tìm kiếm các tài năng và biến họ trở thành nghệ sĩ độc quyền của mình.
Các hợp đồng được ký kết với:
- Các ca sĩ: Anna Netrebko (2002), Rolando Villazón (2005), Measha Brueggergosman, Elīna Garanča và René Pape (2006), Patricia Petibon (2008), Ildebrando D’Arcangelo (2009).
- Các nghệ sĩ piano: Hélène Grimaud (2002), Lang Lang (2003), Rafał Blechacz (2006), Pierre-Laurent Aimard (2007), Yuja Wang và Alice Sara Ott (2008).
- Các nghệ sĩ violin: Hilary Hahn (2002), Giuliano Carmignola (2003), Vadim Repin (2006), Daniel Hope (2007).
Và, cũng trong thập kỷ mà chúng ta phải chứng kiến sự ra đi của các nhạc trưởng huyền thoại Giulini, Kleiber và Sinopoli, một thế hệ nhạc trưởng mới đến với DG: Esa-Pekka Salonen và Andrea Marcon (2003), Gustavo Dudamel (2005), Daniel Harding (2006). Sân khấu chào đón Osvaldo Golijov, nhạc sĩ lừng danh đã giới thiệu hệ thống các mélodie Ayre năm 2005, khởi đầu một series thu âm tại DG.
Năm 2003, một loạt album được tung ra, thâu tóm toàn bộ nền âm nhạc thế giới, gặt hái nhiều thành công vang dội: nhạc phim Motorcycle Diaries, sự xuất hiện của nghệ sĩ Mercedes Sosa, và nhiều dự án hấp dẫn khác như album nhạc tango Café de los Maestros.
Từ năm 2006, DG thực hiện một series mới mang tên DG Concerts (Hòa nhạc của DG). Series bao gồm các bản thu trực tiếp, có chất lượng âm thanh cực tốt. Với iTunes, chỉ cần kết nối Internet, thính giả có thể thưởng thức các buổi hòa nhạc trong nhà hát ngay tại nhà.
DG nhanh chóng trở thành thương hiệu hàng đầu đối với những người yêu nhạc cổ điển muốn mua đĩa qua mạng Internet. Website bán hàng của DG, DG Web Shop, được ra mắt vào năm 2007. Hiện nay, catalogue đầy đủ của hãng có mặt trên hơn 180 nước. Mặt khác, hãng cũng cho khách tải về hơn 1.000 bản thu âm cũ. Bắt đầu từ năm 2008, việc đặt hàng qua mạng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu mua CD và DVD của khách hàng châu Âu.
Năm 2007, DG được tạp chí Gramophone bình chọn là “Nhãn hiệu của năm”. Tạp chí đã viết: “DG thể hiện tất cả những điều tốt đẹp nhất trong âm nhạc cổ điển”.
Lịch sử của DG song hành với sự ra đời của ngành thu thanh. Tháng 6 năm 1898, hãng được sáng lập tại Hannover cùng thời điểm với việc chế tạo lần đầu tiên đĩa than và máy ghi âm. Hai giám đốc điều hành của DG khi đó là Emile Berliner (nhà phát minh người Mỹ sinh trưởng tại Hannover, đã đồng thời phát minh ra đĩa than và đầu đọc) và em trai ông, Joseph. Cũng trong năm này, hai người cộng tác của Emile là William Barry Owen và Fref Gaisberg đã thành lập Gramophone Company ở London.
Ngay từ năm 1900, khi công ty Deutsche Grammophon Gesellschaft đặt trụ sở tại Berlin, đĩa than của Berliner đã làm lu mờ đi hình ảnh máy hát với ống quay hình trụ của Edison và được tôn làm chuẩn mực của công nghiệp. Trong khi đó, Gaisberg lo việc đánh bóng tên tuổi của hãng bằng cách hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng đương thời.
Enrico Caruso thu âm lần đầu với Gramophone Company ở Milan năm 1902. Giọng nam trầm người Nga Feodor Chaliapine trở thành ca sĩ đầu tiên được vinh danh nhờ công nghệ thu âm. Năm 1904, hãng đã chào mời soprano vĩ đại Nellie Melba tới ghi âm. Một năm sau đó, Gaisberg cùng đội ngũ kỹ thuật và máy móc đến lâu đài xứ Galle của Adelina Patti - coloratura soprano xuất sắc nhất thế giới, sau Melba.
Trong thập kỷ đầu, DG đã trở thành đối tác hàng đầu của Hoàng gia Anh quốc và Tây Ban Nha. Từ năm 1907, nhà máy ở Hannover đưa vào vận hành hai trăm máy ghi đĩa và lần đầu tiên sản xuất đĩa hai mặt.
Các nghệ sĩ danh tiếng khác đã thu âm ở DG trong thời kỳ đầu: Alessandro Moreschi (nghệ sĩ castrato cuối cùng), Emma Calvé, Antonio Scotti, Leo Slezak, Francesco Tamagno (diễn viên đầu tiên đóng vai Otello của Verdi), Josef Hofmann, Alfred Grünfeld, Elena Gerhardt…
Thập kỷ thứ hai (1910–1919)
Bản thu âm có dàn nhạc đầu tiên của DG trong thập kỷ thứ hai được thưc hiện vào năm 1910: đó là chương một Concerto cho piano của Grieg, với nghệ sĩ độc tấu Wilhelm Backhaus, người đã thu âm lần đầu tại hãng hai năm về trước các trích đoạn trong bộ Bình quân luật của Bach. Năm 1911, một nghệ sĩ piano nổi tiếng khác, Ignace Jan Paderewski, đã cho ra mắt đĩa đầu tay.
Năm 1913, lần đầu tiên DG thu âm một tác phẩm lớn cho dàn nhạc: Giao hưởng số 5 của Beethoven, với Dàn nhạc Giao hưởng Berlin dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng Arthur Nikisch. Cùng thời điểm, có một bản thu đình đám khác: các trích đoạn trong vở opera Parsifal của Wagner, do Alfred Hertz chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Đầu Chiến tranh Thế giới I, tất cả lợi nhuận của hãng bị chính phủ Đức trưng thu cho chiến tranh, với lý do DG là công ty của Anh. Năm 1916, hai công ty đặt tại Đức và Anh tách ra, công ty ở Đức tiếp tục giữ tên DG. Công ty ở Anh là tiền thân của hãng EMI sau này. DG không được sử dụng tiếp thương hiệu “His Master’s Voice” và không được xuất khẩu các album ghi ở nước ngoài.
Vì không thể bán album của các tên tuổi lớn như Caruso, Melba và Patti, hãng bắt tay vào xây dựng danh mục mới. Trong các năm sau, hãng tiến hành thu âm cho các nghệ sĩ lớn nhất của Đức và châu Âu.
Các nghệ sĩ đã hợp tác với DG trong thập kỳ này: Wilhelm Backhaus, Mattia Battistini, Michael Bohnen, Julia Culp, Claire Dux, Alfred Hertz, Lotte Lehmann, Richard Mayr, Arthur Nikisch, Ignace Jan Paderewski, Heinrich Schlusnus và Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Thập kỷ thứ ba (1920–1929)
Năm 1920, DG đã thu âm lần đầu cho nghệ sĩ 25 tuổi Wilhelm Kempff với các tác phẩm của Beethoven và ca sĩ Elisabeth Schumann với aria Non so più trong vở opera Đám cưới Figaro.
Một hướng đi mới cho DG được vạch ra, nhờ các nghệ sĩ lớn như soprano Maria Ivogün, nhạc trưởng Hans Pfitzner, Leo Blech và Hermann Abendroth, và một quan điểm mới về việc thu âm đề cao các bản thu đầy đủ. Năm 1921, Frida Leider thu Salutation d’Elisabeth trong vở Tannhäuser (Wagner) và Richard Strauss dẫn đường cho baryton Heinrich Schlusnus, người sớm trở thành một trong những giọng ca thính phòng xuất sắc.
Năm 1924, DG được phép tái sử dụng câu châm ngôn “His Master’s Voice”, chú chó Nipper cũng như các sản phẩm trước chiến tranh để phát hành tại Đức, trong khi logo Polydor được sáng tạo dành cho các album bán ra nước ngoài. Trong giai đoạn này, các bản thu chủ yếu là của Wagner, với Dàn nhạc Staatskapelle Berlin dưới đũa Leo Blech hay Dàn nhạc Giao hưởng Berlin cùng nhạc trưởng Max von Schillings.
Năm 1925, với hệ thống thu điện thanh mới, hãng đã tiến hành ghi chín bản giao hưởng của Beethoven, chủ yếu với Oskar Fried và Dàn nhạc Staatskapelle Berlin, cùng các bản giao hưởng đồ sộ như Giao hưởng số 9 của Bruckner và số 2 của Mahler. Năm 1926, Wilhelm Furtwängler đã xóa bỏ hoài nghi với đĩa nhạc, ông ghi âm Giao hưởng số 5 của Beethoven, Overture Freischütz của Weber với Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Năm 1927, vinh danh “năm Beethoven”, hãng mua lại thương hiệu Brunswick của Mỹ. Catalogue của DG bao gồm: Adagio số 8 của Bruckner (do Klemperer chỉ huy), Giao hưởng Oxford của Haydn (Hans Knappertsbusch), Giao hưởng số 39 và Jupiter của Mozart (Strauss), Giao hưởng số 6 Pathétique của Tchaïkovski (Bruno Walter) và Overture Die Fledermaus (Erich Kleiber), tất cả đều thu với Dàn nhạc Staatskapelle Berlin. Từ năm 1926 đến 1933, dàn nhạc này cũng ghi âm các giao hưởng thơ của Strauss do chính nhà soạn nhạc điều khiển.
Năm 1928 và 1929, khi hai anh em Emile và Joseph Berliner lần lượt qua đời, DG đã đạt được con số gần mười triệu đĩa. Nhà máy ở Hannover có 600 công nhân.
Các nghệ sĩ cũng đã hợp tác với DG: Eugen d’Albert, Rosette Anday, Leo Blech, Karin Branzell, Adolf Busch, Fritz Busch, Busch-Quartett, Gaspar Cassado, Mischa Elman, Carl Flesch, Oskar Fried, Felicie Hüni-Mihacsek, Maria Ivogün, Alfred Jerger, Alexander Kipnis, Erich Kleiber, Raoul von Koczalski, Fritz Kreisler, Georg Kulenkampff, Emmi Leisner, Josef von Manowarda, Lauritz Melchior, Erica Morini, Maria Olszewska, Sigrid Onegin, Koloman von Pataky…
Thập kỷ thứ tư (1930–1939)
Năm 1930, chi nhánh mới của hãng ở Pháp, hãng thu thanh Polydor SA đã thu âm bản Boléro của Ravel, do chính nhạc sĩ chỉ huy Dàn nhạc Lamoureux.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm đình trệ việc kinh doanh đĩa. Năm 1932, DG hợp nhất với hãng Polyphon và quay về gây dựng lại Hannover. Năm 1937, qua nhiều năm sản xuất tụt dốc, DG AG bị bắt buộc phải giải thể. Sau đó, hãng được tái lập dưới tên DG GmbH, do Deutsche Bank và Telefunken Gesellschaft tài trợ.
Dù bị phát xít Đức hạn chế và kiểm soát ngày càng nhiều, các bản thu tuyệt vời vẫn tiếp tục được thực hiện. Tháng 12 năm 1938 đánh dấu sự ra đời đĩa ghi âm đầu tiên của Herbert von Karajan: Overture Cây sáo thần với Dàn nhạc Staatskapelle Berlin.
Trong số những nghệ sĩ tên tuổi khác hợp tác với DG trong giai đoạn này, không thể không kể đến các nhạc trưởng Paul van Kempen, Carl Schuricht và Victor de Sabata; các nghệ sĩ piano Elly Ney, Claudio Arrau; nghệ sĩ violin Georg Kulenkampff; và các giọng ca Erna Berger, Tiana Lemnitz, Walther Ludwig và Julius Patzak…
Thập kỷ thứ năm (1940–1949)
Sau khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, đối diện với những thiếu thốn vật chất, DG một lần nữa rơi vào tình trạng đình đốn, trước khi được tập đoàn điện tử Siemens & Halske phục hồi lại vào năm 1941.
Các dự án thu thanh vẫn diễn ra, bất chấp sự giới hạn của phát xít Đức. Đáng chú ý là bản thu hoàn chỉnh St Matthew Passion BWV 244 của Bach, do Bruno Kittel chỉ huy năm 1942. Đĩa được chuyên chở về Nhật Bản bằng tàu ngầm, và ở Nhật, Polydor Japon đã bán được 17.000 bản.
Ngày 9 tháng 5 năm 1942, Đức quốc xã ra lệnh cấm DG hợp tác với các nghệ sĩ Do Thái và bắt phải tiêu hủy toàn bộ các album do họ thể hiện. Song, trong năm 1942 và 1943, một số bản ghi vẫn được đón nhận nồng nhiệt: bản thu Karajan điều khiển Dàn nhạc Staatskapelle Berlin, Dàn nhạc Concertgebouw, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin và Dàn nhạc RAI (Turin). Và năm 1943 là bản thu giao hưởng thơ Ein Heldenleben (Cuộc đời nghệ sĩ), Strauss sáng tác và chỉ huy.
Cuối chiến tranh, một xưởng sản xuất nhỏ được mở ở Berlin, trong khi hãng xây dựng lại nhà máy và các công trình đã bị tàn phá ở Hannover.
Năm 1946, DG trở thành công ty đầu tiên trên thế giới thực hiện thu âm trên băng từ. Năm sau, Archiv Produktion được thành lập nhằm khuyến khích việc chơi nhạc xưa - các album đầu tiên tôn vinh các tác phẩm của Bach, do nghệ sĩ organ người Đức Helmut Walcha biểu diễn tại nhà thờ Saint James ở Lübeck. Nghệ sĩ tiếp tục hợp tác với hãng trong vòng ba năm sau đó.
Năm 1949, quyền sử dụng câu châm ngôn “His Master’s Voice” ở Đức được nhượng lại cho công ty Electrola (hãng EMI ở Đức). DG đưa vào sử dụng logo màu vàng với bông hoa tulip đội vương miện.
Eugen Jochum, Ferenc Fricsay (người trở thành trụ cột của hãng những năm 50) và Dietrich Fischer-Dieskau là những người đầu tiên có đĩa thu âm với logo mới.
Điểm lại các nghệ sĩ lớn đã hợp tác với DG trong thời kỳ này: Adrian Aeschbacher, Géza Anda, Eduard van Beinum, Helena Braun, Maria Cebotari, Karl Elmendorff, Alfons Fügel, Christel Goltz, Josef Greindl, Hilde Güden, Herbert von Karajan, Clemens Krauss, Max Lorenz, Leopold Ludwig, Walther Ludwig, Maria Müller…
Thập kỷ thứ sáu (1950–1959)
Năm 1950 chào đón sự ra mắt loại đĩa 78 vòng/phút, nhờ các đường rãnh do DG phát minh. Năm tiếp theo, hãng sản xuất ra loại đĩa vinyl 33 vòng/phút, với thời gian dài hơn. Đĩa có nhiều màu, song phổ biến là màu đen.
Wilhelm Kempff tiến hành ghi âm đầy đủ các sonata cho piano của Beethoven năm 1950 và các concerto cho piano năm 1953. Ông cũng thu stereo lại tất cả trong những năm 60.
Furtwängler quay lại hợp tác cùng DG vào năm 1951. Nhóm Tứ tấu Amadeus và nghệ sĩ violin Wolfgang Schneiderhan thu thanh lần đầu ở DG năm 1951 và 1952. Năm 1959, sau Brahms, Haydn, Mozart và Schubert, nhóm Amadeus chuyển sang thu stereo các tứ tấu của Beethoven. Cùng năm, Karajan từ giã EMI, trở về với DG. Trong ba mươi năm sau, ông đã thực hiện xấp xỉ 330 đĩa cho DG, trong đó có 3 đĩa trọn bộ các tác phẩm của Beethoven.
Hai nhạc trưởng khác đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế của DG sau chiến tranh: Karl Böhm và Rafael Kubelik. Karl Böhm ghi âm chủ yếu Mozart và Richard Strauss. Rafael Kubelik tập trung vào Dvorák và Smetana, ngoài ra còn có vở opera Lohengrin và giao hưởng của Mahler.
Nhạc trưởng Mỹ đa tài Lorin Maazel ký kết hợp đồng với DG năm 1957.
Trong vài thập kỷ đầu, Archiv đã đi tiên phong trong việc thu âm các tác phẩm âm nhạc thời Trung cổ và Phục Hưng. Nhưng về sau, nhãn hiệu này gắn liền với thời kỳ Baroque, đặc biệt là các tuyệt phẩm cho organ của Bach (do nghệ sĩ organ Walcha biểu diễn) và danh mục các tác phẩm của Đức, Ý dưới sự chỉ huy của Rudolf Baumgartner, Fritz Lehmann, August Wenzinger, Karl Richter.
Năm 1956, hãng chuyển trụ sở chính đến Hambourg. Các nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động tại Hannover. Năm tiếp theo, DG giới thiệu nhãn hiệu với khung màu vàng.
Ngoài các nghệ sĩ kể trên, nhiều nghệ sĩ lớn khác có bản thu tại DG trong thời kỳ này: Jörg Demus, Anton Dermota, Annie Fischer, Sviatoslav Richter, Evgeny Mravinsky, Ferenc Fricsay, Dietrich Fischer-Dieskau, Fritz Lehmann, David Oistrakh, Igor Oistrakh, Helmut Roloff, Hans Rosbaud…
Thập kỷ thứ bảy (1960–1969)
Năm 1960, DG ký thỏa thuận với Martha Argerich, cô làm việc cùng hãng trong suốt những thập kỷ sau.
Năm 1962, DG tung ra bản thu âm stereo đầu tiên trọn vẹn chín bản giao hưởng của Beethoven, do Karajan chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Berlin.
Những năm đầu của thập kỷ thứ bảy, hãng thu các vở opera của Verdi ở Nhà hát Opera La Scala (Milan, Ý). Trong số những dự án quan trọng ở giai đoạn này, phải kể đến bản thu toàn bộ các lieder của Schubert, do giọng bariton Fischer-Dieskau thể hiện. Ông cũng thu âm một số lượng lớn các lieder của Brahms, Liszt, Schumann và Wolf.
Năm 1969, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Beethoven (1970), DG phát hành bộ Beethoven Edition gồm 76 đĩa. Các bộ khác, với sự chuẩn bị công phu không kém, được ra mắt trong các năm sau: trọn bộ Beethoven (1977 và 1997); Bach (1975 và 1985); Brahms (1983 và 1997); và Berg (1985).
Năm 1962, các hãng điện tử Siemens và Philips hợp nhất hoạt động thu âm, thiết lập tập đoàn DGG/PPI (Philips Phonographic Industry). DG vẫn giám sát hoạt động thu âm của mình và in catalogue.
Các nghệ sĩ lớn làm việc cùng DG trong giai đoạn này: Claudio Abbado, José van Dam, Martha Argerich, Christoph Eschenbach, Pierre Fournier, Maurice André, Janet Baker, Friedrich Gulda, Thomas Brandis, Charles Munch, Rafael Kubelik, Frank Martin…
Thập kỷ thứ tám (1970–1979)
Năm 1971, tập đoàn DGG/PPI được cải tổ lại, tạo tiền đề cho công ty thu âm PolyGram hình thành, có trụ sở đặt tại Baarn (Hà Lan) và Hamburg.
Để quảng bá cho sinh nhật lần thứ 75 của mình, năm 1973, DG cho ra mắt bộ Thế giới nhạc giao hưởng, gồm 93 đĩa. Cũng trong thập kỷ này, DG tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, với một series các bản thu đặc biệt bắt đầu từ năm 1971 của nghệ sĩ piano có kỹ thuật tinh xảo Arturo Benedetti Michelangeli. Năm 1972, ba chỉ huy dàn nhạc danh tiếng chính thức hợp tác dài hạn với DG: Daniel Barenboïm (kiêm nghệ sĩ piano), Seiji Ozawa, và trên hết là Leonard Bernstein, ông đã trở thành nhạc trưởng độc quyền của DG năm 1981.
Bernstein lên danh mục một loạt giao hưởng của các tác giả người Áo và Đức, hầu hết trong số này được thu trực tiếp ở những buổi hòa nhạc với Dàn nhạc Giao hưởng Vienna. Ngoài ra, Bernstein cũng thu âm các sáng tác của chính ông và của các nhạc sĩ Mỹ. Bản thu âm huyền thoại cho vở ca kịch West Side Story năm 1985 (âm nhạc: Leonard Bernstein, lời: Stephen Sondheim, kịch bản: Arthur Laurents) trở thành một trong những album bán chạy nhất trong lịch sử DG.
Carlos Kleiber ghi âm lần đầu năm 1973, vở opera Der Freischütz (Carl Maria von Weber). Ông tiếp tục thu các vở La Traviata, Die Fledermaus, Tristan và các giao hưởng của Beethoven, Brahms và Schubert.
Năm 1978, thời kỳ rực rỡ của DG hé mở khi nghệ sĩ violin Anne-Sophie Mutter thực hiện bản ghi âm đầu tiên ở tuổi mười bốn, cùng Dàn nhạc Giao hưởng Berlin và Karajan. Gidon Kremer cũng bắt tay vào tiến hành các dự án của DG. Các bản thu của nhóm Tứ tấu LaSalle (cho tác phẩm của các nhà soạn nhạc thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Vienna) giành được nhiều giải thưởng lớn.
Archiv Produktion ký hợp đồng độc quyền với nghệ sĩ violin Reinhard Goebel năm 1977 và với nghệ sĩ clavecin Trevor Pinnock vào năm sau. Năm 1978, nhạc trưởng người Anh John Eliot Gardiner thu âm lần đầu tại Archiv với Dàn nhạc thính phòng English Baroque Soloists. Năm 1980, PolyGram mua lại Decca Records.
Các nghệ sĩ lớn cộng tác với DG trong thời kỳ này: Salvatore Accardo, Pierre Boulez, Alfred Brendel, Emil Gilels, Sir Yehudi Menuhin, Carlo Maria Giulini, Montserrat Caballé, Plácido Domingo, Nathan Milstein…
Thập kỷ thứ chín (1980–1989)
Nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng người Ý Giuseppe Sinopoli có bản thu âm đầu ở DG năm 1980. Sau ba năm, ông là người ký kết nhiều hợp đồng nhất với DG, thể hiện qua việc thu trọn bộ Mahler, Brahms và nhiều dự án thu thanh opera khác.
Năm 1987, James Levine trở thành nghệ sĩ độc quyền của DG. Levine chỉ huy toàn bộ các giao hưởng và concerto cho violin của Mozart, với phần độc tấu của Itzhak Perlman cùng Dàn nhạc Giao hưởng Vienna, và bộ bốn opera Ring của Wagner cùng Nhà hát Opera Metropolitan.
Sau khi Kempff lui về ở ẩn, ba nghệ sĩ piano danh giá nhất của hãng, Martha Argerich, Maurizio Pollini và Krystian Zimerman đã cùng thu âm các tác phẩm trong danh mục mà Kempff từ chối biểu diễn, chủ yếu là của Chopin, Liszt và âm nhạc thế kỷ XX.
Nghệ sĩ trẻ Ivo Pogorelich bắt đầu thu thanh năm 1981. Vài năm sau, hai tên tuổi lớn trong làng piano đến với DG: Rudolf Serkin (1981) và Vladimir Horowitz. Trong một thời gian ngắn, từ năm 1985 đến 1989, năm album của Horowitz đạt thành công vang dội.
Trong thập kỷ này, nhiều nghệ sĩ đã trở lại với DG: các ca sĩ Kathleen Battle (1984), Anne Sofie von Otter (1985), Bryn Terfel (1993) và Thomas Quasthoff (1999), nghệ sĩ violin Mischa Maisky (1982), nghệ sĩ piano Maria João Pires (1989), sau cùng là các nhóm tứ tấu Hagen (1985), Emerson (1987).
Cuối năm 1984, Siemens bán lại 40% cổ phần PolyGram International cho Philips, và bán nốt 10% năm 1987. Năm 1986, các nhà máy ở Hannover, nơi sản xuất đầu tiên và quan trọng nhất, cũng được Philips mua lại cho PolyGram.
Năm 1987, cùng với các thương hiệu anh em Philips và Decca, DG bắt đầu phát hành video cassette và đĩa ghi hình các buổi hòa nhạc và biểu diễn opera, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành thu hình nhạc cổ điển.
Một số nghệ sĩ đã làm việc với DG trong thập kỷ này: Yo-Yo Ma, Kyung-Wha Chung, Riccardo Chailly, Neeme Järvi, James Morris, Stanislav Bunin…
Thập kỷ thứ mười (1990–1999)
Trong hai năm 1989 và 1990, cả thế giới đau đớn vĩnh biệt hai nhạc trưởng vĩ đại Herbert von Karajan và Leonard Bernstein, những người đã cộng tác lâu dài cùng DG.
Nhưng, bù đắp lại những mất mát ấy, hai chỉ huy dàn nhạc khác đã nhanh chóng tạo dựng guồng làm việc mới tại DG: Pierre Boulez và André Previn. Họ tập trung vào các tác phẩm thuộc thế kỷ XX, trong đó có những sáng tác của chính họ. Còn đối với nhãn hiệu Archiv, John Eliot Gardiner chỉ huy các tác phẩm thời Baroque (oratorio của Bach, opera của Monteverdi), thời Cổ điển (opera của Mozart, giao hưởng của Beethoven) và thời kỳ Lãng mạn.
Những hợp đồng mới được ký kết với các nhạc trưởng Myung-Whun Chung (năm 1990), Oliver Knussen và Christian Thielemann (năm 1995). Archiv Produktion ngày càng được đưa lên tầm quốc tế, nhờ việc hợp tác với Paul McCreesh và Gabrieli Consort & Players; Marc Minkowski và nhóm Musiciens du Louvre (Các nhạc công Louvre); Piffaro, nhóm nhạc công Phục Hưng.
Năm 1998, công ty Seagram mua lại và hợp nhất PolyGram với Universal, xây dựng nên hãng thu lớn nhất thế giới Universal Music Group.
DG trở thành ngôi nhà chung lớn nhất và thịnh vượng nhất của âm nhạc cổ điển đương thời. DG kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 năm 1998.
Các nghệ sĩ đã cộng tác với DG trong giai đoạn này: Cecilia Bartoli, Luciano Pavarotti, Evgeny Kissin…
Thập kỷ thứ mười một (2000–2009)
Mở đầu thiên niên kỳ mới, Universal Music mua lại tập đoàn Vivendi, bổ sung vào ngôi nhà chung những phương tiện thông tin hiện đại nhất.
Từ tháng 7 năm 2001, Michael Lang trở thành tổng giám đốc và sau lên nắm cương vị chủ tịch DG. Tham vọng của ông là “tái sinh”: DG tìm kiếm các tài năng và biến họ trở thành nghệ sĩ độc quyền của mình.
Các hợp đồng được ký kết với:
- Các ca sĩ: Anna Netrebko (2002), Rolando Villazón (2005), Measha Brueggergosman, Elīna Garanča và René Pape (2006), Patricia Petibon (2008), Ildebrando D’Arcangelo (2009).
- Các nghệ sĩ piano: Hélène Grimaud (2002), Lang Lang (2003), Rafał Blechacz (2006), Pierre-Laurent Aimard (2007), Yuja Wang và Alice Sara Ott (2008).
- Các nghệ sĩ violin: Hilary Hahn (2002), Giuliano Carmignola (2003), Vadim Repin (2006), Daniel Hope (2007).
Và, cũng trong thập kỷ mà chúng ta phải chứng kiến sự ra đi của các nhạc trưởng huyền thoại Giulini, Kleiber và Sinopoli, một thế hệ nhạc trưởng mới đến với DG: Esa-Pekka Salonen và Andrea Marcon (2003), Gustavo Dudamel (2005), Daniel Harding (2006). Sân khấu chào đón Osvaldo Golijov, nhạc sĩ lừng danh đã giới thiệu hệ thống các mélodie Ayre năm 2005, khởi đầu một series thu âm tại DG.
Năm 2003, một loạt album được tung ra, thâu tóm toàn bộ nền âm nhạc thế giới, gặt hái nhiều thành công vang dội: nhạc phim Motorcycle Diaries, sự xuất hiện của nghệ sĩ Mercedes Sosa, và nhiều dự án hấp dẫn khác như album nhạc tango Café de los Maestros.
Từ năm 2006, DG thực hiện một series mới mang tên DG Concerts (Hòa nhạc của DG). Series bao gồm các bản thu trực tiếp, có chất lượng âm thanh cực tốt. Với iTunes, chỉ cần kết nối Internet, thính giả có thể thưởng thức các buổi hòa nhạc trong nhà hát ngay tại nhà.
DG nhanh chóng trở thành thương hiệu hàng đầu đối với những người yêu nhạc cổ điển muốn mua đĩa qua mạng Internet. Website bán hàng của DG, DG Web Shop, được ra mắt vào năm 2007. Hiện nay, catalogue đầy đủ của hãng có mặt trên hơn 180 nước. Mặt khác, hãng cũng cho khách tải về hơn 1.000 bản thu âm cũ. Bắt đầu từ năm 2008, việc đặt hàng qua mạng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu mua CD và DVD của khách hàng châu Âu.
Năm 2007, DG được tạp chí Gramophone bình chọn là “Nhãn hiệu của năm”. Tạp chí đã viết: “DG thể hiện tất cả những điều tốt đẹp nhất trong âm nhạc cổ điển”.