Khái niệm “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc phục vụ cuộc tranh giành bá chủ châu Á, khiến Trung Quốc bị cô lập trong vấn đề Biển Đông.
Cụm từ “lợi ích cốt lõi” được Trung Quốc sử dụng những năm gần đây cho Biển Đông là để đòi hỏi các nước không được xâm phạm vào quyền bá chủ của Trung Quốc tại vùng biển này, ngang với vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. Nó cũng mơ hồ, gây phản cảm và gặp chống đối của cộng đồng quốc tế như đòi hỏi “Đường lưỡi bò”. “Lợi ích cốt lõi” được đưa ra như thế nào?
Trên tờ The New York Times đầu năm 2011, hai học giả Mỹ Edward Wong và Li Bibo đã giới thiệu một số nội dung chính về vấn đề này.
Cụm từ “lợi ích cốt lõi” đưa ra như thế nào ?
Cụm từ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc được đưa ra lần đầu tiên tại một tuyên bố chung Trung-Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Obama cuối năm 2009. Trung Quốc đề xuất mỗi bên nên định nghĩa những lợi ích cốt lõi mà bên kia phải cam kết tôn trọng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên với tư cách tổng thống Mỹ, ông Obama đã đồng ý đưa thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” vào tuyên bố chung, song thực tế Mỹ không thích định nghĩa bất kỳ một lợi ích cốt lõi nào của Mỹ mà Trung Quốc phải tôn trọng. Cách đặt vấn đề có đi có lại kiểu này không hấp dẫn đối với Mỹ. Mỹ chỉ muốn định nghĩa những lợi ích chung mà cả hai bên phải có trách nhiệm với tư cách là những cường quốc thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cố đưa ra “lợi ích cốt lõi” của mình và đã nói trong một cuộc gặp với hai đại diện của Mỹ hồi tháng 3/2010 rằng Biển Đông có thể được nâng lên thành “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, hàm ý rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ việc Mỹ can thiệp vào Biển Đông. Phía Mỹ bị sốc và sau đó dường như đã tung thông tin này cho báo chí.
Trên tờ The New York Times đầu năm 2011, hai học giả Mỹ Edward Wong và Li Bibo đã giới thiệu một số nội dung chính về vấn đề này.
Cụm từ “lợi ích cốt lõi” đưa ra như thế nào ?
Cụm từ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc được đưa ra lần đầu tiên tại một tuyên bố chung Trung-Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Obama cuối năm 2009. Trung Quốc đề xuất mỗi bên nên định nghĩa những lợi ích cốt lõi mà bên kia phải cam kết tôn trọng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên với tư cách tổng thống Mỹ, ông Obama đã đồng ý đưa thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” vào tuyên bố chung, song thực tế Mỹ không thích định nghĩa bất kỳ một lợi ích cốt lõi nào của Mỹ mà Trung Quốc phải tôn trọng. Cách đặt vấn đề có đi có lại kiểu này không hấp dẫn đối với Mỹ. Mỹ chỉ muốn định nghĩa những lợi ích chung mà cả hai bên phải có trách nhiệm với tư cách là những cường quốc thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cố đưa ra “lợi ích cốt lõi” của mình và đã nói trong một cuộc gặp với hai đại diện của Mỹ hồi tháng 3/2010 rằng Biển Đông có thể được nâng lên thành “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, hàm ý rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ việc Mỹ can thiệp vào Biển Đông. Phía Mỹ bị sốc và sau đó dường như đã tung thông tin này cho báo chí.
Các loại "lợi ích cốt lõi" gây hỏa mù về chủ trương bành trướng châu Á
Trong bài phỏng vấn tháng 11/2010 với Tạp chí The Australian, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết ông Đới Bình Quốc, một quan chức chính sách đối ngoại cao cấp trong chính phủ Trung Quốc, nói với bà điều đó tại cuộc gặp cấp cao tháng 5/2010. Bà Clinton nói: “Tôi đã ngay lập tức trả lời rằng chúng tôi không đồng ý với điều đó”, mặc dù một số học giả tại Mỹ và Trung Quốc nghi ngờ liệu có đúng ông Đới đã phát ngôn như vậy hay không. Ông Taylor Fravel, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho biết phát biểu của bà Clinton là nhằm phản ứng lại một loạt những hành động tại Biển Đông được cho là để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.
Trong năm 2010, một số quan chức Mỹ cho biết mặc dù quan chức Trung Quốc đã dán mác “lợi ích cốt lõi” cho Biển Đông, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn không tuyên bố rõ ràng trong các văn kiện chính sách của mình về việc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, song họ cũng không phủ nhận điều đó.
Trung Quốc sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” như thế nào?
Ông Michael Swaine, chuyên gia phân tích của Carnegie Endowment for Peace, đã xuất bản một bài viết nghiên cứu trên tờ China Leadership Monitor về việc Trung Quốc sử dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi”. Từ 2004, các quan chức, học giả và báo chí Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này ngày càng nhiều để nhắc đến chủ quyền của Trung Quốc. Ban đầu, thuật ngữ này ám chỉ Đài Loan, sau đó thêm Tây Tạng và Tân Cương. Sau khi nghiên cứu kỹ nhiều nguồn tài liệu của Trung Quốc, ông Swaine đã kết luận Trung Quốc chưa chính thức coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Ông Swaine còn phân tích thêm: “Sự thiếu thống nhất trong quan điểm, cùng với tình thế khó xử trong việc khẳng định Biển Đông là lợi ích cốt lõi cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đang bất đồng về vấn đề này”.
Ý tưởng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế và khiến Trung Quốc đã rút lại ý tưởng này.
Vào mùa thu năm 2010, lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh cấm các cơ quan thông tấn không được viết về chủ đề này nữa. Ông Joseph Nye Jr, giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Harvard và là cựu quan chức Lầu năm góc, nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang thoái lui và giảm nhẹ vấn đề này vì những rắc rối trong quan hệ với Mỹ và các nước ASEAN”.
Trong chuyến thăm Mỹ của ông Hồ Cẩm Đào tháng 1/2011, hai bên đã không đưa ra định nghĩa “lợi ích cốt lõi”.
Khác biệt trong nội bộ Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi”
Phái diều hâu: Việc ông Đới tăng cường sử dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” đã làm vấn đề thêm trầm trọng. Năm 2009, ông đã mở rộng thuật ngữ này, cho rằng Trung Quốc có 3 lợi ích cốt lõi: duy trì hệ thống chính trị, bảo vệ tuyên bố chủ quyền và phục vụ phát triển kinh tế. Một số quan chức Trung Quốc có thể hiểu là Biển Đông và những tranh chấp chủ quyền khác là “lợi ích cốt lõi”.
Phái ôn hòa: Ông Zhu Feng, giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói: “Chính sách của Trung Quốc là không coi Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi, nhưng khó khăn là việc phủ nhận điều đó trước công luận sẽ bị coi là một hành động hèn nhát của các lãnh đạo Trung Quốc. Vì vậy chính phủ không muốn kích động người dân”. Bộ Ngoại giao, Hội đồng Nhà nước, và Chính phủ Trung Quốc không trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mặc dù được hỏi nhiều lần.
Trung Quốc hiện vẫn đang tranh luận về việc có nên chính thức nâng cấp Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi” bằng cách đặt vấn đề này ngang với những vấn đề chủ quyền khác như Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương mà có thể can thiệp quân sự hay không.
Trang web Nhân dân Nhật báo thăm dò dư luận về việc liệu đã cần thiết để coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” hay chưa? Đến tháng 1/2011, 97% (tương đương với 4.300 người) trả lời là có.
Sau phát biểu của bà Clinton, tờ báo tiếng Anh Hoàn Cầu của Trung Quốc, đăng bài xã luận gay gắt gắn Biển Đông vào lợi ích cốt lõi của TQ, nói rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng biện pháp quân sự”.
Các quan chức quân sự cao cấp phát biểu ở cả hai cực của vấn đề. Ông Han Xudong, đại tá quân đội và là giáo sư tại Đại học Quốc phòng, viết trên Tạp chí Outlook rằng: “Sức mạnh tổng thể của TQ, đặc biệt là tiềm lực quân sự, chưa đủ để bảo vệ tất cả các lợi ích cốt lõi của đất nước. Vì thế, không nên cho người khác biết lợi ích cốt lõi của Trung Quốc là gì”.
Dân chúng Trung Quốc cũng nhận thấy bất lợi đối ngoại
Các quan điểm khác nhau như trên cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ Trung Quốc về mục tiêu chính sách đối ngoại Trung Quốc. Đồng thời chúng cũng chịu tác động mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Với việc dán nhãn “lợi ích cốt lõi” cho Biển Đông, Trung Quốc đã gặp một năm rầy rà về ngoại giao. Bị cô lập và rơi vào thế phòng thủ. Lại bị các nước lớn lợi dụng để triển khai chính sách khu vực của họ.
Các nước lớn tăng cường hiện diện trên biển Đông Á để đối trọng với Trung Quốc
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/12/2011 có bài về “Thăm dò dư luận cho thấy Trung Quốc vẫn chưa phải là cường quốc toàn cầu” của tác giả Liu Meng. Theo đó, 59% người được phỏng vấn cho rằng “tranh chấp lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa” (Biển Đông) và 47,2% cho rằng “sự can thiệp của Mỹ và các cường quốc bên ngoài khác” là những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ song phương Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, việc Mỹ kiềm chế TQ về mặt chiến lược vẫn được coi là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Trung. Gần 14% những người phỏng vấn cho rằng tranh chấp tại biển Nam Trung Hoa, lần đầu tiên được đề cập tới trong thăm dò dư luận năm nay, là nhân tố ảnh hưởng nhất trong các mối quan hệ./.
Linh Hương (Theo các báo nước ngoài/toquoc)