CHẤT ĐỘC HẠI TRONG MỘT CUỐN HỒI KÝ
THƯỢNG NGUYÊN
Từ mấy tháng nay, người ta xầm xì bàn tán vì cuốn hồi ký của ông Nguyễn Đăng Mạnh (Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật). Có người còn nói nhỏ với tôi một cách khái quát như thế này: "Khủng khiếp lắm! Bạo phổi lắm! Toàn chuyện thâm cung bí sử. Phải gan hùm mật gấu mới dám viết như vậy...". Là người gắn bó nhiều năm với công tác nghiên cứu, nhưng lại mê cái món văn chương, nên vội vã đi tìm mua cuốn hồi ký đó. Vòng vèo mấy hiệu sách to đùng đều không có. Lần về trung tâm Tràng Tiền mới té ngửa: "Không có đâu chú ơi! Tác giả xuất bản trên mạng. Chú cứ về mở mạng ra là có". Cô nhân viên quầy sách văn học vui vẻ cho biết vậy.
Bao năm làm cái nghề nghiên cứu, chỉ quen đọc tài liệu có sẵn, người ta chuyển tới, ngồi phân loại rồi đọc thành ra cái khoản mạng mung kể như mít tịt. Đành phải nhờ đứa cháu làm tin học ở một tờ báo nó lôi trong mạng ra cho. Tài liệu dày quá. Tới mấy trăm trang giấy A4, chi chít chữ. Bị kích động bởi cái tính tò mò, mày mò của một "con mọt" tài liệu quản chi ngắn dài, dày mỏng. Tôi đọc nghiến ngấu ngay trong đêm hôm đó. Có chương, có đoạn phải đọc tới hai lần. Mệt nhoài. Vã mồ hôi giữa tiết đông Hà Nội. Quả đúng như lời rỉ tai của anh bạn tôi: "Khủng khiếp quá. To gan quá!...".
Với cảm nhận của tôi, ngoài hai ý trên, nó còn hàm chứa cả sự ti tiện, hồ đồ, bẩn tính... làm ô danh một người mà bấy lâu nay tự cho là "sĩ phu Bắc Hà" như ông. Tại sao lại có thể tuôn ra từ ngòi bút của Nguyễn Đăng Mạnh - một Nhà giáo nhân dân, một giáo sư tên tuổi của nước nhà? Tập hồi ký gồm 26 chương. Nếu in thành sách có nhẽ cũng tới ba, bốn trăm trang. Kể ra, cả cuộc đời một vị giáo sư từ ấu thơ cho tới nay đã ngót nghét "bát tuần", với chừng ấy trang hồi ký thì đâu phải là dài. Có điều, chỉ chừng ấy con chữ thôi, ông đã để lại bao nỗi băn khoăn, day dứt, phẫn nộ trong không ít người đọc.
Ông miệt thị và bôi bác bao miền quê đất Việt; ông bôi nhọ, đả kích, bài bác nhiều người ở nhiều lĩnh vực mà trong đó có không ít người cùng giới văn chương với ông. Tiếc thay, nhiều điều ông viết ra lại ở loại "lượm lặt gần xa", "nghe hơi nồi chõ", nó lạc đề với thể hồi ký. Bởi chỉ "nghe ông này nói, nghe bà kia kể, nghe ông nọ cho biết...” mà rất nhiều người trong số đó đã trở thành thiên cổ thì người đọc làm sao kiểm chứng? Nhưng thôi, tác giả đụng chạm tới ai hoặc địa phương nào thì người đó, nơi đó họ xem xét, có nhời với ông. Chỉ thương cho những người quá cố, họ làm sao sống lại để chối hoặc kiện ông về cái tôi bịa đặt, vu khống... Nhưng cũng không sao. Ông trốn được người đã khuất, nhưng làm sao trốn được thân nhân của họ. Tỉ như gia đình ông Trần Quốc Hoàn, cố Bộ trưởng ngành Công an, gia đình cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục - Thể thao Tạ Quang Chiến, là 1 trong 8 cán bộ cận vệ đã góp phần bảo vệ an toàn lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến.
Bởi thế, người viết bài này chỉ xin đề cập tới cái phần nhỏ nhoi còn lại. Vì nó liên quan tới bản thân mình, gia đình mình, dân tộc mình và cả loài người tiến bộ (vì từ năm 1990, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới). Nó nằm trong chương VII (bảy) hồi ký của ông, chương nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở chương này ông ưu ái dành cho Cụ Hồ tới 10 trang. Cuối mỗi trang đều đề ngày 12/4/2008.
Xác định nguồn tài liệu để ông Nguyễn Đăng Mạnh viết chương này. Theo lời Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện trong cuốn hồi ký thì toàn bộ nội dung chương này, những chi tiết độc nhất, ác nhất, xấu nhất... nói về Bác Hồ và những người dưới quyền và bảo vệ Bác Hồ thì hoàn toàn ông nghe người ta kể. Mà những người kể đó không có một ai đã từng được sống gần Cụ Hồ. Tỉ như Vũ Thư Hiên (một người lưu vong ở nước ngoài), Dương Thu Hương (nữ văn sĩ sinh năm 1947); một vị GS ở Đại học Sư phạm Hà Nội (không nêu tên), rồi tới GS Ngô Thúc Lanh (không nói rõ địa chỉ). Nhưng buồn cười ở chỗ ông Lanh lại nghe ông Văn Tân kể cho người khác và truyền đạt lại... Cuối cùng, chính thức ông GS Nguyễn Đăng Mạnh tận mắt thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần. Đó là từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Bác Hồ về thăm Bắc Ninh. Lúc đó ông Nguyễn Đăng Mạnh dạy học cấp II ở Trường Hàn Thuyên (trong khối học sinh vẫy cờ chào đón Bác). Lần thứ hai vào khoảng năm 1961 hoặc 1962 khi Bác Hồ về thăm Nghệ An. Lúc đó ông Nguyễn Đăng Mạnh công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh. Như thế có nghĩa là 2 lần ông được tận mắt nhìn thấy Cụ Hồ, không liên quan gì tới những nội dung vớ vẩn, bậy bạ ông thể hiện trong chương VII này.
Trở lại vấn đề là xác định nguồn tài liệu mà tác giả "nghe hơi nồi chõ" sử dụng trong chương VII cuốn hồi ký của mình. Bởi làm công tác nghiên cứu nên tôi có may mắn được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu. Đặc biệt là nguồn từ Cơ quan Tình báo, An ninh (chủ yếu xâm nhập từ nước ngoài vào và quần chúng trong nước khi nhận được đã giao nộp cho Cơ quan An ninh). Tôi nhớ cách nay trên 10 năm, lục trong cái đống hổ lốn tài liệu phản động ấy thống kê lại, có tới mười mấy phần trăm là tài liệu mà kẻ địch và phần tử xấu tập trung đả kích, bôi nhọ uy tín lãnh tụ Hồ Chí Minh, mà trong đó một số bản có những chi tiết giống như trong chương VII cuốn hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi đó, tôi nghe nói các cơ quan chức năng đã tiến hành truy tìm nguồn gốc tài liệu này, nhưng không rõ kết quả ra sao?
Những đánh giá về nguyên nhân xuất hiện nhiều tài liệu xấu, bôi nhọ uy tín Chủ tịch Hồ Chí MinhNhư chúng ta đều biết, sau khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình", tập trung tấn công vào các nước XHCN còn lại, mà Việt Nam trở thành trọng điểm tấn công. Hồi đó các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo đánh giá về việc này. Tôi rất tâm đắc với bản tham luận của một vị Đại tá thuộc Cơ quan An ninh. Theo vị Đại tá này thì: "Việc xuất hiện nhiều tài liệu phản động tập trung bôi nhọ uy tín Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất phát từ âm mưu cực kỳ thâm độc của các thế lực thù địch. Theo họ, quy luật tất yếu sẽ xảy ra là sau khi các nước Cộng sản tiến hành công cuộc đổi mới, cải tổ, cải cách thì Việt Nam sẽ là quốc gia sụp đổ đầu tiên. Trớ trêu thay, Việt Nam không những không sụp đổ mà vững vàng đi lên, trở thành tiêu điểm để nhiều quốc gia tham khảo về kết quả trong tiến trình đổi mới.
Cũng theo đánh giá của họ, sở dĩ cái điều "trái quy luật" ấy diễn ra ở quốc gia nhược tiểu này, ấy là Việt Nam đã bám được "cái phao" tư tưởng Hồ Chí Minh "xây dựng CNXH trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Vì vậy, muốn cho Việt Nam sụp đổ, biện pháp hữu hiệu nhất là phải chọc thủng cái phao đó bằng việc tăng cường các chiến dịch bôi nhọ uy tín Hồ Chí Minh, bằng tất cả các thủ đoạn, biện pháp, kể cả những thủ đoạn đê hèn nhất - xuyên tạc, bịa đặt, vu khống...".
Biện pháp xử lý nào trước sự việc trên?
Mấy tuần nay đã có nhiều bài viết phê phán tác giả cuốn hồi ký trên. Tôi không có nhiều báo nên không có điều kiện thống kê, mới chỉ đọc 4 bài: "Bệnh thường tình mà nên tránh" của nhà thơ Đặng Huy Giang đăng trên Văn nghệ trẻ ngày 23/11/2008; "Về hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh - Tác giả sách giáo khoa Văn" của Nguyễn Hữu Thăng (Văn nghệ trẻ ngày 30/11/2008; "Một cuốn hồi ký lẫn nhiều sạn" của nhà thơ Đỗ Hoàng (Tạp chí Văn của Hội Nhà văn Việt Nam tháng 11/2008) và bài "Tâm sự đường đời hay nơi trút hận?" của Thanh Trúc (An ninh thế giới Giữa tháng, phát hành ngày 8/11/2008).
Tôi rất đồng tình với 4 tác giả trên. Xin bày tỏ tâm đắc với phần kết trong bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang: "Đã là người văn minh thì cũng chẳng có ai đi viết hồi ký kiểu Nguyễn Đăng Mạnh. Bôi nhọ nhau, hạ thấp nhau, lại không có chứng cứ, dễ bị đối mặt với pháp luật lắm chứ" và, trong bài viết của Thanh Trúc cũng đề cập tới yếu tố này: "Tồn tại công khai của cuốn hồi ký trên Internet đã đặt Giáo sư vào tình thế không thể gọi là "vô can", cho nên dù thế nào thì Giáo sư cũng phải chịu trách nhiệm với cuốn hồi ký được công bố ngoài ý muốn của ông (cứ cho là như vậy)”.
Tôi cũng được nhiều bạn đọc của mấy tờ báo trên trao đổi, họ phẫn nộ trước thái độ phân bua, chối lỗi của ông Nguyễn Đăng Mạnh trên RFI. Họ đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý dứt khoát vụ này để đảm bảo tính công bằng của quy chế, pháp luật đối với mọi công dân. Chẳng lẽ một người dân, một cán bộ công nhân viên, một nhà văn, nhà báo... có lời nói, tác phẩm, bài viết vi phạm thì bị xử lý (kể cả bằng luật pháp), còn ông Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì lại bỏ qua những việc làm của ông vì đã vi phạm nghiêm trọng Luật Xuất bản và Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Thử đi tìm sự ra đời cuốn hồi ký của Nguyễn Đăng MạnhSuy nghĩ mãi, day dứt mãi bởi một câu hỏi: "Tại sao ông Giáo sư họ Nguyễn này lại cả gan như vậy? Lại trút tất cả bất mãn cuộc đời lên ngòi bút của mình như thế?". Sau khi đọc bài của tác giả Thanh Trúc với tiêu đề "Tâm sự đường đời hay nơi trút hận?", tôi thở phào nhẹ nhõm. Rất có lý. Có thể đây là nơi để vị Giáo sư này trút hận (?). Nhưng lạ nhỉ?! Ông hận ai đã từng ác ý với ông, là lẽ thường tình. Nhưng sao ông lại ác ý, trút hận lên Cụ Hồ, người đã đem lại hạnh phúc cho dân tộc mà trong đó có ông. Với học hàm Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về VHNT... đã thừa nói lên điều đó.
Vậy thì còn có thể là nguyên nhân thứ hai là ông hận chế độ này bởi sự đãi ngộ chưa xứng tầm với tài năng, trí tuệ của ông chăng (?). Nói thế thôi chứ thực lòng tôi rất thông cảm, chia sẻ với những day dứt trong ông, trong nhiều người chúng ta trước hiện tượng tham ô, tham nhũng, tiêu cực (trong đó có vấn đề mua quan bán chức của một số phần tử cơ hội) mà lâu nay chúng ta vẫn từng lên án là "quốc nạn". Song, không phải vì thế mà chúng ta lại "trút hận" lung tung. Người trí thức chân chính ai lại làm như vậy. Thái độ đúng đắn của tất cả chúng ta là phải góp phần triệt tiêu nó. Xét cho cùng, hiện tượng tiêu cực trên nó có thể xuất hiện ở tất cả mọi chế độ xã hội (trở thành bệnh xã hội). Ngay từ khi chưa có mầm mống chế độ XHCN mọc trên hành tinh này.
Ông là giáo sư Văn chương hẳn ông thừa nhớ cái thời "Xuân Thu Chiến Quốc" cách chúng ta trên 20 thế kỷ. Bất bình với hiện tượng tiêu cực dưới triều đại Sở Hoài Vương mà vị quan tả đồ (dưới chức tể tướng) là thi sĩ Khuất Nguyên đã phải thốt lên rằng "Chuông đồng đúc bỏ không dùng tới/ Mảnh chĩnh dè sớm tối gõ khua/ Đề cao những kẻ nịnh thưa/ Anh hùng bỏ xó nắng mưa bẽ bàng".
Tôi không phải là học trò của ông, mà là lớp đàn em đã một thời thích những tác phẩm phê bình văn học của ông. Nhân sự kiện cuốn hồi ký tai tiếng của ông vừa được tán phát trên mạng, xin góp ý một lời chân tình. Không nên dằn vặt cuộc đời như thế. Không nên "chơi trội" như thế để mang tiếng với đời là "giận cá chém thớt", "ăn cháo đá bát"... để đánh mất mình - Một Nhà giáo nhân dân, một giáo sư văn chương, Giải thưởng Nhà nước đã từng vang bóng một thời.
Theo thiển ý của tôi, để thanh thản quãng đời còn lại, tốt nhất là ông nên trả lại những gì người ta đã dành cho ông (học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng). Ôm nó làm gì để trong lòng canh cánh bao nỗi hận. Và, nếu có thể, hãy tìm đến một nơi nào đó trên hành tinh này, mà ở đó người ta có thể ban thưởng cao hơn, xứng tầm với trí tuệ của ông.
Việc ông Nguyễn Đăng Mạnh viết và đưa "Hồi ký" lên mạng đã vi phạm các quy định sau:- Vi phạm Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc "Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước".
- Vi phạm Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về "Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới".
- Vi phạm khoản 3 "Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định", khoản 4 "Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân" thuộc Điều 10, Luật Xuất bản, với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm (theo khoản 3, Điều 21 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin).
- Vi phạm điều 271 Bộ Luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam "Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác".
Nguồn: ANTG
THƯỢNG NGUYÊN
Từ mấy tháng nay, người ta xầm xì bàn tán vì cuốn hồi ký của ông Nguyễn Đăng Mạnh (Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật). Có người còn nói nhỏ với tôi một cách khái quát như thế này: "Khủng khiếp lắm! Bạo phổi lắm! Toàn chuyện thâm cung bí sử. Phải gan hùm mật gấu mới dám viết như vậy...". Là người gắn bó nhiều năm với công tác nghiên cứu, nhưng lại mê cái món văn chương, nên vội vã đi tìm mua cuốn hồi ký đó. Vòng vèo mấy hiệu sách to đùng đều không có. Lần về trung tâm Tràng Tiền mới té ngửa: "Không có đâu chú ơi! Tác giả xuất bản trên mạng. Chú cứ về mở mạng ra là có". Cô nhân viên quầy sách văn học vui vẻ cho biết vậy.
Bao năm làm cái nghề nghiên cứu, chỉ quen đọc tài liệu có sẵn, người ta chuyển tới, ngồi phân loại rồi đọc thành ra cái khoản mạng mung kể như mít tịt. Đành phải nhờ đứa cháu làm tin học ở một tờ báo nó lôi trong mạng ra cho. Tài liệu dày quá. Tới mấy trăm trang giấy A4, chi chít chữ. Bị kích động bởi cái tính tò mò, mày mò của một "con mọt" tài liệu quản chi ngắn dài, dày mỏng. Tôi đọc nghiến ngấu ngay trong đêm hôm đó. Có chương, có đoạn phải đọc tới hai lần. Mệt nhoài. Vã mồ hôi giữa tiết đông Hà Nội. Quả đúng như lời rỉ tai của anh bạn tôi: "Khủng khiếp quá. To gan quá!...".
Với cảm nhận của tôi, ngoài hai ý trên, nó còn hàm chứa cả sự ti tiện, hồ đồ, bẩn tính... làm ô danh một người mà bấy lâu nay tự cho là "sĩ phu Bắc Hà" như ông. Tại sao lại có thể tuôn ra từ ngòi bút của Nguyễn Đăng Mạnh - một Nhà giáo nhân dân, một giáo sư tên tuổi của nước nhà? Tập hồi ký gồm 26 chương. Nếu in thành sách có nhẽ cũng tới ba, bốn trăm trang. Kể ra, cả cuộc đời một vị giáo sư từ ấu thơ cho tới nay đã ngót nghét "bát tuần", với chừng ấy trang hồi ký thì đâu phải là dài. Có điều, chỉ chừng ấy con chữ thôi, ông đã để lại bao nỗi băn khoăn, day dứt, phẫn nộ trong không ít người đọc.
Ông miệt thị và bôi bác bao miền quê đất Việt; ông bôi nhọ, đả kích, bài bác nhiều người ở nhiều lĩnh vực mà trong đó có không ít người cùng giới văn chương với ông. Tiếc thay, nhiều điều ông viết ra lại ở loại "lượm lặt gần xa", "nghe hơi nồi chõ", nó lạc đề với thể hồi ký. Bởi chỉ "nghe ông này nói, nghe bà kia kể, nghe ông nọ cho biết...” mà rất nhiều người trong số đó đã trở thành thiên cổ thì người đọc làm sao kiểm chứng? Nhưng thôi, tác giả đụng chạm tới ai hoặc địa phương nào thì người đó, nơi đó họ xem xét, có nhời với ông. Chỉ thương cho những người quá cố, họ làm sao sống lại để chối hoặc kiện ông về cái tôi bịa đặt, vu khống... Nhưng cũng không sao. Ông trốn được người đã khuất, nhưng làm sao trốn được thân nhân của họ. Tỉ như gia đình ông Trần Quốc Hoàn, cố Bộ trưởng ngành Công an, gia đình cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục - Thể thao Tạ Quang Chiến, là 1 trong 8 cán bộ cận vệ đã góp phần bảo vệ an toàn lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến.
Bởi thế, người viết bài này chỉ xin đề cập tới cái phần nhỏ nhoi còn lại. Vì nó liên quan tới bản thân mình, gia đình mình, dân tộc mình và cả loài người tiến bộ (vì từ năm 1990, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới). Nó nằm trong chương VII (bảy) hồi ký của ông, chương nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở chương này ông ưu ái dành cho Cụ Hồ tới 10 trang. Cuối mỗi trang đều đề ngày 12/4/2008.
Xác định nguồn tài liệu để ông Nguyễn Đăng Mạnh viết chương này. Theo lời Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện trong cuốn hồi ký thì toàn bộ nội dung chương này, những chi tiết độc nhất, ác nhất, xấu nhất... nói về Bác Hồ và những người dưới quyền và bảo vệ Bác Hồ thì hoàn toàn ông nghe người ta kể. Mà những người kể đó không có một ai đã từng được sống gần Cụ Hồ. Tỉ như Vũ Thư Hiên (một người lưu vong ở nước ngoài), Dương Thu Hương (nữ văn sĩ sinh năm 1947); một vị GS ở Đại học Sư phạm Hà Nội (không nêu tên), rồi tới GS Ngô Thúc Lanh (không nói rõ địa chỉ). Nhưng buồn cười ở chỗ ông Lanh lại nghe ông Văn Tân kể cho người khác và truyền đạt lại... Cuối cùng, chính thức ông GS Nguyễn Đăng Mạnh tận mắt thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần. Đó là từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Bác Hồ về thăm Bắc Ninh. Lúc đó ông Nguyễn Đăng Mạnh dạy học cấp II ở Trường Hàn Thuyên (trong khối học sinh vẫy cờ chào đón Bác). Lần thứ hai vào khoảng năm 1961 hoặc 1962 khi Bác Hồ về thăm Nghệ An. Lúc đó ông Nguyễn Đăng Mạnh công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh. Như thế có nghĩa là 2 lần ông được tận mắt nhìn thấy Cụ Hồ, không liên quan gì tới những nội dung vớ vẩn, bậy bạ ông thể hiện trong chương VII này.
Trở lại vấn đề là xác định nguồn tài liệu mà tác giả "nghe hơi nồi chõ" sử dụng trong chương VII cuốn hồi ký của mình. Bởi làm công tác nghiên cứu nên tôi có may mắn được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu. Đặc biệt là nguồn từ Cơ quan Tình báo, An ninh (chủ yếu xâm nhập từ nước ngoài vào và quần chúng trong nước khi nhận được đã giao nộp cho Cơ quan An ninh). Tôi nhớ cách nay trên 10 năm, lục trong cái đống hổ lốn tài liệu phản động ấy thống kê lại, có tới mười mấy phần trăm là tài liệu mà kẻ địch và phần tử xấu tập trung đả kích, bôi nhọ uy tín lãnh tụ Hồ Chí Minh, mà trong đó một số bản có những chi tiết giống như trong chương VII cuốn hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi đó, tôi nghe nói các cơ quan chức năng đã tiến hành truy tìm nguồn gốc tài liệu này, nhưng không rõ kết quả ra sao?
Những đánh giá về nguyên nhân xuất hiện nhiều tài liệu xấu, bôi nhọ uy tín Chủ tịch Hồ Chí MinhNhư chúng ta đều biết, sau khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình", tập trung tấn công vào các nước XHCN còn lại, mà Việt Nam trở thành trọng điểm tấn công. Hồi đó các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo đánh giá về việc này. Tôi rất tâm đắc với bản tham luận của một vị Đại tá thuộc Cơ quan An ninh. Theo vị Đại tá này thì: "Việc xuất hiện nhiều tài liệu phản động tập trung bôi nhọ uy tín Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất phát từ âm mưu cực kỳ thâm độc của các thế lực thù địch. Theo họ, quy luật tất yếu sẽ xảy ra là sau khi các nước Cộng sản tiến hành công cuộc đổi mới, cải tổ, cải cách thì Việt Nam sẽ là quốc gia sụp đổ đầu tiên. Trớ trêu thay, Việt Nam không những không sụp đổ mà vững vàng đi lên, trở thành tiêu điểm để nhiều quốc gia tham khảo về kết quả trong tiến trình đổi mới.
Cũng theo đánh giá của họ, sở dĩ cái điều "trái quy luật" ấy diễn ra ở quốc gia nhược tiểu này, ấy là Việt Nam đã bám được "cái phao" tư tưởng Hồ Chí Minh "xây dựng CNXH trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Vì vậy, muốn cho Việt Nam sụp đổ, biện pháp hữu hiệu nhất là phải chọc thủng cái phao đó bằng việc tăng cường các chiến dịch bôi nhọ uy tín Hồ Chí Minh, bằng tất cả các thủ đoạn, biện pháp, kể cả những thủ đoạn đê hèn nhất - xuyên tạc, bịa đặt, vu khống...".
Biện pháp xử lý nào trước sự việc trên?
Mấy tuần nay đã có nhiều bài viết phê phán tác giả cuốn hồi ký trên. Tôi không có nhiều báo nên không có điều kiện thống kê, mới chỉ đọc 4 bài: "Bệnh thường tình mà nên tránh" của nhà thơ Đặng Huy Giang đăng trên Văn nghệ trẻ ngày 23/11/2008; "Về hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh - Tác giả sách giáo khoa Văn" của Nguyễn Hữu Thăng (Văn nghệ trẻ ngày 30/11/2008; "Một cuốn hồi ký lẫn nhiều sạn" của nhà thơ Đỗ Hoàng (Tạp chí Văn của Hội Nhà văn Việt Nam tháng 11/2008) và bài "Tâm sự đường đời hay nơi trút hận?" của Thanh Trúc (An ninh thế giới Giữa tháng, phát hành ngày 8/11/2008).
Tôi rất đồng tình với 4 tác giả trên. Xin bày tỏ tâm đắc với phần kết trong bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang: "Đã là người văn minh thì cũng chẳng có ai đi viết hồi ký kiểu Nguyễn Đăng Mạnh. Bôi nhọ nhau, hạ thấp nhau, lại không có chứng cứ, dễ bị đối mặt với pháp luật lắm chứ" và, trong bài viết của Thanh Trúc cũng đề cập tới yếu tố này: "Tồn tại công khai của cuốn hồi ký trên Internet đã đặt Giáo sư vào tình thế không thể gọi là "vô can", cho nên dù thế nào thì Giáo sư cũng phải chịu trách nhiệm với cuốn hồi ký được công bố ngoài ý muốn của ông (cứ cho là như vậy)”.
Tôi cũng được nhiều bạn đọc của mấy tờ báo trên trao đổi, họ phẫn nộ trước thái độ phân bua, chối lỗi của ông Nguyễn Đăng Mạnh trên RFI. Họ đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý dứt khoát vụ này để đảm bảo tính công bằng của quy chế, pháp luật đối với mọi công dân. Chẳng lẽ một người dân, một cán bộ công nhân viên, một nhà văn, nhà báo... có lời nói, tác phẩm, bài viết vi phạm thì bị xử lý (kể cả bằng luật pháp), còn ông Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì lại bỏ qua những việc làm của ông vì đã vi phạm nghiêm trọng Luật Xuất bản và Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Thử đi tìm sự ra đời cuốn hồi ký của Nguyễn Đăng MạnhSuy nghĩ mãi, day dứt mãi bởi một câu hỏi: "Tại sao ông Giáo sư họ Nguyễn này lại cả gan như vậy? Lại trút tất cả bất mãn cuộc đời lên ngòi bút của mình như thế?". Sau khi đọc bài của tác giả Thanh Trúc với tiêu đề "Tâm sự đường đời hay nơi trút hận?", tôi thở phào nhẹ nhõm. Rất có lý. Có thể đây là nơi để vị Giáo sư này trút hận (?). Nhưng lạ nhỉ?! Ông hận ai đã từng ác ý với ông, là lẽ thường tình. Nhưng sao ông lại ác ý, trút hận lên Cụ Hồ, người đã đem lại hạnh phúc cho dân tộc mà trong đó có ông. Với học hàm Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về VHNT... đã thừa nói lên điều đó.
Vậy thì còn có thể là nguyên nhân thứ hai là ông hận chế độ này bởi sự đãi ngộ chưa xứng tầm với tài năng, trí tuệ của ông chăng (?). Nói thế thôi chứ thực lòng tôi rất thông cảm, chia sẻ với những day dứt trong ông, trong nhiều người chúng ta trước hiện tượng tham ô, tham nhũng, tiêu cực (trong đó có vấn đề mua quan bán chức của một số phần tử cơ hội) mà lâu nay chúng ta vẫn từng lên án là "quốc nạn". Song, không phải vì thế mà chúng ta lại "trút hận" lung tung. Người trí thức chân chính ai lại làm như vậy. Thái độ đúng đắn của tất cả chúng ta là phải góp phần triệt tiêu nó. Xét cho cùng, hiện tượng tiêu cực trên nó có thể xuất hiện ở tất cả mọi chế độ xã hội (trở thành bệnh xã hội). Ngay từ khi chưa có mầm mống chế độ XHCN mọc trên hành tinh này.
Ông là giáo sư Văn chương hẳn ông thừa nhớ cái thời "Xuân Thu Chiến Quốc" cách chúng ta trên 20 thế kỷ. Bất bình với hiện tượng tiêu cực dưới triều đại Sở Hoài Vương mà vị quan tả đồ (dưới chức tể tướng) là thi sĩ Khuất Nguyên đã phải thốt lên rằng "Chuông đồng đúc bỏ không dùng tới/ Mảnh chĩnh dè sớm tối gõ khua/ Đề cao những kẻ nịnh thưa/ Anh hùng bỏ xó nắng mưa bẽ bàng".
Tôi không phải là học trò của ông, mà là lớp đàn em đã một thời thích những tác phẩm phê bình văn học của ông. Nhân sự kiện cuốn hồi ký tai tiếng của ông vừa được tán phát trên mạng, xin góp ý một lời chân tình. Không nên dằn vặt cuộc đời như thế. Không nên "chơi trội" như thế để mang tiếng với đời là "giận cá chém thớt", "ăn cháo đá bát"... để đánh mất mình - Một Nhà giáo nhân dân, một giáo sư văn chương, Giải thưởng Nhà nước đã từng vang bóng một thời.
Theo thiển ý của tôi, để thanh thản quãng đời còn lại, tốt nhất là ông nên trả lại những gì người ta đã dành cho ông (học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng). Ôm nó làm gì để trong lòng canh cánh bao nỗi hận. Và, nếu có thể, hãy tìm đến một nơi nào đó trên hành tinh này, mà ở đó người ta có thể ban thưởng cao hơn, xứng tầm với trí tuệ của ông.
Việc ông Nguyễn Đăng Mạnh viết và đưa "Hồi ký" lên mạng đã vi phạm các quy định sau:- Vi phạm Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc "Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước".
- Vi phạm Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về "Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới".
- Vi phạm khoản 3 "Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định", khoản 4 "Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân" thuộc Điều 10, Luật Xuất bản, với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm (theo khoản 3, Điều 21 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin).
- Vi phạm điều 271 Bộ Luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam "Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác".
Nguồn: ANTG