Nhã Thuyên |
Những kẻ tin
vào tính sáng rõ của trật tự thế giới và sức mạnh của lý tính không thể hiểu
được tại sao người ta say mê tìm kiếm cái vô hình, cái u uẩn, tìm cách níu giữ
những tồn tại thoáng qua của sự sống và sự chết, tìm cách mở rộng vô số con
người trong chính con người mình để nhận lấy sự hoang mang, thậm chí khốn
quẫn.
Faust, một mẫu
gốc của các nhân vật đa nhân cách, từ chỗ là mẫu hình cho sự đối thoại giữa đạo
đức Thiên Chúa giáo với quỷ Satan, của cái thiện và cái ác, cái nhân bản và cái
thuộc về quỷ dữ, đã phiêu lưu qua vô tận các phiên bản chưa hoàn kết. Nó trở
thành khám phá về bản chất lưỡng phân của lòng dục, khi ham muốn quyền lực huyền
bí xung đột với khát vọng nhân bản thực sự trong tác phẩm của Goethe. Sự đa bội
của các nhân cách trở nên khủng khiếp với Dostoyevsky: không tiểu thuyết nào của
ông mà tôi đã đọc không đẩy tôi vào không gian u tối của những căn hầm, nơi chỉ
một con người tự đa bội hóa chính mình, biến dạng liên tục, chất vấn, đấu tranh,
cưỡng chống, thất bại, chết chóc, đau đớn, thê thảm, cao khiết. Các nhân vật của
Dostoyevsky thường xuyên hiện diện trong vẻ nhếch nhác xộc xệch, với những cuộc
nói chuyện một mình không dứt, những lảm nhảm rối loạn, như tự bứng mình khỏi
đám đông, và sau đó hốt hoảng vì cảm giác bị tấn công tứ phía bởi những kẻ thù
mà mình trót lơ đãng. Bản ngã hướng sáng kiệt sức trong việc giành chiến thắng
nhưng lại có vẻ đẹp toát lên từ thất bại đó, rằng cái nhà tù cơ thể và ý thức
đông cứng phải bị phá vỡ để từng lớp da thịt, từng nơ ron có thể cất lên tiếng
nói. Trong cuốn tiểu thuyết The Double (bản dịch Việt của Đặng Đình
Phúc là Là bóng hay là hình) mà gần đây tôi mới được đọc, một con người
đã bị/tự nhân bội để trở nên những dạng thức tồn tại khác biệt, là một lời chối
bỏ mạnh mẽ mọi phán quyết cứng nhắc về tính chất đơn nhất, thuần túy của cái gọi
l�personal identity hay bản sắc cá nhân. Cuộc chiến đấu luôn luôn căng
thẳng, đau đớn lẫn khoái lạc giữa các bản sắc nơi trang viết Dostoyevsky đến
Borges trở thành một trò chơi mới. Có lẽ sau khi thừa nhận hay phát hiện rằng
chính tính đa bội mới là yếu tính tự thân của mọi tồn tại, ông đã nỗ lực nhân
lên mãi, tỉ mẩn trong thư viện vũ trụ của ông, không chỉ cấu trúc mê cung của
các nhân dạng, mà còn nhân lên mãi những tấm gương soi các màu sắc, dòng nước
thời gian luôn trôi đi, những đóa hồng vàng, những tiếng rì rầm bất tận ở bên
trong sự sống, hay là sự sống bên trong, như muốn cưỡng lại sự thất vọng và cả
niềm hào hứng khoái chá của con người hậu hiện đại về tính chất lỳ phẳng của thế
giới… Từ đó, dường như luôn luôn có một hiện thực khác tràn ra, không phải chỉ ở
khoảng trắng của con chữ, không phải chỉ ở kí ức của sự vật hiện diện trong con
chữ, tổ tiên của chúng ta, những ngôi sao đầu tiên, các huyền tích của loài
người, mà còn là một hiện thực luôn luôn xâm lấn và vượt ra ngoài các giới hạn
của từ “hiện thực”: quả thật, không phải chỉ bởi ông có khả năng tạo dựng thế
giới của mình như một “hiện thực”, mà cái hiện thực trong thế giới đó đã luôn
luôn đi lại giữa thế giới “thực” của con người chúng ta, hay nói đơn giản hơn,
cái hiện thực trong những trang viết mà mọi người có thể gán những từ như “huyền
ảo” “thần kỳ” lại luôn luôn xâm lấn, va chạm với cái hiện thực của đời sống,
sống động và thần kỳ không kém. Abel và Cáin, sau khi Borges chứng kiến họ gặp
nhau, ngồi im lặng bên đống lửa, ăn cơm, Cáin cầu xin anh tha tội, và họ tha thứ
cho nhau, cho tới tận hôm nay, tưởng như họ vẫn tiếp tục đi trên hoang mạc; sự
quên lãng trở thành phép màu, không phải để xóa đi những tội lỗi, những ân hận,
mà ngược lại, để lưu giữ và bảo vệ những tồn tại khác biệt muôn vẻ của thế giới.
Borges dường như gần gụi với tâm hồn phương Đông khi, nhờ vào phép đa bội hóa
hiện thực, nhờ vào khả năng xuyên thấu và mở những cánh cửa nối thông các thế
giới người chết và người sống, con người và cỏ cây, các loài vật, những thanh
gươm hay các hòn đá vô tri, ông đã làm sống lại vô số sự sống tưởng chừng đã bị
tuyệt diệt, hay chết cứng trong các từ điển. Và, như một truyện ngắn nổi tiếng
của ông, Borges và tôi, trong tập The Maker (Kẻ Tạo
Tác), ông tìm cách giải thoát khỏi mình, giải thoát khỏi cái bản sắc xác
định mình trong một gã Borges nào đó trên trang giấy, kẻ đã bịa đặt và khuếch
đại liên tiếp, khuếch đại vô tận các hình dung về Borges, bằng những trò chơi
đùa với thời gian, với huyền thoại… và cuối cùng “mọi thứ trôi vào quên lãng,
trôi vào bàn tay của kẻ khác”, và ngay cả trang viết mà chúng ta đang đọc, cũng
là hiện diện của nỗi hoang mang khi ông không chắc chắn ai trong hai kẻ (Borges
và tôi) đã viết những dòng chữ ấy.
Những kẻ
tin vào tính sáng rõ của trật tự thế giới và sức mạnh của lý tính không thể hiểu
được tại sao người ta say mê tìm kiếm cái vô hình, cái u uẩn, tìm cách níu giữ
những tồn tại thoáng qua của sự sống và sự chết, tìm cách mở rộng vô số con
người trong chính con người mình để nhận lấy sự hoang mang, thậm chí khốn quẫn.
Người viết, bị thả nổi trong sự đa bội đầy mâu thuẫn của các bản sắc, tìm cách
quên lãng chúng, đẩy chúng trôi nổi trong dòng sông thời gian.
Vậy là từ những biện giải đạo đức về kẻ “kí hợp đồng với quỷ” mang tính chất faustian gắn với huyền thoại về cuộc chiến đấu của bản ngã hướng sáng tới cuộc phiêu lưu hoảng loạn, đầy nguy hiểm của tâm thần phân rã trong tác phẩm của Dostoyevsky, (tôi chưa dành được sự yên tĩnh để nói về nỗi bồn chồn vô vọng của Kafka), trò chơi lãng quên và nhân bội của Borges, văn chương không tìm cách triệt tiêu đi, không rao giảng về các phương thức chống đỡ “căn bệnh nguy hiểm” trong tâm thần con người, mà ngược lại, dường như càng ngày càng tìm cách khuếch tán các cấu trúc tâm thần rối loạn ấy. Nỗ lực kiến tạo, nỗ lực “thêm vào” thế giới, như một cách chúng ta tưởng nhớ bông hồng vàng của Borges, không phải là một sự thất bại của con người trước “tình trạng bệnh tật” của tâm thần, hay sự bất khả tìm ra vẻ đẹp bản nguyên, nhất thể, trong sáng đầu tiên, mà có thể là một nỗ lực không ngừng phá vỡ những giới hạn của nhà tù da thịt và các thiết chế bọc nó, để giải phóng chính nó.
***
Sự viết, không phải như một “sản phẩm” cơ học của chủ thể viết, mà có thể như một thứ bản ngã song trùng đầy hoang mang trong mối quan hệ với chủ thể ấy, hay cũng có thể là một phiên bản khác của chính hiện thực trong trang viết, cái hiện thực như dòng sông cuốn trôi mọi tồn tại trong khi cuốn trôi chính bản thân nó, như Borges nhận ra từ khẳng định của Heraclitus, hẳn phải có một lý do sâu kín, một nguyên lý nằm trong bản thân sự tồn tại thiết yếu của nó trong đời sống loài người. Ở đây tôi muốn tìm động lực của sự viết nằm trong một mạch chảy không ngừng nghỉ của nó từ những nét khắc chạm đầu tiên trong các hang động cổ. Lý do sâu kín đó, cái huyết mạch cho phép các trang viết tồn tại, không bao giờ hiển hiện sáng rõ như những vật dụng chúng ta trông thấy được, không bao giờ chỉ đơn giản là “mặt vật chất” sinh lợi như tiền bạc hay danh vọng, có lẽ cũng không phải là “lý do tinh thần” như sự tìm kiếm chính mình, sự khẳng định cái tôi hay một lý do nào đó chỉ liên quan tới cá nhân một người viết, một con người xương thịt nào đó trong kiếp nhân sinh nhỏ bé, luẩn quẩn và chóng tàn. Suy tư này cho phép tôi tin rằng, mọi trang viết thực sự đều có tiềm năng vượt qua cái cá nhân đơn lẻ, cho dù nó mang vẻ cá nhân hơn hết, ngay cả khi nó từ chối đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, hay khi cả người viết và các trang viết nhất định từ chối can dự trực tiếp vào các biến cố xã hội thấy được mà người đọc thường trông đợi đọc thấy một lý giải từ văn chương, nghệ thuật. Khi Borges từ chối tính chính trị của văn chương để làm một người mơ mộng, để giữ lương tri chỉ với các giấc mơ của mình, có lẽ phải hiểu ông từ chối một sự can dự thô bạo của các ý thức hệ, các định kiến, các tham vọng cải biến, các nền tảng đạo đức, các lối tư duy, hay sự can thiệp của chính chủ thể viết vào chính cái hiện thực của trang viết; mà hiện thực của trang viết, với ông, nó độc lập, sống động, cũng như hiện thực của đời sống, và cũng luôn biến đổi vô định, nó không cho phép một thiết chế sắt thép siết cổ nó, ngăn cản những mạch máu đang chảy tự do, hỗn loạn. Cũng vậy, tôi cảm thấy tính chất “vô chính phủ” trong trang viết của Dostoyevsky nuôi dưỡng sự sống của tồn tại hơn mọi thứ trật tự. Một động lực viết sâu xa trong mạch sống của nhân loại, có lẽ chính là nỗ lực bứt khỏi mọi thứ dây trói tàn bạo mà những kẻ thù vô hình giăng mắc khắp nơi.
Nhưng lý do sâu kín của sự viết ấy,
sẽ ra sao khi chạm trán từng cá nhân? Những tra vấn về viết, dù luôn tiềm tàng
nguy cơ trở nên sáo rỗng hay trở thành những tra vấn bất lực, thường đẩy người
viết tới vị trí chênh vênh nguy hiểm của kẻ leo dây, thì câu hỏi về sự viết vẫn
thường trở lại, theo cách này cách khác. Sự khó nhọc của việc tìm ra một ý tưởng
khả dĩ cho câu hỏi “vì sao bạn viết” nằm ở chỗ nó sẽ dẫn tới những truy vấn rong
ruổi về hành động viết, về sự tìm kiếm bút pháp, về nhu cầu của sự viết với cá
nhân và sự tham dự trong cộng đồng văn chương của một tác giả… Hãy đồng thuận
rằng, mỗi chúng ta đang tìm một câu trả lời cá nhân. Sự tra vấn về bản sắc cá
nhân– cách trả lời này dường như dễ dàng quá. Bản sắc cá nhân, cái personal
identity ấy, là gì? Có phải nó đã có sẵn và được quy định bằng dấu vân tay, bằng
thể trạng sinh học, bằng tiểu sử gia đình, bằng chủng tộc, bằng quốc gia? Nó là
thiết yếu cá nhân, nhưng nó liên thông ra sao với mọi tồn tại bên ngoài cá nhân
đó? Sự lặp lại bất tận để tạo thành cái gì tưởng như là cố định nằm trong bản
thân mỗi chúng ta, là sự thật, là sở hữu của một cá nhân, là cái để phân biệt
với một cá nhân khác, là cái mỗi chúng ta tự kiểm soát được, tự xác định được,
hay luôn là cái đang rối loạn, đang phân rã, mất mát, phai lãng, và mỗi chúng ta
vừa nỗ lực vừa vô vọng gọi tên nó? Phải chăng mỗi cá nhân có thể tìm kiếm được
bản sắc đích thực của mình? Phải chăng chúng ta có thể tìm lại được cái ban sơ?
Phải chăng chúng ta có thể truy nguyên? Phải chăng chúng ta không thấy dấu vết
của mình ở mọi tồn hữu của vũ trụ, cái vũ trụ hiện hình ở những thứ ta thấy
được, bằng mắt, bằng tim, bằng óc, và cả những thứ còn là dạng tiềm năng cho mọi
quan sát? Mọi nỗ lực định nghĩa và tự định nghĩa, phải chăng sẽ mãi là những tra
vấn mang tính chất “siêu hình học”, và chúng ta sẽ cứ sống cùng nỗi băn khoăn về
những mâu thuẫn không dứt về bản chất, ý nghĩa của tồn tại, các nhân tố đích
thực cấu thành nó, tính thiết yếu hay ngẫu nhiên của nó?
Nếu như chúng ta không thể có, và không thể tìm được một bản sắc thực sự, chân thực, đích đáng của mình, nếu như tồn tại của mỗi cá nhân luôn là đa bội hóa, tự nhân đôi, tự phân tách và luôn luôn (bị) biến đổi không ngừng, thì phải chăng có thể tìm kiếm bản sắc đó từ sự viết? Phải chăng có thể nói tới một “phong cách cá nhân” của một tác giả nào đó định hình trong trang viết? Sự suy giảm vai trò của khái niệm “phong cách tác giả”, những cảnh báo “tác giả đã chết”, trong sáng tác và lý thuyết văn chương thế kỉ XX trở lại đây có thể minh họa cho nghi ngờ này. Những mầm mống của tiểu thuyết tự thuật, ở thời cận đại, ắt sinh ra cùng với nhu cầu ý thức về mình như một cá nhân, nhu cầu tự thú, sám hối về chính mình, với chính mình, nhưng sự phát triển thành mảng của nó ở Pháp thế kỉ XX gắn với tên tuổi của các nhà văn, nhất là các nhà văn nữ trong hành trình kiếm tìm “bản sắc” đích thực, không chỉ dẫn tới tình trạng bão hòa về “cái bản thân” trong trang viết mà còn đẩy người viết tới tình trạng không lối thoát trong cuộc truy tìm bản sắc. Xét cho cùng, người đọc có thể tin rằng ít nhiều văn chương đều là tự thuật của một chủ thể viết nào đó, bởi với sự viết, việc cho mình cái quyền tự trưng bày mình, quyền phơi mình ra cho phép người viết tìm thấy một lối thoát dễ chịu và cảm giác được khai phóng. Nhưng, chẳng hạn, việc tự do đưa vào trang viết những chi tiết hữu thực, những mối quan hệ thực tế, các tên người, các sự kiện, hay sự phô bày thân xác và đời sống tình dục có đảm bảo cho sự giải phóng cá tính hay là sự tìm thấy cá tính? Hình thức giễu nhại tự thuật hay hình thức “giả tự thuật”, tự thuật có tính chất hư cấu, ở trong tiểu thuyết, hay ở dạng phim tài liệu – hư cấu (docu-fiction) đã cho thấy sự sụp đổ của xác tín vào cái hữu thực nằm trong các sự kiện, các tên gọi, vài đặc điểm về tâm lý. “Sự thật” từ lâu đã luôn trở thành cái gọi là sự thật. Những khám phá về vô thức và triết học giải cấu trúc đã giải trung tâm niềm tin hay định kiến của con người vào sự tồn tại của một “cái tôi trung tâm” nào đó nằm trong mỗi cá thể. Chúng ta, vì cảm giác an toàn của chính mình, luôn nỗ lực xoay vần và vận động để tìm kiếm “cái tôi trung tâm” đó, nhưng chẳng bao giờ đạt tới. Và câu trả lời về bản sắc có lẽ phải tìm đến những con đường khác khi thế giới trở thành một văn bản hư cấu khổng lồ và luôn giãn nở trong vô tận các hình thù.
Sự viết, không phải như một “sản phẩm” cơ học của chủ thể viết, mà có thể như một thứ bản ngã song trùng đầy hoang mang trong mối quan hệ với chủ thể ấy, hay cũng có thể là một phiên bản khác của chính hiện thực trong trang viết, cái hiện thực như dòng sông cuốn trôi mọi tồn tại trong khi cuốn trôi chính bản thân nó. |
Vậy là từ những biện giải đạo đức về kẻ “kí hợp đồng với quỷ” mang tính chất faustian gắn với huyền thoại về cuộc chiến đấu của bản ngã hướng sáng tới cuộc phiêu lưu hoảng loạn, đầy nguy hiểm của tâm thần phân rã trong tác phẩm của Dostoyevsky, (tôi chưa dành được sự yên tĩnh để nói về nỗi bồn chồn vô vọng của Kafka), trò chơi lãng quên và nhân bội của Borges, văn chương không tìm cách triệt tiêu đi, không rao giảng về các phương thức chống đỡ “căn bệnh nguy hiểm” trong tâm thần con người, mà ngược lại, dường như càng ngày càng tìm cách khuếch tán các cấu trúc tâm thần rối loạn ấy. Nỗ lực kiến tạo, nỗ lực “thêm vào” thế giới, như một cách chúng ta tưởng nhớ bông hồng vàng của Borges, không phải là một sự thất bại của con người trước “tình trạng bệnh tật” của tâm thần, hay sự bất khả tìm ra vẻ đẹp bản nguyên, nhất thể, trong sáng đầu tiên, mà có thể là một nỗ lực không ngừng phá vỡ những giới hạn của nhà tù da thịt và các thiết chế bọc nó, để giải phóng chính nó.
***
Sự viết, không phải như một “sản phẩm” cơ học của chủ thể viết, mà có thể như một thứ bản ngã song trùng đầy hoang mang trong mối quan hệ với chủ thể ấy, hay cũng có thể là một phiên bản khác của chính hiện thực trong trang viết, cái hiện thực như dòng sông cuốn trôi mọi tồn tại trong khi cuốn trôi chính bản thân nó, như Borges nhận ra từ khẳng định của Heraclitus, hẳn phải có một lý do sâu kín, một nguyên lý nằm trong bản thân sự tồn tại thiết yếu của nó trong đời sống loài người. Ở đây tôi muốn tìm động lực của sự viết nằm trong một mạch chảy không ngừng nghỉ của nó từ những nét khắc chạm đầu tiên trong các hang động cổ. Lý do sâu kín đó, cái huyết mạch cho phép các trang viết tồn tại, không bao giờ hiển hiện sáng rõ như những vật dụng chúng ta trông thấy được, không bao giờ chỉ đơn giản là “mặt vật chất” sinh lợi như tiền bạc hay danh vọng, có lẽ cũng không phải là “lý do tinh thần” như sự tìm kiếm chính mình, sự khẳng định cái tôi hay một lý do nào đó chỉ liên quan tới cá nhân một người viết, một con người xương thịt nào đó trong kiếp nhân sinh nhỏ bé, luẩn quẩn và chóng tàn. Suy tư này cho phép tôi tin rằng, mọi trang viết thực sự đều có tiềm năng vượt qua cái cá nhân đơn lẻ, cho dù nó mang vẻ cá nhân hơn hết, ngay cả khi nó từ chối đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, hay khi cả người viết và các trang viết nhất định từ chối can dự trực tiếp vào các biến cố xã hội thấy được mà người đọc thường trông đợi đọc thấy một lý giải từ văn chương, nghệ thuật. Khi Borges từ chối tính chính trị của văn chương để làm một người mơ mộng, để giữ lương tri chỉ với các giấc mơ của mình, có lẽ phải hiểu ông từ chối một sự can dự thô bạo của các ý thức hệ, các định kiến, các tham vọng cải biến, các nền tảng đạo đức, các lối tư duy, hay sự can thiệp của chính chủ thể viết vào chính cái hiện thực của trang viết; mà hiện thực của trang viết, với ông, nó độc lập, sống động, cũng như hiện thực của đời sống, và cũng luôn biến đổi vô định, nó không cho phép một thiết chế sắt thép siết cổ nó, ngăn cản những mạch máu đang chảy tự do, hỗn loạn. Cũng vậy, tôi cảm thấy tính chất “vô chính phủ” trong trang viết của Dostoyevsky nuôi dưỡng sự sống của tồn tại hơn mọi thứ trật tự. Một động lực viết sâu xa trong mạch sống của nhân loại, có lẽ chính là nỗ lực bứt khỏi mọi thứ dây trói tàn bạo mà những kẻ thù vô hình giăng mắc khắp nơi.
...tôi tin rằng, mọi trang viết thực sự đều có tiềm năng vượt qua cái cá nhân đơn lẻ, cho dù nó mang vẻ cá nhân hơn hết, ngay cả khi nó từ chối đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, hay khi cả người viết và các trang viết nhất định từ chối can dự trực tiếp vào các biến cố xã hội thấy được mà người đọc thường trông đợi đọc thấy một lý giải từ văn chương, nghệ thuật. |
Nếu như chúng ta không thể có, và không thể tìm được một bản sắc thực sự, chân thực, đích đáng của mình, nếu như tồn tại của mỗi cá nhân luôn là đa bội hóa, tự nhân đôi, tự phân tách và luôn luôn (bị) biến đổi không ngừng, thì phải chăng có thể tìm kiếm bản sắc đó từ sự viết? Phải chăng có thể nói tới một “phong cách cá nhân” của một tác giả nào đó định hình trong trang viết? Sự suy giảm vai trò của khái niệm “phong cách tác giả”, những cảnh báo “tác giả đã chết”, trong sáng tác và lý thuyết văn chương thế kỉ XX trở lại đây có thể minh họa cho nghi ngờ này. Những mầm mống của tiểu thuyết tự thuật, ở thời cận đại, ắt sinh ra cùng với nhu cầu ý thức về mình như một cá nhân, nhu cầu tự thú, sám hối về chính mình, với chính mình, nhưng sự phát triển thành mảng của nó ở Pháp thế kỉ XX gắn với tên tuổi của các nhà văn, nhất là các nhà văn nữ trong hành trình kiếm tìm “bản sắc” đích thực, không chỉ dẫn tới tình trạng bão hòa về “cái bản thân” trong trang viết mà còn đẩy người viết tới tình trạng không lối thoát trong cuộc truy tìm bản sắc. Xét cho cùng, người đọc có thể tin rằng ít nhiều văn chương đều là tự thuật của một chủ thể viết nào đó, bởi với sự viết, việc cho mình cái quyền tự trưng bày mình, quyền phơi mình ra cho phép người viết tìm thấy một lối thoát dễ chịu và cảm giác được khai phóng. Nhưng, chẳng hạn, việc tự do đưa vào trang viết những chi tiết hữu thực, những mối quan hệ thực tế, các tên người, các sự kiện, hay sự phô bày thân xác và đời sống tình dục có đảm bảo cho sự giải phóng cá tính hay là sự tìm thấy cá tính? Hình thức giễu nhại tự thuật hay hình thức “giả tự thuật”, tự thuật có tính chất hư cấu, ở trong tiểu thuyết, hay ở dạng phim tài liệu – hư cấu (docu-fiction) đã cho thấy sự sụp đổ của xác tín vào cái hữu thực nằm trong các sự kiện, các tên gọi, vài đặc điểm về tâm lý. “Sự thật” từ lâu đã luôn trở thành cái gọi là sự thật. Những khám phá về vô thức và triết học giải cấu trúc đã giải trung tâm niềm tin hay định kiến của con người vào sự tồn tại của một “cái tôi trung tâm” nào đó nằm trong mỗi cá thể. Chúng ta, vì cảm giác an toàn của chính mình, luôn nỗ lực xoay vần và vận động để tìm kiếm “cái tôi trung tâm” đó, nhưng chẳng bao giờ đạt tới. Và câu trả lời về bản sắc có lẽ phải tìm đến những con đường khác khi thế giới trở thành một văn bản hư cấu khổng lồ và luôn giãn nở trong vô tận các hình thù.
(Còn tiếp)