Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người
Hồ Sĩ Quý, PGS.TS.,Viện Thông tin Khoa học xã hội
Tạp chí triết học
VI. Phương pháp luận về tính cách dân tộc
1. Từ khá lâu rồi người ta vẫn thường bắt gặp các tác phẩm văn chương hoặc lý luận bàn về cái xấu của mỗi dân tộc. Về lĩnh vực này, văn học Tây Ban Nha và Trung Quốc đã có những tác phẩm đạt đến trình độ điển hình. Khoảng mươi năm gần đây, khi Bá Dương, một tác giả Đài Loan viết “Người Trung Quốc xấu xí” bàn về cái xấu cố hữu của người Trung Hoa gây được tiếng tăm trên khắp thế giới (xem: 3), thì ở Việt Nam, một số tác giả cũng thấy cần phải nói đến cái xấu của người Việt. Các hội thảo khoa học và ngoài khoa học, các bài báo, các loại tản văn…, đặc biệt các tác phẩm Online về thói hư tật xấu của người Việt liên tục xuất hiện (xem: 29, 8, 25). Do trước đây người Việt rất ít nói đến cái xấu, những nét hạn chế trong tính cách của mình, thậm chí chủ yếu là tự khen mình, nên khi tiếp xúc với những bàn luận kiểu này, một số người đã tỏ thái độ phản đối. Điều thú vị là, lập luận về bất kỳ thói xấu nào của người Việt cũng dường như có thể phản bác được, đồng thời cũng có thể tán đồng được. Điều đang gây tranh cãi là, có cần và có nên bàn luận về vấn đề này hay không? Phê phán những nét tiêu cực, những tính cách không đẹp của một cộng đồng hay của một dân tộc thì có phải là thiếu thiện chí đối với cộng đồng đó hay dân tộc đó hay không? Đã xuất hiện hai luồng ý kiến trái ngược nhau:
- Những người phản bác cho rằng, dân tộc nào cũng có những nét tính cách không đẹp. Nhưng nói đến cái xấu của bất kỳ một dân tộc nào cũng cần phải nghiêm cẩn, thận trọng, không được đùa cợt. Hơn thế nữa, không phải ai cũng có quyền tự cho mình được bàn đến vấn đề này. Nhìn chung là không được phép bôi nhọ cả một dân tộc.
- Ý kiến ngược lại thì thấy vấn đề lại không nghiêm trọng đến thế. Có thể từ trước đến nay, người Việt tự khen mình nhiều nên đã quá quen, đến nỗi bây giờ ai bàn đến cái xấu thì gần như người đó bị đặt vào vị trí của tiếng nói đối lập, bị coi là thiếu thiện chí. Trên thực tế, việc chỉ ra những điều cần khắc phục trong tính cách của cả một dân tộc luôn luôn là điều tốt, có ý nghĩa tích cực cho sự tiến bộ. Vì vậy, nên và cần phải nói về cái xấu, về những nét tâm lý không đẹp của mỗi dân tộc. Ai không biết cười nhạo mình, người đó chưa trưởng thành (Santykov - Sedrin). Don Quixote của Cervantes, AQ của Lỗ Tấn… chẳng những không làm cho Tây Ban Nha, Trung Quốc xấu đi mà ngược lại còn làm cho nền văn học của các nước này thêm giá trị hơn.
2. Vấn đề đã vượt ra ngoài những câu trả lời đúng sai cụ thể. Bởi trên thực tế đã xuất hiện những người say sưa nói về thói hư tật xấu của tâm lý dân tộc như một niềm đam mê. Nhưng cũng có những người luôn dị ứng với mọi bàn luận kiểu này, coi đó là sự xúc phạm, lo ngại người ngoài sẽ nghĩ xấu, nghĩ sai về dân tộc. Phần đông cho rằng, nếu nhận ra cái xấu của mình, người ta sẽ thấy xấu hổ rồi tìm cách từ bỏ nó để cái xấu bớt dần đi. Nhưng cũng có ý kiến không tin sẽ thay đổi được tính cách dân tộc, bởi đã là nét tính cách của một dân tộc hay của một cộng đồng thì xấu cũng không dễ bỏ, mà phải biết sử dụng nó như một vũ khí riêng trong giao tiếp, nhất là trong cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Tất cả những điều vừa nói không đơn giản chỉ đòi hỏi câu trả lời theo một hướng phủ định hoặc khẳng định, mà là đòi hỏi phải có nguyên tắc chung, quan điểm chung để giải đáp toàn bộ vấn đề. Có trường hợp thì phải trả lời phủ định nhưng cũng có trường hợp thì phải trả lời khác. Nguyên tắc chung và quan điểm chung cho điều đó chính là phương pháp luận mà giới lý luận cần phải xây dựng để việc nghiên cứu vấn đề này ngày càng sâu sắc hơn, khoa học hơn.
VII. Kết luận
1. Phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn với các phạm vi ứng dụng và trình độ khái quát rộng hẹp khác nhau, xưa nay luôn được quan tâm trong hầu hết các công công trình, thậm chí trong từng công đoạn nghiên cứu văn hóa và con người. Dù thừa nhận hay không thừa nhận, không có nghiên cứu nào lại thoát ly được các chỉ dẫn phương pháp luận, thậm chí Edgar Morin còn coi phương pháp luận là những chỉ dẫn có tính chất tiên thiên (a priori). Lảng tránh phương pháp luận người ta sẽ đối đầu với nó dưới những hình thức kém sáng suốt hơn.
2. Việc định hướng phương pháp luận coi văn hóa là nhân tố bên trong, coi con người là trung tâm của của sự phát triển là sản phẩm của thời đại ngày nay. Phải đến cuối thế kỷ XX, khi tăng trưởng kinh tế lộ ra không phải là “sự đảm bảo bằng vàng” cho sự phát triển, con người mới được nhìn nhận là nhân tố quyết định, văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Trong các quan hệ khác nhau, chúng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Phát triển con người, hạnh phúc của con người là mục đích tối cao của tiến bộ xã hội.
3. Mặc dù phương pháp luận về văn hoá và con người, từ lâu đã được tích luỹ trong kho tàng tri thức nhân loại đến mức đồ sộ, nhưng trong sự tìm tòi khoa học, phương pháp luận đã có gần như chưa bao giờ được coi là đã tuyệt đối đầy đủ, hoàn thiện hoặc vạn năngđối với mọi các quy trình nghiên cứu. Với nhiều đối tượng cụ thể, đặc biệt những đối tượng thuộc con người và văn hóa của thời đại ngày nay, việc nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn luôn đòi hỏi phải có phương pháp luận riêng, hợp lý hơn, sáng suốt hơn. Đó là đòi hỏi khách quan của sự phát triển tri thức và của đời sống. Nghiên cứu phương pháp luận, trong đó có xây dựng những phương pháp luận mới, do vậy, luôn luôn là công việc hữu ích và không kém phần hấp dẫn đối với bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Tài liệu1. Phạm Như Cương (chủ biên, 1978), Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb. KHXH, Hà Nội.
2. Гуревич, П.С. (2001), Философская антропология, Изд. Nota Bene, М.,.
3. Bá Dương (1998), Người Trung Quốc xấu xí. http://www.vantuyen.net/index.php? view=story&subjectid=186.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. ST, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. CTQG, Hà Nội.
6. Frolov, I.T. (2002), Trở lại với con người, T/c Nghiên cứu con người, số 1.
7. Философский Энциклопедический Словарь (1989). Изд. Советская Энциклопедия. М.,
8. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Những điều cần khắc phục, Nxb. CTQG, Hà Nội.
9. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên, 2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb. CTQG, Hà Nội.
10. Lektorski V.A (2004), Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên? T/c Thông tin KHXH, số 8.
11. Matthes, Joachim (1994), Một số vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu con người và xã hội. KX.07 xuất bản. Hà Nội.
12. C. Mác và Ph. ăngghen (1995), toàn tập t. 3, Nxb. CTQG, Hà Nội.
13. C. Mác và Ph. ăngghen (1997), toàn tập t. 32, Nxb. CTQG, Hà Nội.
14. C. Mác và Ph. ăngghen (1999), toàn tập t. 39, Nxb. CTQG, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập t.3, Nxb. CTQG, Hà Nội.
16. Morin E., Kern A.B. (2002), Trái đất - Tổ quốc chung: Tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới, Nxb. KHXH, Hà Nội.
17. Morin E. (2006). Phương pháp 3. Tri thức về tri thức, Nxb. ĐHQG. Hà Nội.
18. Phạm Xuân Nam (2005), Văn hóa vì phát triển. Nxb. KHXH, Hà Nội.
19. Hữu Ngọc, Lê Hữu Tầng, Dương Phú Hiệp (1987). Từ điển triết học giản yếu, Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội.
20. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb. Văn học. Hà Nội.
21. Hồ Sĩ Quý (2004), Nghiên cứu phức hợp về con người: từ M. Scheler đến E. Morin và I.T. Frolov. T/c Nghiên cứu con người, số 4.
22. Hồ Sĩ Quý (2007), Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hóa - con người - nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, T/c Thông tin KHXH, số 9 & 10.
23. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. GD, Hà Nội.
24. Тайлор Э.Б. (1989), Первобытная Культура, Политиздат, М.,.
25. Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ (2000), Nxb. Tp Hồ Chí Minh.
26. UNDP (1990), Human Development Report, New York, Oxford University Press.
27. Văn hóa trong phát triển và toàn cầu hóa (1996). Kỷ yếu hội thảo khoa học tại Hà Nội, Tokyo và Noongkhai. Hà Nội.
28. Văn hóa - phát triển - Bản sắc (1995), Chương trình KX.06 xuất bản, Hà Nội.
29. Vương Trí Nhàn. Các bài trên Chungta.com
30. Weber, Max (2002), The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism, Routledge Classics. London & NewYork.
Tạp chí triết học
VI. Phương pháp luận về tính cách dân tộc
1. Từ khá lâu rồi người ta vẫn thường bắt gặp các tác phẩm văn chương hoặc lý luận bàn về cái xấu của mỗi dân tộc. Về lĩnh vực này, văn học Tây Ban Nha và Trung Quốc đã có những tác phẩm đạt đến trình độ điển hình. Khoảng mươi năm gần đây, khi Bá Dương, một tác giả Đài Loan viết “Người Trung Quốc xấu xí” bàn về cái xấu cố hữu của người Trung Hoa gây được tiếng tăm trên khắp thế giới (xem: 3), thì ở Việt Nam, một số tác giả cũng thấy cần phải nói đến cái xấu của người Việt. Các hội thảo khoa học và ngoài khoa học, các bài báo, các loại tản văn…, đặc biệt các tác phẩm Online về thói hư tật xấu của người Việt liên tục xuất hiện (xem: 29, 8, 25). Do trước đây người Việt rất ít nói đến cái xấu, những nét hạn chế trong tính cách của mình, thậm chí chủ yếu là tự khen mình, nên khi tiếp xúc với những bàn luận kiểu này, một số người đã tỏ thái độ phản đối. Điều thú vị là, lập luận về bất kỳ thói xấu nào của người Việt cũng dường như có thể phản bác được, đồng thời cũng có thể tán đồng được. Điều đang gây tranh cãi là, có cần và có nên bàn luận về vấn đề này hay không? Phê phán những nét tiêu cực, những tính cách không đẹp của một cộng đồng hay của một dân tộc thì có phải là thiếu thiện chí đối với cộng đồng đó hay dân tộc đó hay không? Đã xuất hiện hai luồng ý kiến trái ngược nhau:
- Những người phản bác cho rằng, dân tộc nào cũng có những nét tính cách không đẹp. Nhưng nói đến cái xấu của bất kỳ một dân tộc nào cũng cần phải nghiêm cẩn, thận trọng, không được đùa cợt. Hơn thế nữa, không phải ai cũng có quyền tự cho mình được bàn đến vấn đề này. Nhìn chung là không được phép bôi nhọ cả một dân tộc.
- Ý kiến ngược lại thì thấy vấn đề lại không nghiêm trọng đến thế. Có thể từ trước đến nay, người Việt tự khen mình nhiều nên đã quá quen, đến nỗi bây giờ ai bàn đến cái xấu thì gần như người đó bị đặt vào vị trí của tiếng nói đối lập, bị coi là thiếu thiện chí. Trên thực tế, việc chỉ ra những điều cần khắc phục trong tính cách của cả một dân tộc luôn luôn là điều tốt, có ý nghĩa tích cực cho sự tiến bộ. Vì vậy, nên và cần phải nói về cái xấu, về những nét tâm lý không đẹp của mỗi dân tộc. Ai không biết cười nhạo mình, người đó chưa trưởng thành (Santykov - Sedrin). Don Quixote của Cervantes, AQ của Lỗ Tấn… chẳng những không làm cho Tây Ban Nha, Trung Quốc xấu đi mà ngược lại còn làm cho nền văn học của các nước này thêm giá trị hơn.
2. Vấn đề đã vượt ra ngoài những câu trả lời đúng sai cụ thể. Bởi trên thực tế đã xuất hiện những người say sưa nói về thói hư tật xấu của tâm lý dân tộc như một niềm đam mê. Nhưng cũng có những người luôn dị ứng với mọi bàn luận kiểu này, coi đó là sự xúc phạm, lo ngại người ngoài sẽ nghĩ xấu, nghĩ sai về dân tộc. Phần đông cho rằng, nếu nhận ra cái xấu của mình, người ta sẽ thấy xấu hổ rồi tìm cách từ bỏ nó để cái xấu bớt dần đi. Nhưng cũng có ý kiến không tin sẽ thay đổi được tính cách dân tộc, bởi đã là nét tính cách của một dân tộc hay của một cộng đồng thì xấu cũng không dễ bỏ, mà phải biết sử dụng nó như một vũ khí riêng trong giao tiếp, nhất là trong cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Tất cả những điều vừa nói không đơn giản chỉ đòi hỏi câu trả lời theo một hướng phủ định hoặc khẳng định, mà là đòi hỏi phải có nguyên tắc chung, quan điểm chung để giải đáp toàn bộ vấn đề. Có trường hợp thì phải trả lời phủ định nhưng cũng có trường hợp thì phải trả lời khác. Nguyên tắc chung và quan điểm chung cho điều đó chính là phương pháp luận mà giới lý luận cần phải xây dựng để việc nghiên cứu vấn đề này ngày càng sâu sắc hơn, khoa học hơn.
VII. Kết luận
1. Phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn với các phạm vi ứng dụng và trình độ khái quát rộng hẹp khác nhau, xưa nay luôn được quan tâm trong hầu hết các công công trình, thậm chí trong từng công đoạn nghiên cứu văn hóa và con người. Dù thừa nhận hay không thừa nhận, không có nghiên cứu nào lại thoát ly được các chỉ dẫn phương pháp luận, thậm chí Edgar Morin còn coi phương pháp luận là những chỉ dẫn có tính chất tiên thiên (a priori). Lảng tránh phương pháp luận người ta sẽ đối đầu với nó dưới những hình thức kém sáng suốt hơn.
2. Việc định hướng phương pháp luận coi văn hóa là nhân tố bên trong, coi con người là trung tâm của của sự phát triển là sản phẩm của thời đại ngày nay. Phải đến cuối thế kỷ XX, khi tăng trưởng kinh tế lộ ra không phải là “sự đảm bảo bằng vàng” cho sự phát triển, con người mới được nhìn nhận là nhân tố quyết định, văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Trong các quan hệ khác nhau, chúng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Phát triển con người, hạnh phúc của con người là mục đích tối cao của tiến bộ xã hội.
3. Mặc dù phương pháp luận về văn hoá và con người, từ lâu đã được tích luỹ trong kho tàng tri thức nhân loại đến mức đồ sộ, nhưng trong sự tìm tòi khoa học, phương pháp luận đã có gần như chưa bao giờ được coi là đã tuyệt đối đầy đủ, hoàn thiện hoặc vạn năngđối với mọi các quy trình nghiên cứu. Với nhiều đối tượng cụ thể, đặc biệt những đối tượng thuộc con người và văn hóa của thời đại ngày nay, việc nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn luôn đòi hỏi phải có phương pháp luận riêng, hợp lý hơn, sáng suốt hơn. Đó là đòi hỏi khách quan của sự phát triển tri thức và của đời sống. Nghiên cứu phương pháp luận, trong đó có xây dựng những phương pháp luận mới, do vậy, luôn luôn là công việc hữu ích và không kém phần hấp dẫn đối với bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Tài liệu1. Phạm Như Cương (chủ biên, 1978), Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb. KHXH, Hà Nội.
2. Гуревич, П.С. (2001), Философская антропология, Изд. Nota Bene, М.,.
3. Bá Dương (1998), Người Trung Quốc xấu xí. http://www.vantuyen.net/index.php? view=story&subjectid=186.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. ST, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. CTQG, Hà Nội.
6. Frolov, I.T. (2002), Trở lại với con người, T/c Nghiên cứu con người, số 1.
7. Философский Энциклопедический Словарь (1989). Изд. Советская Энциклопедия. М.,
8. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Những điều cần khắc phục, Nxb. CTQG, Hà Nội.
9. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên, 2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb. CTQG, Hà Nội.
10. Lektorski V.A (2004), Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên? T/c Thông tin KHXH, số 8.
11. Matthes, Joachim (1994), Một số vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu con người và xã hội. KX.07 xuất bản. Hà Nội.
12. C. Mác và Ph. ăngghen (1995), toàn tập t. 3, Nxb. CTQG, Hà Nội.
13. C. Mác và Ph. ăngghen (1997), toàn tập t. 32, Nxb. CTQG, Hà Nội.
14. C. Mác và Ph. ăngghen (1999), toàn tập t. 39, Nxb. CTQG, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập t.3, Nxb. CTQG, Hà Nội.
16. Morin E., Kern A.B. (2002), Trái đất - Tổ quốc chung: Tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới, Nxb. KHXH, Hà Nội.
17. Morin E. (2006). Phương pháp 3. Tri thức về tri thức, Nxb. ĐHQG. Hà Nội.
18. Phạm Xuân Nam (2005), Văn hóa vì phát triển. Nxb. KHXH, Hà Nội.
19. Hữu Ngọc, Lê Hữu Tầng, Dương Phú Hiệp (1987). Từ điển triết học giản yếu, Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội.
20. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb. Văn học. Hà Nội.
21. Hồ Sĩ Quý (2004), Nghiên cứu phức hợp về con người: từ M. Scheler đến E. Morin và I.T. Frolov. T/c Nghiên cứu con người, số 4.
22. Hồ Sĩ Quý (2007), Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hóa - con người - nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, T/c Thông tin KHXH, số 9 & 10.
23. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. GD, Hà Nội.
24. Тайлор Э.Б. (1989), Первобытная Культура, Политиздат, М.,.
25. Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ (2000), Nxb. Tp Hồ Chí Minh.
26. UNDP (1990), Human Development Report, New York, Oxford University Press.
27. Văn hóa trong phát triển và toàn cầu hóa (1996). Kỷ yếu hội thảo khoa học tại Hà Nội, Tokyo và Noongkhai. Hà Nội.
28. Văn hóa - phát triển - Bản sắc (1995), Chương trình KX.06 xuất bản, Hà Nội.
29. Vương Trí Nhàn. Các bài trên Chungta.com
30. Weber, Max (2002), The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism, Routledge Classics. London & NewYork.