Hai bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt
Hoàng Thư Ngân
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rất rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó để các nhà nghiên cứu tìm một định nghĩa bao quát, nhưng nó cũng rất gần gũi vì nó liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần và cách ứng xử của mỗi dân tộc, tạo nên các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, văn hóa đang được xem là một nhân tố quan trọng của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Trong mọi nền văn hóa, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là một hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn, giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới, đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa, tạo tiền đề cho sự sáng tạo. Chính vì thế, việc thay đổi hay du nhập một ngôn ngữ mới vào một xã hội đã trở thành vấn đề rất nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm cho các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Xét ở khía cạnh này, trong lịch sử hình thành văn hóa Việt nam, nổi rõ hai bước ngoặt lớn, có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến văn hóa Việt, và do đó, đến đời sống của dân tộc Việt nam, trong đó có lối sống và văn học nghệ thuật, kéo dài hàng thế kỷ cho đến tận thời đại ngày nay. Đó chính là sự xuất hiện của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ .
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam dựa trên cơ sở chữ Hán của người Trung quốc và âm Hán-Việt đã hình thành một cách có hệ thống ở Việt nam. Dần dần, có những chữ Hán không ghi được âm Hán-Việt nên các chữ Nôm được sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt, tạo thành các văn tự Nôm . Chữ Nôm hình thành và phát triển khoảng từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX (về thời điểm chữ Nôm ra đời vẫn còn nhiều tranh cãi). Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm là bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời nhà Lý, thế kỷ XI. Ban đầu, chữ Nôm thường dùng để ghi tên người, tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, chữ Nôm chưa bao giờ được các triều đại phong kiến coi là ngôn ngữ chính thống trên phương diện nhà nước, trừ nhà Hồ đầu thế kỷ XV (1400-1407), nhà Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII (1788-1802), với số năm ít ỏi, đã từng có xu hướng sử dụng chữ Nôm trong các văn bản hành chính . Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của phương Bắc vào năm 939, chữ Nôm được hoàn chỉnh dần dần và chỉ đến thế kỷ 13-15 mới được dùng nhiều trong văn chương [1] …
Mặc dù lịch sử hình thành chữ Nôm còn không ít vấn đề cần làm sáng tỏ, nhưng về ý nghĩa của sự ra đời của chữ Nôm, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng : trong suốt quãng thời gian tồn tại, chữ Nôm là công cụ duy nhất, hoàn toàn Việt nam, ghi lại lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt. Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ ý thức phản vệ của dân tộc chống lại xu hướng Hán hóa của người phương Bắc, khẳng định tinh thần dân tộc của người Việt. Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm, dù nói gì chăng nữa, cũng mang đậm tính thuần Việt ở chỗ nó đi lên từ đòi hỏi của đời sống Việt, nó được cư dân Việt nam chấp nhận trong nền văn hóa của mình mà không cần một “sắc lệnh” nào từ giới cầm quyền.
Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm là bước ngoặt thứ nhất trong lịch sử ngôn ngữ văn tự của người Việt và cũng là một bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt nam, đáp ứng đòi hỏi của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt.
Mặc dù còn những khiếm khuyết, chữ Nôm đã tạo nên những thành tựu rực rỡ làm phong phú kho tàng văn hóa Việt, điều mà trước nó chữ Hán trên đất Việt không hề có được. Bắt đầu từ thế kỷ 15 với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, kế đến thế kỷ 16 với Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ Nôm đã chứng tỏ có nhiều khả năng diễn tả không những tình cảm mà còn tư tưởng của người Việt. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực văn học, chữ Nôm đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên một nền văn học Việt nam rực rỡ xuyên suốt nhiều thế kỷ. Từ chữ Nôm, nền văn học Việt nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt nam là Truyện thơ Nôm Lục Bát, Ngâm Khúc (song thất lục bát) và Hát Nói (trong ca trù). Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá, từ Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên (1229-?) với bài văn tế cá sấu, cũng là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm (nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật), đến “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, (1380-1442)[5] - danh nhân văn hóa thế giới; từ “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông đến “Bạch Vân am thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm; từ “Đại Nam quốc sử diễn ca” đến những bài thất ngôn bát cú bằng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), của Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX); đến dạng song thất lục bát trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm,“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798); đến truyện thơ lục bát kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1766-1820) - danh nhân văn hóa thế giới, hay “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu… Ngoài ra còn thi ca hát nói của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn-Công-Trứ… và không ít những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Kim thạch kỳ duyên, Nữ tú tài, v.v… và hàng ngàn tác phẩm chữ Nôm đủ các loại như Truyện, Tuồng, Ngâm Khúc, Diễn Ca, Diễn Truyện, Thần Tích, Ngọc Phả, Thần Sắc, Ðiều Ước, Tục Lệ, Ðịa Bạ, Gia Phả ... đang nằm rải rác trong các thư viện trên thế giới, cũng như đang được cất giữ trong dân gian. Ngày nay, đã có hơn 10.000 chữ Nôm đã được tổ chức Unicode Consortium cho mã số [1] . “Văn dĩ tải đạo”, tư tưởng, cách sống, đức tin, nề nếp gia phong, tri thức tiếp nhận, cách ứng xử, v..v.. - những thành tố của một nền văn hóa - chắc chắn cũng theo đó mà có sự phát triển theo. Tất cả những thành tựu rực rỡ đó ngày nay đã trở thành di sản văn hóa Việt nam, một số đã được thế giới công nhận và vinh danh, cho thấy tầm vóc lớn lao của nó mà trước khi chữ Nôm ra đời không hề có trong nền văn hóa Việt.
Không giống như sự ra đời của chữ Nôm - một thể hiện của ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự - chữ Quốc-ngữ ra đời trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Lịch sử đã khẳng định : không phải chữ Quốc-ngữ hình thành do đòi hỏi của đời sống Việt, mà thực ra, chữ Quốc-ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La-tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ, trong đó có Việt nam, mở đầu cho sự xâm lăng và đô hộ của thực dân Pháp với Việt nam suốt 80 năm sau này .
Về việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ, giáo sư Dương Quảng Hàm và nhiều nhà nghiên cứu khác sau này đã xác nhận: “Việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây (tiếng La-tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki-Tô). Nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố đạo người Pháp Alexandre de Rhodes, vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ Quốc-ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và nghiên cứu” [2]. Như vậy, với cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điểnViệt-Bồ-La, Romae, được xuất bản năm 1651) của Alexandro de Rhodes, có thể nói chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh, tức chữ Quốc-ngữ, đã ra đời. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Dụng ý của nó thật quá rõ, như Pierre Pigneaux - một nhà truyền giáo trẻ tuổi kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong và đã từng gặp Nguyễn Ánh khoảng năm 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời - đã viết: "Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Cuốn sách không phải là một thứ tiêu khiển trí thức mà là một công cụ truyền đạo trong giới Hán-Việt " [3] . Thế là bước ngoặt thứ hai về mặt ngôn ngữ văn tự Việt nam đã bắt đầu từ đó. Khi tiến trình Âu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và được sự cổ xúy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc-ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây. Ta có thể thấy ý đồ xâm lăng văn hóa Việt bằng chữ Quốc-ngữ qua bài diễn văn của đại úy Jules Roux đọc ở Toà Ðốc lý quận 6 Paris, ngày 6.7.1912 nhan đề là: Le triomphe définitif en Indochine du mode de transcription de la langue annamite à l"aide des caractères romains ou Quốc-ngữ" (Cuộc thắng lợi vĩnh viễn của phương thức ghi tiếng Annam bằng con chữ La Mã hay "Quốc-ngữ") . Roux xác nhận Quốc-ngữ là “ đồ nghề dùng để phổ biến một cách thần diệu tư tưởng phương Tây... là yếu tố xâm nhập mãnh liệt vào một dân tộc... nhờ vào sự ổn định ngữ nghĩa đem lại cho các từ của tiếng An Nam, quốc ngữ sẽ có sứ mạng làm công cụ chuyển tải những tư tưởng của chúng ta (tức người Pháp) góp phần vào sự phát triển xứ thuộc địa Ðông Duơng to lớn của chúng ta... Chính là thông qua quốc ngữ mà dân An Nam gắn bó với nền văn minh Pháp và chính cũng qua quốc ngữ mà chúng ta xáp lại gần với dân tộc này...” . Và tướng Pennequin đã viết khi đang chỉ huy quân đội ở Ðông-Dương năm 1909 : “ Quốc ngữ là công cụ chân chính để đưa tư tưởng chúng ta xâm nhập vào dân An Nam ...” [3] .
Như vậy đã rõ, từ một công cụ để truyền giáo, chữ Quôc-ngữ đã trở thành một vũ khí xâm lăng, một ý đồ đồng hóa về văn hóa, mà chủ nghĩa thực dân Pháp tiến hành với dân tộc Việt sau khi đã đặt được bước chân xâm lược của chúng lên đất Việt.
Có lẽ từ “Mẫu quốc” gán cho nước Pháp hình thành từ lúc này chăng ?
Sang đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp cho giải thể phép thi cử chữ Nho (1915 ở Bắc Kỳ, 1919 ở Trung Kỳ) và đưa chữ Quốc-ngữ lên hàng văn tự chính thức bắt đầu từ năm 1908 , khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt . Lịch sử văn hóa Việt nam lật sang trang mới từ bước ngoặt này. Chữ Nôm dần dần bị lu mờ và rồi chỉ còn là một hoài niệm buồn như nhà thơ Vũ-Đình-Liên đã viết qua hình tượng “Ông Đồ” nổi tiếng : “…Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.../ Ông đồ vẫn ngồi đấy / Qua đường không ai hay / Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay …/ Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ ?” .
Lịch sử là quá khứ có mặt trong hiện tại, nó không chấp nhận chữ “nếu”. Sự xuất hiện của chữ Quốc-ngữ từ tay kẻ xâm lược ngẫu nhiên đã mở đường cho văn hóa Việt nam một chân trời mới chưa từng có sau cái bóng của Hán học. Chính vì vậy, nó được đón nhận đầy hào hứng của giới trí thức thuở ấy mà sau này mang cái tên những người “tân học”. Có thể nói rằng, sự ra đời và hoàn thiện chữ Quốc-ngữ, bên cạnh những cái tên Pháp như A. de Rhodes, P. de Béhaine,... còn có vai trò cực kì quan trọng của cộng đồng cư dân công giáo là những người sử dụng ngôn ngữ, và phải tính đến ưu thế phát triển thống nhất trong nội tại tiếng Việt và công lao của những người “tân học” tiên phong với những cái tên như Trương-Vĩnh-Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và nhất là nhóm Nam Phong v..v…vào những năm hai mươi của thế kỷ XX . Sự ra đời và hoàn thiện chữ Quốc-ngữ như dạng thức ngày hôm nay là sự tác động tổng hoà của những yếu tố khác nhau mà không thể thiếu đi một yếu tố nào trong những yếu tố đó.
"Nông cổ mín đàm" nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt viết về nông nghiệp và thương nghiệp phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
Thế nhưng, trên một nền tảng xã hội cực kỳ thấp kém bởi sự bần cùng hóa của chế độ thực dân Pháp, với hơn 90% dân nghèo mù chữ bị “bỏ quên sau lũy tre xanh” , một thi đàn Thơ mới nhỏ nhoi, một Tự lực văn đoàn đơn độc, cùng các báo chí bị kiểm duyệt gắt gao, chữ Quốc-ngữ không tỏa được ánh hào quang nào đặc biệt trong văn hóa Việt như chữ Nôm đã từng đạt được. Trái lại, văn hóa Việt bị dồn nén giữa cái cũ (là “Ta”) và cái mới (là “Tây”) trong sự tìm đường cho một bản sắc văn hóa của dân tộc. Cho đến khi chủ nghĩa Mác vào Việt nam mở đường thắng lợi cho công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc hình như vẫn bị bóng đen của sự xáo trộn văn hóa Đông-Tây mà sự ra đời của chữ Quốc-ngữ đem lại. Cái hệ lụy, mà đến nay, người ta vẫn nói dân dã rằng : nửa Ta nửa Tây, không phải là không có ý nghĩa sâu xa của nó .
Lịch sử nhân loại không dễ tìm thấy một dân tộc nào giống như dân tộc Việt nam mà nền văn hóa bị xáo trộn sâu sắc bởi sự ra đời của chữ viết của dân tộc mình và để khẳng định một bản sắc văn hóa của dân tộc trong thời đại mới, giữa cái gọi là đậm đà truyền thống dân tộc và giữa cái gọi là xã hội văn minh mà ta đang hướng tới. Âu cũng là sự thử thách đầy nghiệt ngã của Tạo hóa, như một nhà triết thi thời tiền chiến đã từng thổn thức:
Giống Việt đã bao phen chìm nổi ,
Sóng sông Hồng trộn lẫn sóng Ngân giang ?
Đã từng qua bao thế hệ với thời gian ,
Hỏi có thể tử sinh cùng vũ trụ ? (“Phấn đấu”/Minh-Tuyền Hoàng-Chí-Trị /1944)
Nhưng lịch sử cũng cho phép chúng ta tin tưởng vào sự phát triển của văn hóa Việt nam - một nền văn hóa của một dân tộc có truyền thống ngàn năm dựng nước và giữ nước với vị thế đi lên của đất nước bên bờ biển Đông dữ dội nhưng đầy thơ mộng hôm nay ….
[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[2] Dương Quảng Hàm (1943). Việt Nam văn học sử yếu. Nxb Hội Nhà văn, 1996, trang 178.
[3] GS Nguyễn Phú Phong - Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội .
[4] Đào Duy Anh (1975). Chữ Nôm: Nguồn gốc – Cấu tạo – Diễn biến. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
[5] Trần Trí Dõi (2005). Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Theo: Chungta.com
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rất rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó để các nhà nghiên cứu tìm một định nghĩa bao quát, nhưng nó cũng rất gần gũi vì nó liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần và cách ứng xử của mỗi dân tộc, tạo nên các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, văn hóa đang được xem là một nhân tố quan trọng của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Trong mọi nền văn hóa, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là một hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn, giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới, đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa, tạo tiền đề cho sự sáng tạo. Chính vì thế, việc thay đổi hay du nhập một ngôn ngữ mới vào một xã hội đã trở thành vấn đề rất nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm cho các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Xét ở khía cạnh này, trong lịch sử hình thành văn hóa Việt nam, nổi rõ hai bước ngoặt lớn, có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến văn hóa Việt, và do đó, đến đời sống của dân tộc Việt nam, trong đó có lối sống và văn học nghệ thuật, kéo dài hàng thế kỷ cho đến tận thời đại ngày nay. Đó chính là sự xuất hiện của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ .
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam dựa trên cơ sở chữ Hán của người Trung quốc và âm Hán-Việt đã hình thành một cách có hệ thống ở Việt nam. Dần dần, có những chữ Hán không ghi được âm Hán-Việt nên các chữ Nôm được sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt, tạo thành các văn tự Nôm . Chữ Nôm hình thành và phát triển khoảng từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX (về thời điểm chữ Nôm ra đời vẫn còn nhiều tranh cãi). Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm là bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời nhà Lý, thế kỷ XI. Ban đầu, chữ Nôm thường dùng để ghi tên người, tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, chữ Nôm chưa bao giờ được các triều đại phong kiến coi là ngôn ngữ chính thống trên phương diện nhà nước, trừ nhà Hồ đầu thế kỷ XV (1400-1407), nhà Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII (1788-1802), với số năm ít ỏi, đã từng có xu hướng sử dụng chữ Nôm trong các văn bản hành chính . Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của phương Bắc vào năm 939, chữ Nôm được hoàn chỉnh dần dần và chỉ đến thế kỷ 13-15 mới được dùng nhiều trong văn chương [1] …
Mặc dù lịch sử hình thành chữ Nôm còn không ít vấn đề cần làm sáng tỏ, nhưng về ý nghĩa của sự ra đời của chữ Nôm, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng : trong suốt quãng thời gian tồn tại, chữ Nôm là công cụ duy nhất, hoàn toàn Việt nam, ghi lại lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt. Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ ý thức phản vệ của dân tộc chống lại xu hướng Hán hóa của người phương Bắc, khẳng định tinh thần dân tộc của người Việt. Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm, dù nói gì chăng nữa, cũng mang đậm tính thuần Việt ở chỗ nó đi lên từ đòi hỏi của đời sống Việt, nó được cư dân Việt nam chấp nhận trong nền văn hóa của mình mà không cần một “sắc lệnh” nào từ giới cầm quyền.
Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm là bước ngoặt thứ nhất trong lịch sử ngôn ngữ văn tự của người Việt và cũng là một bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt nam, đáp ứng đòi hỏi của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt.
Mặc dù còn những khiếm khuyết, chữ Nôm đã tạo nên những thành tựu rực rỡ làm phong phú kho tàng văn hóa Việt, điều mà trước nó chữ Hán trên đất Việt không hề có được. Bắt đầu từ thế kỷ 15 với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, kế đến thế kỷ 16 với Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ Nôm đã chứng tỏ có nhiều khả năng diễn tả không những tình cảm mà còn tư tưởng của người Việt. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực văn học, chữ Nôm đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên một nền văn học Việt nam rực rỡ xuyên suốt nhiều thế kỷ. Từ chữ Nôm, nền văn học Việt nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt nam là Truyện thơ Nôm Lục Bát, Ngâm Khúc (song thất lục bát) và Hát Nói (trong ca trù). Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá, từ Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên (1229-?) với bài văn tế cá sấu, cũng là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm (nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật), đến “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, (1380-1442)[5] - danh nhân văn hóa thế giới; từ “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông đến “Bạch Vân am thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm; từ “Đại Nam quốc sử diễn ca” đến những bài thất ngôn bát cú bằng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), của Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX); đến dạng song thất lục bát trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm,“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798); đến truyện thơ lục bát kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1766-1820) - danh nhân văn hóa thế giới, hay “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu… Ngoài ra còn thi ca hát nói của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn-Công-Trứ… và không ít những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Kim thạch kỳ duyên, Nữ tú tài, v.v… và hàng ngàn tác phẩm chữ Nôm đủ các loại như Truyện, Tuồng, Ngâm Khúc, Diễn Ca, Diễn Truyện, Thần Tích, Ngọc Phả, Thần Sắc, Ðiều Ước, Tục Lệ, Ðịa Bạ, Gia Phả ... đang nằm rải rác trong các thư viện trên thế giới, cũng như đang được cất giữ trong dân gian. Ngày nay, đã có hơn 10.000 chữ Nôm đã được tổ chức Unicode Consortium cho mã số [1] . “Văn dĩ tải đạo”, tư tưởng, cách sống, đức tin, nề nếp gia phong, tri thức tiếp nhận, cách ứng xử, v..v.. - những thành tố của một nền văn hóa - chắc chắn cũng theo đó mà có sự phát triển theo. Tất cả những thành tựu rực rỡ đó ngày nay đã trở thành di sản văn hóa Việt nam, một số đã được thế giới công nhận và vinh danh, cho thấy tầm vóc lớn lao của nó mà trước khi chữ Nôm ra đời không hề có trong nền văn hóa Việt.
Áng văn Nôm Truyện Kiều bản Chiêm Vân Thị dưới tựa Thúy Kiều Truyện
tường chú và 6 câu thơ đầu
Tóm lại, sự hình thành và phát triển của chữ Nôm là một bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt nam. Chữ Nôm đã tạo nên những thành tựu rực rỡ làm phong phú kho tàng văn hóa Việt nam, điều mà trước nó chữ Hán trên đất Việt không hề có được. Hơn nữa, cái đặc sắc của bước ngoặt này là : nó do chính con người Việt nam tạo ra và phát triển từ sức sống của dân tộc, từ sâu thẳm của bản sắc văn hóa đã được tạo dựng ngàn năm của chính mình . Có lẽ vì vậy, con người Việt nam cùng với chữ Nôm là những con người thuần Việt hơn bao giờ hết . Chữ Nôm đã góp phần to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc Việt nam trên con đường tự khẳng định mình vậy .tường chú và 6 câu thơ đầu
Không giống như sự ra đời của chữ Nôm - một thể hiện của ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự - chữ Quốc-ngữ ra đời trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Lịch sử đã khẳng định : không phải chữ Quốc-ngữ hình thành do đòi hỏi của đời sống Việt, mà thực ra, chữ Quốc-ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La-tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ, trong đó có Việt nam, mở đầu cho sự xâm lăng và đô hộ của thực dân Pháp với Việt nam suốt 80 năm sau này .
Về việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ, giáo sư Dương Quảng Hàm và nhiều nhà nghiên cứu khác sau này đã xác nhận: “Việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây (tiếng La-tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki-Tô). Nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố đạo người Pháp Alexandre de Rhodes, vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ Quốc-ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và nghiên cứu” [2]. Như vậy, với cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điểnViệt-Bồ-La, Romae, được xuất bản năm 1651) của Alexandro de Rhodes, có thể nói chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh, tức chữ Quốc-ngữ, đã ra đời. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Dụng ý của nó thật quá rõ, như Pierre Pigneaux - một nhà truyền giáo trẻ tuổi kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong và đã từng gặp Nguyễn Ánh khoảng năm 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời - đã viết: "Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Cuốn sách không phải là một thứ tiêu khiển trí thức mà là một công cụ truyền đạo trong giới Hán-Việt " [3] . Thế là bước ngoặt thứ hai về mặt ngôn ngữ văn tự Việt nam đã bắt đầu từ đó. Khi tiến trình Âu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và được sự cổ xúy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc-ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây. Ta có thể thấy ý đồ xâm lăng văn hóa Việt bằng chữ Quốc-ngữ qua bài diễn văn của đại úy Jules Roux đọc ở Toà Ðốc lý quận 6 Paris, ngày 6.7.1912 nhan đề là: Le triomphe définitif en Indochine du mode de transcription de la langue annamite à l"aide des caractères romains ou Quốc-ngữ" (Cuộc thắng lợi vĩnh viễn của phương thức ghi tiếng Annam bằng con chữ La Mã hay "Quốc-ngữ") . Roux xác nhận Quốc-ngữ là “ đồ nghề dùng để phổ biến một cách thần diệu tư tưởng phương Tây... là yếu tố xâm nhập mãnh liệt vào một dân tộc... nhờ vào sự ổn định ngữ nghĩa đem lại cho các từ của tiếng An Nam, quốc ngữ sẽ có sứ mạng làm công cụ chuyển tải những tư tưởng của chúng ta (tức người Pháp) góp phần vào sự phát triển xứ thuộc địa Ðông Duơng to lớn của chúng ta... Chính là thông qua quốc ngữ mà dân An Nam gắn bó với nền văn minh Pháp và chính cũng qua quốc ngữ mà chúng ta xáp lại gần với dân tộc này...” . Và tướng Pennequin đã viết khi đang chỉ huy quân đội ở Ðông-Dương năm 1909 : “ Quốc ngữ là công cụ chân chính để đưa tư tưởng chúng ta xâm nhập vào dân An Nam ...” [3] .
Có lẽ từ “Mẫu quốc” gán cho nước Pháp hình thành từ lúc này chăng ?
Sang đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp cho giải thể phép thi cử chữ Nho (1915 ở Bắc Kỳ, 1919 ở Trung Kỳ) và đưa chữ Quốc-ngữ lên hàng văn tự chính thức bắt đầu từ năm 1908 , khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt . Lịch sử văn hóa Việt nam lật sang trang mới từ bước ngoặt này. Chữ Nôm dần dần bị lu mờ và rồi chỉ còn là một hoài niệm buồn như nhà thơ Vũ-Đình-Liên đã viết qua hình tượng “Ông Đồ” nổi tiếng : “…Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.../ Ông đồ vẫn ngồi đấy / Qua đường không ai hay / Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay …/ Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ ?” .
Lịch sử là quá khứ có mặt trong hiện tại, nó không chấp nhận chữ “nếu”. Sự xuất hiện của chữ Quốc-ngữ từ tay kẻ xâm lược ngẫu nhiên đã mở đường cho văn hóa Việt nam một chân trời mới chưa từng có sau cái bóng của Hán học. Chính vì vậy, nó được đón nhận đầy hào hứng của giới trí thức thuở ấy mà sau này mang cái tên những người “tân học”. Có thể nói rằng, sự ra đời và hoàn thiện chữ Quốc-ngữ, bên cạnh những cái tên Pháp như A. de Rhodes, P. de Béhaine,... còn có vai trò cực kì quan trọng của cộng đồng cư dân công giáo là những người sử dụng ngôn ngữ, và phải tính đến ưu thế phát triển thống nhất trong nội tại tiếng Việt và công lao của những người “tân học” tiên phong với những cái tên như Trương-Vĩnh-Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và nhất là nhóm Nam Phong v..v…vào những năm hai mươi của thế kỷ XX . Sự ra đời và hoàn thiện chữ Quốc-ngữ như dạng thức ngày hôm nay là sự tác động tổng hoà của những yếu tố khác nhau mà không thể thiếu đi một yếu tố nào trong những yếu tố đó.
"Nông cổ mín đàm" nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt viết về nông nghiệp và thương nghiệp phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
Tờ báo ra đời góp phần thúc đẩy việc phát triển nền báo chí và văn học chữ quốc ngữ tại Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung, Nông cổ mín đàm chính là tờ báo tổ chức cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam.
Về mặt văn học nghệ thuật, như trong lĩnh vực thơ, sự gặp gỡ với các thi sĩ Pháp đã đem tới cho tác gia Việt Nam nguồn cảm hứng mới và những hình thức biểu đạt mới với chữ Quốc-ngữ, mà đỉnh cao là phong trào Thơ mới. Trong lúc xã hội khám phá ra cá nhân, cái tôi, văn hóa Việt có thêm một nhãn quan mới về vũ trụ, một quan niệm mới về nghệ thuật. Từ đó lối sống chung và cách ứng xử trong xã hội cũng có những biến động sâu sắc. Điều này được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm văn chương những năm 30-40 của thế kỷ XX qua các sách báo, đặc biệt qua các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn...với những tên tuổi như Nhất-Linh, Khái-Hưng, Thạch-Lam …và các nhà văn hiện thực như Vũ-Trọng-Phụng, Nam-Cao, Nguyên-Hồng v..v..Thế nhưng, trên một nền tảng xã hội cực kỳ thấp kém bởi sự bần cùng hóa của chế độ thực dân Pháp, với hơn 90% dân nghèo mù chữ bị “bỏ quên sau lũy tre xanh” , một thi đàn Thơ mới nhỏ nhoi, một Tự lực văn đoàn đơn độc, cùng các báo chí bị kiểm duyệt gắt gao, chữ Quốc-ngữ không tỏa được ánh hào quang nào đặc biệt trong văn hóa Việt như chữ Nôm đã từng đạt được. Trái lại, văn hóa Việt bị dồn nén giữa cái cũ (là “Ta”) và cái mới (là “Tây”) trong sự tìm đường cho một bản sắc văn hóa của dân tộc. Cho đến khi chủ nghĩa Mác vào Việt nam mở đường thắng lợi cho công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc hình như vẫn bị bóng đen của sự xáo trộn văn hóa Đông-Tây mà sự ra đời của chữ Quốc-ngữ đem lại. Cái hệ lụy, mà đến nay, người ta vẫn nói dân dã rằng : nửa Ta nửa Tây, không phải là không có ý nghĩa sâu xa của nó .
Lịch sử nhân loại không dễ tìm thấy một dân tộc nào giống như dân tộc Việt nam mà nền văn hóa bị xáo trộn sâu sắc bởi sự ra đời của chữ viết của dân tộc mình và để khẳng định một bản sắc văn hóa của dân tộc trong thời đại mới, giữa cái gọi là đậm đà truyền thống dân tộc và giữa cái gọi là xã hội văn minh mà ta đang hướng tới. Âu cũng là sự thử thách đầy nghiệt ngã của Tạo hóa, như một nhà triết thi thời tiền chiến đã từng thổn thức:
Giống Việt đã bao phen chìm nổi ,
Sóng sông Hồng trộn lẫn sóng Ngân giang ?
Đã từng qua bao thế hệ với thời gian ,
Hỏi có thể tử sinh cùng vũ trụ ? (“Phấn đấu”/Minh-Tuyền Hoàng-Chí-Trị /1944)
Nhưng lịch sử cũng cho phép chúng ta tin tưởng vào sự phát triển của văn hóa Việt nam - một nền văn hóa của một dân tộc có truyền thống ngàn năm dựng nước và giữ nước với vị thế đi lên của đất nước bên bờ biển Đông dữ dội nhưng đầy thơ mộng hôm nay ….
Hà Nội, 05 / 01 / 2011
Tài liệu sử dụng :[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[2] Dương Quảng Hàm (1943). Việt Nam văn học sử yếu. Nxb Hội Nhà văn, 1996, trang 178.
[3] GS Nguyễn Phú Phong - Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội .
[4] Đào Duy Anh (1975). Chữ Nôm: Nguồn gốc – Cấu tạo – Diễn biến. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
[5] Trần Trí Dõi (2005). Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Theo: Chungta.com