Soloviev - người khải thị
Phạm Vĩnh Cư |
Nhận Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh với tác phẩm dịch “Siêu lý tình yêu” dày gần 1.000 trang khổ lớn, gồm những bài viết của nhà triết học nổi tiếng người Nga Vladimir Soloviev (1853 - 1900), dịch giả Phạm Vĩnh Cư đã có những lời bộc bạch về “người hướng đạo tinh thần” của ông và về cả những điểm tương đồng mà ông nhìn thấy giữa Soloviev và Phan Châu Trinh.
Người hướng đạo tinh thần
... Mười năm trước đây, khi tôi bắt đầu dịch Soloviev ra tiếng Việt, tôi không thể ngờ rằng một ngày nào đó công việc của tôi sẽ được công luận nước ta thừa nhận và đánh giá cao đến thế. Hồi ấy tôi chỉ nghe theo một thôi thúc nội tâm không thể cưỡng lại: chia sẻ với bạn bè vàđồng nghiệp một thu hoạch tinh thần lớn nhất, sâu sắc nhất của mình trong thập kỷ vừa qua, nó cũng là thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX đầy những biến động long trời lở đất trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Thu hoạch lớn ấy chính là triết học Soloviev.
Từ niên thiếu gắn bó với văn hoá Nga, chuyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga, do những điều kiện khách quan, phải bước vào tuổi năm mươi tôi mới được tiếp cận với những trước tác của Soloviev – người được dưluận quốc tế nhất trí xem là nhà triết học số một của nước Nga, một trong những cây đại thụ của triết học thế giới. Và càng đọc, càng tìm hiểu, tôi càng bị chinh phục bởi triết gia ấy.
Ông đã giải đáp cho tôi rất nhiều câu hỏi, thắc mắc đeo đuổi tôi từ khi biết suy nghĩ mà những giải đáp ấy tôi không tìm ra được trong trước tác của các nhà tư tưởng tôi đã đọc trước đó. Đấy là những giải đáp vềý nghĩa của sự tồn tại con người và thế giới; ý nghĩa của lịch sử nhân loại và số phận của từng cá nhân con người; những năng lực và hạn chếbản thể của con người; quan hệ cần có giữa trí tuệ, tri thức và đức tin; nguồn gốc và bản chất của cái thiện và cái ác và một loạt vấn đềhệ trọng khác mà mỗi một con người, dù sống ở đâu và trong thời đại nào, không thể không vật vã suy nghĩ, nhưng với sức lực hữu hạn của mình, nếu không gặp gỡ những trí tuệ lớn, nếu không tìm được cho mình những người hướng đạo tinh thần tương thích thì sẽ chẳng bao giờ giác ngộ, sẽ sống suốt đời trong bế tắc và mông lung tâm trí.
Tiếp thụ triết học Soloviev và cảm thấy mình được khải ngộ, thoát khỏi ngõ cụt tinh thần, tôi thấy cần giới thiệu Soloviev với đồng bào của mình, trước hết với những bạn bè thân tín, với mong muốn vừa trợ giúp cho những tìm kiếm tinh thần nơi họ, vừa kiểm định lại những nhận thức và định hướng mới của mình. Và tôi đã nhận được từ một số bạn bè sựkhích lệ, cổ vũ quý báu, nó đã truyền thêm sức cho tôi để tiếp tục một công việc vô cùng khó khăn – chuyển tải cả một vũ trụ minh triết còn xa lạ với công chúng độc giả Việt Nam từ nguyên tác Nga ngữ sang một ngôn ngữ rất xa với nó cả về từ vựng lẫn cú pháp, trong bối cảnh khi mà, nhưchúng ta đều biết, ở Việt Nam triết học chưa phát triển, chưa có những tác gia và tác phẩm lớn có thể làm chỗ dựa, làm mẫu mực về diễn ngôn triết học cho các dịch giả.
Chính vì thế mà khi các bản dịch từ Soloviev của tôi đã được tập hợp và in thành sách riêng, tôi vẫn lo canh cánh, không biết qua sự chuyển ngữcủa mình thiên tài triết học này có đến được với bạn đọc nước ta hay không. Và quả thật, như tôi nhận thấy, sách “Siêu lý tình yêu” đã được tiếp nhận khác nhau ở các loại độc giả khác nhau. Một vài bạn trẻ nói với tôi rằng ban đầu họ đã hăm hở đọc nhưng không đọc được nhiều vì sách khó quá. Soloviev quả thật không dễ đọc ngay đối với các đồng bào của ông, ngoài trình độ văn hoá, ở đây còn cần một số điều kiện chủquan khác, song yếu tố gây thêm khó khăn cho các độc giả tiếp cận với tác phẩm qua bản dịch chắc chắn còn là do sự không hoàn thiện của bản dịch.
...Nhưng, cũng trong những năm tháng qua, tôi được nghe một loạt lời phát biểu chứng tỏ rằng triết học Soloviev qua bản chuyển ngữ chưa hoàn thiện của tôi đang đến, đang được tri ngộ ở nước ta. Một đồng nghiệp làm việc tại Viện Văn học nói với tôi rằng những trang viết của Soloviev về sự hữu thực của Thượng đế đầy sức thuyết phục. Một nhà vật lý có tên tuổi làm quen với tôi, cho biết ông rất tâm đắc với ý tưởng Thần – Nhân loại và Thần – Vật chất được diễn đạt trong ba Diễn từ của Soloviev về Dostojevski. Một giảng viên Đại học Vinh, tâm sự với tôi, trầm trồ tán thưởng châm ngôn làm nền cho triết học đạo đức của Soloviev: “Tôi xấu hổ tức là tôi tồn tại” (ý kiến này sau đó tôi cònđược nghe thấy ở nhiều người quen khác). Một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh thổ lộ với tôi rằng Soloviev đã khải thị cho anh về sứ mệnh chân chính của nghệ thuật…
Điểm tương đồng giữa hai trí tuệ lớn
...Giải thưởng này càng cao quý đối với tôi vì nó mang tên của một nhà trí thức, nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc ta mà tôi hằng ngưỡng mộ –Phan Châu Trinh. Liên hệ, đối sánh Phan Châu Trinh với Vladimir Soloviev, tôi bất ngờ nhận ra hơn một nét tương đồng, hơn một điểm gần gũi giữa hai trí tuệ lớn và hai lương tâm lớn này, xin được nói qua chỉvề một điểm.
Cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh đều cho chúng ta những tấm gương sáng không phai mờ về chủ nghĩa yêu nước đích thực. Cả hai người đều yêu đất nước mình, dân tộc mình bằng một tình yêu nồng cháy thuỷ chung, song lại nghiêm khắc, tỉnh táo và sáng suốt lạ thường. Trái ngược với tình ái quốc mù quáng, lười suy nghĩ và đối lập có ý thức với chủ nghĩa mịdân, mị tộc vụ lợi ngự trị khắp nơi và trong mọi thời đại, cả hai nhà tư tưởng đều phê phán không khoan nhượng, vạch trần không thương xót những khuyết tật tinh thần của dân tộc mình, những mặt thấp kém trong tâm thức, đời sống, ứng xử của đồng bào mình, xem đó là những vết nhơtrên gương mặt quốc gia, những ung nhọt đe doạ vận mệnh dân tộc. Sự tựphê phán dân tộc được cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh tiến hành trong suốt cuộc đời hoạt động của họ, bất chấp mọi khó khăn chướng ngại.
Soloviev viết trong lời tựa cho sách “Vấn đề dân tộc ở Nga”: “Vấn đềdân tộc đối với nhiều dân tộc là vấn đề về sự tồn tại của họ. Ở Nga không có vấn đề như thế. Bằng sự nghiệp lịch sử ngàn năm, nước Nga đã tự khẳng định như một cường quốc thống nhất, độc lập. Nhưng nước Nga càng tồn tại hùng cường bao nhiêu, thì một câu hỏi xuất hiện càng bức thiết bấy nhiêu: Vậy nó tồn tại để làm gì và vì cái gì? Vấn đề không phải về sự tồn tại, mà là về sự tồn tại xứng đáng (Soloviev nhấn-P.V.C.)”. Dưới góc độ sự tồn tại xứng đáng ấy, Soloviev tố giác, phê phán quyết liệt những tệ nạn trong đời sống Nga, những chứng bệnh ấp ủtrong tâm thức Nga mà nếu không được chữa trị sẽ trở nên nguy hại cho tiền đồ của nước Nga vĩ đại.
...Đối chiếu với các tư trào ở Việt Nam ta trong nửa đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng trong các kiểu thức tự phê bình dân tộc mà các nhà tri thức Việt Nam yêu nước đã thực thi, kiểu tự phê bình dân tộc của Phan Châu Trinh gần với Soloviev hơn cả. Mũi nhọn của sự phê bình ấy chĩa vào không chỉ những gì cản trở trực tiếp công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, mà còn và chủ yếu nhắm vào những gì kìm hãm sự tiến bộ lâu dài của nòi giống, sự mở mày mở mặt với thế giới không thể đạt được trong chốc lát, hay là, dùng ngôn ngữ của Soloviev, ngáng trở sự trường tồn xứng đáng của dân tộc Việt Nam trong cộng đồng nhân loại.
Thước đo thế giới đã sớm được tư duy Phan Châu Trinh tiếp nhận và dùngđể đánh giá những hiện tượng quốc gia – dân tộc. Óc minh triết đáng khâm phục đã giúp ông cùng với các chí sĩ yêu nước khác vạch ra cương lĩnh hành động với thứ tự ưu tiên “Chấn dân khí – Khai dân trí – Hậu dân sinh” (hãy so với khẩu hiệu của chúng ta ngày nay, mà trong đó “dân giàu” đi trước hết, “văn minh” đi sau cùng !).
Xung quanh vấn đề văn minh cũng nên nhắc nhở rằng từ đầu thế kỷ trước những người trí thức Việt Nam yêu nước đã kêu gọi đồng bào phân biệt rạch ròi “văn minh vỏ” với “văn minh ruột” , “ngụy văn minh” với “chân văn minh”. Thế nào là “chân văn minh”, Phan Châu Trinh đã phân tích khá kỹ trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông - Tây” xứng đáng được xem là di chúc tinh thần của ông. “Chân văn minh” là thế giới của trí tuệ, của tự do, của dân chủ và đặc biệt quan trọng là cái mà cụ Phan Tây Hồ gọi là “xã hội luân lý”. Theo cụ, “xã hội luân lý” là bậc phát triển cao nhất của luân lý con người, mà muốn đạt tới nó, phải kinh qua những bậc phát triển thấp hơn: “gia đình luân lý”, rồi “quốc gia luân lý”.
Không ngại làm mất lòng đồng bào cả nước lắng nghe tiếng nói của cụ, cụPhan mấy tháng trước khi qua đời vẫn một mực khẳng định rằng người Việt chúng ta mới chỉ có luân lý gia đình, chứ chưa có được luân lý quốc gia (Một câu hỏi đáng đặt ra: nhận định ấy hôm nay còn mang tính thời sựhay không?). Thế còn luân lý xã hội thì dân tộc ta còn phải đuổi kịp các nước tiên tiến thì mới có cơ xây dựng để cùng tồn tại với họ trong một thế giới chân văn minh, Đông Tây hội nhập. Cái “xã hội luân lý” ấy ngày nay ta gọi là luân lý toàn nhân loại, dựa trên những quyền và nghĩa vụ phổ biến của mọi người không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giai cấp v.v… Luân lý ấy, đạo đức của xã hội loài người chân chính ấy chưa được thực hiện trọn vẹn ở đâu trên thế giới này, nhưng về nó, vềnhững con đường thực hiện nó, Phan Châu Trinh của chúng ta đã suy ngẫm,đã chiêm nghiệm nhiều từ một thế kỷ trước đây.
Xin mượn dịp phát biểu rất ngắn về một con đường mà Phan Châu Trinh cùng những người yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX chưa chú trọng thoả đángcon đường phát triển cá nhân. Chữ “cá nhân” hình như chưa có trong từ vựng của Phan Châu Trinh, mặc dù chính cụ là một cá nhân lớn, một Ngã Thể thực thụ đáng để chúng ta học tập trong những nỗ lực hunđúc, phát triển những cá nhân, những Ngã Thể chân chính – chỉ có những con người như thế mới là những thành viên của xã hội Việt Nam chân chính.
Trong vấn đề này, triết gia Nga Soloviev đã đi trước và đi xa hơn nhà chí sĩ Việt Nam Phan Châu Trinh. Căm ghét không kém các nhà nho yêu nước của chúng ta đối với cái cá nhân thấp kém, cái tự tư tự lợi mù quáng, Soloviev suốt đời nhiệt thành cổ vũ cho sự phát triển của cá nhân đích thực được hiểu như là những nhân cách tự do, có phẩm giá nội tại không thể tước bỏ, độc lập tư duy và tự hành động đảm trách – kiểu cá nhân ấy theo ông chưa được phổ biến ở Nga và đây là nét thua kém của nó so với các xã hội Tây Âu.
Soloviev viết về quan hệ giữa cá nhân và xã hội: “Xã hội chân chính là hậu thuẫn và cái bổ sung, chứ không phải giới hạn cho đời sống cá nhân; còn cá nhân chân chính, có nội dung lý tưởng, tự chủ và tự hoạt động, không thể là thành tố phân huỷ hay phá hoại cơ thể xã hội lành mạnh; nó là cái khởi nguyên cấu thành của xã hội, là sức mạnh sống động biến cải những bầy người thành xã hội loài người thực thụ. Trong lý tưởng, xã hội là thể sung mãn của đời sống cá nhân, là thể thống nhất tự do được quy định từ bên trong hay là sự hoà hợp hoàn hảo của tất cả các thành tố cá nhân. Còn trong thực tại phi lý tưởng của chúng ta thì xã hội là môi trường sống uyển chuyển, đổ đúc mọi nhân cách yếu ớt vào khuôn hình hiện hữu xác định, nhưng lại thúc đẩy những nhân cách mạnh phản đối,đấu tranh, và chính điều này dẫn đến sự thay đổi cái môi trường ấy, sựnâng cao trình độ của nó, tức là sự tiến bộ xã hội, sự thực hiện từng bước lý tưởng nhân sinh”...
... Mười năm trước đây, khi tôi bắt đầu dịch Soloviev ra tiếng Việt, tôi không thể ngờ rằng một ngày nào đó công việc của tôi sẽ được công luận nước ta thừa nhận và đánh giá cao đến thế. Hồi ấy tôi chỉ nghe theo một thôi thúc nội tâm không thể cưỡng lại: chia sẻ với bạn bè vàđồng nghiệp một thu hoạch tinh thần lớn nhất, sâu sắc nhất của mình trong thập kỷ vừa qua, nó cũng là thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX đầy những biến động long trời lở đất trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Thu hoạch lớn ấy chính là triết học Soloviev.
Từ niên thiếu gắn bó với văn hoá Nga, chuyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga, do những điều kiện khách quan, phải bước vào tuổi năm mươi tôi mới được tiếp cận với những trước tác của Soloviev – người được dưluận quốc tế nhất trí xem là nhà triết học số một của nước Nga, một trong những cây đại thụ của triết học thế giới. Và càng đọc, càng tìm hiểu, tôi càng bị chinh phục bởi triết gia ấy.
Ông đã giải đáp cho tôi rất nhiều câu hỏi, thắc mắc đeo đuổi tôi từ khi biết suy nghĩ mà những giải đáp ấy tôi không tìm ra được trong trước tác của các nhà tư tưởng tôi đã đọc trước đó. Đấy là những giải đáp vềý nghĩa của sự tồn tại con người và thế giới; ý nghĩa của lịch sử nhân loại và số phận của từng cá nhân con người; những năng lực và hạn chếbản thể của con người; quan hệ cần có giữa trí tuệ, tri thức và đức tin; nguồn gốc và bản chất của cái thiện và cái ác và một loạt vấn đềhệ trọng khác mà mỗi một con người, dù sống ở đâu và trong thời đại nào, không thể không vật vã suy nghĩ, nhưng với sức lực hữu hạn của mình, nếu không gặp gỡ những trí tuệ lớn, nếu không tìm được cho mình những người hướng đạo tinh thần tương thích thì sẽ chẳng bao giờ giác ngộ, sẽ sống suốt đời trong bế tắc và mông lung tâm trí.
Tiếp thụ triết học Soloviev và cảm thấy mình được khải ngộ, thoát khỏi ngõ cụt tinh thần, tôi thấy cần giới thiệu Soloviev với đồng bào của mình, trước hết với những bạn bè thân tín, với mong muốn vừa trợ giúp cho những tìm kiếm tinh thần nơi họ, vừa kiểm định lại những nhận thức và định hướng mới của mình. Và tôi đã nhận được từ một số bạn bè sựkhích lệ, cổ vũ quý báu, nó đã truyền thêm sức cho tôi để tiếp tục một công việc vô cùng khó khăn – chuyển tải cả một vũ trụ minh triết còn xa lạ với công chúng độc giả Việt Nam từ nguyên tác Nga ngữ sang một ngôn ngữ rất xa với nó cả về từ vựng lẫn cú pháp, trong bối cảnh khi mà, nhưchúng ta đều biết, ở Việt Nam triết học chưa phát triển, chưa có những tác gia và tác phẩm lớn có thể làm chỗ dựa, làm mẫu mực về diễn ngôn triết học cho các dịch giả.
Chính vì thế mà khi các bản dịch từ Soloviev của tôi đã được tập hợp và in thành sách riêng, tôi vẫn lo canh cánh, không biết qua sự chuyển ngữcủa mình thiên tài triết học này có đến được với bạn đọc nước ta hay không. Và quả thật, như tôi nhận thấy, sách “Siêu lý tình yêu” đã được tiếp nhận khác nhau ở các loại độc giả khác nhau. Một vài bạn trẻ nói với tôi rằng ban đầu họ đã hăm hở đọc nhưng không đọc được nhiều vì sách khó quá. Soloviev quả thật không dễ đọc ngay đối với các đồng bào của ông, ngoài trình độ văn hoá, ở đây còn cần một số điều kiện chủquan khác, song yếu tố gây thêm khó khăn cho các độc giả tiếp cận với tác phẩm qua bản dịch chắc chắn còn là do sự không hoàn thiện của bản dịch.
...Nhưng, cũng trong những năm tháng qua, tôi được nghe một loạt lời phát biểu chứng tỏ rằng triết học Soloviev qua bản chuyển ngữ chưa hoàn thiện của tôi đang đến, đang được tri ngộ ở nước ta. Một đồng nghiệp làm việc tại Viện Văn học nói với tôi rằng những trang viết của Soloviev về sự hữu thực của Thượng đế đầy sức thuyết phục. Một nhà vật lý có tên tuổi làm quen với tôi, cho biết ông rất tâm đắc với ý tưởng Thần – Nhân loại và Thần – Vật chất được diễn đạt trong ba Diễn từ của Soloviev về Dostojevski. Một giảng viên Đại học Vinh, tâm sự với tôi, trầm trồ tán thưởng châm ngôn làm nền cho triết học đạo đức của Soloviev: “Tôi xấu hổ tức là tôi tồn tại” (ý kiến này sau đó tôi cònđược nghe thấy ở nhiều người quen khác). Một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh thổ lộ với tôi rằng Soloviev đã khải thị cho anh về sứ mệnh chân chính của nghệ thuật…
Điểm tương đồng giữa hai trí tuệ lớn
...Giải thưởng này càng cao quý đối với tôi vì nó mang tên của một nhà trí thức, nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc ta mà tôi hằng ngưỡng mộ –Phan Châu Trinh. Liên hệ, đối sánh Phan Châu Trinh với Vladimir Soloviev, tôi bất ngờ nhận ra hơn một nét tương đồng, hơn một điểm gần gũi giữa hai trí tuệ lớn và hai lương tâm lớn này, xin được nói qua chỉvề một điểm.
Soloviev viết trong lời tựa cho sách “Vấn đề dân tộc ở Nga”: “Vấn đềdân tộc đối với nhiều dân tộc là vấn đề về sự tồn tại của họ. Ở Nga không có vấn đề như thế. Bằng sự nghiệp lịch sử ngàn năm, nước Nga đã tự khẳng định như một cường quốc thống nhất, độc lập. Nhưng nước Nga càng tồn tại hùng cường bao nhiêu, thì một câu hỏi xuất hiện càng bức thiết bấy nhiêu: Vậy nó tồn tại để làm gì và vì cái gì? Vấn đề không phải về sự tồn tại, mà là về sự tồn tại xứng đáng (Soloviev nhấn-P.V.C.)”. Dưới góc độ sự tồn tại xứng đáng ấy, Soloviev tố giác, phê phán quyết liệt những tệ nạn trong đời sống Nga, những chứng bệnh ấp ủtrong tâm thức Nga mà nếu không được chữa trị sẽ trở nên nguy hại cho tiền đồ của nước Nga vĩ đại.
...Đối chiếu với các tư trào ở Việt Nam ta trong nửa đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng trong các kiểu thức tự phê bình dân tộc mà các nhà tri thức Việt Nam yêu nước đã thực thi, kiểu tự phê bình dân tộc của Phan Châu Trinh gần với Soloviev hơn cả. Mũi nhọn của sự phê bình ấy chĩa vào không chỉ những gì cản trở trực tiếp công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, mà còn và chủ yếu nhắm vào những gì kìm hãm sự tiến bộ lâu dài của nòi giống, sự mở mày mở mặt với thế giới không thể đạt được trong chốc lát, hay là, dùng ngôn ngữ của Soloviev, ngáng trở sự trường tồn xứng đáng của dân tộc Việt Nam trong cộng đồng nhân loại.
Xung quanh vấn đề văn minh cũng nên nhắc nhở rằng từ đầu thế kỷ trước những người trí thức Việt Nam yêu nước đã kêu gọi đồng bào phân biệt rạch ròi “văn minh vỏ” với “văn minh ruột” , “ngụy văn minh” với “chân văn minh”. Thế nào là “chân văn minh”, Phan Châu Trinh đã phân tích khá kỹ trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông - Tây” xứng đáng được xem là di chúc tinh thần của ông. “Chân văn minh” là thế giới của trí tuệ, của tự do, của dân chủ và đặc biệt quan trọng là cái mà cụ Phan Tây Hồ gọi là “xã hội luân lý”. Theo cụ, “xã hội luân lý” là bậc phát triển cao nhất của luân lý con người, mà muốn đạt tới nó, phải kinh qua những bậc phát triển thấp hơn: “gia đình luân lý”, rồi “quốc gia luân lý”.
Không ngại làm mất lòng đồng bào cả nước lắng nghe tiếng nói của cụ, cụPhan mấy tháng trước khi qua đời vẫn một mực khẳng định rằng người Việt chúng ta mới chỉ có luân lý gia đình, chứ chưa có được luân lý quốc gia (Một câu hỏi đáng đặt ra: nhận định ấy hôm nay còn mang tính thời sựhay không?). Thế còn luân lý xã hội thì dân tộc ta còn phải đuổi kịp các nước tiên tiến thì mới có cơ xây dựng để cùng tồn tại với họ trong một thế giới chân văn minh, Đông Tây hội nhập. Cái “xã hội luân lý” ấy ngày nay ta gọi là luân lý toàn nhân loại, dựa trên những quyền và nghĩa vụ phổ biến của mọi người không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giai cấp v.v… Luân lý ấy, đạo đức của xã hội loài người chân chính ấy chưa được thực hiện trọn vẹn ở đâu trên thế giới này, nhưng về nó, vềnhững con đường thực hiện nó, Phan Châu Trinh của chúng ta đã suy ngẫm,đã chiêm nghiệm nhiều từ một thế kỷ trước đây.
Xin mượn dịp phát biểu rất ngắn về một con đường mà Phan Châu Trinh cùng những người yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX chưa chú trọng thoả đángcon đường phát triển cá nhân. Chữ “cá nhân” hình như chưa có trong từ vựng của Phan Châu Trinh, mặc dù chính cụ là một cá nhân lớn, một Ngã Thể thực thụ đáng để chúng ta học tập trong những nỗ lực hunđúc, phát triển những cá nhân, những Ngã Thể chân chính – chỉ có những con người như thế mới là những thành viên của xã hội Việt Nam chân chính.
Trong vấn đề này, triết gia Nga Soloviev đã đi trước và đi xa hơn nhà chí sĩ Việt Nam Phan Châu Trinh. Căm ghét không kém các nhà nho yêu nước của chúng ta đối với cái cá nhân thấp kém, cái tự tư tự lợi mù quáng, Soloviev suốt đời nhiệt thành cổ vũ cho sự phát triển của cá nhân đích thực được hiểu như là những nhân cách tự do, có phẩm giá nội tại không thể tước bỏ, độc lập tư duy và tự hành động đảm trách – kiểu cá nhân ấy theo ông chưa được phổ biến ở Nga và đây là nét thua kém của nó so với các xã hội Tây Âu.
Soloviev viết về quan hệ giữa cá nhân và xã hội: “Xã hội chân chính là hậu thuẫn và cái bổ sung, chứ không phải giới hạn cho đời sống cá nhân; còn cá nhân chân chính, có nội dung lý tưởng, tự chủ và tự hoạt động, không thể là thành tố phân huỷ hay phá hoại cơ thể xã hội lành mạnh; nó là cái khởi nguyên cấu thành của xã hội, là sức mạnh sống động biến cải những bầy người thành xã hội loài người thực thụ. Trong lý tưởng, xã hội là thể sung mãn của đời sống cá nhân, là thể thống nhất tự do được quy định từ bên trong hay là sự hoà hợp hoàn hảo của tất cả các thành tố cá nhân. Còn trong thực tại phi lý tưởng của chúng ta thì xã hội là môi trường sống uyển chuyển, đổ đúc mọi nhân cách yếu ớt vào khuôn hình hiện hữu xác định, nhưng lại thúc đẩy những nhân cách mạnh phản đối,đấu tranh, và chính điều này dẫn đến sự thay đổi cái môi trường ấy, sựnâng cao trình độ của nó, tức là sự tiến bộ xã hội, sự thực hiện từng bước lý tưởng nhân sinh”...