LẠI THÊM MỘT SỰ MAN TRÁ KHOA HỌC CỦA NGUYỄN CHÍ BỀN
Các cụ ta ngày xưa có câu “Cháy nhà ra mặt chuột“! Càng ngày BỘ MẶT THẬT của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền càng được phơi bày trần trụi trước công luận! Dưới đây là những phát hiện mới của tác giả Mai Nguyên, đăng trên viet-studies, đã được chủ nhân trang Web Trần Hữu Dũng thưởng cho 1 lá cờ đỏ với hàm ý khen bài viết rất đắt!
Té ra cả “kho tàng tri thức” của ông Viện trưởng Viện Văn hóa- Thông tin chỉ có cơ bản 45 bài báo và tiểu luận (trong đó có nhiều tác phẩm đã bị bắt quả tang đạo văn, xao chép). Rồi chúng được in đi in lại rất nhiều lần. Man trá hơn, chúng còn được ông Bền tráo đi tráo lại theo nhiều cách khác nhau để “hóa phép” thành rất nhiều… “đầu sách”. Ô hô, tha hồ tính điểm nhé!!!
VỀ MỘT KIỂU CÔNG BỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
Mai Nguyên
Gần đây, trên các diễn đàn thông tin đại chúng như báo Lao động, Thể thao & Văn hóa, Người lao động, Người đại biểu nhân dân, Pháp luật Việt Nam, Sài Gòn giải phóng Thứ bảy… đã đăng hàng loạt bài về ông PGS TS Nguyễn Chí Bền (Viện trưởng Viện Văn hóa – Thông tin) xung quanh những sự việc đại loại như: vấn đề đạo văn, những khuất tất trong việc quản lý khoa học, hồ sơ về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trù dập cán bộ… Và phải nói thêm rằng ngay cả trong việc công bố công trình nghiên cứu khoa học của mình, vị Phó Giáo sư này cũng là một điển hình… vô tiền khoáng hậu!
Một bài báo khoa thông thường chỉ được đăng tải trên một tạp chí chuyên ngành, đằng này, ông Nguyễn Chí Bền lại đem bài đi đăng hết tạp chí này đến tạp chí khác. Ví như bài Làng Việt Nam Bộ và văn hóa dân gian của người Việt trên đồng bằng sông Cửu Long đã in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1991), bốn năm sau lại thấy xuất hiện trên Vietnamese Studies (số 3-1995). Bài Nguồn truyện dân gian Nam Bộ về cọp có mặt trên tạp chí Văn hóa dân gian (số 1-1994), thì sau đó lại tái xuất hiện trên tạp chí Xưa & Nay (số 47B-1/1998) cũng với bút danh Nguyễn Phương Thảo. Tương tự, bài Biến thiên của một truyền thuyết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (số 5-1993) từ thời ông Bền còn làm biên tập viên văn hoá dân gian tại đây, khoảng vài năm sau cũng chính bài đó lại được “tái bản” trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1999) – một tạp chí không ở đâu xa mà ở ngay trên đất Hà Nội. Không thể công bố 2 lần cùng một bài viết trên các tạp chí quốc gia, đó là điều sơ đẳng mà không một nhà nghiên cứu nào không biết, lại càng khó chấp nhận hơn khi ông Bền đã từng là biên tập viên của một cơ quan ngôn luận thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin!
Trong các hội thảo khoa học, việc công bố công trình nghiên cứu mới là yêu cầu tối thượng, bởi khoa học là khám phá cái mới, đính chính cái sai, bổ sung cái thiếu. Thế nhưng, ông Nguyễn Chí Bền vẫn liên tục cho tái bản các tham luận, bài viết của mình, mà không chỉ một lần duy nhất. Trong hội thảo “50 năm sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-1995, PTS Nguyễn Chí Bền có bài Nhìn lại tiến trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ. Hai năm sau đó, trong hai ngày 18-19/3/1997, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) tại hội thảo “Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Bộ” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao tỉnh Đồng Nai tổ chức thì lại cũng thấy bài viết đó được chính ông Bền mang đến tham dự! Bài Tục thờ mẫu với người Việt ở Nam Bộ vốn là bài tham luận của Nguyễn Chí Bền trong hội thảo về Đạo mẫu tổ chức ở Hà Nội năm 1996, khoảng 6 năm sau, trong hội thảo về múa bóng rỗi tổ chức ở tỉnh Tiền Giang, vẫn tham luận đó tiếp tục được trình bày. Bài viết Những hằng số của văn hóa người Việt Nam Bộ in trên tạp chí Nguồn sáng dân gian (số 4-2003) sau đó được ông Bền xài lại trong hội thảo “Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức ngày 5-12-2003 tại Trường Đại học Cần Thơ (cuốn kỷ yếu này được xuất bản tháng 3-2004). Bài Văn hóa nghệ thuật miền Trung, suy nghĩ về định hướng nghiên cứu là tham luận của ông Nguyễn Chí Bền tại hội thảo “Văn hóa nghệ thuật miền Trung vấn đề định hướng nghiên cứu” do Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật phối hợp với Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Bình tổ chức trong hai ngày 24-25/2/2000 tại thị xã Đồng Hới (Quảng Bình). Hai tháng sau, chính bài này lại được in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 4-2000). Chưa hết, tại hội thảo “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung” do Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin tại Huế tổ chức vào năm 2004, bài viết này lại tiếp tục được “đăng đàn”! Ngay cả ở hội thảo quốc tế, ông Bền cũng không “kiêng kỵ”, bài Lễ hội nghinh Ông xã Bình Thắng, một cách tiếp cận sau khi công bố trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6-1992), lại được chính tác giả này mang sang trời Tây dự hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam, những cuộc hành trình và tưởng tượng” do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tổ chức tại New York vào tháng 3-2003.
Việc tập hợp các bài viết trên các tạp chí, các tham luận, các bài viết in chung trong các sách… để in thành những tuyển tập riêng là công việc hết sức bình thường của nhà khoa học, nó giúp cho bạn đọc theo dõi một cách hệ thống về một đề tài hoặc một tác giả. Nhưng cái không bình thường ở đây là tác giả Nguyễn Chí Bền đã lạm dụng quá đáng cái sự cho phép đó. Cụ thể là mỗi lần làm tuyển tập, ông Bền chỉ gộp thêm một ít bài mới trên cơ sở tuyển tập cũ. Điều đó có thể thấy rõ từ các cuốn sách: Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo (Nxb Giáo dục, in lần 1 năm 1994, in lần 2 1997), Văn hóa Việt Nam, những suy nghĩ (Nxb Văn hóa dân tộc, 1999), Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo (Nxb Văn hóa thông tin, 2003) và cuốn sách mới nhất đang gây ồn ào dư luận về chuyện đạo văn là cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2006). Thử làm một so sánh nhỏ giữa hai cuốn sách của Nguyễn Chí Bền. Cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo có 37 bài, dày 680 trang; còn cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam xuất bản 3 năm sau đó gồm 45 bài, dày 962 trang. Cuốn sau hơn cuốn trước 8 bài, nhưng cũng toàn là các bài đã công bố rồi, thậm chí có bài được in đến 5-6 lần trên tạp chí, kỷ yếu, sách. Các tên sách này cứ na ná nhau, lại vừa khang khác một tí khiến cái mới và cái cũ nhập nhằng. Trong thực tế, điều đó chỉ góp phần gia tăng về mặt số lượng đầu sách (chỉ là tăng “ảo”) mà không tăng cường được mấy hàm lượng khoa học trong mỗi công trình được xuất bản. Với thủ thuật lắp ghép như vậy, chỉ với 45 bài báo khoa học được in đi in lại, PGS TS Nguyễn Chí Bền đã có được 4 đầu sách được kê khai là sách viết riêng trong danh mục công trình nghiên cứu khoa của mình! Và chúng còn được “tính điểm” một lần nữa cho những cuốn sách có bài in chung trong các chuyên luận. Cho nên danh mục 45 công trình khoa học được in sau sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn Chí Bền cũng là điều dễ hiểu!!!
Như vậy, cứ theo kiểu cách công bố của PGS TS Nguyễn Chí Bền thì cùng một bài viết nó có thể có thể “hóa thân” ở khắp nơi, khi thì ở tạp chí, lúc ở tham luận hội thảo hoặc ở sách viết chung, sau hết mới gom vào các tuyển tập X’, X’’, X’’’… Tính sơ sơ, 53 bài viết của PGS.TS Nguyễn Chí Bền từ năm 1985 đến năm 2006 đã “công bố” đến 196 lần, bình quân gần 4 lần cho 1 bài. Quả là một con số kỷ lục mà khó có nhà khoa học nào có thể đạt được! Đây là một thực tế đáng phê phán trong học giới ở nước ta. Việc làm này xuất phát từ thói háo danh: để cho “danh mục các công trình nghiên cứu khoa học” thêm dài ra để tạo thành tích và nhắm vào các mục đích danh lợi khác, như để xét phong học hàm chẳng hạn. Nó làm hao tốn ngân sách, gây nhiễu loạn trong việc quản lý khoa học (cũng không tránh khỏi thói quen nể cả nhau hay tiêu cực); độc giả như bị lừa khi mua những cuốn sách đó. Đó là sự huyễn hoặc bản thân, tự “đánh bóng” mình và cơ bản là thiếu tự trọng và trung thực! Xin mượn một đoạn trong bài viết Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy của Nguyễn Chí Bền trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 7-2002) để kết thúc bài viết này, đồng thời cũng cho thấy sự “tự khẳng định mình” và ông Bền tự xếp loại mình như thế nào: “Quá trình sưu tầm nghiên cứu những thành tố như tín ngưỡng, lễ hội, những thể loại ca dao, truyện cổ tích, những vùng văn hóa dân gian v.v… trong 100 năm qua đã được đánh giá, nhìn nhận một cách khá cặn kẽ, thấu đáo với các nhà khoa học như GS TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS TS Ngô Đức Thịnh, PGS TS Nguyễn Xuân Kính, PGS Ninh Viết Giao, PGS Chu Quang Trứ, TS Nguyễn Thị Huế, TS Lê Hồng Lý, TS Võ Quang Trọng, TS Nguyễn Chí Bền…”. Căn cứ vào liệt kê trên đây, xin được hỏi ông Nguyễn Chí Bền rằng phải chăng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đáng kính như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Võ Quang Nhơn, Vũ Ngọc Phan… chắc chỉ được xếp hạng sau vị trí của ông, hay ông chỉ dành cho họ vinh dự được có mặt ở dấu ba chấm (…) trong danh sách ông liệt kê?
MAI NGUYÊN
Còn dưới đây là bài viết của thanglong456 trên diễn đàn Trái tim Việt Nam online, có tính chất minh họa, bổ xung thêm cho bài viết của Mai Nguyên.
Góp thêm chút tư liệu chứng minh sự gian trá trong khoa học của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền.
1.Đây là 2 cuốn sách của ông “thợ mộc ghép hình” Nguyễn Chí Bền “sản xuất” kiểu tráo bài, đổi tên -tính điểm. Các tác giả Mai Nguyên (viet-studies) và Nhất Nguyên (Tia sáng) đã phân tích khá kỹ “gan ruột sinh đôi” của nó.
2.Còn đây là cuốn Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
Hãy so sánh “gan ruột” của nó với 2 đứa em “to béo” sinh sau, sẽ thấy những điều tác giả Mai Nguyên nói là rất chính xác. Đây là mục lục cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam- Những phác thảo (2003).
Còn đây là mục lục cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa giân dân Việt Nam (2006)
Lưu ý: Bài “Hát Sắc bùa ở Phú Lễ” trong cuốn Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre vào 2 cuốn sau được xào xáo lại thành “Biến thiên của một loại dân ca nghi lễ”(Sắc bùa). Bài “Tục thờ cúng cá voi của cư dân các xã ven biển” được biến thành “Tục thờ cúng cá voi của cư dân ven biển ở Bến Tre”..v..v..
3.Không những thế, ngay ảnh minh họa các cuốn sách cũng lặp lại. Ví dụ: hình minh họa cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam- Những phác thảo (2003) và cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa giân dân Việt Nam (2006) cũng… “sinh đôi”.
Chỉ ở mục minh họa thôi, vấn đề “tri thức” của Nguyễn Chí Bền cũng lộ diện ngay trong những chi tiết rất nhỏ nhặt. Chẳng hạn bức ảnh phong cảnh sông nước Nam Bộ được ông ta chú giải rất “mỹ miều” thành… “Khung cảnh của văn hóa Nam Bộ”!
4.Như vậy, các cuốn ra sau đương nhiên sẽ được tính thêm một đầu sách. Và các cuốn được “hóa phép” trước đó tất sẽ có mặt trong danh mục “tài sản tri thức” của tác giả ở cuốn sau. Hãy nhìn mục “Vài nét về tác giả” ở cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (2006) thì sẽ rõ.
5.Trong cái gọi khái niệm “là đồng soạn giả các cuốn sách” của Nguyễn Chí Bền, sẽ hiểu ngay đó là các cuốn sách dạng tập hợp tiểu luận của nhiều tác giả, và ông Bền có 1 bài trong đó. Cứ nhìn chủ đề nội dung các cuốn sách viết chung của ông ta như Bến Tre, Đền Dạ Trạch, Chử Đồng Tử, Ông Ó, chuyện trạng… thì sẽ thấy chúng hoàn toàn trùng lặp với những tiểu luận trong các cuốn sách viết riêng. Bởi vậy, nhận định của tác giả Mai Nguyên là hoàn toàn chính xác.
Vậy nên lối tính điểm đầu sách của các cơ quan quản lý văn hóa có lẽ cần phải xem xét lại. Cùng 1 bài viết, nếu đăng trên 1 tạp chí thì gọi là bài báo, thế nhưng nằm trong 1 tập hợp khác có tên gọi là- “SÁCH”, thì tác giả lại được tính là “đồng soạn giả” của 1 đầu sách, thật quá dễ dãi
Và nếu cứ lấy việc “có nhiều đầu sách” làm TIÊU CHÍ để xét phong cái mác PGS, GS hay NGƯT, NGND, thì loại tri thức gian trá kiểu như Nguyễn Chí Bền đương nhiên sẽ có lợi vô cùng. Hãy thử tưởng tượng, nước ta không thiếu gì những nhà khoa học xuất chúng mà cả đời cũng chỉ có dăm cuốn sách mà thôi. Thế nhưng nội dung của nó thì đã thực sự trở thành tri thức kinh điển cho các thế hệ hậu sinh
Hiện tượng nêu trên chính là một lỗ hổng lớn về mặt quản lý- SỐ LƯỢNG RỞM+ CHẤT LƯỢNG RỞM, mà kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền là một ví dụ điển hình.
6.Thủ thuật sản xuất sách của Nguyễn Chí Bền đã cho thấy- ông ta chưa bao giờ có được một công trình thực sự đồ sộ để có thể in đủ thành một cuốn sách. Thực tế cho thấy, các tác phẩm của ông Bền chỉ đơn giản là những bài báo, tiểu luận, tham luận nhỏ lẻ. Thế nên mới có chuyện lắp ghép “ảo thuật” các “đơn nguyên” tí hon đó thành thật nhiều “ngôi nhà” khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tham thì thâm là vậy, cái đuôi cáo chỉ thực sự lòi ra khi các tang chứng xuất hiện.
7.Xin nhắc lại để các bác biết, còn rất nhiều tư liệu chứng minh tội đạo văn, sự man trá trong khoa học và lợi dụng chức quyền để “phù phép” in sách- tính điểm của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bề
Vậy nên lối tính điểm đầu sách của các cơ quan quản lý văn hóa có lẽ cần phải xem xét lại. Cùng 1 bài viết, nếu đăng trên 1 tạp chí thì gọi là bài báo, thế nhưng nằm trong 1 tập hợp khác có tên gọi là- “SÁCH”, thì tác giả lại được tính là “đồng soạn giả” của 1 đầu sách, thật quá dễ dãi
Và nếu cứ lấy việc “có nhiều đầu sách” làm TIÊU CHÍ để xét phong cái mác PGS, GS hay NGƯT, NGND, thì loại tri thức gian trá kiểu như Nguyễn Chí Bền đương nhiên sẽ có lợi vô cùng. Hãy thử tưởng tượng, nước ta không thiếu gì những nhà khoa học xuất chúng mà cả đời cũng chỉ có dăm cuốn sách mà thôi. Thế nhưng nội dung của nó thì đã thực sự trở thành tri thức kinh điển cho các thế hệ hậu sinh
Hiện tượng nêu trên chính là một lỗ hổng lớn về mặt quản lý- SỐ LƯỢNG RỞM+ CHẤT LƯỢNG RỞM, mà kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền là một ví dụ điển hình.
6.Thủ thuật sản xuất sách của Nguyễn Chí Bền đã cho thấy- ông ta chưa bao giờ có được một công trình thực sự đồ sộ để có thể in đủ thành một cuốn sách. Thực tế cho thấy, các tác phẩm của ông Bền chỉ đơn giản là những bài báo, tiểu luận, tham luận nhỏ lẻ. Thế nên mới có chuyện lắp ghép “ảo thuật” các “đơn nguyên” tí hon đó thành thật nhiều “ngôi nhà” khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tham thì thâm là vậy, cái đuôi cáo chỉ thực sự lòi ra khi các tang chứng xuất hiện.
7.Xin nhắc lại để các bác biết, còn rất nhiều tư liệu chứng minh tội đạo văn, sự man trá trong khoa học và lợi dụng chức quyền để “phù phép” in sách- tính điểm của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bề