Home » » Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hóa

Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hóa

Written By kinhtehoc on Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012 | 00:40

Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hóa

(Chungta.com)- Vấn đề được đặt ra dưới dạng song đề (nan đề) (1). Toàn cầu hoá đang tạo ra tình thế hai mặt: vừa mở rộng cơ hội vừa thách thức to lớn đối với văn hoá dân gian nói chung và triết lý dân gian nói riêng. Điều này liên quan tới bản chất, đặc điểm của triết lý dân gian. Do đó cần làm rõ ưu điểm và nhược điểm của nó. Sức sống, giá trị bền vững của triết lý dân gian phụ thuộc vào việc duy trì phát huy ưu điểm và đồng thời khắc phục nhược điểm để có thể lợi dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức của toàn cầu hoá.
Bài viết sẽ tập trung vào việc bàn luận ba song đề (nan đề) quan trọng. Thứ nhất là quan hệ thống nhất mâu thuẫn giữa triết học và triết lý; thứ hai là quan hệ thống nhất mâu thuẫn giữa bác học và dân gian và thứ balà quan hệ thống nhất mâu thuẫn giữa khoa học và dân gian. cơ sở lý luận thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) sẽ được xây dựng qua các bước sau:
Trước hết là, phát biểu song đề (nan đề) dưới dạng tổng quát, đó là dạng tam đoạn thức: 1/ hoặc là A hoặc là ┐A, 2/ vừa là A vừa là ┐A 3/ vấn đề không phải thế, mà là...? Bước thứ hai là, phát biểu song đề (nan đề) lý luận, đó là: Toàn thể luận (Holistic theory) hoặc/và phi toàn thể luận (non - holistic theory).
Bước thứ ba là, làm rõ hạn chế của phi toàn thể luận. Bước thứ tư là làm rõ thiếu sót của toàn thể luận cũ, cổ điển .
Bước sau cùng là, xây dựng cơ sở toàn thể luận mới, phi cổ điển, đó chính là toàn thể luận khinh - trọng.
Khả năng vận dụng toàn thể luận khinh - trọng để thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) quan trọng đã nêu:
1/ Triết học hoặc/và triết lý,
2/ Bác học hoặc/và dân gian,
3/ Khoa học hoặc/và dân gian)
sẽ được xem xét thông qua bài học lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Các mô thức chủ yếu và quan trọng của lịch sử tư tưởng lại đó là:
1/ Bác học hoá dân gian (điển hình là trường hợp Thơ triết lý Nguyễn Bỉnh Khiêm) hoặc/và dân gian hoá bác học (điển hình là tư tưởng Hồ Chí Minh)

2/ Khoa học hoá dân gian (thí dụ: trong Lô gích học hiệnđại) hoặc/và đơn giản hoá khoa học (thí dụ: trong đại chúng hoá và thông tục hoá khoa học).
Theo quy luật kế thừa và biến chuyển liên tục, giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hoá sẽ được thể hiện qua việc thực hiện các phương thức chủ yếu sau:
1/ Tiếp tục ba phương thức chủ yếu: bác học hoá dân gian hoặc/và dân gian hoá bác học hoặc/và cân bằng bác học hoá và dân gian hoá;
2/ Thúc đẩy ba phương thức quan trọng Khoa học hoá dân gian hoặc/ và dân gian hoá khoa học hoặc/ và cân bằng khoa học hoá và dân gian hoá; không loại trừ khả năng khinh - trọng thái quá hoặc/ và tổng - tích hợp bất phân khinh - trọng.
Triển vọng của triết lý dân gian trong toàn cầu hoá nhìn chung là sáng sủa, song không loại trừ khả năng bị vượt bỏ, nếu....
Dẫn Luận
Giá trị của triết lý dân gian đãđược đặt thành vấn đề trong nghiên cứu triết học và nghiên cứu văn hoá học. Ở Việt Nam, tôi là một trong những tác giả đã bàn về vấn đề này trong bài viết: "Giá trị của triết lý dân gian" (Tô Duy Hợp 2001). Bài viết đó của tôi đã tiếp nối sự bàn luận về mối quan hệ giữa triết học và triết lý do tác giả Hồ Sĩ Quý đặt ra trên Tạp chí Triết học số 3/1998 (Hồ Sĩ Quý, 1998). Bàn luận về giá trị của triết lý nói chung, triết lý dân gian nói riêng, người ta dễ nhận ra nhược điểm hạn chế của triết lý trong so sánh với triết học "... Nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn luôn ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Nói một cách khác, nếu không phải là tất cả thì cũng là trong đa số các trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiên diện hơn và có nhiều khả năng chứa đựng mâu thuẫn hơn so với triết học" (Hồ Sĩ Quý, 1998, Tr.57).

Nhưng cách nhìn nhận và đánh giá thiên lệch, thiên vị, chỉ thấy hạn chế,khiếm khuyết của triết lý như thế là không công bằng, không hợp lý. Chính tác giả Hồ Sĩ Quý đã thực nhận được điều đó: Thực ra, điều vừa nói chưa chắc đã phải là hạn chế hay khiếm khuyết của triết lý. Trongứng dụng vào đời sống, trình độ khác nhau của triết lý so với triết học về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán ... Đôi khi thể hiện tính khác biệt trong việc thực hiện chức năng xã hội của chúng hơn là thể hiện sự khiếm khuyết và hạn chế.Nếu cân đo sức mạnh của các tư tưởng bằng hiệu quả xã hội thực tế của chúng thì trong một sở trường hợp thật khó mà biết được giữa cái phiến diện và cái ít phiến diện - cái nào hạn chế hơn cái nào " (Hồ Sĩ Quý, 1998, tr 57).

Trong bài viết nêu trên của mình, tôi đã lưu ý rằng sức mạnh của triết lý được thể hiện không chỉ thông qua quá trìnhứng dụng triết lý đó vào đời sống như tác giả Hồ Sĩ Quý nhấn mạnh mà có ngay trong nội dung của nó. Có điều là phải nhờ công cụ của triết học và khoa học hiện đại mới sáng tỏ được sức mạnh tiềm ẩn đó. Cụ thể là tôi đã sử dụng kỹ thuật phân tích của lôgích học hiện đại, phi cổ điển nói chung, lô gích học tình thái (modal logic) nói riêng để làm rõ các lớp cấu trúc lô gích ẩn dấu trong câu ca dao có vẻ rất phi lý đối với lý trí lành mạnh:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Lớp cấu trúc lô gích trên bề mặt tương ứng với hiển ngôn, đó là lớp cấu trúc lô gích phi cổ điển, lô gích tình thái, thực chất là lôgíc hình thức biện chứng hoá. Còn lớp cấu trúc lô gích tiềm ẩn thì tương ứng với hàm ý,đó là lớp cấu trúc lôgíc cổ điển, lô gích phi tình thái, thực chất là lôgíc hình thức thuần tuý(ở phương Tây thường được gọi là lô gích hình thức truyền thống Aristốt). Điều đó có nghĩa là, cứ theo hiển ngôn mà phán xét thì câu ca dao trên mắc lỗi lô gích hình thức; nhưng nếu theo hàm ý mà nhận định thì câu ca dao đó không hề mắc lỗi lô gích . Hơn nữa lại phù hợp với tưduy hiện đại với cấu trúc lô gích đặc trưng là lô gích hình thức không thuần tuý, lô gích hình thức biện chứng hoá.

Tôi đã kết thúc bài viết nêu trên bằng một nhận định: Giá trị của triết lý dân gian là lâu bền (Tô Duy Hợp, 2001, tr 32)

Bài viết này tiếp tục ý tưởng đó bằng nhận định mới: "Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hoá" (Tô Duy Hợp, 2005).

Toàn cầu hoá đang tạo ra tình thế hai mặt: Vừa mở rộng cơ hội (như mở rộng giao lưu văn hoá, tiếp biến văn hoá, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác phát triển,...) vừa thách thức to lớn (như nguy cơ tụt hậu, bịloại trừ, bị vượt bỏ, dễ mất bản sắc, bị tha hoá,.v..v...) đối với văn hoá dân gian nói chung và triết lý dân gian nói riêng. Muốn sáng tỏ khảnăng lợi dụng cơ hội và vượt qua được thách thức của toàn cầu hoá đối với triết lý dân gian thì điều quan trọng là phải làm rõ bản chất, đặcđiểm của triết lý dân gian, vạch rõ ưu điểm (thế mạnh) và cả nhược điểm (hạn chế) của nó. Sức sống, giá trị bền vững của triết lý dân gian phụthuộc vào việc duy trì phát huy ưu điểm và đồng thời khắc phục nhượcđiểm để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Giải pháp cơ bản ở đây là thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) quan trọng có ý nghĩa quyết định số phận và tương lai của triết lý dân gian,đó là:

1/ Triết học hoặc/ và triết lý,
2/ Bác học hoặc/ và dân gian, và
3/ Khoa học hoặc/và dân gian.

Trước khi đi sâu vào nội dung của chủ đề, một số từ khoá (keywords) sẽ phải được làm sáng tỏ, đó là:

- Triết lý dân gian
- Thế nào là giá trị bền vững?
- Toàn cầu hoá là gì?

Sựthấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) lý luận hoặc/và thực tiễn sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận mới. Cơ sở lý luận mới đó sẽ được xây dựng qua các bước sau đây.

- Bước đầu tiên: Phát biểu song đề (nan đề) dưới dạng tổng quát
-Bước thứ hai: Phát biểu song đề (nan đề) lý luận, đó là toàn thể luận (Holistic Theory) hoặc/và phi toàn thể luận (non-holistic Theory).
- Bước thứ ba: Làm rõ hạn chế của phi toàn thể luận.
- Bước thứ tư: Làm rõ thiếu sót của toàn thể luận cũ, cổ điển.
- Bước thứ năm: Xây dựng cơ sở toàn thể luận mới, phi cổ điển, đó chính là toàn thể luận khinh - trọng.
Dựa trên cơ sở lý luận mới đó ta có thể làm sáng tỏ và hoá giải các song đề (nan đề) đặt ra đối với triển vọng phát triển bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hoá. Điều đó cũng có nghĩa là ta sẽ giải đáp được câu hỏi nghiên cứu: Liệu giá trị của triết lý dân gian có thể bền vững được hay không trước những cơ hội và thách thức to lớn của toàn cầu hoá?

1. Làm rõ các từ khoá trong bài viết này
Trong đầu đề bài viết có 3 từ khoá (keywords):
1/ Giá trị bền vững,
2/ Triết lý dân gian và
3/ Toàn cầu hoá.
Dưới đây tôi sẽ nói rõ cách hiểu của tôi về 3 từ khoá quan trọng đó

1.1. Triết lý dân gian
Triết lý dân gian là một loại hình triết lý mang tính dân gian. Triết lý và triết học đều cùng một phạm trù, đó là thế giới quan và nhân sinh quan. Nhưng triết lý là thế giới quan kinh nghiệm nó khác với triết học = thếgiới quan lý luận. Triết lý dân gian là tinh hoa của văn hoá dân gian.
Tính dân gian có một số đặc trưng cơ bản sau:

1/ Kinh nghiệm tập thể,
2/ Sáng tác tập thể,
3/ Truyền miệng là Phương thức chủ yếu của di truyền văn hoá,
4/ Có truyền thống lịch sử lâu đời.

Các thành ngữ, tục ngữ trong văn học dân gian thể hiện đậm nét nhất tinh thần của triết lý dân gian. Cần lưu ý rằng, bản tính hay bản chất kinh nghiệm của triết lý dân gian có tính 2 mặt. Một mặt, nó bộc lộ ra trong tương quan với bản tính hay bản chất lý luận của triết học; mặt khác, trong tương quan với bản tính hay bản chất thực nghiệm của khoa học cụ thể, triết lý dân gian là sự tổng kết kinh nghiệm thông thường, nó khác với kinh nghiệm khoa học = đúc kết thực nghiệm chuyên môn hoá.

1.2. Giá trị bền vững
Giá trị là những niềm tin hoặc/và lý tưởng mà người ta có thể chia sẻ, tựdo lựa chọn và đánh giá theo một trong phương diện cơ bản sau: 1/ Cáiđúng, 2/ Cái tốt, 3/ Cái đẹp có thể theo hai trong 3 hoặc/và theo cả 3 phương diện cơ bản trên. Giá trị bền vững (Sustamable Values) là giá trị lâu bền (liên thế hệ)/ nhưng không theo nghĩa tuyệt đối (vĩnh cửu =permanent) mà theo nghĩa tương đối nghĩa là còn phát huy được còn chấp nhận đươc còn chịu đựng được.

1.3. Toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá là "hoá thành toàn cầu” tương tự như đô thị hoá là hoá thành đô thị, công nghiệp hoá là hoá thành công nghiệp. Toàn cầu hoá là sự mở rộng phạm vi quốc tế hoá để đạt tới sự bao quát toàn hành tính trái đất.Toàn cầu hoá sẽ mang tính toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, nhân văn và do đó cũng sẽ tác động toàn diện tới tất cả các quốc gia, các địa phương cộng đồng và các nhóm xã hội khác nhau. Toàn cầu hoá kinh tế đi trước một bước đang phát huy vai trò động lực đối với toàn cầu hoá văn hoá - xã hội. Ngược lại, toàn cầu hoá văn hoá sẽ tácđộng trở lại toàn cầu hoá kinh tế với cả 2 hiệu ứng tích cực hoặc/và tiêu cực động lực hoặc/và trở lực.

2. Cơ sở lý luận thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) đặt ra
Nhằm thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) đặt ra, tôi thấy cần phải có cơ sở lý luận mới, đủ sức khắc phục được những hạn chế hoặc thiếu sót của cơ sở lý luận cũ. Một cách đặt vấn đề như thế tôi đã đề cập trong bài viết tham gia hội thảo quốc tế tại Hà Nội về Triết học cổ điển Đức- những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học. Bài viết đó có tên gọi là: Nan đề và hoá giải nan đề từ hướng tiếp cận toàn thể của I. Kant trên toàn thể luận đương đại (Tô Duy Hợp, 2004).

Trong bài viết này tôi sẽ diễn giải dưới dạng tổng quát quá trình xây dựng cơ sở lý luận mới đó thông qua các bước chủ yếu sau.

Như đã biết, Tam đoạn thức (Triad) là hình thức thích hợp nhất cho việc phát biểu song đề (nan đề). Dạng tổng quát của tam đoạn thức đó là:

1/ Hoặc là chính đề hoặc là phản đề
2/ Vừa là chính đề vừa là phản đề
3 / Vấn đề không phải thế, mà là….?

Lịch sử thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) đã tạo ra một song đề(nan đề) lý luận. Đó chính là song đề (nan đề) toàn thể luận (holistic theories) hoặ/và phi toàn thể luận .. (non - holistic theories). Phát biểu song đề (nan đề) lý luận này dưới dạng tam đoạn thức nêu trên, ta sẽ có dạng cụ thể sau:

1/ Hoặc là toàn thể luận hoặc là phi toàn thể luận
2/ Vừa là toàn thê luận vừa là phi toàn thể luận
3/ Vấn đề không phải là thế, mà là...?

Nhằm thoát khỏi tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" này tôi đã đề nghị chuyểnđổi toàn thể luận cũ, cổ điển sang toàn thể luận mới phi cổ điển. Toàn thể luận mới, phi cổ điển sẽ khắc phục được hạn chế của toàn thể luận cũ, cổ điển ở chỗ không đối lập với phi toàn thể luận; hơn thế nữa, còn chấp nhận hạt nhân hợp lý của phi toàn thể luận. Cặp phạm trù khinh -trọng cùng với các định đề và quy tắc khinh - trọng sẽ góp phần tạo ra cơ sở của toàn thể luận mới, phi cổ điển; đó chính là toàn thể luận khinh - trọng. Cơ sở của lý luận mới đó sẽ được xây dựng như sau:

1/ Các khái niệm cơ bản

1.1 - Toàn thể
1.2 - Khinh - trọng

2/ Các định đề cơ bản
2.1 - Toàn thể là thực tại phổ biến.
2.2 - Toàn thể có bản lĩnh phân biệt hoặc/và không phân biệt khinh - trọng.
2.3- Toàn thể là quá trình toàn đồ khinh - trọng, nghĩa là quá trình có phân biệt hoặc/và không phân biệt, có điều chỉnh hoặc/và không điều chỉnh, có thay đổi hoặc/và không thay đổi khinh trọng.

3/ Các quy tắc thao tác cơ bản

3.1 - Khung mẫu toàn đồ khinh – trọng , có 3 loại khung mẫu cơ bản sau

-Loại khung mẫu I, bao gồm 2 khung mẫu khinh - trọng thái quá (tương ứng với chính đề hoặc phản đề trong tam đoạn thức biện chứng Heghen - Marx).

-Loại khung mẫu II, bao gồm 2 khung mẫu tổng - tích hợp bất phân khinh -trọng (tương ứng với nguyên đề hoặc hợp đề trong tam đoạn thức biện chứng Heghen - Mác).

- Loại khung mẫu thứ III, bao gồm 2 khung mẫu hỗn hợp phân biệt khinh - trọng có mức độ, đó là khung mẫu hỗn hợp trọng chính đề hoặc khung mẫu hỗn hợp trộng phản đề và 1 khung mẫu hỗn hợp cân bằng khinh - trọng chính đề và phản đề.

3.2 Công thức làm sáng tỏ và hoá giải các song đề (nan đề) theo quan điểm toàn thể luận khinh - trọng có dạng sau:

- Phát biểu song đề (nan đề)
1/ Hoặc là A hoặc là A
2/ Vừa là A vừa là A
3/ Vấn đề không phải thế, mà là...?

Trong đó, A là ký hiệu tượng trưng của "chính đề", A (đọc là phủ định A) là kí hiệu tượng trưng của "phản đề".

Thấu hiểu và hoá giải song đề (nan đề) đặt ra bằng các thao tác theo khung mẫu toàn đồ khinh trọng:

1/ Hoặc là A hoặc là A
2/ Vừa là A vừa là A
3/ Vấn để không phải là thế, mà là toàn thể (toàn đồ) có phân biệt hoặc/và không phân biệt, có điều chỉnh hoặc/và không điều chỉnh, có thay đổi hoặc/và không thay đổi khinh - trọng.

Thao tác theo lược đồ hình thức hóa sau:
Trong đó:

3. Khả năng thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đê) đặt ra dưới ánh sáng của toàn thể luận khinh - trọng.

Bài viết này sẽ tập trung vào 2 song đề (nan đề) đặt ra, đó là
1/ Triết lý dân gian hoặc/và triết lý bác học (- triết học) và
2/ Triết lý dân gian hoặc/và triết lý khoa học (- triết học khoa học).

Trước hết là về song đề (nan đề): Triết lý dân gian hoặc/và triết lý bác học (= triết học).

Phát biểu song đề (nan đề) đặt ra:
1/ Hoặc là triết lý dân gian hoặc là triết lý bác học
2/ Vừa là triết lý dân gian vừa là triết lý bác học
3/ Vấn đề không phải thế, mà là...?

Thấu hiểu và hoá giải song đề (nan đề) đặt ra:
1/ Hoặc là triết lý dân gian hoặc là triết lý bác học
2/ Vừa là triết lý dân gian vừa là triết lý bác học
3/ Vấn đề không phải thế, mà là toàn thể (toàn đồ) khinh trọng triết lý dân gian hoặc/và triết lý bác học.

Thao tác theo lược đồ sau:

Chú thích:
- TLDG là viết tắt của “ triết lý dân gian”
- TLBH là viết tắt của “ triết lý bác học”.

Sức sống, giá trị của triết lý dân gian theo quan điểm của toàn thể luận khinh - trọng sẽ được duy trì và được phát huy một cách bền vững thông qua nhiều phương thức:
1/ dưới dạng thuần tuý, đối cực với triết lý bác học, như chính đề đối cực với phản đề;
2/ dưới dạng tổng - tích hợp bắt phân dân gian - bác học và
3/ dưới dạng hỗn hợp phân biệt khinh - trọng có mức độ.
Loại hình khung mẫu thứ ba này có 2 khung mẫu phổ biến và phổ dụng,đó là hỗn hợp trọng thể triết lý dân gian và hỗn hợp trọng triết lý bác học. Chính 2 khung mẫu hỗn hợp phân biệt khinh - trọng có mức độ này tạo ra sức sống và giá trị bền vững của triết lý dân gian trong lịch sửtư tưởng tương tác dân gian - bác học.

Lịch sử tư tưởng Việt Nam có rất nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú của mô hình kết hợp dân gian và bác học, chứng tỏ dân gian và bác học không chỉ đôi cực mà cònđôi trọng với nhau và điều quan trọng hơn là không chỉ cạnh tranh mà còn hợp tác với nhau, tạo thành sự thống nhất trong đa dạng văn hoá -văn minh. Tôi dẫn chứng 2 trường hợp điển hình của sự kết hợp dân gian và bác học trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Trường hợp thứ nhất,đó là thơ triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI) và trường hợp thứhai là tư tưởng Hồ Chí Minh (thế kỷ XX). Đây là 2 mô thức tư duy đối trọng với nhau, song đều có đặc trưng chung là thuộc khung mẫu hỗn hợp phân biệt khinh - trọng có mức độ. Thơ triết lý Nguyễn Bỉnh Khiêm là trường hợp bác học hoá dân gian trái lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh là dân gian hoá bác học.
Chỗ đứng của mô thức thơ triết lý Nguyễn Bình Khiêm và của mô thức tư tưởng Hồ Chí Minh trong khung mẫu toàn đồ khinh - trọng triết lý dân gian và triết lý bác học được xác định như sau:
Bảng tham chiếu

TLDGThơ triết lý Nguyễn Bỉnh Khiêm ( bác học hóa dân gian)Tư tưởng Hồ Chí Minh (dân gian hóa bác học)TLBH
1/ Thành ngữ, tục ngữ
- Khôn cho người giái. Dại cho người thương. Chớ dở dở ương ương cho người ta ghét.
Khôn thì người giái. Dại thì người thương;
Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế, chẳng khôn đừng dở chớ ương ương.
- Chẳng khôn chẳng dại, luống ương ương. Biết một khăng khăng chữ đạo thường


- Có thực mới vực được đạo
Nôm na hóa cơ sở lý luận của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước Việt Nam Quan điểm duy vật lịch sử cho rằng suy cho cùng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại.
2/ Ca dao, dân ca
Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng?!
Lưỡi thế gẫm xem mềm tựa lạt. Miệng người toan lại sắc như chông !

Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại thành hòn núi cao
Nôm na hóa cơ sở lý luận của điều lệ hợp tác xã theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa Quan điểm hệ thống biện chứng của chủ nghĩa Mac - Lenin



Song đề ( nan đề) triết lý dân gian hoặc/ và triết lý khoa học ( = triết lý khoa học) sẽ thấu hiểu và hóa giải theo khung mẫu toàn đồkhinh – trọng như sau.

Phát biểu song đề (nan đề) đặt ra:

1/ Hoặc là triết lý dân gian hoặc là triết lý khoa học.
2/Vừa là triết lý dân gian vừa là triết lý khoa học
3/ vấn đề không phải thế, mà là…?

Thấu hiểu và hóa giải song đề ( nan đề) đặt ra
1/ Hoặc là triết lý dân gian hoặc là triết lý khoa học.
2/Vừa là triết lý dân gian vừa là triết lý khoa học
3/ vấn đề không phải thế, mà là: toàn thể ( toàn đồ) khinh – trọng triết lý dân gian hoặc/ triết lý khoa học

Thao tác theo lược đồ sau:
Chú thích:
- TLKH là viết tắt của “ triết lý khoa học”
Nhưvậy là trong tương quan và tương tác với triết lý khoa học ( = triết lý khoa học), triết lý dân gian cũng có nhiều mô thức duy trì và phát huy một cách bền vững:

1/ dưới dạng thuần túy, đối cực với triết lý khoa học, như chính đề đối cực phản đề;
2/ dưới dạng tổng – tích hợp bất phân dân gian – khoa học,
3/ dưới dạng hỗn hợp phân biệt khinh – trọng có mức độ. Loại hình khung mẫu trung gian, hỗn hợp này có hai khung mẫu phổ biến và phổ dụng, đó là hỗn hợp trọng triết lý dân gian và hỗn hợp trong triết lý khoa học. Hai khung mẫu hỗn hợp phân biệt khinh – trọng có mức độ này tạo ra sức sống và giá trị bền vững của triết lý dân gian trong lịch sử tư tưởng tương tác dân gian – khoa học.

Dưới đây là 2 dẫn chứng điển hình của sự hỗn hợp dân gian và khoa học theo 2 mô thức trái ngược nhau. Một dẫn chứng về mô thức khoa học hóa dân gian và một dẫn chứng về dân gian hóa khoa học. Vị trí của 2 mô thức hỗn hợp này trong khung mẫu toàn đồkhinh – trọng triết lý dân gian và triết lý khoa học được xác định nhưsau.
Bảng tham chiếu
TLDGKhoa học hóa dân gianDân gian hóa khoa học TLKH

Thí dụ như Logich học hiện đại
Thí dụ như trong đại chúng hóa và tri thức khoa học

1/ Thành ngữ tục ngữ
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Gieo gió gặt bão
- Ở hiền gặp lành
- Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống

Nôm na hóa nguyên lý nhân – quả; nhân nào quả đó, tác động phản hồi, nhân phải có duyên mới này sinh kết quả Nguyên lý nhân – quả trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Bán anh em xa mua láng giềng gần.
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng, anh em không ngãi thì đừng anh em
2 loại phạm trù A và M, mỗi phạm trù chứa 2 yếu tố trội và kém:
- A: a > b ( như họ hàng > người dưng).
- M : m > n ( như, nhiều > ít)
- có 2 quy tắc lập luận:
- A > M => an > bn (I)
- M > A => bm > an (II)
Suy ra ba câu tục ngữ này thực chất không mâu thuẫn loogich hình thức, vì đã được so sánh với ba phạm trù khác nhau.
Triết lý ở đây là:
( ân nghĩa và khoảng cách) > họ hàng > số lượng ( 1)


2/ Ca dao, dân ca
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Nôm na hóa nguyên lý tính trồi: hệ thống ( chỉnh thể) là cái gì đó lớn hơn so với tổng số các yếu tố , bộ phận hợp thành hệ thống đó (2)
- Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
- Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Có 2 lớp cấu trúc logich:
- Theo hiển ngôn, lập luận trên cơ sở lôgích hình thái, với công thức:
A → B, A├ ◊ B
- Nhưng theo hàm ý thì lập luận dựa trên cơ sở lôgích phi tình thái, với công thức:
A -> B, A├ B tức là theo đúng modus ponens trong logich học hình thức (3)


Nguồn
(1) Nguyễn Đức Dân, 1996: 357, 364.
(2) Tô Duy Hợp, 1996, 2001.
(3) Hoàng Phê, 1984 và Tô Duy Hợp, 2001.
Các ký hiệu tượng trưng được sử dụng:
- A, B là ký hiệu tượng trưng các mệnh đề (nhận định hay phán đoán);
- A → B đọc là nếu A thì B hay A kéo theo B;
- ┐A là phủ định A;
- ◊B = có thể phủ định B;
- A là tất yếu phủ định A;
-├đọc là tất suy lô gích.

Sức sống và giá trị của triết lý dân gian là bền vững trong lịch sử.Triết lý dân gian đã vượt qua được thử thách của các quá trình bác học hoá và khoa học hoá dân gian bằng cách bổ sung thêm vào đó các quá trình đối trọng, tức là dân gian hoá bác học (nôm na hoá bác học) và dân gian hoá khoa học (thông tục hoá khoa học).

Toàn cầu hoá sẽthách thức to lớn hơn đối với triết lý dân gian. Bởi lẽ toàn cầu hoá có nghĩa là tăng cường bác học hoá và khoa học hoá để rút ngắn khoảng cách thông tin và tri thức giữa các nước nghèo, kém phát triển hoặc đang phát triển so với các nước giàu, phát triển cao độ. Trong bối cảnh đó, liệu triết lý dân gian có tiếp tục dân gian hoá bác học và dân gian hoá khoa học như trong lịch sử hay không? Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ... Một thách thức của tương lai...

Nhưng theo quan điểm toàn thể (toàn đồ) khinh - trọng dân gian hoặc/và bác học, dân gian hoặc/và khoa học thì giá trị và sức sống của triết lý dân gian sẽ bền vững trong toàn cầu hóa, chí ít là theo quy luật kế thừa và chuyển biến liên tục của các mô thứcđã thành công trong lịch sử Đó là tiếp tục 2 phương thức chủ yếu: bác học hoá dân gian hoặc/và dân gian hoá bác học, có thể bổ sung thêm các phương thức cân bằng bác học hoá và dân gian hoá và tổng - tích hợp bất phân bác học và dân gian; mặt khác sẽ thúc đẩy 2 phương thức quan trọng: Khoa học hoá dân gian hoặc/và dân gian hoá khoa học, có thể bổsung các Phương thức cân bằng khoa học hoá và dân gian hoá, tổng – tích hợp bất phân khoa học và dân gian.

Nếu triết học và khoa học cổ điển không thấu hiểu giá trị của triết lý dân gian, thậm chí còn có khuynh hướng thống trị là coi thường, khinh miệt triết lý dân gian, coi nó như trình độ thấp của triết lý mà triết học đã vượt bỏ, như trình độthấp của kinh nghiệm mà khoa học đã bỏ qua thì triết học và khoa học phi cổ điển, hậu hiện đại đang khắc phục hạn chế lịch sử quan điểm kỳthị đó, đang dần thấy giá trị của tri thức bản địa - nội dung quan trọng của văn hoá dân gian nói chung, của triết lý dân gian nói riêng.
Chắc chắn là sẽ còn nhiều thách thức có thể còn to lớn hơn so với những thách thức trong lịch sử. Nhưng sức sống và giá trị của triết lý dân gian sẽ bền vững trong tiên trình đẩy mạnh quốc tê hoá và toàn cầu hoá. Cơ sở và lý do sống còn của nó là ở các song đề (nan đề): Kinh nghiệm hoặc/và lý luận, kinh nghiệm thông thường hoặc/và thực nghiệm khoa học, lý luận triết học hoặc/và lý luận khoa học cụ thể Sự thấu hiểu và hoá giải các song đề (nan đề) này sẽ phải theo khung mẫu toàn đồ khinh -trọng. Không có con đường nào khác.
1) Nan đề là chữ viết tắt của "vấn đề nan giải"
Bài viết tham gia hội thảo quốc tế "Toàn cầu hoá: những vấn đề triết học ở Châu Á - Thái Bình Dương" và Viện Triết học tổchức tại Hà Nội, tháng 11 - 2005

Tài liệu tham khảo chính
Anthony Giđdens, 1997. Sociology. Third Edition, Polity Press.
BùiĐình Luận, 1992. Về ranh giới giữa kinh nghiệm và lý luận trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Tạp chí Triết học, số 2/1992.
Bùi Văn Nguyên, 1991. âm vang tục ngợi ca dao trong “Bạch vân quốc ngữ thi tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong sách: Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm. Hội đồng lịch sử Hải Phòng. Viện Văn học (Kỷ yếu Hội nghị khoa học nhân 400 năm ngày mất). Hải Phòng.
Cao Xuân Huy, 1994. Tư tưởng phương Đông - gọi những điểm nhìn tham chiếu. Nguyễn Huệ Chi soạn, chú, giới thiệu.
Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ sưu tầm, tuyển chọn. 1997. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam. Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội.
Edgar Mong, 1996. Một phương thức tư duy mới. Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 2/1996.
Edited hy A lan Bamard, Jonathan Spencer, 1996.
Encyclopedia of Scial and Cultural Anthropology.
Routledge, Lon don & New York.
Edited by Hy. V. Luong, 2003. Postwar Vietnam. Dynamics of a transformmg society. ISEAS, Singapore and Rowaman & Littlefield Publishers, Inc. Lanham. Boulder. New York. Oxford.
Francois Jullien, 2003. Mmh triết phương Đông và triết học phương Tây. Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu. Nxb Đà Năng.
Hà Thúc Minh, 1989. Nam lại đắc điểm của tư duy phong kiến. Tạp chí Triết học. số/1989.
Hồ Chi Mmh. Toàn tập. Tập 7, tr. 572 - 574; Tập 9, tr. 523 - 524; Tập 10, tr. 379 - 381, tr. 543 - 546;
Hồ Sĩ Quý, 1998. Mây suy nghĩ về triết học và triết lý. Tạp chí Triết học, số 3/1998.
Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. 2005. Từ điển Bách khoa Việt Nam. T4. Nxb Từ điển BKVN. Hà Nội.
Hoàng Phê, 1984. Lô gích của ngôn ngữ tự nhiên. Toán tử lôgích tình thái (qua cứ liệu Tiếng Việt). Tạp chí Ngôn ngữ, số4/1984.
Hoàng Thanh Đạm, 2001. Nguyễn Trường Tộ. Thời thế và tư duy cách tân. Nxb Văn nghệ. TP. Hồ Chí Minh.
I. Kant, 2004. Phê phán lý tính thuần tuý. Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Nxb Văn học. Hà Nội.
Inđria Găng đi, 1983. Tư duy ân Độ. Báo Văn nghệ, số 4, 29/1/1983.
John R. Battista, M.D. The holographic Model/ Holistic paradigml mformation Theory and consciousness. Trong sách: The holographic paradigm and other paradoxes. Exploring the leading edge oà science. Edited hy Ken Wibler.
Nguyễn Đức Dân, 1996. Lô gích và tiếng Việt. Nxb Giáo dục. Hà Nội. Chương 15 - Lô gích của những hiện tượng "phi lô gích".phản phương pháp của Phút Feyerabend. Trong sách: Stanley Ro sen. Triết học nhân sinh, 2004. Nxb Lao động. Hà Nội.
Phan Ngọc, 1994. Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới. Nxb Văn hoá Thông tin. Hà Nội.
Robert Au di (The General Editor), 1995 (reprinted 1996).
Cambridge Dictionary of Philosophy. Cambridge University Press. New York.
Samuel Hungtinton, 2003. Sự va chạm của các nền văn minh. Nxb Lao động. Hà Nội.
T. Kuhn, 1970. The Structure of Scientific Revolutions.
Chicago. University of Chicago Press.
Tô Duy Hợp, 1996. Đắc điểm tiếp cân hệ theo trong xã hội học. Tạp chí xã hội học, số 4/1996.
Tô Duy Hợp, 2001. Giá trị của triết lý dân gian. Trong "Viện nghiên cứu văn hoá dân gian - Thông báo văn hoá dân gian". 2001. Nxb ĐHQG Hà Nội.
Tô Duy Hợp, 1990. Lô gích phi cô điên - chuẩn mục lô gích hiện đại và tiên tiên nhất của tư duy. Tạp chí Triết học, số4/1990.
Tô Duy Hợp, 2001. Lý thuyết hệ thống - nguyên lý và vân dụng. Tạp chí Triết học, số 9/2001.
Tô Duy Hợp, 2004. Nan đề và hoá giải nan đề từ hướng tiếp cận toàn thê của I.Kant trên toàn thể luận đương đại. Bài viết tham gia hội thảo quốc tếtại Hà Nội: Triết học cổ điển Đức - Những vấn đề nhận thức luận và đạođức học, 21 - 22/12/2004.
Tô Duy Hợp, 1986. Nguyên tắc quy giản lý thuyết về thực nghiệm - một sai lầm lý luận và phương pháp luận của chủnghĩa thực chứng mới. Trong sách: Triết học tư sản phương Tây hiện nay. Nxb Thông tin lý luận. Hà Nội.
Tô Duy Hợp, 1991. Nguyễn Bình Khiêm và phương pháp tư duy biện chứng. Trong sách: Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hội đồng lịch sử Hải Phòng. Viện văn học (kỷ yếu hội nghị khoa học nhân 400 mất). Hải Phòng.
Tô Duy Hợp, 2004. Tổng - tích hợp lý thuyên một đóng góp quan trọng cho tiên trình phát triển tư duy lý luận. Tạp chí Triết học, số 5/ 2004.
Tô Duy Hợp, 2004. Tông - tích hợp lý thuyên một trào lưu mới của tiên trình phát triển xã hội học. Tạp chí Xã hội học, số 2/ 2004.
Từ điển triết học . Nxb Tiến bộ, Mát - xcơ - va, 1986, tr 206.
Toàn cầu hoá và sự tiêu diệt bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong: Báo Văn nghệ số 14/3-4-2004.
Trần Ngọc Thêm, 1996. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nxb To. Hồ Chí Minh.
Trần Quốc Vượng (chủ biên), 1997. Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
Trần Quốc Vượng, 1990. Đắc điểm cổ truyền của người lao động Việt Nam. Trong sách: Bàn về chiến lược con người. Nxb Sự thật. Hà Nội.
Trần Quốc Vượng, 2005. Môi trường con người và văn hoá. Nxb VH - TT & Viện Văn hoá. Hà Nội.
Trần Văn Giàu, 1993. Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8. Tập 1. Nxb KHXH. Hà Nội.
Trung tâm KHXH & NVQG, 1996. Văn hoá trong phát triển và toàn cầu hoá. Kỷyếu hội thảo tại Hà Nội, Tokyo và Noongkhai. Hà Nội.
UNESCO (11/2001). Tuyên bố toàn cầu về đa dạng với hoá thay thế cho khái niệm "ngoại lệ văn hoá”.

 
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved