Đối mặt với bão tố Bài viết được đăng lúc 3:02:41 PM, 08.09.2011
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 xây dựng đảo Đá Lớn |
Quần đảo Trường Sa được gọi là "quần đảo bão tố”. Hàng năm có khoảng 15-20 cơn lốc, bão đi qua hoặc hình thành tại vùng biển này. Một số đảo được gọi với cái tên khắc nghiệt "lò vôi thế kỷ”. Những người lính công binh xây đảo ăn, ngủ, ngụp lặn trong nắng gió và sóng bão Trường Sa.
Bão tặc dông khùng không lung lay ý chí
Đại tá Hoàng Duy Lập nguyên là Chỉ huy trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83 bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên ông và đồng đội lặn lội chống chọi với nắng gió tại đảo Đá Lớn. Ông Lập dãi bày "Người lính công binh không được phép kêu khó khăn gian khổ, nhưng mà tui nói thật, những ngày sống chết ở đảo Đá Lớn đã tôi luyện chúng tôi thành chiến sĩ kiên cường. Trong tim mình như có một luồng thép vô cùng vững chắc, nếu không như thế thì đã bị nắng Trường Sa thiêu rụi rồi”.
Ông vào đề về sự khắc nghiệt của thời tiết ngày ấy bằng câu chuyện xây loa thành của An Dương Vương thuở trước. Giọng ông kiêu hãnh: "Các chú biết không, truyền thuyết kể rằng vua An Dương Vương muốn xây thành Cổ Loa đánh giặc, nhưng bao nhiêu năm trời ròng rã cứ xây đến đâu thành lại đổ đến đó. Mãi đến khi Thần Kim Quy trao cho nỏ thần thành mới xây xong. Vậy mà ngày nay giữa Trường Sa đầy bão tố, chẳng cần một sức mạnh thần linh nào cả, chỉ có bàn tay khối óc, nghị lực phi thường và tình yêu biển đảo, những người lính công binh hải quân đã xây nên những loa thành vững vàng kiên trung nơi đầu sóng ngọn gió. Đó là thành tích vô cùng vẻ vang của lính hải quân công binh chúng ta”.
Những năm thập niên 1980 của thế kỷ trước, khi ấy các đảo lớn, nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa hoang sơ, chủ yếu là đảo chìm. Khi thủy triều xuống, đảo nhô lên khỏi mặt nước, thủy triều lên đảo chìm sâu dưới biển. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, ban ngày nắng cháy da, đêm phải đắp chăn chống lại sương biển và hơi muối mặn. Để đẩy nhanh tiến độ xây đảo, các chiến sĩ phải chạy đua với thời gian, bất chấp thời tiết nắng mưa, hễ thủy triều xuống là đi vác đá từ tàu vào đảo. Do lâu ngày ngâm trong nước biển mặn, chân, tay của các chiến sĩ lột da bạc thếch, tóc ai cũng cứng và đỏ quạch như rễ tre, da đen nhẻm. Dưới cái nắng 40 độ và gió rát mặt, họ chỉ nhận ra ra nhau bằng hàm răng trắng và ánh mắt. Ngày ấy vác đá không có tấm bảo hộ kê vai như bây giờ nên chỉ sau 3 ngày là vai áo chiến sĩ rách bươm. Anh em gấp đôi bì tải đặt lên vai làm lót vác đá cho đỡ đau. Thức ăn của chiến sĩ ngày ấy chủ yếu là đồ hộp và rau muống phơi khô đem ra từ đất liền. Do không có thực phẩm tươi, nhiều chiến sĩ bị đau bóp bụng và đi kiết lỵ. Nhiều đêm dông bão ầm ầm, anh em ngồi bên nhau kể chuyện quê nhà, cây đàn ghi ta bập bùng, lời bài hát "đời mình là một khúc quân hành” vang lên trong màn đêm lẫn vào sóng nước. Sau những phút giây vui tươi ấy là khoảng lặng. Trong sâu thẳm trái tim, các chiến sĩ hướng về đất liền thương mẹ già ở quê, nhớ hương cà bếp lửa, nhớ bàn tay người bạn gái trước lúc lên đường. Những khó khăn khốc liệt của thời tiết, những cơn khát cháy lòng trong miền nhớ tâm tư không làm vơi đi tình yêu biển đảo, trái lại, càng khó khăn các chiến sĩ càng vững niềm tin, càng quyết tâm xây đảo.
Một buổi chiều tháng 7 năm 1988, sau gần 6 ngày vật lộn với nắng gió, một "loa thành” nữa gần hoàn thành. Bỗng nhiên trời nổi cơn dông, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Nhìn bức tường vừa xây xong chưa kịp ráo vữa bị mưa biển xói mòn, anh em ôm nhau khóc. Mặc dù huy động tất cả áo mưa che chắn, song cơn dông quái ác ấy đã làm cho "loa thành” sạt lở phân nửa. Mưa tạnh, các chiến sĩ lại khẩn trương bắc dàn giáo trộn hồ xếp từng viên đá vào lòng biển.
Nói về chuyện vác đá rách vai, ông Lập chùng xuống xúc động "Vết xước của đá trên vai càng nhiều mình càng thấy yêu Tổ quốc. Đá càng nặng, tình Tổ quốc càng sâu, thương đồng đội càng nhiều. Vác đá trên vai là vác trọng trách của Đảng và nhân dân giao phó”.
Vết tỳ càng nhiều, yêu Tổ quốc càng sâu
Ông Hoàng Kiền nguyên là Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng Công Binh. Trước khi làm Tư lệnh, ông Kiền từng là Chỉ huy trưởng Trung đoàn 83 Công binh thuộc Vùng 3 Hải quân. Với một vị tướng có bề dầy biển đảo, ông chẳng lạ lẫm gì việc xây dựng đảo Trường Sa, nhưng khi nói về những ngày ông cùng đồng đội sống chết ở đảo Đá Lớn thì nước mắt ông tuôn trào. Bởi "Đó là những ngày đầy tự hào và đẹp đẽ nhất trong đời lính. Bây giờ nhớ lại, mình chỉ thấy nuối tiếc là không được cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn”. Ông Kiền chia sẻ.
Ông Kiền vẫn nhớ như in cái đêm kinh hoàng ấy. Đêm ấy 4-4-1990 ông và mọi người vừa chợp mắt sau một ngày vật lộn với nắng gió, bỗng dưng sấm chớp vang trời, dông gió ầm ầm nổi lên. Quá bất ngờ với cơn dông khùng nửa đêm, nhưng ông Kiền khá bình tĩnh chỉ huy các chiến sĩ chủ động chống chọi với sóng gió đang chảy ào ạt vào ngôi nhà mới xây chưa có cửa. Để không bị sóng lôi ra biển, anh em đã chống sóng bằng cách anh em bám vào vai nhau thành một vòng tròn, làm như vậy vừa giữ vững ý chí chiến đấu, vừa bảo đảm an toàn, sóng lùa vào cũng không thể hất được "gọng kìm” tay trong tay của các chiến sĩ. Những cơn sóng như mái nhà dâng lên rồi lại "ném vật” các chiến sĩ xuống nền nhà mới xây, có chiến sĩ đã hét lên thật to lấy thêm can đảm. Giữa sống chết cận kề, anh em dặn dò nhau ai sống thì về quê xin gửi lời nhắn dùm vợ con, thăm hỏi mẹ già và người thân ở đất liền. Nếu phải hi sinh để giữ nhà thì cũng sẵn sàng. Vì xác định như thế nên tất cả mọi người đoàn kết vai kề vai, chân bám chặt vào nền nhà và quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Theo qui luật tự nhiên, sau cơn mưa trời lại sáng, sau bão dông là biển yên bình. Ông Kiền và những chiến sĩ công binh lại bắt tay xây những công trình mới. Những chiếc áo yếm hải quân bạc màu không chỉ vì dãi nắng dầm mưa theo thời gian, mà còn rách sờn vì vết tỳ của đá. Ông Hoàng Kiền đưa cho chúng tôi xem chiếc áo yếm hải quân sờn cũ, vai rách bươm với ánh mắt tự hào "Trên vai chiếc áo này đã cõng hàng nghìn hòn đá. Ngày ấy vác đá trên vai xây dựng đảo đồng nghĩa với vác tình yêu Tổ quốc lên vai mình. Vết xước tỳ của đá làm vai áo rách bao nhiêu, tình yêu của người lính công binh sâu nặng bấy nhiêu”.
Theo Mai Thắng - ĐĐK
Đại tá Hoàng Duy Lập nguyên là Chỉ huy trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83 bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên ông và đồng đội lặn lội chống chọi với nắng gió tại đảo Đá Lớn. Ông Lập dãi bày "Người lính công binh không được phép kêu khó khăn gian khổ, nhưng mà tui nói thật, những ngày sống chết ở đảo Đá Lớn đã tôi luyện chúng tôi thành chiến sĩ kiên cường. Trong tim mình như có một luồng thép vô cùng vững chắc, nếu không như thế thì đã bị nắng Trường Sa thiêu rụi rồi”.
Ông vào đề về sự khắc nghiệt của thời tiết ngày ấy bằng câu chuyện xây loa thành của An Dương Vương thuở trước. Giọng ông kiêu hãnh: "Các chú biết không, truyền thuyết kể rằng vua An Dương Vương muốn xây thành Cổ Loa đánh giặc, nhưng bao nhiêu năm trời ròng rã cứ xây đến đâu thành lại đổ đến đó. Mãi đến khi Thần Kim Quy trao cho nỏ thần thành mới xây xong. Vậy mà ngày nay giữa Trường Sa đầy bão tố, chẳng cần một sức mạnh thần linh nào cả, chỉ có bàn tay khối óc, nghị lực phi thường và tình yêu biển đảo, những người lính công binh hải quân đã xây nên những loa thành vững vàng kiên trung nơi đầu sóng ngọn gió. Đó là thành tích vô cùng vẻ vang của lính hải quân công binh chúng ta”.
Những năm thập niên 1980 của thế kỷ trước, khi ấy các đảo lớn, nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa hoang sơ, chủ yếu là đảo chìm. Khi thủy triều xuống, đảo nhô lên khỏi mặt nước, thủy triều lên đảo chìm sâu dưới biển. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, ban ngày nắng cháy da, đêm phải đắp chăn chống lại sương biển và hơi muối mặn. Để đẩy nhanh tiến độ xây đảo, các chiến sĩ phải chạy đua với thời gian, bất chấp thời tiết nắng mưa, hễ thủy triều xuống là đi vác đá từ tàu vào đảo. Do lâu ngày ngâm trong nước biển mặn, chân, tay của các chiến sĩ lột da bạc thếch, tóc ai cũng cứng và đỏ quạch như rễ tre, da đen nhẻm. Dưới cái nắng 40 độ và gió rát mặt, họ chỉ nhận ra ra nhau bằng hàm răng trắng và ánh mắt. Ngày ấy vác đá không có tấm bảo hộ kê vai như bây giờ nên chỉ sau 3 ngày là vai áo chiến sĩ rách bươm. Anh em gấp đôi bì tải đặt lên vai làm lót vác đá cho đỡ đau. Thức ăn của chiến sĩ ngày ấy chủ yếu là đồ hộp và rau muống phơi khô đem ra từ đất liền. Do không có thực phẩm tươi, nhiều chiến sĩ bị đau bóp bụng và đi kiết lỵ. Nhiều đêm dông bão ầm ầm, anh em ngồi bên nhau kể chuyện quê nhà, cây đàn ghi ta bập bùng, lời bài hát "đời mình là một khúc quân hành” vang lên trong màn đêm lẫn vào sóng nước. Sau những phút giây vui tươi ấy là khoảng lặng. Trong sâu thẳm trái tim, các chiến sĩ hướng về đất liền thương mẹ già ở quê, nhớ hương cà bếp lửa, nhớ bàn tay người bạn gái trước lúc lên đường. Những khó khăn khốc liệt của thời tiết, những cơn khát cháy lòng trong miền nhớ tâm tư không làm vơi đi tình yêu biển đảo, trái lại, càng khó khăn các chiến sĩ càng vững niềm tin, càng quyết tâm xây đảo.
Một buổi chiều tháng 7 năm 1988, sau gần 6 ngày vật lộn với nắng gió, một "loa thành” nữa gần hoàn thành. Bỗng nhiên trời nổi cơn dông, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Nhìn bức tường vừa xây xong chưa kịp ráo vữa bị mưa biển xói mòn, anh em ôm nhau khóc. Mặc dù huy động tất cả áo mưa che chắn, song cơn dông quái ác ấy đã làm cho "loa thành” sạt lở phân nửa. Mưa tạnh, các chiến sĩ lại khẩn trương bắc dàn giáo trộn hồ xếp từng viên đá vào lòng biển.
Nói về chuyện vác đá rách vai, ông Lập chùng xuống xúc động "Vết xước của đá trên vai càng nhiều mình càng thấy yêu Tổ quốc. Đá càng nặng, tình Tổ quốc càng sâu, thương đồng đội càng nhiều. Vác đá trên vai là vác trọng trách của Đảng và nhân dân giao phó”.
Vết tỳ càng nhiều, yêu Tổ quốc càng sâu
Ông Hoàng Kiền nguyên là Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng Công Binh. Trước khi làm Tư lệnh, ông Kiền từng là Chỉ huy trưởng Trung đoàn 83 Công binh thuộc Vùng 3 Hải quân. Với một vị tướng có bề dầy biển đảo, ông chẳng lạ lẫm gì việc xây dựng đảo Trường Sa, nhưng khi nói về những ngày ông cùng đồng đội sống chết ở đảo Đá Lớn thì nước mắt ông tuôn trào. Bởi "Đó là những ngày đầy tự hào và đẹp đẽ nhất trong đời lính. Bây giờ nhớ lại, mình chỉ thấy nuối tiếc là không được cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn”. Ông Kiền chia sẻ.
Ông Kiền vẫn nhớ như in cái đêm kinh hoàng ấy. Đêm ấy 4-4-1990 ông và mọi người vừa chợp mắt sau một ngày vật lộn với nắng gió, bỗng dưng sấm chớp vang trời, dông gió ầm ầm nổi lên. Quá bất ngờ với cơn dông khùng nửa đêm, nhưng ông Kiền khá bình tĩnh chỉ huy các chiến sĩ chủ động chống chọi với sóng gió đang chảy ào ạt vào ngôi nhà mới xây chưa có cửa. Để không bị sóng lôi ra biển, anh em đã chống sóng bằng cách anh em bám vào vai nhau thành một vòng tròn, làm như vậy vừa giữ vững ý chí chiến đấu, vừa bảo đảm an toàn, sóng lùa vào cũng không thể hất được "gọng kìm” tay trong tay của các chiến sĩ. Những cơn sóng như mái nhà dâng lên rồi lại "ném vật” các chiến sĩ xuống nền nhà mới xây, có chiến sĩ đã hét lên thật to lấy thêm can đảm. Giữa sống chết cận kề, anh em dặn dò nhau ai sống thì về quê xin gửi lời nhắn dùm vợ con, thăm hỏi mẹ già và người thân ở đất liền. Nếu phải hi sinh để giữ nhà thì cũng sẵn sàng. Vì xác định như thế nên tất cả mọi người đoàn kết vai kề vai, chân bám chặt vào nền nhà và quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Theo qui luật tự nhiên, sau cơn mưa trời lại sáng, sau bão dông là biển yên bình. Ông Kiền và những chiến sĩ công binh lại bắt tay xây những công trình mới. Những chiếc áo yếm hải quân bạc màu không chỉ vì dãi nắng dầm mưa theo thời gian, mà còn rách sờn vì vết tỳ của đá. Ông Hoàng Kiền đưa cho chúng tôi xem chiếc áo yếm hải quân sờn cũ, vai rách bươm với ánh mắt tự hào "Trên vai chiếc áo này đã cõng hàng nghìn hòn đá. Ngày ấy vác đá trên vai xây dựng đảo đồng nghĩa với vác tình yêu Tổ quốc lên vai mình. Vết xước tỳ của đá làm vai áo rách bao nhiêu, tình yêu của người lính công binh sâu nặng bấy nhiêu”.
Theo Mai Thắng - ĐĐK