Nhận diện 5 'vai chính' ở Biển ĐôngBài viết được đăng lúc 4:10:41 PM, 13.09.2011
Ảnh: Internet |
Tạp chí Foreign Policy In Focus vừa qua đã đăng bài phân tích với nhan đề "Câu hỏi hóc búa về biển Đông" của chuyên gia phân tích người Iran Richard Javad Heydarian.
Theo Heydarian, có 5 “vai chính” liên quan đến biển Đông là: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và sự hiện diện ngày một nhiều hơn của Mỹ tại khu vực này.
Mặc dù đã có những sự phụ thuộc về kinh tế và những mối liên kết thể chế – chính trị đáng kể trong những thập kỷ qua nhưng vấn đề Biển Đông vẫn là một vấn đề nan giải “châm ngòi” cho những căng thẳng giữa nhiều quốc gia và đe dọa sự ổn định toàn khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông cũng là một chất xúc tác cho những phản ứng tích cực hơn ở khu vực, trong đó có những giải pháp ngoại giao dựa trên luật pháp đối với những xung đột đã và đang xảy ra.
Nhìn chung, tầm nhìn chiến lược đang lớn mạnh của Trung Quốc vẫn đóng vai trò trung tâm cho bất cứ viễn cảnh ổn định nào của khu vực. Mỹ nên duy trì sự kiên nhẫn về mặt chiến lược nếu muốn tránh một cuộc đụng độ lớn xung quanh vấn đề cơ bản của khu vực. Xung đột lãnh thổ cũng nên được xem như là một động lực cho một định chế vững chắc đối với các tiêu chuẩn, luật pháp và nguyên tắc của khu vực này.
Các xu hướng lớn
Những xu thế toàn cầu rộng lớn hơn đang hình thành lên những diễn biến địa chính trị khác nhau của khu vực Biển Đông. Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc cùng với những dấu hiệu suy yếu của nước Mỹ đang gây ra những mối quan ngại sâu sắc đối với những quốc gia nhỏ là đồng minh và đang phụ thuộc vào Washington. Việc Trung Quốc “mạnh tay” trong các khoản chi tiêu quân sự, gia tăng các hoạt động đổi mới và nghiên cứu tiên tiến, quyết đoán về lợi ích địa chính trị đang dần làm thay đổi cục diện ngoại giao quốc tế.
Tuy nhiên, sự năng động Mỹ–Trung không còn là vấn đề mới mẻ. Trung Quốc đã từng mở rộng các hoạt động của mình trên toàn khu vực – đỉnh điểm là sự kiện Đảo Vành Khăn (Mischief Reef) năm 1995 – sau khi Washington rút các căn cứ của mình khỏi Phillipines vào kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh... Vì vậy, hành động của Trung Quốc từ lâu đã chứng tỏ sự nhạy cảm của nước này đối với cơ chế cân bằng quyền lực.
Mặc dù đã có những sự phụ thuộc về kinh tế và những mối liên kết thể chế – chính trị đáng kể trong những thập kỷ qua nhưng vấn đề Biển Đông vẫn là một vấn đề nan giải “châm ngòi” cho những căng thẳng giữa nhiều quốc gia và đe dọa sự ổn định toàn khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông cũng là một chất xúc tác cho những phản ứng tích cực hơn ở khu vực, trong đó có những giải pháp ngoại giao dựa trên luật pháp đối với những xung đột đã và đang xảy ra.
Nhìn chung, tầm nhìn chiến lược đang lớn mạnh của Trung Quốc vẫn đóng vai trò trung tâm cho bất cứ viễn cảnh ổn định nào của khu vực. Mỹ nên duy trì sự kiên nhẫn về mặt chiến lược nếu muốn tránh một cuộc đụng độ lớn xung quanh vấn đề cơ bản của khu vực. Xung đột lãnh thổ cũng nên được xem như là một động lực cho một định chế vững chắc đối với các tiêu chuẩn, luật pháp và nguyên tắc của khu vực này.
Các xu hướng lớn
Những xu thế toàn cầu rộng lớn hơn đang hình thành lên những diễn biến địa chính trị khác nhau của khu vực Biển Đông. Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc cùng với những dấu hiệu suy yếu của nước Mỹ đang gây ra những mối quan ngại sâu sắc đối với những quốc gia nhỏ là đồng minh và đang phụ thuộc vào Washington. Việc Trung Quốc “mạnh tay” trong các khoản chi tiêu quân sự, gia tăng các hoạt động đổi mới và nghiên cứu tiên tiến, quyết đoán về lợi ích địa chính trị đang dần làm thay đổi cục diện ngoại giao quốc tế.
Tuy nhiên, sự năng động Mỹ–Trung không còn là vấn đề mới mẻ. Trung Quốc đã từng mở rộng các hoạt động của mình trên toàn khu vực – đỉnh điểm là sự kiện Đảo Vành Khăn (Mischief Reef) năm 1995 – sau khi Washington rút các căn cứ của mình khỏi Phillipines vào kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh... Vì vậy, hành động của Trung Quốc từ lâu đã chứng tỏ sự nhạy cảm của nước này đối với cơ chế cân bằng quyền lực.
Sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông đang ngày càng phản ánh rõ nét học thuyết an ninh tiên tiến và rộng mở hơn. Nhận thức được sự yếu thế hơn trước sức mạnh hải quân của Mỹ, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực nhằm nâng cấp các khả năng tác chiến của lực lượng hải quân của mình. Việc Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) mới đây đưa vào vận hành thử tàu sân bay đã đánh dấu một sự thay đổi mang tính quyết định trong bài toán chiến lược của Trung Quốc. Cùng với đó, Trung Quốc đang làm sâu sắc thêm sự hiện diện của mình trong khu vực bằng cách mở rộng hạm đội tàu ngầm hạt nhân và phát triển khả năng triển khai hạt nhân. Tham vọng thống trị khu vực sẽ không những giúp Trung Quốc có thể kiểm soát một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới mà còn thúc đẩy nước này tiến xa hơn nữa trong mục tiêu trở thành cường quốc chính ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, những vấn đề về kinh tế đang ảnh hưởng không nhỏ đến tham vọng địa chính trị của Trung Quốc tại khu vực, trong đó phải kể đến áp lực duy trì thị phần trong giao thương quốc tế. Chính trữ lượng tài nguyên giàu có của Biển Đông là động lực để Trung Quốc đưa vấn đề tuyên bố chủ quyền khu vực vào chương trình an ninh năng lượng của mình.
Chính trị nội bộ cũng đóng một vai trò quan trọng khi Trung Quốc cân nhắc việc tận dụng khai thác ý thức về chủ nghĩa dân tộc đang lớn mạnh về. Trên hết, những tuyên bố lịch sử của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực dường như đã ăn sâu vào tâm trí của người Trung Hoa.
Phân tích vấn đề
Câu hỏi hóc búa về Biển Đông là một sự giao cắt giữa cách hiểu trên phương diện luật pháp với những quyền lợi chính trị khó hòa giải. Về mặt pháp lý, có sự tách biệt giữa luật pháp của từng nước với luật pháp quốc tế hiện hành. Trong khi các nước như Phillippines đã có nhiều cố gắng trong việc đưa các điều luật của nước mình ngang hàng với những công ước quốc tế, thì Trung Quốc lại nổi tiếng với những bước tiến nhằm đưa những tranh chấp bên ngoài vào trong khung hiến pháp của mình.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) có thể được xem là một khung pháp lý đối với việc giải quyết những vấn đề trong khu vực.
Năm 2002, Trung Quốc và các thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC), trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông một cách hòa bình, đa phương và dựa trên luật pháp, phù hợp với những nguyên tắc khu vực và quốc tế đã được thiết lập. Thỏa thuận Khảo sát Địa chấn biển chung năm 2005 (JMSU) được ký bởi Philippines, Việt Nam và Trung Quốc là một nỗ lực lớn nhằm đưa vấn đề này trở thành một nguồn hợp tác tiềm năng. Tuy nhiên, trong 3 nước trên dường như chỉ có Trung Quốc mới có khả năng duy trì và mở rộng các hoạt động thăm dò trên diện rộng.
Sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực và cân bằng quyền lực
Mặc dù nhiều nhà phân tích có xu hướng chấp nhận cách hiểu riêng rẽ chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á, cả trên bình diện song phương lẫn đa phương, nhưng trên thực tế Trung Quốc đang tiếp cận theo hướng vừa đa phương vừa song phương. Theo đó, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa đa phương như một phần của chiến lược “tấn công hấp dẫn”, nhưng đồng thời tận dụng những mối quan hệ song phương để củng cố lợi ích của mình. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với những mối liên kết chặt chẽ trên bình diện xã hội, chính trị – đặc biệt là với các cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á – Trung Quốc ngày càng biết cách gây tầm ảnh hưởng của mình lên các nước láng giềng.
Hai thập kỷ của cuộc “tấn công hấp dẫn” và sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã giúp Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng của mình trong các nước Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và kinh tế. Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu tài nguyên chủ chốt của nhiều nước trong khu vực, từ Myanmar và Indonesia cho tới Philippines và Malaysia.
Không có gì phải ngạc nhiên khi chuyến thăm gần đây nhất của Tổng thống Phillippines tới Trung Quốc kết thúc bằng các hợp đồng hợp tác kinh tế – thương mại hai chiều trị giá 60 tỷ USD. Những cân nhắc liên quan đến kinh tế như vậy sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc hình thành lên “kiến trúc địa chính trị” của khu vực.
Yếu tố ASEAN
ASEAN hiện nay là một thực thể tương đối phát triển, được thiết lập nhằm tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế và hợp tác an ninh. Tuy nhiên, ASEAN vẫn chỉ là một thể chế “mềm”, tập trung chủ yếu vào xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa hơn là quản lý/giải quyết xung đột. ASEAN cũng không hề đả động đến các vấn đề gây tranh cãi – trong tinh thần không can thiệp – hay không phát triển các cơ chế thực thi cần thiết. Mặc dù đang thiếu sức mạnh cũng như phương thức giải quyết các vấn đề khó, nhưng bản thân Tổ chức cũng bị ảnh hưởng bởi những quan điểm khác nhau trong nội bộ.
Ví dụ như đối với vấn đề biển Đông, các thành viên đều có những ưu tiên khác nhau. ASEAN có thể đã cho thấy được những thành công trong hội nhập kinh tế và thương mại, nhưng chưa có các giải pháp cụ thể trong giải quyết vấn đề an ninh mới. Chính thực tế này đã giúp Trung Quốc thực hiện “bước nhảy ngoại giao” một cách dễ dàng.
ASEAN cần tăng cường những cơ chế thể chế đa phương của mình và đảm bảo rằng Washington đứng ngoài cuộc xung đột nhằm tránh một cuộc đối đầu quyền lực lớn.
Yếu tố Mỹ
Tính chất năng động trong quan hệ Mỹ–Trung sẽ định hình mô hình quản trị toàn cầu của tương lai. Tổng thống Obama sẽ phải xử lý các vấn đề liên quan đến Bắc Kinh một cách hết sức tế nhị, bởi lẽ bất kỳ bước đi sai lầm nào cũng có thể gây sốc cho cộng đồng quốc tế. Washington đã phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc giải quyết một số vấn đề chính như: chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên; khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc… Điều này lý giải tại sao Mỹ không thể nóng vội trong cách tiếp cận đối với hai vấn đề chính của khu vực: quan hệ Trung Quốc–Đài Loan và xung đột Biển Đông. Người Trung Quốc đã xem những vấn đề này như lợi ích cốt lõi, đưa ra cảnh báo đỏ đối với bất cứ sự can thiệp trực tiếp nào từ phía Mỹ.
Washington phải hiểu được những nhu cầu và thách thức của Bắc Kinh, và đưa ra được một chính sách nhiều sắc thái. Về cơ bản, Trung Quốc đang tìm kiếm sự ổn định khi trỗi dậy trong trật tự quốc tế hiện nay. Nếu Washington nắm chắc quân cờ, họ có thể tránh đối đầu với Trung Quốc và đưa Trung Quốc tham gia vào một hệ thống quốc tế ổn định và phát triển mà phản ánh được đúng những thực tiễn địa chính trị mới.
Những bước tiến nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra mối quan ngại thực sự đối với các cường quốc khác. Nhưng thời đại phát triển một cách dễ dàng của Trung Quốc có thể sẽ sớm đi đến cái đích của nó. Trong bài viết vềThế giới hậu Trung Quốc, Ruchir Sharma, một nhà kinh tế thuộc Morgan Stanley, lập luận rằng Trung Quốc, giống như Nhật Bản và các nền kinh tế bùng nổ trước đó, đang bước vào một giai đoạn "trưởng thành kinh tế", giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng sẽ khiêm tốn hơn. Khi trở thành một cường quốc kinh tế trung bình, Trung Quốc có thể sẽ trở nên có trách nhiệm hơn, với mục tiêu chính là ổn định và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, cũng dễ hiểu nếu bắt gặp một sự quyết đoán lớn hơn giữa các nước mới nổi khi họ đề cập đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ ở khu vực.
Câu hỏi hóc búa Biển Đông có thể được giải đáp nếu như các nguyên tắc cơ bản của ASEAN được tăng cường và một mối quan hệ có trách nhiệm và ổn định hơn giữa hai quốc gia mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc, được khuyến khích.
Theo Baodatviet.vn