HÀNH-TRÌNH VÀO HIỆN-TƯỢNG LUẬN
CARTESIAN MEDITATIONS
AN INTRODUCTION TO PHENOMENOLOGY
Cartesianische Meditationen:
Einleitung in die transzendentale Phänomenologie
Bản Việt-Ngữ
GS TS. Nguyễn Quỳnh
Zựa trên bản Anh-Ngữ của Dorion Cairns, 1970
Đây là một trong những luận-đề quan-trọng nhất về Hiện-tượng Luận của Husserl, trình bày bằng Fáp-ngữ (Francais) lần đầu, 1929 tại Paris. Tiếng là Suy-tư trong Tinh-thần Descartes, kì thực là fê-bình tư-tưởng zuy-lí về “cái-tôi-hiện-hữu của Descartes”. Để biết về “người” cái-tôi-tư-zuy của Descartes không đủ. Theo Husserl chúng ta fải biết đến những cái tôi trong Nhân-loại hay một Cộng-đồng Nhân-loại. Tư-tưởng của Husserl là tư-tưởng chỉ đạo cho Heidegger, và cho nhóm Franfurt. Từ i-niệm cái-tôi cộng-đồng, Triết-học đi sâu mãi vào xã-hội học – lí-thuyết đến từ Đức, nhưng fát-triển để thực-hành rất mạnh ở Hoa-kì trong thời Hiện-tại (post-Modernism). Trần Đức Thảo đã đọc rất kĩ tư-tưởng của Husserl qua cuốnLogical Investigations/Logische Untersuchungen. Mặc zù suy-tư siêu-việt, nhưng Husserl có vấn-đề về viết lách rất “lòng-thòng/ Dangling”). Chính ông đã thú-nhận, “Có lẽ tôi không fải là một Triết-ja vì tôi không biết cách ziễn tả tư-tưởng của tôi!”
Bản Việt-ngữ đầu tiên của Nguyễn Quỳnh zo Quantic Universe, USA xuất-bản hạn-chế năm 2007 được nhiều người trong jới Triết-hoc khen là rất rõ ràng. Tuy thế, đối với tôi, đọc Husserl đã khó, zịch tư-tưỏng của Husserl sang Việt-ngữ lại là một thử thách lớn lao. Kì tái bản này, 2011, có nhiều chỉnh-đốn và được thực-hiện bởi Quantic Universe, USA và VCV, ở Sàigòn, VN.
Q
Quantic Universe, USA 2007, 2011
Văn-chương Việt, Saigon, VN 2011
MỘT VÀI THUẬT-NGỮ
HUSSERL ZÙNG TRONG
SUY-TƯ TRONG TINH-THẦN DESCARTES
Những thuật-ngữ sau đây một đôi khi xuất-hiện trong nguyên-tác Fáp, Anh. Zo đó bản Việt-ngữ bắt buộc fải zùng theo. Xin trích ra sau đây để độc-jả zễ tham-khảo.
Apodictic: Clearly demonstrated = Trưng ra rõ rệt
Cogitans: Cái ngã tư-duy
Cogitatum : Tư-tưởng
Cogitative (adj): Tư-duy
Cogitabitis: Có thể nghĩ ra, suy niệm ra. Có thể tưởng tượng ra
Cogitabundus Có suy-nghĩ, có tư-tưởng
Cogitamentun: Một tư-tưởng
Cogitata: Xin xem Cogito
Cogitatus: Nghĩ ngợi, tư-tưởng, hành-động của tư-duy
Cogito: Suy-tư cặn kẽ, nghiền-ngẫm trong trí-tuệ
Cogitata: Suy-niệm (reflection), tư-tưởng, í-tưởng
Cogitatum: (Cogitata), Nghĩ ra, kết-qủa của suy-tư
Cogitatio: Suy-tư về hành-động ở tương-lai, suy-tư về quyết-định (process of thinking toward future action and deliberation)
Cògitàtatus – a – um: Lưu í. Considered, deliverate
Cògitàtè: Cẩn-thận. Carefully, thoughtfully
Cògitatatione depingimes : Tư-zuy, để í, luẫn về, suy-ngĩ về, tư-zuy về. On a particular topic, reflection, meditation. Consideration, reasoning.
Cògitinem: Tư-tưởng, í-niệm. Thought, idea
Cogitationes: Cái tôi đa-diện / í-thức hay nhận thức của bản-ngã (đa-diện)
Ego Sum: Cái tôi hiện-hữu
Eo ipso = Thế là đúng/ đúng thế đấy
Eidetic: Rõ ràng từng chi tiết mà ai cũng thấy. Unusual vividness of details
Epoché: Gạn lọc (phân-tích và gạn lọc kĩ càng)
Identical Cogitum : Tư-tưởng rõ-ràng (có cá tính rõ ràng)
Identical Ego: Cái Tôi có bản-ngã (cụ-thề)
Ipso facto = Đúng như thật
Noetic: Kiến-thức, trí-tuệ (chủ-quan)
Noematic: Kiến-thức phân-tích (khách-quan)
Substantia Gogitans: Bản-ngã thiết-yếu (quan-trọng)
Sum Cogitans: Hiện-hữu có í-thức
EDMUND HUSSERL
SUY-TƯ TRONG TINH-THẦN DESCARTES
HÀNH-TRÌNH VÀO HIỆN-TƯỢNG LUẬN
Bản Việt-Ngữ GS TS Nguyễn Quỳnh
Zựa trên bản Anh-Ngữ của Dorion Cairns, 1970
ZẪN-NHẬP
§ 1.Tư-zuy của Descartes là một mô-hình
cho suy-tưởng triết-học.
Tôi có lí-zo riêng khi cảm thấy vui được bàn về Hiện-tượng Luận ở cấp cao trên mảnh đất đáng kính của nền Khoa-học Fáp này. Triết-ja vĩ-đại nhất của nước Fáp, René Descartes, đã júp cho Hiện-tượng Luận ở cấp cao có những kích-thích mới qua những cách tư--zuy của ông, có ảnh-hưởng trực-tiếp vào sự chuyển-biến của một thứ Hiện-tượng Luận đang được khai-thác để trở thành một thứ triết-học cao và mới. Thế thì ta có thể coi Hiện-tượng Luận ở cấp cao là Fương-fáp Descartes mới, mặc zầu– đúng theo cách fát-triển từ bản-chất của tinh-thần Descartes – ta bắt buộc fải loại bỏ hầu hết nội-zung chỉ-đạo nổi-tiếng của Triết-học Descartes.
Thế thì, tôi chắc qúi vị sẽ thích thú nếu tôi bắt đầu bàn về bản-chất trong cuốn Suy-tư về Triết-học Ban Đầu (Meditationes de prima philosophia), có tầm quan-trọng vĩnh-cửu. Xong rồi tôi sẽ tiếp-tục fân-chất những zòng chuyển biến và những cơ-cấu mới, vốn là những nguyên-zo fát sinh ra fương-fáp và vấn-đề của Hiện-tượng Luận ở cấp cao hơn.
Bất cứ ai mới vào ngành Triết-học cũng biết tư-tưởng độc-đáo trong luận-cương Suy-tư. Chúng ta hãy xét qua tư-tưởng chỉ-đạo ấy. Mục-đích của cuốn Suy-tư nhằm cải-cách Triết-học để nó trở thành một Khoa-học có nền-tảng vững vàng. Descartes ám-chỉ tới một sự cải-tổ có liên-hệ jữa các ngành Khoa-học, bởi vì theo ông các ngành Khoa-học tự chúng chỉ là những bộ môn chưa hoàn-bị của một thứ Khoa-học có tinh-thần bao quát, và đây mới chính là Triết-học. Chỉ khi đã nằm trong hợp-thể có hệ-thống của Triết-học thì các ngành Khoa-học kia mới đúng là Khoa-học. Các ngành Khoa-học ấy đã fát-triển trong lịch-sử, nhưng ở một fương-ziện khác chúng thiếu tính uyên-nguyên là tính thực fải có trong căn-cơ tối-thượng zựa trên nền-tảng của những điều sâu-thẳm tuyệt-đối. Sau cái sâu-thẳm tuyệt-đối ấy không ai còn trở lại bàn-cãi làm jì. Cho nên mới có nhu-cầu cấp-bách để xây zựng lại tính uyên-nguyên cho đúng nghĩa Triết-học như là một hợp-thể của Khoa-học có tinh-thần bao quát, ngay trong hợp-thể của nền-tảng lí-trí tuyệt-đối. Với Descartes sự đòi hỏi này đưaTriết-học đến chính chủ-thể, zựa trên hai bình-ziện quan- trọng.
Bình-ziện thứ nhất, bất cứ ai thực-tâm muốn trở thành Triết-ja thì it nhất “một lần trong đời” trở về ẩn náu với chính mình. Rồi từ trong chính mình, người đó cố gắng gạt bỏ những học-thuật đã tin tưởng để xây-zựng học-thuật mới. Triết-học – hay minh-triết – là vấn đề hoàn-toàn riêng tư của con người thích Triết. Thứ Triết ấy fải là minh-triết của người ấy. Thứ minh-triết ấy zo chính người đó thủ-đắc có khuynh-hướng trở thành hoàn-vũ. Đó là thứ kiến-thức mà người đó có thể trả lời được ngay từ lúc ban đầu, rồi từng bước một, zựa vào hiểu biết tuyệt-đối của người đó. Nếu tôi quyết-định sống với kiến-thức này như là mục-đích của tôi – thứ quyết-định júp tôi fát-triển Triết-học – thì tôi sẽ chọn cuộc đời nghèo, zù kiến-thức [của tôi]cũng chẳng có jì. Khởi đầu là thế, hiển nhiên một trong những chuyện tôi fải làm là ngĩ sao cho ra fương-fáp tiếp-tục tiến lên, và hứa hẹn đạt được sự hiểu-biết chính-thống. Như đã bàn ở trên, luận-cương Suy-tư của Descartes không chỉ là chuyện riêng của Triết-gia Descartes, cũng không phải là một hình-thức văn-chương hấp-zẫn zùng để trình-bày nền-tảng Triết-học của ông, mà thực ra luận-cương Suy-Tư ấy trình bày một khuôn-mẫu cho bất kì jai-đoạn khởi đầu về tư-zuy cần-thiết của một Triết-ja, tức là chỉ nhờ tư-zuy ấy Triết-học mới fát-triển độc-đáo.
Bình-ziện thứ hai, khi chúng ta quay về với nội-zung của luận-cương Suy-tư, chúng ta ngạc-nhiên khi thấy con người ngày nay, chính chúng ta thu mình vào cái-tôi (ego) Triết-lí, và ở một ngĩa trầm-trọng hơn: cái tôi là đề-tài cho luận-cương Suy-tư thuần-túy của Descartes. Con người tư-zuy (Descartes) ziễn tả cái tôi co rút lại bằng một fương-fáp hồ-nghi độc-đáo và nổi-tiếng. Với bước đi đếu đặn và có cỗi-nguồn để nhắm vào hiểu-biết chắc-chắn, Descartes không để cho mình chấp-nhận bất cứ cái jì hiện-hữu, trừ fi cái ấy thật là cụ-thể không còn hồ ngi được nữa. Cho nên, trong cuộc sống tư-tưởng và kinh-ngiệm tự-nhiên, Descartes luôn luôn zùng cách fê-bình fương-fáp zựa vào lẽ có thể hồ-ngi; đồng thời, ông tìm ra tất cả những jì có chứng cớ hiển-nhiên để loại bỏ những jì đáng ngi. Khi fương-fáp này được áp-zụng thì cái gọi là chắc-chắn của kinh-ngiệm cảm-quan trong lẽ sống tự-nhiên ở đời sẽ không có khả-năng đứng vững trước fê-bình; và như thế bản-thể của thế-jan không thể nào được chấp-nhận ở jai-đoạn ban-đầu này. Descartes chỉ jữ mình, qua bản-ngã thuần-túy của tư-zuy, là con người hết hồ-ngi tuyệt-đối, là cái fải có, ngay cả thế-jan không có mặt [Wittgenstein, Tractatus]. Truy cứu kĩ như thế, nên bản-ngãmới có tinh-thần zuy-ngã khi làm Triết-học. Rõ ràng Descartes có cách tìm ra, ngay trong chính nội-tại của ông, một ngoại- vi Khách-quan (Objective) có thể ngiệm ra được. Fương--fáp thảo-luận của ông là: Thoạt tiên là sự hiện-hữu và có thật của Thượng-Đế đã được ngiệm-ra từ đó, Bản-ngã Khách-quan, gọi là Thiên-nhiên Cụ-thể, tức là nhị-nguyên tính của những chất vô-biên – tóm lại, là không-jan Khách-quan của Siêu-hình học vàKhoa-học cụ-thể, và đồng-thời chính chúng cũng là định-luật. Mọi kết-luận khác nhau ziễn ra theo lẽ tất-iếu, và tuân-theo những nguyên-tắc chỉ-đạo vốn tự-nhiên, hay “bẩm-sinh”, trong cái ngã thuần-túy.
§ 2. Tính cấp-thiết về một bước đầu hoàn-toàn mới lạ của Triết-học.
Thế là hết chuyện Descartes. Và bây jờ chúng ta đặt câu hỏi là có cần tìm cho ra một í-ngĩa vĩnh-cửu nằm trong tư-tưởng ấy [Cogito ergo sum] hay một nội-zung sáng-sủa ở trong tư-tưởng ấy không? Tư-tưởng ấy có còn không và chúng có mang được sức sống vào thời-đại của chúng ta không?
Hồ ngi được nêu lên vì các ngành Khoa-học cụ-thể kiểm-chứng nền-tảng zuy-lí tuyệt-đối bằng những fương-fáp suy-niệm, mà Khoa-học lại ít để í tới suy-tư. Thật thế, Khoa-học cụ-thể, sau ba thế-kỉ fát-triển huy-hoàng, bây giờ đang cảm thấy gặp trở ngại vì những cái mờ tối trong nền-tảng Khoa-học, trong những quan-niệm và fương-fáp rất căn bản của Khoa-học. Song le, khi Khoa-học cố gắng đổi-mới nền-tảng, Khoa-học lại không ngĩ cách trở về ngiên-cứu lại những cách suy-tư của Descartes. Nói một cách khác, ta fải mang hết khả-năng để nhận-định rằng, trong Triết-học, những bài Suy-tư về Triết-học Ban-đầu là tác-fẫm của thời đại trong một ngĩa [vô-cùng] độc-đáo, và rõ ràng những suy-tư ấy là cái tôi tư-zuy thuần-túy (ego cogito). Đúng thế, Descartes đã khai-sinh ra một thứ Triết-học hoàn-toàn mới, thay đổi cách nhìn Triết-học toàn vẹn, Triết-học đi về một ngã quan-trọng: từ Thuyết Khách-Thể ngây thơ tiến về Chủ-Thể cao hơn. Chủ-thể này đúng là những cố-gắng mới lạ nhưng vẫn không đầy-đủ, zường như đang hướng-về một cái thể tối-hậu, trong đó í-ngĩa đích-thực của triết-học và chuyển-thể sẽ có thể mở ra. Câu hỏi: có fải đối với chúng ta khuynh-hướng liên-tục này ám-chỉ một í-ngĩa quan-trọng vĩnh-cửu, tức là chính đó là việc làm của lịch-sử, có trách-nhiệm lớn lao mà mọi người trong chúng ta fải đóng-góp hay không?
Sự tan rã của Triết-học ngày nay, với hoạt-động đáng lo-ngại của nó khiến chúng ta fải băn-khoăn. Khi chúng ta cố-gắng nhìn Triết-học tây-fương như là một Khoa-học độc-lập, thì rõ ràng nó suy-thoái từ jữa thế-kỉ mười chín. Tính đồng-nhất ưu-việt mà Triết-học đã có từ những thời-đại trước, như mục-đích, vấn-đề và fương-fáp đều mất hết. Rồi bắt đầu với thời-đại mới đức tin của tôn-jáo ngày càng trở nên xa lạ như một qui-ước vô-hồn, con người trí-thức được thức-tỉnh bằng một niềm tin mới, niềm-tin vĩ-đại của họ nằm trong một thứ Triết-học và Khoa-học có tính độc-lập [tách xa nhau]. Toàn thể văn-hóa của nhân-loại được hướng-zẫn và jáo-hóa bởi những cái nhìn Khoa-học đổi mới như thế, gọi là cái nhìn mới và độc-lâp[không liên-hệ với nhau].
Nhưng trong lúc ấy niềm tin kia cũng đã bắt đầu suy-nhược. Không fải là không có lí-zo. Thay vì fải là một thứ Triết-học sống-động và chặt chẽ, chúng ta lại có một thứ văn-chương mang tính triết fát-triển bừa bãi và rời rạc (sau này Husserl chỉnh lại là: ‘thực ra chúng ta có một thứ văn-chương, nhưng không fải là thứ văn-chương có tính Triết-học và Khoa-học đứng đắn.’) Thay vì có những thảo-luận ngiêm-túc giữa các trường-fái khác nhau, chúng ta thấy toàn là xung-đột jửa các thuyết đó. Chúng ta không thấy sự gần gũi, tính chung của những niềm-tin, và một đức-tin trì-cửu của một thứ Triết-học đích thực. Chúng ta thấy những cách trình-bày và fê-bình jả zối, một cái vỏ bề ngoài như Triết-lí ngiêm túc [cốt để] fục-vụcho nhau [mà thôi]. Có lẽ điều này chứng-minh một lối ngiên-cứu hỗ-tương có í-thức và trách-nhiệm, trong tinh-thần được coi là cộng-tác chặt chẽ với mục-đích gặt-hái được những kết-qủa já-trị về mặt Khách-quan. Nhưng thật ra câu “Những kết-qủa có já-trị Khách-quan” chẳng có ngĩa jì cả mà chỉ là những kết-qủa vuốt ve của một thứ fê-bình cho lợi ích chung. Nói cho cùng làm sao có thể có một khoa ngiên-cứu đích-thực và một sự cộng-tác đích-thực khi chúng ta có qúa nhiều Triết-ja và nhiều Triết học? Chắc chắn chúng ta vẫn còn nhiều hội-thảo Triết-học. Các triết-ja gặp nhau, nhưng bất hạnh là, các Triết-thuyết không gặp nhau. Nhửng Triết-thuyết ấy thiếu tính đồng-nhất của một không-jan trí-tuệ để cho chúng có mặt và làm việc với nhau. Có thể có hoàn-cảnh khá và khác hơn chonhững trường-fái khác nhau. Tuy nhiên, vì sự hiện-hữu cô-lập của những trường-fái ấy, chúng ta thấy rõ yếu-tính Triết-học hiện-thời như đã kể ở trên.
Trong cái hiện-tại không vui này, có fải hoàn cảnh của chúng ta cũng jống như hoàn-cảnh mà Descartes gặp fải trong thời tuổi trẻ của ông không? Nếu jống nhau như thế, thì đây có fải là đúng lúc để chúng ta xét lại cỗi nguồn Triết-học Descartes. Nền tảng căn bản cho Triết-nhân mới bước vào ngành là: ta theo cuộc cách-mạng Descartes [như một] nguồn tài-liệuTriết-học bao la bao gồm những truyền-thống vĩ-đại, với những bước mở đầu mới mẻ, ngiêm-túc độc-đáo, với hoạt-động sáng-tạo độc-đáo (để gây ảnh-hưởng chứ không fải có tính jáo-khoa), và cũng là bắt đầu với nhữngsuy-tư về Triết-học ban đầu hòan-toàn mới mẻ. Có fải thế không? Có thể là nỗi buồn về hoàn-cảnh Triết-học của chúng ta không thể nào truy-tầm trở lại với động-cơ thúc-đẩy lớn lao từ luận-cương Suy-tư của Descartesvì nó đã mất sức-sống uyên-nguyên – tức là tinh-thần độc-sáng và trách-nhiệm của Triết-học không còn nữa chăng? Đòi hỏi của Triết-học là nhằm đến tự-zo tối-hậu thoát khỏi thiên-kiến, có tinh-thần độc-lập thực-sự theo những kết-qủa mà Triết-học đã khám-fá và tạo ra. Tự-zo của Triết-học làtrách-nhiệm của Triết-hoc. Fải chăng đòi-hỏi như vậy là thái quá? Fải chăng đòi-hỏi ấy là một fần trong í-ngĩa của Triết-học chân chính? Gần đây, khát-khao về một nền Triết-học sinh-động đã đưa tới nhiều nỗ-lực có tính fục-hồi [fục-hưng, làm sống lại]. Phải chăng chỉ có nỗ-lực fục-hồi có hiệu-qủa mới là nỗ-lực làm sống zậy huyết-mạch của những Suy-tưDescartes? Tức là không zùng nội-zung của Suy-tư mà zùng sức mạnh lớn hơn của Suy-tư, để đổi-mới căn-bản của tinh-thần Suy-tư. Căn-bản trách-nhiệm, trên hết, fải có nền-tảng vững và đúng, bằng cách làm cho nó khởi sắc đến tột-đỉnh, có thế mới khám-fá ra lần đầu í-ngĩa rất đúng của sự tìm-hiểu về [fân-tích cùng kì-lí] bản-ngã, rồi mới vượt ra khỏi cái jì zù còn non-nớt (ngây thơ) của Triết-học trước đây. Có fải thế không?
Zẫu sao chăng nữa, câu hỏi cho thấy một trong nhiều lối tiến về hiện-tượng luận ở cấp cao.
Jờ đây, với cách suy-tư này chúng ta quyết chí đi với nhau, đi theo hướng có vẻ Descartes, tức là [chúng ta] những Triết-ja mới vào ngành có tinh thần sáng-tạo, cố thực-hiện những suy-tư với tất cả thận-trọng trong tinh-thần fê-fán đúng đắn nhất – ngay cả nếu cần fải bao quát nữa - sẵn-sàng biến-đổi tư-zuy xưa cũ của Descartes. Những khuynh-hướng ra ngoài chân-lí nhưng cám zỗ mà Descates và một số Triết-ja gẩn đây zẫm fải,cần được fân-tích rõ-ràng và cần fải tránh khi chúng ta theo-đuổi jấc-mộng của chúng ta.
SUY-TƯ MỘT
ĐƯỜNG VỀ CÁI-NGÃ CAO HƠN
§ 3. Cuộc cách-mạng tinh-thần Descartes và í tưởng tối-hậu
hướng-zẫn nền-tảng vửng-chắc của Khoa-học.
Thế thì chúng ta lại fải bắt đầu, mỗi người trong chúng ta, ngay trong chúng ta, với quyết-định như những Triết-ja bắt đầu đi từ cỗi rễ: việc đầu tiên chúng ta fải làm là loại bỏ tất cả những niềm tin chúng ta chấp-nhận từ trước đến jờ, ngay cả các lĩnh-vực Khoa-học của chúng ta. Trước hết, chúng ta hãy coi tư-tưởng Khoa-học của Descartes như là fương-fáp chỉ-đạo cho cách suy-niệm của chúng ta. Rồi tư-tưởng ấy sẽ được hoàn-thành, có cơ-sở chính-thống, và quan-trọng nhất là một thứ Khoa-học vững-vàng.
Nhưng bây jờ chúng ta không còn muốn thấy bất kì thứ Khoa-học nào đã được kể là Khoa-học chân-chính nhất đã có trong lịch-sử (tức là chúng ta không chấp nhận bất cứ thứ Khoa-học nào). Thế còn cái tính xác-thực của chính quan-niệm, ngĩa là quan-niệm về một thứ Khoa-học sẽ được thiết-lập có căn-cơ vững-vàng tuyệt-đối thì sao? Có fải quan-niệm ấy là í-tưởng hợp lí tối hậu, và là mục-đích thiết-thực để thực-hành không? Không, chớ vội cho là như thế, cũng đừng bàn đến những qui-tắc đã có sẵn để thử ngiệm những jì còn trong jả-thiết – hay là zo may mắn nên cả hệ-thống jáo-điều cho fép một lối làm thích-hợp với Khoa-học đích-thực được miêu-tả như thế. Thế có ngĩa là trước hết ta jả-thiết có một mô-hình toàn vẹn về luận-lí zùng làm lí-thuyết Khoa-học; trong khi ấy, luận-lí khi lật-đổ Khoa-học cũng nằm trong những Khoa-học đã bị fế-bỏ. Chính Descartes jả-thiết ra một lí-tưởng của Khoa-học, một thứ lí-tưởng được chỉnh-đốn bởi hình-học và khoa Toán-học tự-nhiên. Là một lối-nhìn có tính định-mệnh, lí-tưởng này đánh já-trị các ngành Triết-học trong bao thế-kỉ, đồng thời cũng ngấm-ngầm đánh já-trị Suy-tư của Descartes. Hiển nhiên, đối với Descartes, lí-tưởng ấy có tính minh-chứng hiển-nhiên ngay từ lúc ban đầu, ngĩa là một nền Khoa-học đầy-đủ í-ngĩa fải có cái hệ-thống suy-ngiệm làm nền-tảng cho mọi cơ-cấu, theo qui-luật hình-học, ordine geometrico, zựa trên nền-tảng hệ-luận giúp cho suy-ziễn của ta đượcvững-vàng. Đối với ông, một vai trò như vai trò của những hệ-luận trong hình-học mới được áp-dụng vào Khoa-học với đầy đủ í-ngĩa của hệ-luận để júp chúng ta biết chắc-chắn về cái ngã của chúng ta, kể cả cái ngã tự-nhiên (bẩm-sinh). Chỉ có nền-tảng hệ-luận này vốn sâu hơn nền-tảng hình-học mới là jáo-án tối-thượng.
Nhưng không hệ-luận nào kể trên có thể xác-định tư-zuy của chúng ta. Là những Triết-ja mới bước vào ngề chúng ta không chấp-nhận bất cứ lí-tưởng chỉ-đạo nào của Khoa-học. Chỉ khi nào chúng ta sáng-tạo ra một lí-tưởng mới cho chúng ta, khi đó chúng ta mới có thể có một lí-tưởng mà thôi.
Chúng ta không ám chỉ rằng chúng ta từ bỏ mục-đích chung về nền-tảngKhoa-học tuyệt-đối. Thực ra, mục-đích ấy sẽ còn tiếp-tục kích-thích zòng suy-tưởng của chúng ta, cũng như nó đã kích-thích zòng suy-tư của Descartes; rồi zần zần, mục đích ấy trở thành cụ-thể trong tư-zuy của chúng ta. Có một điều là chúng ta fải thận-trọng làm thế nào để cho mục-đích của chúng ta có một jáo-trình Khoa-học thật vững vàng. Thoạt tiên, chúng ta đừng đặt tiền ja-thiết ngay cả về cái lẽ có thể có của nó. Vậy thì làm sao chúng ta tìm ra được tính hợp-lí để biến nó trở thành mục-đích của chúng ta? Làm sao chúng ta biến mục-đích của chúng ta thành chắc-chắn và hoàn-hảo, và có thể ứng-zụng được? Rồi làm sao chúng ta fân-tích cái jì có thể, mà ban đầu chúng ta chỉ có khái-niệm chung, để vạch ra fương-fáp quyết-định cho một thứ Triết-học đích-thực, một thứ Triết-học độc-đáo trước hết và có cơ-bản nhất?
Tự nhiên, chúng ta có khái-niệm chung về Khoa-học khởi từ những nềnKhoa-học có chứng cớ hiển-nhiên. Nếu những Khoa-học ấy đến với chúng ta, thì trước tiên thái độ fê-fán thiết-iếu của chúng ta sẽ là những khoa-học ấy vẫn còn nằm trong ja-thiết. Thứ đến theo những jì chúng ta đã biết, í-niệm cuối cùng tổng-quát của những Khoa-học ấy hiện ra. Tuy nhiên,theo cách nhìn trên, những Khoa-học ấy cũng chỉ là một jả-thiết mà thôi. Thế là, chúng ta vẫn chưa biết í-niệm đó có khả-năng trở thành một í-niệm đich-thực. Song le, tuy trong hoàn-cảnh và trạng-thái chung vẫn còn lỏng-lẻo; chúng ta vẫn còn cái í của Triết-học: đó là cái chúng ta vẫn không biết vì sao cái í đó trở thành sự-thực. Vì chúng ta zùng í-niệm chung của Khoa-học, cho nên, một jả-thiết ban đầu zù còn đại-lược, vẫn cho fép chúng ta xây-zựng nền-tảng suy-tư của chúng ta. Chúng ta cần xét xem làm sao í-niệm ấy có thể là một sự-kiện rõ-ràng? Thoạt tiên, chúng ta nên xét kĩ và tự hỏi xem hoàn cảnh nào đó có thể júp chúng ta nếu việc làm của chúng ta không độc-đáo và còn trống rỗng? Thôi thì chúng ta cứ tiếp tục đi với lòng kiên-nhẫn.
§ 4. Khám-fá ra í-ngĩa tối-hậu của Khoa-học
bằng cách đi sâu vào Khoa-học như là một hiện-tượng có-thực (noema).
Hiển nhiên, một trong những việc đầu tiên chúng ta fải làm bây jờ là fân-biệt ngay từ lúc đầu, í-niệm chỉ-đạo còn bồng-bềnh, khái-quát và mơ-hồ trước mặt chúng ta. Theo lẽ tự-nhiên, í-niệm chân-thực của Khoa-học [noema] không zo vận-hành trừu-tượng zựa trên so-sánh các Khoa-học thiên về zẫn-chứng (de facto sciences), ví-dụ cơ-cấu lí-thuyết có zẫn-chứng khách-quan (Objectively) mà thường được coi là Khoa-học. Í-ngĩa suy-niệm uyên-áo của chúng ta ngụ-í rằng trong các ngành khoa-học, một đằng là Khoa-học với những minh-chứng văn-hóa có tính khách-quan, và một đằng là Khoa-học được hiểu “trong í- ngĩa đúng và chân-thực” không cần fải như nhau. Cho nên, cái thứ nhất thuộc về những zữ-kiện văn-hóa, đòi hỏi fát-biểu và cần fải được thiết-lập [rõ ràng]. Trong khi ấy, Khoa-học là một í-niệm chân-thực [noema] – vẫn còn nằm iên chưa được khám fá. Đây mới đúng là vấn-đề quan-trọng.
Làm sao khám-fá và hiểu được í-tưởng này? Ngay cả chúng ta không đứng ở bất kì vị-trí nào thiên về já-trị của những Khoa-học có viện-chứng (Khoa-học trưng ra gía-trị) – (ví-zụ bàn về tính chân-thực trong lí-thuyết của những Khoa-học ấy, trong ngĩa bổ-túc cho nhau, và bàn về fương-fáp lập-thuyết), thì vẫn không có jì ngăn chúng ta “đi sâu vào” nỗ-lực Khoa-học, để thấy rõ sự -thực chính là mục-đích của Khoa-học. Nếu chúng ta cứ tiếp-tục trầm mình vào trong í-chỉ độc-đáo của đam-mê Khoa-học, hay vào những thành-fần thiết-iếu của í-niệm tối-hậu chung, thì Khoa-học chân-thực hiện ra rõ ràng với chúng ta, zù cho ở lúc khởi đầu sự fân-tích của chúng ta vẫn còn hời-hợt.
Trước hết, đây là vấn đề làm sáng tỏ i-niệm về việc làm “hợp-lẽ” ban đầu và “fê-fán” theo đúng tinh-thần của nó, cùng với sự fân-biệt rõ những cách fê-fán trực-tiếp và ján-tiếp: fê-fán ján-tiếp liên-hệ tới những fê-fán khác. Ngĩa là những fê-fán ấy “jả-thiết” tin vào những fê-fán khác khi đặt niềm tin vào chính-chúng – tức là tin vào những jì đã được chúng ta tin. Đồng thời, có sự rõ-ràng của fán-xét đúng nguyên-tắc, và của việc làm rõ-ràng, trong đó “cái đúng” và “cái thật” của fán-xét được trình bày rõ rệt. Nếu có sự thất-bại, thì cái không đúng của fán-xét cũng fải được trình bày rõ rệt. Nếu là fán-xét ján-tiếp, thì ta cũng fải thấy ngay đó là ján-tiếp. Nếu so-sánh với fán-xét trực-tiếp khi đã chắc-chắn, cũng fải thật rõ ràng là fán-xét trực-tiếp. Đối với những jì đã được trình-bày rõ ràng, ta có thể “trở lại” lúc nào cũng được. Trở lại để trình-bày sự-thật, như một thu-hoạch vĩnh-cửu của mình. Đó mới đúng là kiến-thức.
Nếu cứ theo lối này để ziễn-jải í-ngĩa căn-bản kiến-thức, chúng ta sẽ tiến tới i-niệm về minh-chứng. Trên nền-tảng chính-thống, mọi fán-quyết “đúng” và “hợp lẽ”chính là nền-tảng có những sự-kiện đã được biểu-quyết [Urteilsverhalt]. Nói đúng ra: fán-quyết chính là í-ngĩa, còn luật chỉ là jả-thiết rằng cái này hay cái kia hiện-hữu và có kết-qủa vững-vàng. Như vậy, fán-quyết chỉ là jả-thiết và vẫn còn là cái fức-tạp của vấn-đề. Nhưng đôi khi vẫn còn một vài í-ngĩa lợp lí có chứng cớ ngay trong fán-quyết. Ta gọi chứng cớ đó là minh-chứng (evidence). Trong sự fức-tạp của vấn-đề hay sự-kiện [Sachverhalt], chúng ta thấy zù í-ngĩa của sự-kiện còn ở xa, nhưng cũng lại gần và trở thành vấn-đề hiện-tại để cho người fán-quyết nắm vững được vấn-đề. Khi fán-quyết nằm trong jả-thiết đã trở thành những vấn-đềfức-tạp của zữ-kiện, fán-quết trở thàng minh-chứng zo sự thay đổi í-thức.Khi sự thay đổi này rõ ràng và hiển-nhiên thỏa-mãn mọi ám-chỉ, ta có một tổng-hợp gồm í-chỉ ngẫu nhiên và những jì tự nó sẵn có cho nên ta bảo kết qủa ấy rõ ràng và đúng với zữ-kiện trước đây còn nằm xa lắc xa lơ.
Như thế, các cơ-cấu căn-bản của í-niệm bao gồm cả chuyện làm Khoa-học sẻ hiện-ra ngay. Ví zụ, chủ í của nhà Khoa-học không fải chỉ fán-đoán, nhưng làm cho fán-đoán của mình có căn-cơ. Nói cho đúng: Nhà Khoa-học không muốn fán-đoán của mình được chấp-nhận bởi chính mình hay bởi người khác như là “kiến-thức Khoa-học”, trừ fi người ấy đã thiết-lập kiến-thức ấy một cách hoàn hảo và người ấy cũng có thể chứng-minh kiến-thức đó một cách toàn-vẹn ở bất kì lúc nào với một fương-fáp trình bày thoải mái bằng cách quay trở lại xem cách thiêt-lập kiến-thức ra sao. Minh-chứng (de facto) có thể không vuợt qúa thành-qủa; khi thành-qủa có mục-tiêu lí-tưởng. [Tức là nếu kết-qủa đòi hỏi li-tưởng, thì minh-chứng khó lòng thỏa-mãn].
Thêm một điều nữa cần fải nêu ra là ta fải chứng-minh những jì ta đã nói. Chúng ta fải fân biệt fán-đoán trong í-ngĩa bao quát nhất (cái jì được coi là đương-nhiên) và minh-chứng trong í-ngĩa rộng lớn nhất (pre-predicative judgment) tức là minh-chứng trước khi được khẳng-định rõ ràng. Xác-định (predicative) cũng bao gồm minh-chứng trước khi được xác-định. Cái jìnằm trong jả thiết hiển-nhiên đều có tính xác-định; cho nên Khoa-học luôn luôn muốn fán xét thật rõ ràng và coi fán-xét ấy như sự thật không bao jờ thay đổi, vì jả-thiết ấy đã rõ ràng và cụ thể. Nhưng ziễn-tả như thế có cái hay và cũng còn có cái zở rõ bởi vì rõ ràng là nó vẫn còn là jả thiết hay chỉ được xem như hiển-nhiên. Cho nên, Khoa-học luôn luôn muốn fán xét một cách rõ ràng và jữ cho fán-xét cũng như sự thật không bao jờ thay đổi, khi fán-đoán là sự thật rõ ràng và cụ thể. Cuối cùng, minh-chứng cũng là cáchxác định một í-niệm đúng trong Khoa-học, để cho mọi í-niệm fức-tạp đượcxác-định thật rõ ràng và cụ thể.
§ 5. Chứng-cớ hiển-nhiên và í-niệm về một khoa-học chân-thực.
Trong lúc tiếp-tục suy-niệm thế này, chúng ta, những Triết-gia mới vào ngành Triết chấp nhận í-niệm suy-tư Khoa-học của Descartes (một thứ Khoa-học toàn-vẹn nhất) là suy-tư được thành lập trên cơ-sở vững vàng vàcó kiểm-chứng vững-vàng tuyệt đối. Suy-tư ấy không jì hơn là í-niệm chỉ đạo cho tất cả Khoa-học có nỗ-lực tiến về hoàn-vũ – trong bất cứ hoàn cảnh nào miễn là fải có tính cụ-thể hiễn-nhiên của í-niệm.
Minh-chứng, trong một ngĩa rộng lớn nhất, chính là một thứ “kinh-ngiệm” ra những jì có thực, và đúng là một lối nhìn của trí-tuệ vào chính sự-vật. Ngịch với những jì minh-chứng ấy trình-bày là chúng ta thấy cái sai của minh-chứng (hay minh-chứng sai). Trong fán-đoán ta cũng thấy cái gọi là minh-chứng cụ-thể của cái fi bản-thể trong thế-jan (affair’s non-being). Nói một cách khác, minh-chứng sai vì nội-zung sai. Minh-chứng thực ra bao gồm tất cả kinh-ngiệm trong một ngĩa eo-hẹp và bình-thường, có thể ít hoặc nhiều toàn-hảo. Minh-chứng toàn-hảo và mối liên-quan của nó, tức làsự-thật chính-thống và tinh-ròng, được coi là í-niệm trong cố gắng tiến về hiểu-biết, để thỏa-mãn í-thức của một người. Bằng cách trầm-mình vào cố-gắng ấy, ta thủ-đắc í-ngĩa của nó. Đúng và sai, fê-bình và so sánh trong tinh-thần fán-đoán với zữ-kiện hiển-nhiên, là một đề tài hằng ngày, thử- ngiệm với zữ-kiện linh-hoạt của í-niệm ngay cả í-niệm trong thời tiền Khoa-học. Ngày nào cũng huân-tập thế này, với những mục tiêu tương đối thay đổi của í-niệm, thì những minh-chứng tương đối và thật trở-nên đầy-đủ. Nhưng vì Khoa-học đi tìm chân-lí có já-trị và còn có já-trị một lần và mãi mãi cho mỗi người; nên khoa-học cần đến những xác-định của một nền Khoa-học mới, rốt ráo cho đến cùng. Mặc dù Khoa-học cần fải thấy chứng cớ, Khoa-học không thể đạt tới chân-thực của một hệ-thống chân-lí tuyệt-đối, mà Khoa-học bắt buộc fải chỉnh đi chỉnh lại những “chân-lí” của Khoa-học. Song le, Khoa-học theo đuổi í-niệm chân-lí uyên-nguyên có tinh-thần Khoa-học và tuyệt-đối; nên Khoa học lựa cách đưa nó vào chân-trời vô-biên gần với í-niệm chân-lí uyên nguyên. Khoa-học tin rằng bằng những cách gần chân-lí ấy Khoa-học vượt lên trên cái jì nằm trong vô-biên (in infinitum) không fải bằng hiểu biết hằng ngày mà chính bằng Khoa-học. Như thế, mục-đích của Khoa-học có tính hoàn-vũ về kiến-thức - khép kín hay jả-thiết – fải là một thứ “Triết-học” cần được thảo-luận. Vậy thì, xét theo í-thức, í-niệm của Khoa-học và Triết-học bao gồm một trật-tự về nhận-thức, từ nhận-thức quan-iếu hiển-nhiên ban đầu cho đến nhận-thức quan-iếu hiển-nhiên vế sau; và như vậy điều tất-iếu vẫn là , một bước khởi đầu và một tiến-trình được lựa chọn đàng-hoàng mà nền tảng của chúng “ là bản-chất của chính chúng”.
Bởi thế, trầm tư mặc-tưởng vào những í-muốn chung của đam-mê Khoa-học, chúng ta khám-fá ra những fần nòng cốt của í-tưởng tối-hậu, tức là Khoa-học chân nhất, zù ban đầu có mơ-hồ, nhưng quyết-định fải thành-công. Trong khi ấy chúng ta không fán-đoán trước cái jì có thể hay một lí-tưởng Khoa-học thiếu câu hỏi về jả-thiết.
Lúc này chúng ta không nên nêu ra câu hỏi: “Tại sao lại bận-bịu với những truy-tầm và xác-tín làm jì? Những cái ấy thuộc về lí-thuyết Khoa-học tổng-quát, và thuộc về Luận-lí, là những thứ zĩ-nhiên fải được áp-zụng bây jờ và mai kia.” Ngược lại, chúng ta chớ có đụng vào tư-kiến (opinion). Chúng ta hãy nhấn mạnh vào í khác hẳn Descartes: như bất kì Khoa-học khác ta đã biết, Luận-lí không được chấp-nhận bởi sự đổi thay chung. Chúng ta fải biết trước bất cứ cái jì làm cho bước đầu Triết-học thành hình. Hoặc là, sau này một nền Khoa-học jống như Luận-lí cựu-truyền đến với chúng ta là một biến-cố có thể có mà lúc này chúng ta chưa biết.
Với việc làm sơ-khởi này, tuy mới chỉ là fác họa chứ chưa rõ rệt, chúng ta đã thành công trong cách làm sáng-tỏ đủ để júp chúng ta sửa chữanguyên-lí về fương-fáp ban đầu, và đồng thời còn đương đầu với cái jì có thể nhưng lúc này chúng ta chưa biết vì cái đó còn ở tương lai. Rõ rệt là tôi, người mới bước vào Triết-học - vì tôi đang cố-gắng tiến tới mục-đích được gọi là đúng. Khoa-học chính-thống - không cho fép tôi chấp-nhận bất cứ fán-xét Khoa-học nào mà tôi không thấy minh-chứng, không có “kinh-ngiệm” vì có những vấn-đề fức-tạp đặt ra trước mắt tôi. Thực vậy, ngay cả khi tôi đã bỏ hết thì giờ tư-zuy về minh-chứng hợp-lí; tôi vẫn fải xét “fạm-vi” cùa nó để cho nó trở thành rõ rệt với chính tôi, [ngĩa là] chiều sâu của minh-chứng, cái “toàn hảo” của minh-chứng, cái cụ-thể của chính những vấn-đề - sâu thế nào, toàn hảo ra sao, và cụ-thể ra sao. Chỗ nào còn thiếu sót thì tôi không thể bảo là có já-trị tối-hậu, mà tốt nhất, tôi fải trình-bày fán-xét của tôi như là một jai-đoạn trung-jan rất có thể đưa tới já-trị tối-hậu.
Bởi vì Khoa-học nhắm vào những kết-qủa ziễn-tả đầy đủ và với khả-năng cụ-thể được để í đến trước khi có kết-qủa, cho nên tôi fải cẩn thận về minh-chứng Khoa-học. Vì có cái bất ổn và mơ-hồ của ngôn-ngữ thông-thường, thứ ngôn-ngữ zễ hài lòng với sự đầy-đủ của cách ziễn-tả, ngay cả khi chúng ta zùng cách ziễn-tả của ngôn-ngữ, chúng ta đòi hỏi một fương-thức biẻu-thị mới bằng cách hướng biểu-thị về những hiểu biết chín-chắn, và chỉnh-đốn từ-ngữ zùng trong cách ziễn tả những biểu-thị đã được qui-định. Chúng ta coi đó là một fần của nguyên-tằc nồng cốt về minh-chứng, và chúng ta sẽ áp-zụng triệt-để nguyên-tắc này, từ nay trở đi.
Nhưng làm sao để fương-fáp này, và tất cả suy-tư của chúng ta cho đến lúc này, júp chúng ta, nếu fương-fáp này không cho chúng ta căn-bản để chúng ta khởi sự bước đầu cụ-thể? Nói khác đi là làm sao để bắt đầu thực-hiện í-niệm Khoa-học chính-thống? Trật-tự fải có cái thể rõ ràng để trưng ra hệ-thống kiến-thức. Trật-tự là một fần của í-niệm. Câu hỏi ban-đầu, xuất-hiện như một cuộc thăm-zò í-thức ngay ban đầu. Chính câu hỏi có thể nâng đỡ cả một lâu-đài kiến-thức lớn lao. Kết-luận, nếu mục-đích là chân-lí thì chúng ta fải có khả-năng đưa mục-đích ấy vào ứng-zụng cụ-thể. Như thế, chúng ta, những con người suy-tưởng, trong khi chưa có đủ kiến-thức Khoa-học, cần fải có khả-năng nhận ra minh-chứng có trước để chúng ta có thể tưởng-tượng ra được. Hơn nữa, theo minh-chứng sẵn có thì các minh-chứng về sau kia fải có fần nào hoàn-hảo, fải có tính xác-thực tuyệt-đối, nếu chúng ta tiếp khởi đi từ chúng và xây zựng chúng trên nền-tảng Khoa-học zựa vào í-niệm của một hệ-thống kiến-thức chắc-chắn. Chúng ta coi tính vô-biên trong jả-thiết là một fần của í-niệm và có thể biết được.
§ 6. Những cách fân-biệt minh-chứng. Đòi hỏi Triết-học cho một minh-chứng
là điều được thiết-lập rõ ràng và là điều đầu-tiên trong chính minh-chứng.
Nhưng bây jờ, ở điểm quyết-định trong jai-đoạn đầu chúng ta fải đi sâu hơn nữa vào cách tư-zuy của chúng ta. Câu nói chằc-chắn tuyệt-đối và câu nói tương-đương với tuyệt-đối vẫn cần fải được làm sáng tỏ. Cả hai câu nói ấy lưu-í chúng ta về một fương-thức cắt ngĩa đúng hơn; ngĩa là cái toàn-hảo đòi-hỏi lí-tưởng của minh-chứng fải được fân-tích kĩ-càng. Trong fần jới-thiệu suy-tư Triết-học này chúng ta có vô số kinh-ngiệm của thời tiền Khoa-học. Chúng là những minh-chứng ít nhiều hoàn-hảo. Như một qui-luật, chúng ta coi minh-chứng chưa hoàn-hảo cần fải được bàn đến vì nó chưa đầy đủ vì mới chỉ có một mặt. Đồng thời, ngay cả cái tương-đối mơ-hồ cũng chưa rõ ràng đối với zữ-kiện của chính vấn-đề: ví-zụ “kinh-ngiệm” lấn-cấn vì những cơ-lí còn non nớt, có những ngĩa tuy rõ-ràng nhưng chưa đủ (expectant/attendant). Những í-ngĩa hoàn-hảo đòi hỏi khả-năng tổng-hợp của chúng ta để cho kinh-ngiệm được hoà-hài. Có thế, những í-ngĩa còn lờ mờ sẽ rõ rệt trong kinh-ngiệm cụ-thể. Như vậy, một i-niệm hợp theo lẽ hoàn-hảo mới có thể là í-niệm của “minh-chứng đầy-đủ”. Rồi câu hỏi xem minh-chứng đầy đủ ấy có cần fải nằm trong vô-biên hay không mới có thể được đặt ra.
Mặc zầu khái-niệm trên vẫn tiếp tục là hướng đi của nhà Khoa-học, nhưng vẫn còn một sự hoàn-hảo khác quan-trọng hơn nữa cho nhà Khoa-học. Cái hoàn-hảo này gọi là “sự thể-hiện rõ ràng”; và nó có thể xảy ra ngay trong minh-chứng lúc còn thiếu-sót. Sự hoàn-hảo này chính là “cái hết hồ-ngi tuyệt-đối” trong một í-ngĩa rất rõ ràng. Cái hết hồ-ngi tuyệt-đối đó chính là cái các nhà Khoa-học gọi là “nguyên-lí”. Já-trị caọ-đẳng của nguyên-lí ấy thấy rõ trong đam-mê của nhà Khoa-học. Bất cứ chỗ nào tuy đã rõ ràng nhưng vẫn cần fải thêm những điều căn-bản thì ta fải kiện-toàn cho thật cao sâu bằng cách quay về với nguyên-lí kể trên, để cho minh-chứng có ja-trị cao nhất. Như thế minh-chứng mới hiện ra đầy đủ và rõ-ràng. Bản chất của minh-chứng hiện-ra rõ ràng có thể được trình bày như sau:
Thực ra, xác-nhận Minh-chứng là nắm bắt được iếu-tính của sự-vật, biết chắc là nó, không còn hồ-ngi jì cả. Nhưng như thế không có ngĩa là hậu-qủa đã chắc-chắn không cho fép chúng ta hồ-ngi? Nó có thể đúng và cũng có thể là ảo-mộng. Thật vậy, kinh-ngiệm về cảm-xúc cho chúng ta biết khá nhiều trường-hợp đã xảy ra. Hơn nữa, điều nào cũng đáng ngờ, vì điều đó có thể là không thực, mặc zù có chứng-cớ. Trường-hợp này có thể luôn luôn thấy trước tiên bằng cách fê-fán xem minh-chứng đã được nêu lên ra làm sao. Một chứng cớ rõ ràng biểu-thị cái chắc-chắn vể mặt zữ-kiện hay về sự fức-tạp của zữ-kiện fơi bày rõ ràng trong minh-chứng. Nếu có zấu-hiệu kì lạ như cùng một lúc zấu-hiệu ấy tuyệt đối không thể tưởng-tượng ra được là nó không có, thì trước hết chúng ta fải gạt sang một bên tất cả những jì “không cụ-thể”, hay trống rỗng. Hơn nữa, vì minh-chứng của suy-tư có tinh-thần fê-fán và có khả-năng trình bày rõ ràng, nên minh-chứng của cái không thể tưởng-tượng cũng fải được trình-bày thật chắc-chắn hiển-nhiên hay <thật rõ-ràng>. Suy-tư nào có tinh-thần fê-fán cao sâu cũng đều như vậy.
Bây jờ chúng ta nhớ lại nguyên-lí suy-tư của Descartes về vấn-đề xây-zựng một nền Khoa-học chính thống hay nguyên-lí hết còn hồ-ngi tuyệt-đối zựa vào đó bất kì cái ngi nào đáng ngi sẽ không còn nữa. Tuy với tư-zuy của chúng ta, chúng ta đạt đến nguyên-lí bằng một hình-thức rõ rệt thì chúng ta nên biết vẫn còn câu-hỏi; ví-zụ làm sao nguyên-lí ấy có thể júp chúng ta có được bước khởi đầu cụ thể? Theo những jì chúng ta đã bàn, bây jờ chúng ta đưa ra công-thức, zưới zạng một câu hỏi ngiêm-túc của Triết-học ban đầu như thế này: Liệu chúng ta có thể trưng ra nhiều minh-chứng hay không? Câu hỏi này ngụ-í là vể một mặt chúng ta có minh-chứng kèm theo với hiểu-biết “ ban đầu về chính minh-chứng” nhưng minh-chứng ấy vẫn cần fải tri-túc rõ-ràng. Chúng ta có thể tưởng-tượng là có minh-chứng đến trước những minh-chứng khác. Nhưng minh-chứng có thể tưởng-tượng ra được này vẫn cần fải được trình bày rõ rệt. Nếu minh-chứng ấy không đầy đủ thì ít nhất nó fải có một nội-zung rõ-rệt để chúng ta nhận ra; tức là nó fải trưng ra một vài cơ-cấu hay nguồn-sống thật vững và rõ-ràng,“một lần cho tất cả”. Ngay cho nếu minh-chứng có cơ-cấu tuyệt đối đúng thì cơ-cấu này cũng vẫn fải được trình-bày rõ rệt.Mối ưu-tư chính của chúng ta là Làm sao xây-zựng được một nền Triết-học vững-vàng có minh-chứng hẳn-hoi.
(Còn tiếp)