Cứ xem cái tướng mạo, cái hình dáng, kiểu cách bề ngoài thì chẳng ai nghĩ Lê Lựu là một nhà văn. Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như một gã thợ cày vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên. Gương mặt, đầu tóc, quần áo và toàn bộ con người anh như đang toả ra mùi bùn đất, mùi nắng gió, bụi bặm của một vùng đồng bãi châu thổ sông Hồng. Con người ấy có đắp com-lê, cà vạt, mũ phớt, kính gọng vàng, giày Mô-ka, nghĩa là tất cả những trang bị, phụ tùng tối tân nhất của đời sống đô thị, thì trông anh vẫn chẳng ra anh trí thức, cũng chẳng ra người thành phố. Mặc dù Lê Lựu sống ở Hà Nội, lấy vợ đẻ con ở đất kinh kỳ này, đã từng nện gót trên nhiều đường phố lớn thế giới, lại ba lần sang Mỹ, nhưng anh vẫn là gã lực điền của vùng đất bãi Khoái Châu, Hưng Yên. Lê Lựu như hòn gạch xỉ, hay nói đúng hơn - như một tảng đá hộc. Đó là một tảng đá nguyên khối, xù xì của thiên nhiên hoang dã mà đời sống hiện đại đô thị và nền văn minh thế giới không thể đẽo gọt được, eũng không thể tác động vào được. Cái chất quê kiểng đặc sệt này là cái duyên riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người. Tiếp xúc với anh, người ta mến ngay. Mà đâu phải chỉ mến, còn mê nữa. Lê Lựu thông minh, hóm hỉnh, nói chuyện có duyên và có sức lôi cuốn. Người ta săn đón anh, mời anh đi nói chuyện ở khắp các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Buổi nào cũng đông nghịt. Người nghe như bị bỏ bùa, bị thôi miên, bị đánh thuốc lú. Trước hiện tượng ấy, không biết một nhà kinh tế ma mãnh nào đó đã bí mật kinh doanh Lê Lựu và trúng quả đậm. Buổi nói chuyện được ghi âm, rồi in ra hàng loạt. Băng Lê Lựu bán chạy không thua bất cứ một thứ nhạc Rốc, nhạc Pốp, nhạc Điscô, hay nhạc thời thượng nào. Giá bán đắt khét lẹt. Một vài băng đã tràn sang đất Nga. ở ký túc xá Môgiaixkôiê, có một anh chủ hàng đã quát tôi với giá 1800 rúp. Không chát đâu ông anh ạ! Có hai đô-la thôi mà. Bằng một gói mì chính cánh. Cứ nghe đi, rồi ông anh sẽ thấy mì chính cánh rất nhạt. Tôi đã mua sự tò mò với giá 1.800 rúp, không thể bớt được một xu. Gớm, ông anh cứ làm như chó Nhật ấy. Loại hàng này đâu có xuống giá mà ông anh đòi bớt... Quả thật, Lê Lựu có biệt tài trả lời những câu hỏi, phỏng vấn của đồng nghiệp và các hãng thông tấn nước ngoài. Khi hỏi cảm giác của anh tới Liên Xô và Mỹ, anh cười:Tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên đến kinh ngạc. ở Liên Xô tôi lại tưởng Liên Xô là Mỹ, và khi ở Mỹ thì tôi cứ nghĩ Mỹ là Liên Xô. Còn hỏi về chuyến đi Mỹ của anh thì anh cười hề hề: Chẳng có gì to tát, và nghiêm trọng cả. Mình với Mỹ như hai anh láng giềng, có một thời xích mích, gây ra cãi cọ, dẫn tới choảng nhau, rồi thì rào kín cổng ngõ, không thèm nhìn mặt. Bây giờ cơn nóng giận qua rồi, cả hai đều muốn ngồi lại với nhau, chơi với nhau, nhưng anh nào cũng sĩ diện, không muốn làm lành trước, đành nghĩ ra một cái mẹo, là xua chó gà sang nhà nhau, rồi lấy cớ ấy mà hỏi với qua hàng rào: Này bác ơi, bác có thấy con gà, con chó nhà tôi chạy sang bên đó không?. ấy thế rồi nói chuyện được với nhau đấy Tôi sang Mỹ cũng là để làm con gà con chó thôi. Có gì ghê gớm đâu cơ chứ.
Lê Lựu lại cười hề hề. Anh có vốn sống phong phú, sự trải đời lọc lõi. Đó là một gã ma mãnh, quái quỷ nhưng lại mang vẻ mặt xuề xoà, chất phác của một anh nhà quê. Bởi thế, anh rất dễ thuyết phục người khác. Lê Lựu có nói dối và nói thẳng ra rằng: Tôi đang nói dối đấy thì người ta cũng vẫn cứ tin, chẳng ai ngờ vực cả. Bởi xưa nay, người ta chỉ dè chừng những kẻ giảo hoạt, những tay láu cá, chứ mấy ai nghi ngờ thợ cày.
Đối với người Mỹ, Lê Lựu không chỉ là nhà văn dân tộc xuất sắc, mà còn có một giá trị có tính khảo cổ học. Anh như một khu rừng nguyên sinh, một hang động hoang dã, họ chưa từng đặt chân tới. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, người phiên dịch cuộc hội thảo văn học Việt - Mỹ kể lại. Có một lần, Lê Lựu đến dự cuộc gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn cựu chiến binh Mỹ, trong một biệt thự sang trọng. Anh ăn mặc lịch sự như một chính khách. Cuộc gặp gỡ được cả hai bên chuẩn bị chu đáo nhưng Lê Lựu vẫn băn khoăn, vẫn thấy có một cái gì đó chưa thật ổn thoả. Anh vội bí mật nhìn trước, nhìn sau, xem có ai tò mò để ý đến mình không, rồi thì thật bất ngờ, anh vắt cả cái chân còn nguyên giày nguyên tất lên mũi và... ngửi. Cử chỉ lạ lùng, quái đản này không lọt qua được mắt các nhà văn Mỹ, từng là lính trinh sát trong cuộc chiến tranh ử Việt Nam, họ mê Lê Lựu ngay từ cái cử chỉ dị mọ rất... Lê Lựu này. Cử chỉ ấy nếu ở người khác, có thể sẽ gây nên sự khó chịu, nhưng ở Lê Lựu, người ta lại thấy đáng yêu vì nó xuề xoà, tự nhiên và hợp lý như sự sắp đặt của Chúa. Cũng theo Nguyễn Quang Thiều, ở cuộc hội thảo này, các nhà văn cựu chiến binh Mỹ chỉ biết Lê Lựu, chỉ thích ông Lựu thôi. Đối với họ, văn học Việt Nam ngoài ông Lựu ra, chẳng còn ai nữa:
II
Lê Lựu thuộc lớp nhà văn quân đội, ra đời và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyện đầu tiên mà anh trình làng vào năm 1964, có cái tên rất thật thà: Tết làng Mụa. Rồi sau đó một loạt truyện ngắn ra đời: Trong làng nhỏ , Ngườí cầm súng phía mặt trời, Truyện kể từ đêm trước.. Và đến Người về đồng cói thì Lê Lựu đã là cây bút viết văn kỳ cựu. Có thể coi Người về đồng cói là truyện đặc sắc nhất của Lê Lựu trong thời kỳ chống Mỹ. Bây giờ đọc lại vẫn còn thấy thú. Và đến truyện này, văn Lê Lựu đã có mùi tiểu thuyết. Người đọc biết anh sẽ là nhà tiểu thuyết có tài. Nghề văn cũng như ca hát. Chỉ ớ lên một tiếng đã thấy cái giọng quý rồi. Lê Lựu có cái giọng quý ấy. Người ta biết anh là người lĩnh xướng, dù lúc đó, anh còn u ớ đứng trong dàn đồng ca.
Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay cả ở những truyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét phác hoạ tính cách nhân vật. Nghĩa là đọc anh không bị Iỗ trắng. Cũng bởi lẽ Lê Lựu là nhà văn không cháp nhận sự nhạt nhẽo tầm thường. ở bất cứ tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, Lê Lựu cung có một vấn đề gì đấy gửi gắm. Không có cái đó anh không cầm bút viết. Ngay cả khi hình thành tác phẩm rồi, có vấn đề, có cốt truyện, có nhân vật hẳn hoi rồi, Lê Lựu cũng vẫn viết một cách vất vả, chật vật. Khi văn tuôn chảy ào ạt, câu chữ trơn tru, nhìn trang bản thảo sạch bong, ít tẩy xoá là anh dừng lại ngay. Anh bắt đầu nghi ngờ mình. Nhứng lúc ấy anh thường bỏ viết, quay ra tán chuyện với bạn bè, hoặc tụt tạt qua chợ mua thức ăn, cò kè thêm bớt từng xu như một mụ đàn bà bủn xỉn, cũng chỉ cốt xem người bán phản ứng ra sao. Có cô gái đáo để, gắt như mắm thối: Thôi, mua cho con đi, bố già ạ. Có mấy hào bạc mà cứ vày vò mãi!. Này, thế năm nay con bao nhiêu tuổi? Bố hỏi làm cái gì? Hăm hai. Thế thì con hơn vợ bố những hai tuổi cơ đấy?
Lê Lựu hay viết về đêm. Trước khi ngồi vào bàn, anh thường đáo qua phố, làm bát phở nóng gọi là nạp thêm nhiên liệu cho máy móc vận hành. Anh cũng hay rủ tôi đi ăn đêm. Lê Lựu đặc biệt thích những bát phở mà anh gọi là phở bốc mả. Đó là những. bát phở cuối cùng trong ngày. Nước phở đậm, đặc ngẫn những... cấn nồi. Bà chủ quán xem ra đã quá quen khẩu vị Lê Lựu, có lẽ nghĩ anh là ông xế lô, sau một ngày chở khách mệt nhọc, nên bốc cho anh một đống xương xẩu, cổ cánh không tính tiền, rồi đổ ào thùng nước rửa bát ra mặt đường, chồng bốn chân ghế lên mặt bàn phủ tấm vải nhựa xanh, nồng đượm mùi nước mắm, giấm tỏi. Lê Lựu tỏ ra rất khoan khoái. Gương mặt nhom nhoem những râu bừng bừng sung mãn như một người vửa trúng xổ số. Về nhà, tôi lăn ra ngủ, còn anh thì vục mặt vào bàn uỳnh uỵch viết. Thỉnh thoảng tỉnh giấc, tôi vẫn thấy phòng bên có tiếng rít điếu cày òng ọc. Lê Lựu vẫn đang lặn ngụp bì bõm, xẻ xắn từng khối chữ, vật lên trang giấy. Thấy anh có vẻ bắt được mạch truyện, tôi đã mừng: Sáng hôm sau tôi lần sang phòng anh, đòi nghe thử. Mắt Lê Lựu đỏ kè:
- Nghe cái quái gì. Tao làm hỏng bố nó rồi! Không ngửi được. Chứ nghĩa bò lổm ngổm như kiến đen, nhưng chẳng có hồn vía gì. Đọc cứ bở ra. Tức thế chứ?
Rồi Lê Lựu càu nhàu, tiếc bát phở đêm qua đổ vào hang chuột, đổ vào cái lỗ giời ơi đất hỡi.
Lê Lựu viết chậm, mỗi ngày vẻn vẹn vài trang, có khi chỉ mấy mươi dòng, rồi vạy vó mãi đến mấy ngày sau mới bắt được vào mạch truyện. Vậy mà năm nào Lê Lựu cũng có sách. Cuốn tiểu thuyết đầụ tiên của anh ra đời vào năm 1975, có tên là Mở rừng. Theo tôi, đây là cuốn tiểu thuyết vào loại khá của văn học Việt Nam những năm 70. Vậy mà không một nhà phê bình nào nhắc đến nó. Bạn đọc cũng không để ý. Cuốn sách bị quên lãng, tôi nghĩ, một phần cũng vì cái tên gọi. Cái tên gợi chuyện xà beng, cuốc xẻng. Người ta tưởng đấy là một tập ký viết về làm đường, về một đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, mở mang doanh trại. Hơn nữa, chiến thắng Mùa Xuân năm 1975 choán hết sự chú ý của mọi người. Chẳng ai còn để tâm đến cái gì khác ngoài sự kiện lịch sử vang dội ấy Mãi sau này, do một tình cờ nào đáy, tôi mới đọc Mở rừng. Tập sách quả thật đã cuốn hút tôi. Đấy là cuốn tiểu thuyết viết trực tiếp về chiến tranh với cái nhìn không đơn giản và ở thời điểm đó đã có thể coi là mạnh dạn. Lê Lựu đề cập đến số phận của một lớp người trong chiến tranh. Oai hùng và bi thảm. Giản đơn và phức tạp. Mỗi người là một cánh rừng âm u rậm rịt, phải tự mở lấy lối mà đi. Chẳng ai giống ai, bằng những con đường riêng, những số phận riêng, họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng. Có thể tóm tắt tiểu thuyết này bằng câu thơ của Phạm Tiến Duật mà Lê Lựu định lấy làm đề từ:
Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng
Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay.
Bấy giờ, nhân vật chính của Lê Lựu trong các tập sách phần lớn là nông dân, hoặc nếu không thì cũng là nông dân cầm súng. Mọi vụi buồn của họ đều gắn với những tập tục ở nơi xóm mạc. Và rồi nương theo cái mạch ấy, Lê Lựu động chạm đến làng quê, có khi chỉ chấm phá đôì ba nét qua mấy câu đối thoại ngắn gọn của nhân vật, ngòi bút Lê Lựu bỗng như xuất thần, như động gió và toả hương. Đọc, biết anh tiềm tàng một vốn sống trù phú về làng mạc quê kiểng, nhưng cái mỏ vàng đầy rưng rức này, ông chủ tư bản giàu có kếch xù lại chưa hề khai thác lấy một thỏi nhỏ.
Mãi sau này, vào những năm 80, khi tiếng súng của cuộc chiến tranh đã ngưng hẳn trong tâm trí mọi người, và dư âm dai dẳng của nó cũng tạm lắng xuống, trong lúc người ta đổ xô ra xem mấy cái Cù lao(*) vừa mới nổi lên vả reo hò ầm ĩ, vì đã tưởng tìm ra được một vườn địa đàng, chẳng ai còn để ý tới lũ tôm tép, huống hồ bọn rong rêu, bèo bọt vật vờ Lê Lựu cảm thấy yên tâm. Anh vác xẻng đi đào mỏ. Và rồi cứ từng khối vàng ròng nguyên chất, Lê Lựu huỳnh huỵch đắp một cái lô-cốt, rồi đặt cho nó một cái tên rất văn chương, rất thi ca: Thời xa vắng
Với ba trăm trang sách, tiểu thuyết Thời xa vắng đã ôm chứa một dung lượng lớn. Đấy là một chặng đường lịch sử oai hùng. Chặng đường ba mươi năm, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng xong toàn bộ đất nước. Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết, bằng số phận có thể nói là bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài. Đây là loại tiểu thuyết bám sát số phận một nhân vật. Có thể gọi nôm na là chuyện Anh Sài. Nhưng cuốn sách có nhiều tầng, nhiều lớp. Người đọc tuỳ theo sự từng trải của bản thân mình mà tiếp nhận nó theo một cách khác nhau. Riêng đối với một số bạn đọc thông thường, có thể coi đây là cuốn sách viết về hôn nhân gia đình. Trong chuyện có tảo hôn, cưới vợ đẻ con, cãi cọ, ra toà ly dị, chia tài sản, con cái. Riêng cái vỉa này cũng đã đủ là một cuốn sách thú vị. Những chuyện chăn gối, hay cảnh sinh hoạt vợ chồng thành phố, vợ chồng nhà quê rất sinh động. Có nhứng nhân vật phụ, chỉ thoáng qua, nhưng Lê Lựu khắc hoạ rất giỏi, rất sống, ví dụ gã thợ điện, một tay tài tử phóng đãng, chim gái thành thần. Một cô gái, nói đúng hơn là một thiếu phụ trẻ, vừa đọc xong Thời xa vắng, nói với tôi: Em rất thích gã.thợ điện. Đấy là nhân vật hay nhất trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Hắn lưu manh, nhưng phải nói là rất tuyệt diệu. Đàn ông thế mới là đàn ông? Em đọc mà giật mình. Hình như em đã gặp hắn ở đâu đó trong buổi sinh nhật cô bạn. Hắn ngồi lơ đãng hút thuốc. Cái điệu vẩy tàn thuốc của hắn thì không thể không mê được. Hắn đểu giả, nhưng có sức hút khủng khiếp. Vợ Sài chết là phải. Em đọc mà sợ ông Lựu quá. Ông ấy rất am tường đàn bà, rất lọc lõi. Nhưng ông ấy cũng phức tạp. Có cảm giác ông ấy vừa sợ đàn bà vừa thích đàn bà, lại vừa khinh đàn bà, coi đàn bà như cái giẻ chùi chân. Anh cứ đọc lại ông Lựu mà xem. Anh bảo ông ấy nhà quê á? Chất phác á? Điêu đấy! Giả vờ đấy!
Xem ra, cái lớp phụ diễn ngoài màn này cũng xôm đấy chứ, đâu có nhạt trò. Lại còn một lớp phụ nữa không kém phần rôm rả, thú vị. ấy là cái cảnh chiến tranh, ồn ào khói lửa, súng ống. Người đọc được sống lại những năm tháng sôi động hào hùng. Những năm ấy, người ta có thể xé bỏ giấy triệu tập đi học nước ngoài, lấy máu viết đơn ra mặt trận. Đó là một giai đoạn lãng mạn có thật mà Thời xa vắng đã đề cập đến một cách khách quan. Nhưng tất cả những ngón trò ấy chỉ là những lớp phụ. Còn chính kịch Thời xa vắng lại không diễn ở sân khấu ồn ào náo nhiệt mà ìẩn khuất phía hậu trường và diễn bằng sự im lặng. Sự im lặng của núi băng trôi chìm dưới nước, chỉ lờ phờ nhô lên ít chỏm, là những sôi động như đã thấy ở trên kia.
Vậy Thời xa vắng đề cập đến vấn đề gì? Núi băng chìm dưới nước kia chứa cái gì vậy? Không phải chuyện chiến tranh. Không phải chuyện hôn nhân. Thế thì chuyện gì? Chuyện Thời xa vắng! Thì Lê Lựu đã nói thẳng ra thế, nói ngay ở ngoài bìa sách. Anh đâu có bí hiểm đánh đố độc giả. Đây là chuyện của một thời mà Lê Lựu gọi nó là Thời xa vắng. Xa mà không xa. Nó vẫn ngự trị, vẫn treo lơ lửng đâu đó ở trên đầu mỗi người như một bóng ma. Nó là nỗi ám ảnh kỳ quái, nhưng lại có sức mạnh thần linh. Và vì nó tồn tại vô hình, nên người ta mới sợ. Sài sợ. Anh Tính sợ. Cả ông Hà bí thư, người lãnh đạo cao nhất trong Thời xa vắng cũng sợ nốt. ở cái xứ sở kỳ quái ấy, con người dường như chỉ tồn tại mà không được sống, không được làm người, Sài đã chiến đấu quyết liệt để giành lại cho mình cái quyền làm người ấy và anh đã thất bại thê thảm. Lúc đầu anh phải yêu cái người khác yêu, khi được tự do yêu lại đi yêu cái mình không có. Lúc thất bại ê chề, lúc đã cạn lực, Sài mới nhận ra mình, nhận ra chỗ đứng thực sự của đời mình, anh vác ba-lô trở lại vùng quê, trở lại với mấy cái lò gạch, mấy cái lò đậu phụ lập loè ánh lửa..
Tựa vào cái cốt truyện đơn giản ấy, Lê Lựu đã dựng lên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao, qua một chút Kim Lân, đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt. Lê Lựu không nhìn người quê, cảnh quê bằng con mắt đô thị như một số nhà văn nổi tiếng khác. Anh là người quê nói giọng quê, với cách cảm nhận của người dân quê. Có một số mảng Lê Lựu viết rất giỏi, như mảng làm thuê, mảng lụt lội hay cảnh mâm trên, mâm dưới, cảnh trên nhà dưới bếp, cảnh tiếp khách ở nhà quê, đọc mà chua xót đến rớt nước mắt. Đoạn đám ma ông đồ Khang, Lê Lựu viết cũng khá tài. Anh đặc tả những người đến viếng bằng một ngọn bút sắc lẻm, có khi chỉ phẩy vài nét mà lột được hết hồn vía, tính cách, tâm địa nhân vật. Mỗi người một vẻ khác nhau, nhưng tựu trung, họ đều là một lũ cơ hội, xu nịnh, một bày quan lại nhà quê. Có kẻ lảng vảng vòng ngoài, dò hỏi tập quán, phong tục, ý thích của gia đình người chết rồi mới bước vào nhà, và phải đợi đến khi ông bí thư huyện uỷ đứng túc trực bên linh cữu bố, họ mới đến viếng, mới khấn to tên tuổi mình lên, vì biết trong cái túi áo đại cán của ông bí thư có cái đơn xin xỏ gì đó của mình. Người ta đã lạm dụng cái chết của cụ đồ trong sạch để làm những việc bẩn thỉu, ti tiện. Lê Lựu rất có lý khi anh hạ một câu sắc lẻm: Hình như họ không viếng cụ đồ. mà viếng ông bí thư, và xun xoe đưa ông bí thư ra nghĩa địa.
Thời xa vắng! ra đời có tiếng vang lớn, vượt quá sức hình dung của người đã đẻ ra nó. Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách không có gì cách tân, tìm tòi, lối viết rất cũ, tốc độ truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình như lạc nhau, không liền mạch. Có cảm giác như đấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội dung gộp lại làm một. Câu văn lùa thùa, không sáng sủa. Nghĩa là người khó tính có thể vạch vọi, chê bôi chỗ này, chỗ nọ, mà ông trạng nhà quê Lê Lựu cũng khó chối cãi.
Nhưng khi cầm cuốn sách lên, chỉ lật qua vài trang là đã bị nó cuốn hút, nó đánh bùa ngải. Người ta có thể quên văn mà nhớ chuyện đời. Và chuyện đời diễn ra trong cái cốt truyện cũng chẳng có gì ly kỳ, nhân vật cũng không rắc rối, chỉ có một tuyến, không có địch cũng chẳng có nhân vật phản diện. Tất cả đều là những người tốt, những người trung thành, tận tụy, có lý tưởng cao cả, muốn mang lại hạnh phúc thực sự cho mọi người. Nhưng kết quả thì ngược lại. Việc thiện lại thành ác. Người ta làm khổ người khác, tàn hại người khác bằng chính lòng tốt của mình. Có người hoá thân tàn ma dại, và đau đớn thay, họ lại là nạn nhân của lòng tốt, của những ý tưởng cao cả. Đấy là nỗi bi thảm của Thời xa vắng. Người đọc nào cũng thấy phảng phất chút ít bóng dáng của mình trong nhân vật Sài.
Viết cuốn sách này, Lê Lựu đã xổ hết gan ruột mình ra trang giấy, Anh bơ phờ rời bàn viết, bủn rủn và rệu rạo như một người đàn bà vừa đẻ xong.
Trong bụng rỗng tuếch chẳng còn gì nứa. Ai hiểu đời tư Lê Lựu sẽ có cảm giác Thời xa vắng như một cuốn tự truyện của tác giả. Lê Lựu đã in quá đậm bóng dáng của đời mình xuống trang giấy, đến nỗi người ta đã nhầm anh với Sài, còn gọi Lê Lựu là anh cu Sài.
Đằng thằng ra mà nói, trong cuốn tiểu thuyết rất sáng giá này, cũng vô khối trang tôi không thích. Ví như cái đoạn Tuyết đến đơn vị thăm chồng chẳng hạn. Mặc dù Lê Lựu viết cũng rất sinh động, nhưng giọng văn lại bôi bác, lại có gì uất ức bực dọc. Dường như anh không còn giữ được vẻ khách quan của người kể chuyện. Dưới ngòi bút Lê Lựu? Tuyết hiện lên dị dạng, quê kệch và thô bỉ, thô bỉ từ hình dáng, cử chỉ đến lời nói. Thực tình, Tuyết đâu có lỗi, cô cũng như Sài thôi, cũng là nạn nhân của những ý tưởng tất đẹp. Đó là người đàn bà nhà quê bất hạnh và đáng thương.
Cô có tội tình gì mà bị Lê Lựu khinh miệt đến vậy? Giá ở đây, Lê Lựu cũng nhìn cô bằng con mắt thương cảm của một nhà văn lớn, giàu lòng nhân ái như ở các trang viết khác thì hay biết bao. Tôi bảo Lê Lựu:
- Thằng Sài ghét vợ nó đã đành, vì nó phải lấy người nó không yêu, nó quẫn mới đậm ra lẩn thẩn, tàn nhẫn như thế, chứ còn bác thì có gì mà bác cũng căm thù vợ Sài đến như vậy?Cô ấy có tội tình gì?
- ờ, ờ - Lê Lựu cười hấc hấc, rồi thì đột nhiên anh bỗng im lặng. Gương mặt thoáng buồn rượi. Trong khoé mắt đã hằn nếp nhăn của anh, ầng ậng một cái gì như là nước mắt...
III
Sau Thời xa vắng Lê Lựu còn viết tiếp một số bút ký, ký sự, truyện ngắn. Có tác phẩm vừa được trao giải thưởng báo chí của Bộ Quốc phòng. Tiểu thuyết mới nhất của Lê Lựu là Chuyện làng Cuội Nếu mỗi cuốn sách ra đời như một người nô bộc trung thành, một đứa con tinh thần của nhà văn, thì tiếc thay, Chuyện làng Cuội lại là một đứa con bất hiếu của ông bố chất phác, nhân từ. Nó mang cho Lê Lựu bao điều tai bay vạ gió. Cuốn sách dày 500 trang, in trân trọng trên giấy trắng, chữ xếp thưa thoáng. ấy vậy mà đọc lại vất vả, chật vật. Tôi đã mất hơn một tuần liền đánh vật với cái thằng bất hảo này. Mệt đến rã rời. Tôi có cảm giác mình không đọc sách mà đang bơi. Vâng, tôi đang vượt đầm làng Cuội bằng hai tay khoả nước. Cái đầm rộng 500 mét nước mà nhìn mênh mông bốn phía, chẳng thấy đâu là bến bờ. Chỉ một màu đục lờ, đôi chỗ vẩn chút váng phù sa. Còn lại là rong rêu, củi mục, phân chó và cọng rạ nổi lều phều. Phía trước mặt, nơi chân trời xa xa, thi thoảng cũng hiện lên một dải nước xanh nõn, mờ ảo đến nao người. Hy vọng có một vùng mát mẻ trong lành để có thể nằm xoài ra mà nghỉ ngơi.
Nhưng tới nơi mới hay cái dải nước trong leo lẻo đó chỉ là một ảo giác. Có thể do mình mệt quá mà sinh ra hoang tưởng và cảm thấy thế. Cũng có thể đó chỉ là một quầng sáng của vầng mặt trời hắt xuống qua những tầng mây ngũ sắc của cơn giông. Nhễ nhại lắm, tôi mới ngoi được lên bờ cỏ bên kia đầm. Việc làm đầu tiên là ngồi thở cái đã. ý nghĩ tiếp theo là cần phải đi tắm. Vâng, chính cái lúc tôi có ý định đi tắm ấy, một nhà văn vỗ vai tôi:
- Này, có chuyện đấy.
- Chuyện gì bác?
- Chuyện Làng Cuội. Hỏng! Một cuốn sách phản động. Bôi nhọ xã hội. Thật bậy bạ quá mức. Hình như cha Lê Lựu viết cho ai đó. Không ngờ lão đổ đốn thế.
Tôi giật mình hoảng hốt. Chết chửa! Một sự kiện động giời đến thế, sao mình lại chẳng hay biết gì. Cần phải tỉnh táo và nghiêm khắc rà xét lại xem sao.
Thế là tôi lại nhao xuống đầm, bơi lộn lại. Lần này, tôi hào hứng lắm. Tôi đã có sẵn một mục đích rất rõ ràng, là quyết vạch lá tìm sâu. Phải tóm cho được cái thằng phản động ở làng Cuội. Nhưng công việc của tôi chỉ là công cốc.
Rốt cuộc hơn một tuần lục soát, truy quét, tôi chỉ tóm được sự mệt mỏi đến bải hoải. Nhược điểm lớn nhất của cuốn sách này là nó rất dở. Sự thực chỉ có vậy. Nhân đây, tôi đề nghị các bạn đồng nghiệp và các nhà chức trách không nên dùng chữ phản động để quy chụp các nhà văn, nhứng người phận mỏng cánh chuồn, tay yếu ruột mềm, chẳng có quyền bính gì hết. Họ chỉ có duy nhất một năng lực Đó là phơi ruột gan mình, phơi tâm can mình ra trước cái pháp trường trắng, là cái trang giấy trắng đến rợn người. Sở dĩ tiểu thuyết của Lê Lựu gây cho một vài độc giả cảm giác u uất, cũng là do vấn đề đặt ra của cuốn sách. Đó là cái chuyện Cuội cả làng Cuội. cả tổng Cuội. Người ta lừa gạt nhau để sống. Cả làng sinh tồn trên sự dối trá.
Vấn đề đó đâu có mới. Trước Lê Lựu một thế kỷ, có người đã viết rồi, đã đề cập đến cái Chuyện làng Cuội đó rồi:
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó xắn quần lên
Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trên mủm mỉm cười
Cái gì trông trắng như con cúi
Đàn bà kh ép nép đứng lên thưa
Con trót hở hang, xin xá tội!
Không, không, mi chẳng tội tình gì
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Về bảo đàn bà khắp làng mày
Ra đây ông cho giống ông Cuội
Từ đấy làng Ngang đẻ ra người
Đẻ ra rặt những thằng nói dối...
Thơ của ai mà kinh thế nhỉ? Tục tĩu, phản động và bậy bạ quá! Xin thưa, thơ của chính danh nhà nho đấy. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đấy.
Lê Lựu đã triển khai ý tưởng của bài thơ này ra thành tiểu thuyết Chuyện làng Cuội. Từ địa danh cụ thể của bài thơ, anh tạo ra không gian và môi trường để dàn dựng truyện. Câu chuyện xảy ra ở làng Cuội. Những cuộc tình cũng diễn ra xung quanh cái đầm làng Cuội: Hội thi nói khoác của làng cũng lại được tổ chức long trọng ở ngay tại miếu ông Cuội. Tiểu thuyết tắm trong bầu không khí Nguyễn Khuyến, và Lê Lựu cũng học cụ Tam Nguyên kể bằng một giọng dân gian. Cái giọng tâng tẩng, hài hước, đùa đùa thật thật. Đây là chất giọng quý, rất hiếm trong văn học đương đại của ta. Tiếc rằng chất giọng vàng rất hiếm hoi này cũng không cứu được cuốn sách dở. Rất non kém về mặt nghệ thuật. Tập tiểu thuyết dường như chỉ mới dừng lại ở ý tưởng. Và ý tưởng của Lê Lựu cũng vẫn chỉ là ý tưởng thôi. Nghĩa là nó chưa lặn được vào cốt truyện, vào số phận nhân vật, mà cứ đứng trơ thổ địa ra như cái cột hành hình. Lê Lựu dựng cái cột giời hành ấy to quá, to đến mức che khuất cả nhân vật, biến nhân vật thành những con rối chỉ còn biết thụ động rồng rắn, hú hòa xung quanh cái cột ý đồ, theo bàn tay điều khiển khá lộ liễu của anh. Những điểm yếu của Thời xa vắng lại được bộc lộ hết mình ở cuốn sách này. ấy là cái lối viết tự nhiên chủ nghĩa, nhiều chỗ tuột khỏi văn chương, trượt sang phạm trù mất vệ sinh, khiến người đọc cảm thấy ghê sợ vì nó cứ bẩn bẩn thế nào. Về điều nảy Lê Lựu đã cười tuế toá mà chống chế: Tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc thầy Nguyên Hồng. Văn tôi cũng dây cà đây muống như văn ông... Lê Lựu thật khôn khéo. Anh đã kéo Nguyên Hồng về làm đồng minh, làm khiên che, mộc đỡ cho mình. Nhưng anh đã nhầm lẫn. Văn Nguyên Hồng đâu phải thứ văn lòng thòng dây cà dây muống. Nguyên Hồng có thể dùng hàng loạt cụm từ để diễn đạt một ý. Đó là lối văn trùm lợp tầng tầng lớp lớp. Lối văn này đã góp công tạo dựng nên trong văn chương thế giới một Đostoievski, một Macxim Gorki. Văn Lê Lựu không thế. Nó là búi dây dợ luộm cuộm. Hiểu Lê Lựu, có lẽ cũng chẳng ai hơn được thầy Nguyên Hồng của anh. Nguyên Hồng từng lắc đầu:Đọc Lê Lựu mệt lắm. Văn cậu này cứ như những bó củi. Thường củi trước khi bó, người ta phải sắp xếp cho đầu ra đầu, đuôi ra đuôi, rồi mới bó. Còn cậu này thì chẳng thèm xếp. Cứ để nguyên cả đống mả bó. Thế nên nó mới thành cái đống lồng cồng...
Tôi bảo Lê Lựu:
- Bác in Chuyện làng Cuội làm quái gì. Cuốn sách chẳng mang lại gì cho bác cả. Bạn đọc thì nghi ngờ tư tưởng nhá. Vợ con thì căm thù nhá, vì hình như những chuyện cãi nhau với vợ, bác quăng tất vào tiểu thuyết. Thế có khác gì mang chuyện buồng the mà phóng ra loa công cộng. Còn anh em trong nghề lại đâm ngờ. Có lẽ văn chương Thời xa vắng là do vợ bác viết, chứ cóc phải bác. Bác mất cả chỉ lẫn chài. Nói theo ngôn ngữ hiện nay, bác toi cả vốn lẫn lãi.
- Chú chỉ được cái bố náo. - Lê Lựu nhại cái giọng ngô ngọng nhà quê của tôi. - Chú nói thế là chú a dua. Mà không khéo chú ghen với nhan sắc của ta đấy. Mặt ta trí thức thế này, ngời ngời thế này. Còn cái mặt chú í a, ta nói chú đừng tự ái nhé, nó ngay thuồn thuỗn như mặt ngỗng ỉa. - Lê Lựu chống chế bằng cách đem ngay cái mặt rất khó coi của tôi ra để so bì nhan sắc. - Còn chuyện văn chương ấy mà, - Lê Lựu cười buồn - ta như người cuốc đất, cuốc chăng dây. Cú này bị tai nạn lao động. Loạng quạng thế nào cuốc bố nó phải chân mình. Thế mới đau chứ!
Lâu rồi, tôi không gặp Lê Lựu. Chỉ biết anh vẫn khoẻ và vần cặm cụi viết đều. Rồi đến một đêm, lúc ấy đã khuya lắm, trong căn phòng nhỏ của tôi ở Matxcợva bỗng vang lên tiếng chuông điện thoại. Ông mãnh nào động rồ mà lại khua điện thoại vào lúc này? Tôi định không nhấc máy, nhưng chuông điện thoại lại réo lên gấp gáp. Tôi bực dọc cầm ống nghe:
- Ai đấy?
- Thằng Khoa đấy hở? Lựu đây!
- Lựu nào?
- Lựu đạn chứ còn Lựu nào? Bú sữa Tây có mấy năm mà mày không còn nhận ra tao nữa à? Lê Lựu!
- ối giời bác đang ở đâu đấy? Hà Nội hay Sài Gòn?
- Tao đang ở Matxcơva. Mới qua sáng nay đấy. Đi tìm mày suốt, may vớ được số điện thoại. Này, thế học xong chưa, mà sao không về?
- Đang chờ làm thủ tục.
- ừ về đi! Bây giờ ở nhà vui lắm!
- Thế báe sang công tác hay đi du lịch?
- Du lịch đếch gì? Tao đi dự Hội thảo quốc tế bàn về văn học Việt Nam ở Đan Mạch.
- Đoàn đông không?
- Có tao và Ma Văn Kháng. Ông Khải ốm không đi. Nó mời đích danh ba người. Còn lại là mấy ông phê bình, phê biếc. Này, mày sang đây đi. Nói chuyện qua điện thoại chán bỏ mẹ! Chẳng thấy mặt nhau. Thêm nữa trò chuyện với nhau mà cứ phải chõ mồm vào cái ống nhổ như thè này thì còn đếch gì là hứng thú.
- ừ em sẽ sang ngay!
- Này, mày nhớ mang cho tao ít thuốc hút nhé. Thèm quá.
- Bác thích thuốc gì? Dunhill nhé? Bao xanh hay bao đỏ?
- Mày đúng là cái thằng nhà quê, ở Việt Nam bây giờ có ai thèm hút Dunhill.
- Thế bác thích loại gì?
- Thuốc lào.
- ối giời, kiêm đâu ra được cái của nợ ấy hả bố?
- Thế ở đây không thằng nào có thuốc lào à? Thế thì chúng mày khổ thật đấy. Không có thuốc lào thì còn đếch gì là người. Thế mà mày ở Nga đên sáu bảy năm được thì tao phục thật.
Tôi phóng xe qua mấy kiôt đêm, tìm thuốc cho Lê Lựu. Tôi không biết hút thuốc, nên chẳng hiểu loại nào ngon. Thôi cứ hỏi loại thuốc đắt nhất. Tìm đến được chỗ Lê Lựu ở thì đâ quá hai giờ đêm. Lê Lựu đang chờ tôi. Anh nằm co ro trên mấy cái đệm trải giữa nền nhà, lấy com-lê đắp lên bụng. Còn bao nhiêu chăn anh dồn thành đống, che chắn xung quanh như kiểu người nhà quê be bờ ruộng tát nước.
- Bác làm gì mà khiếp thế này?
- à, là tao quai đê chắn chó. Mâý đồng chí chó này thâm hiểm lắm, cứ leo lên ngực mình mà đái thôi. Chúng choảng liền mấy khoanh rồi đấy. Khiếp, khai mù như nước đái đàn bà. Mình quai đê như thế này là các chị em chịu bẹp đấy.
Lê Lựu cười hề hề, tỏ ra rất khoái trá với cái phát minh sáng chế vĩ đại của mình. Rồi anh bảo:
- ở nhà đang vụ chó(**). Bây giờ giá có giảm chút ít, chứ mấv tháng trước đắt lắm đấy. Có con bán được hơn chục triệu. Dân mình bâv giờ ăn chơi khiếp lắm. Cái mốt của con gái Hà nội bây giờ là mặc váy lửng và dắt chó đi ỉa. Vừa rồi ở nhà có một cái truyện ngắn rất hay về chó. Thằng Trường ít người nhiều ma(***) nhặt được trong đống truyện lai cảo, mang khoe tao. Cái truyện nó viết giỏi lắm, kể về một lão đại tá, hàng ngày dắt chó đi, hay nói đúng hơn là chó dắt lão đi, đi bán giống. Bán cái của giời cho ấy mà. Cứ một eú nhảy là bốn trăm tám mươi nghìn đồng. Ngày nào con chó cũng cần mẫn bán mình để nuôi ông đại tá về hưu. Đọc hấp dẫn lắm, cười đến ứa nước mắt.
Lê Lựu đột ngột ngừng lời, bởi anh bất chợt nhớ ra điều gì đó. Anh vội đứng dậy, lục tìm trong va-li, lôi ra một cái gói to bự được chằng buộc cẩn thận bằng giấy bóng kính. Bên ngoài còn lót thêm một lượt giấy hồng điều. Đó là món quà đặc biệt mà Lê Lựu đã cất công mang từ Hà Nội sang cho tôi Có quý nhau lắm mới làm được thế. Chắc lại mứt sen hay chè Thái rồi. Tôi hồi hộp nhìn những ngón tay mập mạp đen đúa của Lê Lựu lần mở từng nút lạt giang. Hoá ra mấy bắp ngô luộc to xù như mấy quả lựu đạn. Ngô để đã lâu ngày, bốc lên một cái mùi rất đỗi xa xăm. Lê Lựu đưa mũi hít hít, rồi quay lại, cười rất tươi:
- Ngon lắm! Cứ như ý cụ Nam Cao thì ta không nên hoãn sự sung sướng lại.
Nói rồi, Lê Lựu lấy phích nước sôi giội ào ào lên mấy bắp ngô vứt lỏng chỏng trong cái xô tôn. Dường như chưa yên tâm, anh sai tôi đem đun lại. Cái giống ngô đất bãi là cứ phải thế. Mấy bạn phòng bên sang chơi đã ngồi quanh đỉa ngô. Ai nấy còn đang ngần ngại, thì Lê Lựu đã túm một bắp ngô cạp cạp rất ngon lành. Gương mặt hồn nhiên, tươi mởn. Trông anh như một gã thợ cày vừa tắm xong cho trâu, giờ tự thưởng cho mình một khoảng sung sướng. Rồi anh yêu cầu tôi cho anh uống nước ngô luộc lại. Rồi anh lại xuýt xoa thương nước Nga lận đận, đến nỗi chẳng có nổi một nắm rơm nếp để nướng ngô. ở đời này, thật chẳng có gì tuyệt hảo hơn cái anh ngô nướng.
1994
(*) Cù lao Chàm-Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn
(**) Năm 1990
(***) Nhà văn Nguyễn Khắc Trường tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Mảnh đất lắm người nhiều ma.
Lê Lựu lại cười hề hề. Anh có vốn sống phong phú, sự trải đời lọc lõi. Đó là một gã ma mãnh, quái quỷ nhưng lại mang vẻ mặt xuề xoà, chất phác của một anh nhà quê. Bởi thế, anh rất dễ thuyết phục người khác. Lê Lựu có nói dối và nói thẳng ra rằng: Tôi đang nói dối đấy thì người ta cũng vẫn cứ tin, chẳng ai ngờ vực cả. Bởi xưa nay, người ta chỉ dè chừng những kẻ giảo hoạt, những tay láu cá, chứ mấy ai nghi ngờ thợ cày.
Đối với người Mỹ, Lê Lựu không chỉ là nhà văn dân tộc xuất sắc, mà còn có một giá trị có tính khảo cổ học. Anh như một khu rừng nguyên sinh, một hang động hoang dã, họ chưa từng đặt chân tới. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, người phiên dịch cuộc hội thảo văn học Việt - Mỹ kể lại. Có một lần, Lê Lựu đến dự cuộc gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn cựu chiến binh Mỹ, trong một biệt thự sang trọng. Anh ăn mặc lịch sự như một chính khách. Cuộc gặp gỡ được cả hai bên chuẩn bị chu đáo nhưng Lê Lựu vẫn băn khoăn, vẫn thấy có một cái gì đó chưa thật ổn thoả. Anh vội bí mật nhìn trước, nhìn sau, xem có ai tò mò để ý đến mình không, rồi thì thật bất ngờ, anh vắt cả cái chân còn nguyên giày nguyên tất lên mũi và... ngửi. Cử chỉ lạ lùng, quái đản này không lọt qua được mắt các nhà văn Mỹ, từng là lính trinh sát trong cuộc chiến tranh ử Việt Nam, họ mê Lê Lựu ngay từ cái cử chỉ dị mọ rất... Lê Lựu này. Cử chỉ ấy nếu ở người khác, có thể sẽ gây nên sự khó chịu, nhưng ở Lê Lựu, người ta lại thấy đáng yêu vì nó xuề xoà, tự nhiên và hợp lý như sự sắp đặt của Chúa. Cũng theo Nguyễn Quang Thiều, ở cuộc hội thảo này, các nhà văn cựu chiến binh Mỹ chỉ biết Lê Lựu, chỉ thích ông Lựu thôi. Đối với họ, văn học Việt Nam ngoài ông Lựu ra, chẳng còn ai nữa:
II
Lê Lựu thuộc lớp nhà văn quân đội, ra đời và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyện đầu tiên mà anh trình làng vào năm 1964, có cái tên rất thật thà: Tết làng Mụa. Rồi sau đó một loạt truyện ngắn ra đời: Trong làng nhỏ , Ngườí cầm súng phía mặt trời, Truyện kể từ đêm trước.. Và đến Người về đồng cói thì Lê Lựu đã là cây bút viết văn kỳ cựu. Có thể coi Người về đồng cói là truyện đặc sắc nhất của Lê Lựu trong thời kỳ chống Mỹ. Bây giờ đọc lại vẫn còn thấy thú. Và đến truyện này, văn Lê Lựu đã có mùi tiểu thuyết. Người đọc biết anh sẽ là nhà tiểu thuyết có tài. Nghề văn cũng như ca hát. Chỉ ớ lên một tiếng đã thấy cái giọng quý rồi. Lê Lựu có cái giọng quý ấy. Người ta biết anh là người lĩnh xướng, dù lúc đó, anh còn u ớ đứng trong dàn đồng ca.
Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay cả ở những truyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét phác hoạ tính cách nhân vật. Nghĩa là đọc anh không bị Iỗ trắng. Cũng bởi lẽ Lê Lựu là nhà văn không cháp nhận sự nhạt nhẽo tầm thường. ở bất cứ tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, Lê Lựu cung có một vấn đề gì đấy gửi gắm. Không có cái đó anh không cầm bút viết. Ngay cả khi hình thành tác phẩm rồi, có vấn đề, có cốt truyện, có nhân vật hẳn hoi rồi, Lê Lựu cũng vẫn viết một cách vất vả, chật vật. Khi văn tuôn chảy ào ạt, câu chữ trơn tru, nhìn trang bản thảo sạch bong, ít tẩy xoá là anh dừng lại ngay. Anh bắt đầu nghi ngờ mình. Nhứng lúc ấy anh thường bỏ viết, quay ra tán chuyện với bạn bè, hoặc tụt tạt qua chợ mua thức ăn, cò kè thêm bớt từng xu như một mụ đàn bà bủn xỉn, cũng chỉ cốt xem người bán phản ứng ra sao. Có cô gái đáo để, gắt như mắm thối: Thôi, mua cho con đi, bố già ạ. Có mấy hào bạc mà cứ vày vò mãi!. Này, thế năm nay con bao nhiêu tuổi? Bố hỏi làm cái gì? Hăm hai. Thế thì con hơn vợ bố những hai tuổi cơ đấy?
Lê Lựu hay viết về đêm. Trước khi ngồi vào bàn, anh thường đáo qua phố, làm bát phở nóng gọi là nạp thêm nhiên liệu cho máy móc vận hành. Anh cũng hay rủ tôi đi ăn đêm. Lê Lựu đặc biệt thích những bát phở mà anh gọi là phở bốc mả. Đó là những. bát phở cuối cùng trong ngày. Nước phở đậm, đặc ngẫn những... cấn nồi. Bà chủ quán xem ra đã quá quen khẩu vị Lê Lựu, có lẽ nghĩ anh là ông xế lô, sau một ngày chở khách mệt nhọc, nên bốc cho anh một đống xương xẩu, cổ cánh không tính tiền, rồi đổ ào thùng nước rửa bát ra mặt đường, chồng bốn chân ghế lên mặt bàn phủ tấm vải nhựa xanh, nồng đượm mùi nước mắm, giấm tỏi. Lê Lựu tỏ ra rất khoan khoái. Gương mặt nhom nhoem những râu bừng bừng sung mãn như một người vửa trúng xổ số. Về nhà, tôi lăn ra ngủ, còn anh thì vục mặt vào bàn uỳnh uỵch viết. Thỉnh thoảng tỉnh giấc, tôi vẫn thấy phòng bên có tiếng rít điếu cày òng ọc. Lê Lựu vẫn đang lặn ngụp bì bõm, xẻ xắn từng khối chữ, vật lên trang giấy. Thấy anh có vẻ bắt được mạch truyện, tôi đã mừng: Sáng hôm sau tôi lần sang phòng anh, đòi nghe thử. Mắt Lê Lựu đỏ kè:
- Nghe cái quái gì. Tao làm hỏng bố nó rồi! Không ngửi được. Chứ nghĩa bò lổm ngổm như kiến đen, nhưng chẳng có hồn vía gì. Đọc cứ bở ra. Tức thế chứ?
Rồi Lê Lựu càu nhàu, tiếc bát phở đêm qua đổ vào hang chuột, đổ vào cái lỗ giời ơi đất hỡi.
Lê Lựu viết chậm, mỗi ngày vẻn vẹn vài trang, có khi chỉ mấy mươi dòng, rồi vạy vó mãi đến mấy ngày sau mới bắt được vào mạch truyện. Vậy mà năm nào Lê Lựu cũng có sách. Cuốn tiểu thuyết đầụ tiên của anh ra đời vào năm 1975, có tên là Mở rừng. Theo tôi, đây là cuốn tiểu thuyết vào loại khá của văn học Việt Nam những năm 70. Vậy mà không một nhà phê bình nào nhắc đến nó. Bạn đọc cũng không để ý. Cuốn sách bị quên lãng, tôi nghĩ, một phần cũng vì cái tên gọi. Cái tên gợi chuyện xà beng, cuốc xẻng. Người ta tưởng đấy là một tập ký viết về làm đường, về một đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, mở mang doanh trại. Hơn nữa, chiến thắng Mùa Xuân năm 1975 choán hết sự chú ý của mọi người. Chẳng ai còn để tâm đến cái gì khác ngoài sự kiện lịch sử vang dội ấy Mãi sau này, do một tình cờ nào đáy, tôi mới đọc Mở rừng. Tập sách quả thật đã cuốn hút tôi. Đấy là cuốn tiểu thuyết viết trực tiếp về chiến tranh với cái nhìn không đơn giản và ở thời điểm đó đã có thể coi là mạnh dạn. Lê Lựu đề cập đến số phận của một lớp người trong chiến tranh. Oai hùng và bi thảm. Giản đơn và phức tạp. Mỗi người là một cánh rừng âm u rậm rịt, phải tự mở lấy lối mà đi. Chẳng ai giống ai, bằng những con đường riêng, những số phận riêng, họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng. Có thể tóm tắt tiểu thuyết này bằng câu thơ của Phạm Tiến Duật mà Lê Lựu định lấy làm đề từ:
Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng
Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay.
Bấy giờ, nhân vật chính của Lê Lựu trong các tập sách phần lớn là nông dân, hoặc nếu không thì cũng là nông dân cầm súng. Mọi vụi buồn của họ đều gắn với những tập tục ở nơi xóm mạc. Và rồi nương theo cái mạch ấy, Lê Lựu động chạm đến làng quê, có khi chỉ chấm phá đôì ba nét qua mấy câu đối thoại ngắn gọn của nhân vật, ngòi bút Lê Lựu bỗng như xuất thần, như động gió và toả hương. Đọc, biết anh tiềm tàng một vốn sống trù phú về làng mạc quê kiểng, nhưng cái mỏ vàng đầy rưng rức này, ông chủ tư bản giàu có kếch xù lại chưa hề khai thác lấy một thỏi nhỏ.
Mãi sau này, vào những năm 80, khi tiếng súng của cuộc chiến tranh đã ngưng hẳn trong tâm trí mọi người, và dư âm dai dẳng của nó cũng tạm lắng xuống, trong lúc người ta đổ xô ra xem mấy cái Cù lao(*) vừa mới nổi lên vả reo hò ầm ĩ, vì đã tưởng tìm ra được một vườn địa đàng, chẳng ai còn để ý tới lũ tôm tép, huống hồ bọn rong rêu, bèo bọt vật vờ Lê Lựu cảm thấy yên tâm. Anh vác xẻng đi đào mỏ. Và rồi cứ từng khối vàng ròng nguyên chất, Lê Lựu huỳnh huỵch đắp một cái lô-cốt, rồi đặt cho nó một cái tên rất văn chương, rất thi ca: Thời xa vắng
Với ba trăm trang sách, tiểu thuyết Thời xa vắng đã ôm chứa một dung lượng lớn. Đấy là một chặng đường lịch sử oai hùng. Chặng đường ba mươi năm, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng xong toàn bộ đất nước. Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết, bằng số phận có thể nói là bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài. Đây là loại tiểu thuyết bám sát số phận một nhân vật. Có thể gọi nôm na là chuyện Anh Sài. Nhưng cuốn sách có nhiều tầng, nhiều lớp. Người đọc tuỳ theo sự từng trải của bản thân mình mà tiếp nhận nó theo một cách khác nhau. Riêng đối với một số bạn đọc thông thường, có thể coi đây là cuốn sách viết về hôn nhân gia đình. Trong chuyện có tảo hôn, cưới vợ đẻ con, cãi cọ, ra toà ly dị, chia tài sản, con cái. Riêng cái vỉa này cũng đã đủ là một cuốn sách thú vị. Những chuyện chăn gối, hay cảnh sinh hoạt vợ chồng thành phố, vợ chồng nhà quê rất sinh động. Có nhứng nhân vật phụ, chỉ thoáng qua, nhưng Lê Lựu khắc hoạ rất giỏi, rất sống, ví dụ gã thợ điện, một tay tài tử phóng đãng, chim gái thành thần. Một cô gái, nói đúng hơn là một thiếu phụ trẻ, vừa đọc xong Thời xa vắng, nói với tôi: Em rất thích gã.thợ điện. Đấy là nhân vật hay nhất trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Hắn lưu manh, nhưng phải nói là rất tuyệt diệu. Đàn ông thế mới là đàn ông? Em đọc mà giật mình. Hình như em đã gặp hắn ở đâu đó trong buổi sinh nhật cô bạn. Hắn ngồi lơ đãng hút thuốc. Cái điệu vẩy tàn thuốc của hắn thì không thể không mê được. Hắn đểu giả, nhưng có sức hút khủng khiếp. Vợ Sài chết là phải. Em đọc mà sợ ông Lựu quá. Ông ấy rất am tường đàn bà, rất lọc lõi. Nhưng ông ấy cũng phức tạp. Có cảm giác ông ấy vừa sợ đàn bà vừa thích đàn bà, lại vừa khinh đàn bà, coi đàn bà như cái giẻ chùi chân. Anh cứ đọc lại ông Lựu mà xem. Anh bảo ông ấy nhà quê á? Chất phác á? Điêu đấy! Giả vờ đấy!
Xem ra, cái lớp phụ diễn ngoài màn này cũng xôm đấy chứ, đâu có nhạt trò. Lại còn một lớp phụ nữa không kém phần rôm rả, thú vị. ấy là cái cảnh chiến tranh, ồn ào khói lửa, súng ống. Người đọc được sống lại những năm tháng sôi động hào hùng. Những năm ấy, người ta có thể xé bỏ giấy triệu tập đi học nước ngoài, lấy máu viết đơn ra mặt trận. Đó là một giai đoạn lãng mạn có thật mà Thời xa vắng đã đề cập đến một cách khách quan. Nhưng tất cả những ngón trò ấy chỉ là những lớp phụ. Còn chính kịch Thời xa vắng lại không diễn ở sân khấu ồn ào náo nhiệt mà ìẩn khuất phía hậu trường và diễn bằng sự im lặng. Sự im lặng của núi băng trôi chìm dưới nước, chỉ lờ phờ nhô lên ít chỏm, là những sôi động như đã thấy ở trên kia.
Vậy Thời xa vắng đề cập đến vấn đề gì? Núi băng chìm dưới nước kia chứa cái gì vậy? Không phải chuyện chiến tranh. Không phải chuyện hôn nhân. Thế thì chuyện gì? Chuyện Thời xa vắng! Thì Lê Lựu đã nói thẳng ra thế, nói ngay ở ngoài bìa sách. Anh đâu có bí hiểm đánh đố độc giả. Đây là chuyện của một thời mà Lê Lựu gọi nó là Thời xa vắng. Xa mà không xa. Nó vẫn ngự trị, vẫn treo lơ lửng đâu đó ở trên đầu mỗi người như một bóng ma. Nó là nỗi ám ảnh kỳ quái, nhưng lại có sức mạnh thần linh. Và vì nó tồn tại vô hình, nên người ta mới sợ. Sài sợ. Anh Tính sợ. Cả ông Hà bí thư, người lãnh đạo cao nhất trong Thời xa vắng cũng sợ nốt. ở cái xứ sở kỳ quái ấy, con người dường như chỉ tồn tại mà không được sống, không được làm người, Sài đã chiến đấu quyết liệt để giành lại cho mình cái quyền làm người ấy và anh đã thất bại thê thảm. Lúc đầu anh phải yêu cái người khác yêu, khi được tự do yêu lại đi yêu cái mình không có. Lúc thất bại ê chề, lúc đã cạn lực, Sài mới nhận ra mình, nhận ra chỗ đứng thực sự của đời mình, anh vác ba-lô trở lại vùng quê, trở lại với mấy cái lò gạch, mấy cái lò đậu phụ lập loè ánh lửa..
Tựa vào cái cốt truyện đơn giản ấy, Lê Lựu đã dựng lên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao, qua một chút Kim Lân, đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt. Lê Lựu không nhìn người quê, cảnh quê bằng con mắt đô thị như một số nhà văn nổi tiếng khác. Anh là người quê nói giọng quê, với cách cảm nhận của người dân quê. Có một số mảng Lê Lựu viết rất giỏi, như mảng làm thuê, mảng lụt lội hay cảnh mâm trên, mâm dưới, cảnh trên nhà dưới bếp, cảnh tiếp khách ở nhà quê, đọc mà chua xót đến rớt nước mắt. Đoạn đám ma ông đồ Khang, Lê Lựu viết cũng khá tài. Anh đặc tả những người đến viếng bằng một ngọn bút sắc lẻm, có khi chỉ phẩy vài nét mà lột được hết hồn vía, tính cách, tâm địa nhân vật. Mỗi người một vẻ khác nhau, nhưng tựu trung, họ đều là một lũ cơ hội, xu nịnh, một bày quan lại nhà quê. Có kẻ lảng vảng vòng ngoài, dò hỏi tập quán, phong tục, ý thích của gia đình người chết rồi mới bước vào nhà, và phải đợi đến khi ông bí thư huyện uỷ đứng túc trực bên linh cữu bố, họ mới đến viếng, mới khấn to tên tuổi mình lên, vì biết trong cái túi áo đại cán của ông bí thư có cái đơn xin xỏ gì đó của mình. Người ta đã lạm dụng cái chết của cụ đồ trong sạch để làm những việc bẩn thỉu, ti tiện. Lê Lựu rất có lý khi anh hạ một câu sắc lẻm: Hình như họ không viếng cụ đồ. mà viếng ông bí thư, và xun xoe đưa ông bí thư ra nghĩa địa.
Thời xa vắng! ra đời có tiếng vang lớn, vượt quá sức hình dung của người đã đẻ ra nó. Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách không có gì cách tân, tìm tòi, lối viết rất cũ, tốc độ truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình như lạc nhau, không liền mạch. Có cảm giác như đấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội dung gộp lại làm một. Câu văn lùa thùa, không sáng sủa. Nghĩa là người khó tính có thể vạch vọi, chê bôi chỗ này, chỗ nọ, mà ông trạng nhà quê Lê Lựu cũng khó chối cãi.
Nhưng khi cầm cuốn sách lên, chỉ lật qua vài trang là đã bị nó cuốn hút, nó đánh bùa ngải. Người ta có thể quên văn mà nhớ chuyện đời. Và chuyện đời diễn ra trong cái cốt truyện cũng chẳng có gì ly kỳ, nhân vật cũng không rắc rối, chỉ có một tuyến, không có địch cũng chẳng có nhân vật phản diện. Tất cả đều là những người tốt, những người trung thành, tận tụy, có lý tưởng cao cả, muốn mang lại hạnh phúc thực sự cho mọi người. Nhưng kết quả thì ngược lại. Việc thiện lại thành ác. Người ta làm khổ người khác, tàn hại người khác bằng chính lòng tốt của mình. Có người hoá thân tàn ma dại, và đau đớn thay, họ lại là nạn nhân của lòng tốt, của những ý tưởng cao cả. Đấy là nỗi bi thảm của Thời xa vắng. Người đọc nào cũng thấy phảng phất chút ít bóng dáng của mình trong nhân vật Sài.
Viết cuốn sách này, Lê Lựu đã xổ hết gan ruột mình ra trang giấy, Anh bơ phờ rời bàn viết, bủn rủn và rệu rạo như một người đàn bà vừa đẻ xong.
Trong bụng rỗng tuếch chẳng còn gì nứa. Ai hiểu đời tư Lê Lựu sẽ có cảm giác Thời xa vắng như một cuốn tự truyện của tác giả. Lê Lựu đã in quá đậm bóng dáng của đời mình xuống trang giấy, đến nỗi người ta đã nhầm anh với Sài, còn gọi Lê Lựu là anh cu Sài.
Đằng thằng ra mà nói, trong cuốn tiểu thuyết rất sáng giá này, cũng vô khối trang tôi không thích. Ví như cái đoạn Tuyết đến đơn vị thăm chồng chẳng hạn. Mặc dù Lê Lựu viết cũng rất sinh động, nhưng giọng văn lại bôi bác, lại có gì uất ức bực dọc. Dường như anh không còn giữ được vẻ khách quan của người kể chuyện. Dưới ngòi bút Lê Lựu? Tuyết hiện lên dị dạng, quê kệch và thô bỉ, thô bỉ từ hình dáng, cử chỉ đến lời nói. Thực tình, Tuyết đâu có lỗi, cô cũng như Sài thôi, cũng là nạn nhân của những ý tưởng tất đẹp. Đó là người đàn bà nhà quê bất hạnh và đáng thương.
Cô có tội tình gì mà bị Lê Lựu khinh miệt đến vậy? Giá ở đây, Lê Lựu cũng nhìn cô bằng con mắt thương cảm của một nhà văn lớn, giàu lòng nhân ái như ở các trang viết khác thì hay biết bao. Tôi bảo Lê Lựu:
- Thằng Sài ghét vợ nó đã đành, vì nó phải lấy người nó không yêu, nó quẫn mới đậm ra lẩn thẩn, tàn nhẫn như thế, chứ còn bác thì có gì mà bác cũng căm thù vợ Sài đến như vậy?Cô ấy có tội tình gì?
- ờ, ờ - Lê Lựu cười hấc hấc, rồi thì đột nhiên anh bỗng im lặng. Gương mặt thoáng buồn rượi. Trong khoé mắt đã hằn nếp nhăn của anh, ầng ậng một cái gì như là nước mắt...
III
Sau Thời xa vắng Lê Lựu còn viết tiếp một số bút ký, ký sự, truyện ngắn. Có tác phẩm vừa được trao giải thưởng báo chí của Bộ Quốc phòng. Tiểu thuyết mới nhất của Lê Lựu là Chuyện làng Cuội Nếu mỗi cuốn sách ra đời như một người nô bộc trung thành, một đứa con tinh thần của nhà văn, thì tiếc thay, Chuyện làng Cuội lại là một đứa con bất hiếu của ông bố chất phác, nhân từ. Nó mang cho Lê Lựu bao điều tai bay vạ gió. Cuốn sách dày 500 trang, in trân trọng trên giấy trắng, chữ xếp thưa thoáng. ấy vậy mà đọc lại vất vả, chật vật. Tôi đã mất hơn một tuần liền đánh vật với cái thằng bất hảo này. Mệt đến rã rời. Tôi có cảm giác mình không đọc sách mà đang bơi. Vâng, tôi đang vượt đầm làng Cuội bằng hai tay khoả nước. Cái đầm rộng 500 mét nước mà nhìn mênh mông bốn phía, chẳng thấy đâu là bến bờ. Chỉ một màu đục lờ, đôi chỗ vẩn chút váng phù sa. Còn lại là rong rêu, củi mục, phân chó và cọng rạ nổi lều phều. Phía trước mặt, nơi chân trời xa xa, thi thoảng cũng hiện lên một dải nước xanh nõn, mờ ảo đến nao người. Hy vọng có một vùng mát mẻ trong lành để có thể nằm xoài ra mà nghỉ ngơi.
Nhưng tới nơi mới hay cái dải nước trong leo lẻo đó chỉ là một ảo giác. Có thể do mình mệt quá mà sinh ra hoang tưởng và cảm thấy thế. Cũng có thể đó chỉ là một quầng sáng của vầng mặt trời hắt xuống qua những tầng mây ngũ sắc của cơn giông. Nhễ nhại lắm, tôi mới ngoi được lên bờ cỏ bên kia đầm. Việc làm đầu tiên là ngồi thở cái đã. ý nghĩ tiếp theo là cần phải đi tắm. Vâng, chính cái lúc tôi có ý định đi tắm ấy, một nhà văn vỗ vai tôi:
- Này, có chuyện đấy.
- Chuyện gì bác?
- Chuyện Làng Cuội. Hỏng! Một cuốn sách phản động. Bôi nhọ xã hội. Thật bậy bạ quá mức. Hình như cha Lê Lựu viết cho ai đó. Không ngờ lão đổ đốn thế.
Tôi giật mình hoảng hốt. Chết chửa! Một sự kiện động giời đến thế, sao mình lại chẳng hay biết gì. Cần phải tỉnh táo và nghiêm khắc rà xét lại xem sao.
Thế là tôi lại nhao xuống đầm, bơi lộn lại. Lần này, tôi hào hứng lắm. Tôi đã có sẵn một mục đích rất rõ ràng, là quyết vạch lá tìm sâu. Phải tóm cho được cái thằng phản động ở làng Cuội. Nhưng công việc của tôi chỉ là công cốc.
Rốt cuộc hơn một tuần lục soát, truy quét, tôi chỉ tóm được sự mệt mỏi đến bải hoải. Nhược điểm lớn nhất của cuốn sách này là nó rất dở. Sự thực chỉ có vậy. Nhân đây, tôi đề nghị các bạn đồng nghiệp và các nhà chức trách không nên dùng chữ phản động để quy chụp các nhà văn, nhứng người phận mỏng cánh chuồn, tay yếu ruột mềm, chẳng có quyền bính gì hết. Họ chỉ có duy nhất một năng lực Đó là phơi ruột gan mình, phơi tâm can mình ra trước cái pháp trường trắng, là cái trang giấy trắng đến rợn người. Sở dĩ tiểu thuyết của Lê Lựu gây cho một vài độc giả cảm giác u uất, cũng là do vấn đề đặt ra của cuốn sách. Đó là cái chuyện Cuội cả làng Cuội. cả tổng Cuội. Người ta lừa gạt nhau để sống. Cả làng sinh tồn trên sự dối trá.
Vấn đề đó đâu có mới. Trước Lê Lựu một thế kỷ, có người đã viết rồi, đã đề cập đến cái Chuyện làng Cuội đó rồi:
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó xắn quần lên
Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trên mủm mỉm cười
Cái gì trông trắng như con cúi
Đàn bà kh ép nép đứng lên thưa
Con trót hở hang, xin xá tội!
Không, không, mi chẳng tội tình gì
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Về bảo đàn bà khắp làng mày
Ra đây ông cho giống ông Cuội
Từ đấy làng Ngang đẻ ra người
Đẻ ra rặt những thằng nói dối...
Thơ của ai mà kinh thế nhỉ? Tục tĩu, phản động và bậy bạ quá! Xin thưa, thơ của chính danh nhà nho đấy. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đấy.
Lê Lựu đã triển khai ý tưởng của bài thơ này ra thành tiểu thuyết Chuyện làng Cuội. Từ địa danh cụ thể của bài thơ, anh tạo ra không gian và môi trường để dàn dựng truyện. Câu chuyện xảy ra ở làng Cuội. Những cuộc tình cũng diễn ra xung quanh cái đầm làng Cuội: Hội thi nói khoác của làng cũng lại được tổ chức long trọng ở ngay tại miếu ông Cuội. Tiểu thuyết tắm trong bầu không khí Nguyễn Khuyến, và Lê Lựu cũng học cụ Tam Nguyên kể bằng một giọng dân gian. Cái giọng tâng tẩng, hài hước, đùa đùa thật thật. Đây là chất giọng quý, rất hiếm trong văn học đương đại của ta. Tiếc rằng chất giọng vàng rất hiếm hoi này cũng không cứu được cuốn sách dở. Rất non kém về mặt nghệ thuật. Tập tiểu thuyết dường như chỉ mới dừng lại ở ý tưởng. Và ý tưởng của Lê Lựu cũng vẫn chỉ là ý tưởng thôi. Nghĩa là nó chưa lặn được vào cốt truyện, vào số phận nhân vật, mà cứ đứng trơ thổ địa ra như cái cột hành hình. Lê Lựu dựng cái cột giời hành ấy to quá, to đến mức che khuất cả nhân vật, biến nhân vật thành những con rối chỉ còn biết thụ động rồng rắn, hú hòa xung quanh cái cột ý đồ, theo bàn tay điều khiển khá lộ liễu của anh. Những điểm yếu của Thời xa vắng lại được bộc lộ hết mình ở cuốn sách này. ấy là cái lối viết tự nhiên chủ nghĩa, nhiều chỗ tuột khỏi văn chương, trượt sang phạm trù mất vệ sinh, khiến người đọc cảm thấy ghê sợ vì nó cứ bẩn bẩn thế nào. Về điều nảy Lê Lựu đã cười tuế toá mà chống chế: Tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc thầy Nguyên Hồng. Văn tôi cũng dây cà đây muống như văn ông... Lê Lựu thật khôn khéo. Anh đã kéo Nguyên Hồng về làm đồng minh, làm khiên che, mộc đỡ cho mình. Nhưng anh đã nhầm lẫn. Văn Nguyên Hồng đâu phải thứ văn lòng thòng dây cà dây muống. Nguyên Hồng có thể dùng hàng loạt cụm từ để diễn đạt một ý. Đó là lối văn trùm lợp tầng tầng lớp lớp. Lối văn này đã góp công tạo dựng nên trong văn chương thế giới một Đostoievski, một Macxim Gorki. Văn Lê Lựu không thế. Nó là búi dây dợ luộm cuộm. Hiểu Lê Lựu, có lẽ cũng chẳng ai hơn được thầy Nguyên Hồng của anh. Nguyên Hồng từng lắc đầu:Đọc Lê Lựu mệt lắm. Văn cậu này cứ như những bó củi. Thường củi trước khi bó, người ta phải sắp xếp cho đầu ra đầu, đuôi ra đuôi, rồi mới bó. Còn cậu này thì chẳng thèm xếp. Cứ để nguyên cả đống mả bó. Thế nên nó mới thành cái đống lồng cồng...
Tôi bảo Lê Lựu:
- Bác in Chuyện làng Cuội làm quái gì. Cuốn sách chẳng mang lại gì cho bác cả. Bạn đọc thì nghi ngờ tư tưởng nhá. Vợ con thì căm thù nhá, vì hình như những chuyện cãi nhau với vợ, bác quăng tất vào tiểu thuyết. Thế có khác gì mang chuyện buồng the mà phóng ra loa công cộng. Còn anh em trong nghề lại đâm ngờ. Có lẽ văn chương Thời xa vắng là do vợ bác viết, chứ cóc phải bác. Bác mất cả chỉ lẫn chài. Nói theo ngôn ngữ hiện nay, bác toi cả vốn lẫn lãi.
- Chú chỉ được cái bố náo. - Lê Lựu nhại cái giọng ngô ngọng nhà quê của tôi. - Chú nói thế là chú a dua. Mà không khéo chú ghen với nhan sắc của ta đấy. Mặt ta trí thức thế này, ngời ngời thế này. Còn cái mặt chú í a, ta nói chú đừng tự ái nhé, nó ngay thuồn thuỗn như mặt ngỗng ỉa. - Lê Lựu chống chế bằng cách đem ngay cái mặt rất khó coi của tôi ra để so bì nhan sắc. - Còn chuyện văn chương ấy mà, - Lê Lựu cười buồn - ta như người cuốc đất, cuốc chăng dây. Cú này bị tai nạn lao động. Loạng quạng thế nào cuốc bố nó phải chân mình. Thế mới đau chứ!
Lâu rồi, tôi không gặp Lê Lựu. Chỉ biết anh vẫn khoẻ và vần cặm cụi viết đều. Rồi đến một đêm, lúc ấy đã khuya lắm, trong căn phòng nhỏ của tôi ở Matxcợva bỗng vang lên tiếng chuông điện thoại. Ông mãnh nào động rồ mà lại khua điện thoại vào lúc này? Tôi định không nhấc máy, nhưng chuông điện thoại lại réo lên gấp gáp. Tôi bực dọc cầm ống nghe:
- Ai đấy?
- Thằng Khoa đấy hở? Lựu đây!
- Lựu nào?
- Lựu đạn chứ còn Lựu nào? Bú sữa Tây có mấy năm mà mày không còn nhận ra tao nữa à? Lê Lựu!
- ối giời bác đang ở đâu đấy? Hà Nội hay Sài Gòn?
- Tao đang ở Matxcơva. Mới qua sáng nay đấy. Đi tìm mày suốt, may vớ được số điện thoại. Này, thế học xong chưa, mà sao không về?
- Đang chờ làm thủ tục.
- ừ về đi! Bây giờ ở nhà vui lắm!
- Thế báe sang công tác hay đi du lịch?
- Du lịch đếch gì? Tao đi dự Hội thảo quốc tế bàn về văn học Việt Nam ở Đan Mạch.
- Đoàn đông không?
- Có tao và Ma Văn Kháng. Ông Khải ốm không đi. Nó mời đích danh ba người. Còn lại là mấy ông phê bình, phê biếc. Này, mày sang đây đi. Nói chuyện qua điện thoại chán bỏ mẹ! Chẳng thấy mặt nhau. Thêm nữa trò chuyện với nhau mà cứ phải chõ mồm vào cái ống nhổ như thè này thì còn đếch gì là hứng thú.
- ừ em sẽ sang ngay!
- Này, mày nhớ mang cho tao ít thuốc hút nhé. Thèm quá.
- Bác thích thuốc gì? Dunhill nhé? Bao xanh hay bao đỏ?
- Mày đúng là cái thằng nhà quê, ở Việt Nam bây giờ có ai thèm hút Dunhill.
- Thế bác thích loại gì?
- Thuốc lào.
- ối giời, kiêm đâu ra được cái của nợ ấy hả bố?
- Thế ở đây không thằng nào có thuốc lào à? Thế thì chúng mày khổ thật đấy. Không có thuốc lào thì còn đếch gì là người. Thế mà mày ở Nga đên sáu bảy năm được thì tao phục thật.
Tôi phóng xe qua mấy kiôt đêm, tìm thuốc cho Lê Lựu. Tôi không biết hút thuốc, nên chẳng hiểu loại nào ngon. Thôi cứ hỏi loại thuốc đắt nhất. Tìm đến được chỗ Lê Lựu ở thì đâ quá hai giờ đêm. Lê Lựu đang chờ tôi. Anh nằm co ro trên mấy cái đệm trải giữa nền nhà, lấy com-lê đắp lên bụng. Còn bao nhiêu chăn anh dồn thành đống, che chắn xung quanh như kiểu người nhà quê be bờ ruộng tát nước.
- Bác làm gì mà khiếp thế này?
- à, là tao quai đê chắn chó. Mâý đồng chí chó này thâm hiểm lắm, cứ leo lên ngực mình mà đái thôi. Chúng choảng liền mấy khoanh rồi đấy. Khiếp, khai mù như nước đái đàn bà. Mình quai đê như thế này là các chị em chịu bẹp đấy.
Lê Lựu cười hề hề, tỏ ra rất khoái trá với cái phát minh sáng chế vĩ đại của mình. Rồi anh bảo:
- ở nhà đang vụ chó(**). Bây giờ giá có giảm chút ít, chứ mấv tháng trước đắt lắm đấy. Có con bán được hơn chục triệu. Dân mình bâv giờ ăn chơi khiếp lắm. Cái mốt của con gái Hà nội bây giờ là mặc váy lửng và dắt chó đi ỉa. Vừa rồi ở nhà có một cái truyện ngắn rất hay về chó. Thằng Trường ít người nhiều ma(***) nhặt được trong đống truyện lai cảo, mang khoe tao. Cái truyện nó viết giỏi lắm, kể về một lão đại tá, hàng ngày dắt chó đi, hay nói đúng hơn là chó dắt lão đi, đi bán giống. Bán cái của giời cho ấy mà. Cứ một eú nhảy là bốn trăm tám mươi nghìn đồng. Ngày nào con chó cũng cần mẫn bán mình để nuôi ông đại tá về hưu. Đọc hấp dẫn lắm, cười đến ứa nước mắt.
Lê Lựu đột ngột ngừng lời, bởi anh bất chợt nhớ ra điều gì đó. Anh vội đứng dậy, lục tìm trong va-li, lôi ra một cái gói to bự được chằng buộc cẩn thận bằng giấy bóng kính. Bên ngoài còn lót thêm một lượt giấy hồng điều. Đó là món quà đặc biệt mà Lê Lựu đã cất công mang từ Hà Nội sang cho tôi Có quý nhau lắm mới làm được thế. Chắc lại mứt sen hay chè Thái rồi. Tôi hồi hộp nhìn những ngón tay mập mạp đen đúa của Lê Lựu lần mở từng nút lạt giang. Hoá ra mấy bắp ngô luộc to xù như mấy quả lựu đạn. Ngô để đã lâu ngày, bốc lên một cái mùi rất đỗi xa xăm. Lê Lựu đưa mũi hít hít, rồi quay lại, cười rất tươi:
- Ngon lắm! Cứ như ý cụ Nam Cao thì ta không nên hoãn sự sung sướng lại.
Nói rồi, Lê Lựu lấy phích nước sôi giội ào ào lên mấy bắp ngô vứt lỏng chỏng trong cái xô tôn. Dường như chưa yên tâm, anh sai tôi đem đun lại. Cái giống ngô đất bãi là cứ phải thế. Mấy bạn phòng bên sang chơi đã ngồi quanh đỉa ngô. Ai nấy còn đang ngần ngại, thì Lê Lựu đã túm một bắp ngô cạp cạp rất ngon lành. Gương mặt hồn nhiên, tươi mởn. Trông anh như một gã thợ cày vừa tắm xong cho trâu, giờ tự thưởng cho mình một khoảng sung sướng. Rồi anh yêu cầu tôi cho anh uống nước ngô luộc lại. Rồi anh lại xuýt xoa thương nước Nga lận đận, đến nỗi chẳng có nổi một nắm rơm nếp để nướng ngô. ở đời này, thật chẳng có gì tuyệt hảo hơn cái anh ngô nướng.
1994
(*) Cù lao Chàm-Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn
(**) Năm 1990
(***) Nhà văn Nguyễn Khắc Trường tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Mảnh đất lắm người nhiều ma.