Chương ba
TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
I.
Đặc điểm
kinh tế - xã hội, khoa học và văn hoá
Khi bóng đêm của
đêm trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của nền văn minh công nghiệp
chiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội, chuyển sang thời kỳ phục
hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ đại Hy La đã bị lãng
quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm ở Châu Âu.
Xét về bản chất
kinh tế, thời kỳ phục hưng là giai đoạn quá độ của PTSX TBCN. Đây là thời kỳ
tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất
của họ, bạo lực của kẻ cường quyền đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản
xuất. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội phong kiến.
Các chủ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, họ trở thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai cấp tư sản;
trong khi người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành phố kiếm kế sinh
nhai bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ là tiền thân của
giai cấp vô sản sau này.
Chế độ phong kiến
với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó đã bước vào giai đoạn lụi
tàn. Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công trào dâng khắp Châu
Âu. Giai cấp tư sản trở thành kẻ đồng minh. Người ta không chỉ đòi xoá bỏ đặc
quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con đường phát
triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ
tinh thần của chế độ phong kiến. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn
bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học.
Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vô thần
này càng rõ nét.
Do đòi hỏi của
thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và
đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng
năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải… Chẳng
hạn với việc sử dụng năng lượng nước đã cho phép thay thế dần sức người và sức
súc vật trong sản xuất.
Chính sự phát
triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai
cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm.
Về mặt văn hoá,
những tư tưởng triết học, những phát kiến khoa học của thời cổ đại được khôi phục
và phát triển. Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục hưng đặc biệt dương
cao ngọn cờ nhân văn. Họ xem con người là đối tượng nghiên cứu của triết học,
những tư tưởng tốt đẹp về con người của Protagore, Xocrate…trở thành tiền đề lý
luận cho ước mơ giải phóng con người. Các giá trị toán học của Talet, hình học
của Euclide, những yếu tố duy vật trong triết học của Epicure,..cũng dược xem
xét và ghi nhận thoả đáng.
Triết học
thời phục hưng có những đặc diểm chính sau đây:
Thứ nhất, triết học thời kỳ này là vũ khí lý
luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội.
Thứ hai, tư tưởng của các nhà triết học phục
hưng có tính hai mặt: vừa có những tiến bộ nhưng còn chứa nhiều yếu tố duy tâm,
luẩn quẩn với hình thức “phiếm thần luận” hay “tự nhiên thần luận”.
Thứ ba, triết học thời kỳ này gắn liền với
vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải
phóng con người.
Thứ tư, triết học thời kỳ này là những tư
tưởng xã hội học thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn.
Khác với thời
phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai
cấp tư sản đã dành được chính quyền, PTSX TBCN được xác lập và trở thành PTSX
thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà
trước hết là khoa hoc tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt được trình độ là cơ sở cổ
điển. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực
nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức
trong sự trừu tượng, tách rời, không vận động, không phát triển, nếu có đề cập
đến vận động thì là sự vận động máy móc không phát triển.
Chính điều
kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc
trưng về mặt triết học thời kỳ này:
Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV
đối với CNDT, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần.
Thứ hai, CNDV thời kỳ này mang hình thức của
CNDV siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực
tư duy triết học và khoa học.
Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những
quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát
khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử.
MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
FRANCIS BACON (Franxit-Bâycơn 1561-1626)
Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác đánh giá Bacơn là
“ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”.
Các tác phẩm
chính:
- Khái lược về đạo đức và chính trị
- Đại phục hồi các khoa học
- Công cụ mới
- Lịch sử sự sống và cái chết
Bacơn thừa
nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết một cái
gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần
phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không
hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacơn cho rằng tri thức là
sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên
làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người.
Bacơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa
vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho
con người. Theo Bacơn, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ
của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó.
Về nhận thức
luận và phương pháp luận.
Một trong những
vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận. Bacơn đã dành một vị trí thích
đáng để bàn về những nội dung này
Trước hết để nhận thức đúng bản chất của sự vật thì
phải chỉ ra khả năng và giới hạn nhạn thức của con người. Một trong những ảnh
hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bacơn đó là những sai lầm vốn có
trong tư duy, do sai lầm trong lý tính mang lại.
Những sai lầm
do lý tính tạo ra, Bacơn gọi là những IDOLA (ảo tưởng, ảo ảnh - theo tiếng Hi Lạp
cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc). Bacơn đã gom lại các
sai lầm và chia thành bốn ảo ảnh sau:
ẢO ẢNH LOÀI (IDOLA TRIBUS). Những nhận thức sai lầm do
loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách
quan của sự vật nên dễ dàng gán cho sự vật những ý tưởng của mình, biến chúng
thành thước đo chân lý, thước đo giá trị của sự vật. Ông cho rằng trí tuệ của
con người cũng tương tự như chiếc gương méo, khi pha trộn bản chất của mình với
bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bị bóp
méo.
Để loại trừ ảo ảnh này, con người trong nhận thức phải
tôn trọng tính khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của
mình cho các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thực nghiệm,
thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ những sai lầm
về mặt logic…
ẢO ẢNH HANG ĐỘNG (IDOLA SPECUS). Thực chất là ảo ảnh loài
nhưng nó được biểu hiện ở mỗi con người cụ thể. Do có những đặc điểm sinh lý
riêng biệt, hoàn cảnh giáo dục, nghề nghiệp khác nhau…làm khúc xạ tầm nhìn, đẻ
ra những phán đoán về mọi cái theo bản thân mình hay theo bè nhóm cảm tính.
Ảo ảnh này được gọi là hang động vì Bacơn xem trí tuệ của
con người méo mó như hang động của Platôn, cái ta cảm nhận được không phải là bản
chất, chỉ là bản sao giống như ảo ảnh tưởng rằng nhốt được mặt trăng vào trong chậu nước.
ẢO ẢNH THỊ TRƯỜNG (IDOLA FORI). Ảo ảnh này xuất hiện do
thường xuyên sử dụng những danh từ trống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày (giống như ở chợ). Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuật ngữ khoa học
chưa thật chính xác. Theo ông, nhiều từ ngữ đã trở nên cưỡng bức lý tính, làm đảo
lộn tất cả và cuối cùng, thì chỉ dẫn mọi người đến các cuộc cãi vả để diễn giải
những cái rỗng tuếch. Vì thế phải phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang
lưu hành và có thái dộ phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác.
Theo Bacơn, điều kiện được gọi là tri thức phải là tính chính xác của khái niệm.
ẢO ẢNH SÂN KHẤU (IDOLA THEATRI). Sai lầm bắt nguồn do
chúng ta quá tin vào người xưa, diễn ra trước mắt người ta như diễn ra trên sân
khấu. Quá khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải là một thời
hoàng kim; để đi đến chân lý không nên giáo điều, hoặc rơi vào chủ nghĩa hoài
nghi luận.
Ý nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống
lại các suy luận vô căn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho
quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một
ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã
trở thành nguyên tắc của nhận thức.
Về phương pháp luận, theo Bacơn cần phải rà soát những
phương pháp trước đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới.
Ông cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng
hai phương pháp là phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương
pháp này đều bộc lộ hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong. “Con ong
chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn
và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của
mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó”.
Về vai trò của phương pháp, Bacơn cho rằng “người què chạy
đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn
đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”.
Ông đề xuất phương pháp quy nạp. Theo ông đó là phương
pháp tối ưu để nhận thức, khám phá những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất
của phương pháp này là xuất phát từ những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần
lên những nguyên lý phổ biến, khẳng định bản chất của sự vật.
Triết học Bacơn là triết học duy vật không triệt để khi
ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp
trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacơn đã có tác dụng
tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy
tín của nhà thờ và giáo hội.
RENNE DESCARTES (RƠNÊ ĐÊCACTƠ 1596 - 1650)
Cũng như Bacơn, Đêcáctơ đã chú ý đến nghiên cứu phương
pháp nhận thức khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật
của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt đươc những
tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Ông
cho rằng, hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả
hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần
linh. Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng
tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Đêcáctơ đưa
lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacơn, ông cho
rằng nhiệm vụ của thí nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự
nhiên mà là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu
Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên để xây dựng một khoa học chân chính
về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng, thì Đêcáctơ thừa nhận rằng sự
nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh
nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. Đêcáctơ nói: Tôi
tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho
đó là nguyên lý cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở
chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người
ta mê tín. nHưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã
không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay
trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã hội.
Đêcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa
duy lý của Đêcáctơ ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì
ông cho rằng trong lý trí của c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với
kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của
logic học và toán học là những cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Trong học thuyết về tự nhiên, Đêcáctơ là một nhà duy vật,
ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận
thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng
nhát vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không
có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ, không có không gian trống rỗng. Đêcátơ
thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn động cơ học được ông xem như là một
biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến vật khác
và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Đêcáctơ về tính không bị tiêu diẹt
của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại.
Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động
vật trong quá trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau vè chất giữa thế
giới sinh vật, coi cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt
giữa con người và con vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất
mà còn là một thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào
qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính chất duy tâm trong triết học của
Đêcátơ.