I. LỜI DẪN CỦA TRẦN THIỆN KHANH
I. LỜI DẪN CỦA TRẦN THIỆN KHANH
“Đỗ Quyên và trường ca Việt Nam
Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, sự quan tâm đến nó, cả ở phương diện văn học sử lẫn lí luận thể loại lại có phần muộn mằn, lẻ tẻ.
Cho đến nay mới chỉ có “Tuyển tập trường ca” (Nxb. Quân đội nhân dân,
Tuyển tập trường ca (Nxb. Quân đội nhân dân, 1997)
|
Nhìn từ những yêu cầu, đòi hỏi như thế, chúng tôi xin giới thiệu những nỗ lực tìm hiểu khái quát các “hiện tượng trường ca” từng xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam của tác giả Đỗ Quyên. Ở một góc độ nào đó, có thể nói, chính anh cũng là một tác giả tiêu biểu trong việc tìm tòi thể nghiệm cách tân trường ca ở nước ngoài (đã sáng tác 13 trường ca, 7 bài thơ dài). Cuộc lục khảo và hệ thống hóa có quy mô lớn lần đầu tiên về các hiện tượng trường ca này có thể xem là cuộc đi khai vỡ thêm những miền đất mới đầy hào hứng của anh, đồng thời cũng là sự trở về vùng đất quen thuộc của người trong cuộc giàu tâm huyết. Hy vọng, sau dịp này, tác giả Đỗ Quyên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt thII. QUAN NIỆM VỀ TÍNH TRƯỜNG CA VÀ VIỆC LẬP DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM
Cùng tác giả và độc giả gần xa!
Đây đang chỉ là cơ sở cho một đề tài không dễ dàng, bởi có lẽ là lần đầu tiên đề cập khái niệm “tác gia trường ca Việt Nam” và việc phân loại, nhận định có hệ thống và toàn diện loại hình này trong văn học Việt Nam hiện đại.
Hơn hai năm qua, chúng tôi thấy có một số bài liên quan như sau:
-“Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại Việt”; Đỗ Quyên, Tạp chí Sông Hương số 257 tháng 7/2010, và tapchisonghuong.com.vn 30/7/2010
- “Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại”; Phỏng vấn của Trần Thiện Khanh, Tạp chí Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 11/2009, và vanhocquenha.vn 17/9/2010
- “Những thể loại văn vần có dung lượng lớn như là tiền đề của tư duy về hình thức” (Trích luận án “Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam”); Diêu Thị Lan Phương, Đại học Quốc gia Hà Nội 15/6/2011
- “Tản mạn về trường ca”; Trần Đình Sử, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 700 đầu tháng 7/2009, và vannghequandoi.com.vn 24/7/2009
- “Những đặc điểm của trường ca”; Nguyễn Trọng Tạo, nguyentrongtao.org 8/6/2011
- “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam” (Tóm tắt luận án); Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 3/9/2010
- “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”; Nguyễn Văn Dân, Tạp chí Sông Hương số 230 tháng 4/2008, và tapchisonghuong.com.vn 16/4/2008
- “Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình hiện đại”; Diêu Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2009, và vienvanhoc.org
- “Đôi nét về trường ca những năm gần đây từ góc nhìn thể loại”; Lưu Khánh Thơ, vannghequandoi.com.vn 22/5/2010
- “Trường ca hôm nay viết về thời đánh Mỹ”; Nguyễn Thanh Tú, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 705 đầu tháng 27 cuối tháng 12/2009, vannghequandoi.com.vn 4/1/2010
- “Trường ca Việt, một cách nhìn...”; Yến Nhi, vanchuongviet.org 27/1/2010
- “Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên”; Linh Nga Niê Kdăm, dotchuoinon.com 4/7/2011
- “Đặc điểm giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại”; Nguyễn Thị Liên Tâm, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn (Đại học Sư phạm TP HCM) số 23 (57) 10/2010, và phongdiep.net 4/7/2011
- “Hai đặc điểm cơ bản của trường ca Việt Nam hiện đại”, Mai Bá Ấn, phongdiep.net 4/7/2011
- “Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ trong trường ca sử thi hiện đại”; Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 23/06/2011
- “Về các khuynh hướng phát triển trường ca Việt”; Hà Quảng, vanvn.net 6/10/2011
- “Nghĩ về một số “phản trường ca”; Diêu Lan Phương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 12/2010, và vannghequandoi.com.vn 4/1/2011- “Tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái”; Nguyễn Minh, viet-studies.info 15/6/2009
- “Thu Bồn - Một dặm dài trường ca”; Mai Bá Ấn, phongdiep.net 17/6/2011
- “Thanh Thảo với trường ca”; Chu Văn Sơn, vietvan.vn, và phongdiep.net 12/1/2010
- “Thanh Thảo - Ông hoàng của trường ca”; Mai Bá Ấn, phongdiep.net 26/8/2011
- “Ba bài viết về tập trường ca Lòng hải lý”; Hà Li, Lưu Nguyễn, Phi Hà, trieuxuan.info 21/7/2011Nếu nói về số lượng, kể từ thời Thơ Mới tới nay, con số chúng tôi đang có được là khoảng 388 tác giả Việt Nam đã viết ít nhất một trường ca hoặc một bài thơ dài mang ý nghĩa tương đương trường ca, với tổng số khoảng 907 tác phẩm.
Một cách tương đối, có thể xem Huy Thông là trường ca gia Việt Nam đầu tiên với tác phẩm nổi tiếng Tiếng địch Sông Ô ra đời năm 1935, và mới nhất là tác giả Phan Trung Thành với trường ca Ăn xà bông (NXB Hội Nhà văn, 7/2011).
Các yếu tính nghệ thuật của thể loại để khu biệt “trường ca” giữa các tác phẩm thơ khác luôn là nan đề trong cả sáng tác lẫn lí luận văn học đương đại, ở Việt Nam và trên thế giới. Có lẽ, nhờ tự mang trong mình sự bất định thể loại, trường ca đã là một trong những Đứa Con kỳ khôi - già xưa nhất, tươi lạ nhất và hoành tráng nhất - của Người Mẹ Văn Chương.
Bằng quan niệm mới về thể tài, và trong sự cẩn trọng thông lệ cho một công việc phân định không thể tránh được độ bấp bênh nào đó, chúng tôi thử đề nghị một số tiêu chí, khi thành lập danh sách, cũng như phân loại tác giả, phê bình tác phẩm.
Với trường ca, và các loại hình tương tự (anh hùng ca, sử thi, ngâm khúc, diễn ca, trường thi…) thường không khó lắm để nhận dạng qua cấu trúc và dung lượng, dù được viết theo khuynh hướng nào: cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại. Riêng với thơ dài có tính trường ca – điểm mới của khảo cứu này – quả là không dễ định vị! Đến nay, trong tổng số 388 tác giả, có 283 tác giả trường ca và 105 tác giả thơ dài có tính trường ca: trung bình mỗi tác giả đã viết hơn 2 tác phẩm có tính trường ca. (Mời xem dưới đây các Danh sách số 1, 1a, 1b, 1c, 1d)
Trong khi khảo sát, chúng tôi coi trường ca và thơ dài có ý nghĩa tương đương bao gồm các loại hình văn vần - trừ truyện thơ và tất nhiên cả kịch thơ - mang dung lượng lớn với phương thức tự sự hay trữ tình, cấu trúc có hay không có cốt truyện, câu chuyện. Ở các sáng tác đó, tính trường ca được thể hiện hài hòa qua: a) Thể tài: mang tinh thần và nội dung không như của từng cá thể, hay giữa các cá thể, mà nâng lên giá trị chung (đất nước, quê hương, nhân loại, dân tộc, cộng đồng…) trong một chủ đề nhân văn nhất định có ý nghĩa xã hội rộng lớn. (Đây nên được xem như kim chỉ nam về tư duy thể loại trên bản đồ nghệ thuật thơ có tính trường ca!); b) Cảm hứng: ấn tượng chấn động, cảm xúc cao sâu; c) Giọng điệu và tư duy: mạnh hoặc nhanh, hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ đích lôi cuốn với thái độ chủ quan; d) Cấu trúc và thủ pháp: sử dụng một số hình thức, kỹ thuật của “trường ca chuẩn tắc” (chương/khúc/đoạn, pha trộn thể loại, đa ngữ điệu, cân bằng các giá trị đối lập, v.v…); e) Dung lượng: Khoảng 750 chữ trở lên (có thể ít hơn, tùy ý nghĩa từng bài).
Và chúng tôi mạnh dạn dùng một tên gọi mới, không thuộc về thể tài mà với ý biểu tượng, như một sự “vinh danh”: Tiểu trường ca. Đó là các thi phẩm có: Dung lượng hơn một bài thơ bình thường (tùy ý nghĩa từng bài); Thi pháp mang tính trường ca; Tác giả đã quen thuộc; Và nhất là, từng tạo tiếng vang trong dư luận xã hội và môi trường văn học, mang dấu ấn thời đại, lịch sử… (Xem dưới đây Danh sách số 2 – Phác thảo)
Do lấy tính trường ca làm đích, ở đây cũng phân biệt 2 loại: thơ dài có tính trường ca và thơ dài không có tính trường ca.
Sắp tới, sẽ hoàn thiện Danh sách số 2 (Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam), và hy vọng sớm công bố Danh sách số 3 (Tác giả thơ dài tiêu biểu Việt Nam).
Dường như vẫn còn một dấu hỏi luôn neo trong đầu mỗi người ham thích tìm hiểu sinh hoạt sáng tác văn học: Tổng số các nhà thơ Việt, từ thời Thơ Mới đến nay, khoảng chừng bao nhiêu? (Xin nêu một xác định riêng về “nhà thơ” ở đây: Đó là các tác giả của những sáng tác thơ được đánh giá, lưu giữ trong một cộng đồng nhất định).
Ở tầm tay hạn hẹp, bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tạm thời ước tính: Tất cả có lẽ là khoảng 2000 nhà thơ Việt Nam hiện đại? Tóm tắt 2 cách định lượng: Một, ngoại suy từ một số danh sách chuẩn, hoặc tương đối chuẩn, như: khoảng 460 nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; 785 nhà thơ tiêu biểu thế kỷ 20 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cinet.gov.vn); danh sách tác giả thơ của những trang mạng văn học quan trọng ở trong và ngoài nước như vanvn.net, thivien.net, vanchuongviet.org, phongdiep.net, nhavanhanoi.vn, thica.net, tienve.org, damau.org, gio-o.com, talachu.org, newvietart.com, vi.wikipedia.org, và của một số tạp chí in quan trọng ở hải ngoại như Hợp Lưu, Văn Học, Tạp Chí Thơ, Văn, Việt... Hai, suy diễn theo số lượng tác giả trường ca và thơ dài mà chúng tôi “có trong tay” (có thể vuông tròn thừa thiếu con số 388 trên thực tế là 400) và theo 5 danh sách quen thuộc (45 tác giả trong Thi nhân Việt Nam / Hoài Thanh – Hoài Chân, 200 tác giả trong Thơ Việt Nam thế kỷ 20 / Hội Nhà văn Việt Nam, 123 tác giả thơ tình 1954-1975 miền Nam Việt Nam / gio-o.com, 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 / Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, và 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ 20 / Gia Dũng), chúng tôi đã rút ra được “tỷ lệ vàng 1/5” cho số các thi sĩ sáng tác theo phong cách trường ca trên tổng số các nhà thơ nói chung. Thật cân xứng: bàn tay có 5 ngón tay thơ thì người Việt dành 1 ngón cho thơ trường ca!
Chúng ta có thể tự hỏi: Hiện tại trên thế giới liệu có một nền thơ ở một quốc gia nào khác, của một dân tộc nào khác, có tỷ lệ các “nhà trường ca” cao như ở Việt Nam không? Đã từng có nền văn học nào trên thế giới mà thể loại trường ca đạt tới đỉnh, về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giả và nhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975 và hậu chiến tranh 1975-1986 không?
Ngoài một số ít tác giả là thi hữu đã cung cấp trực tiếp tác phẩm, nguồn tham chiếu chính của chúng tôi là các trang mạng; một phần vì hiếm có cơ hội cập nhật sách báo in ấn ở Việt Nam. Thành thật xin lỗi về thiếu sót, nhầm lẫn chắc sẽ có ở nhiều mặt (tiêu chí tuyển chọn, vấn đề văn bản và xuất bản…), nhất là với các tác giả, tác phẩm trường ca đã xuất bản mà danh sách chưa có được!
Cũng bởi thế, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như thông tin về tác phẩm, tác giả thơ có tính trường ca Việt Nam. Các ý tưởng và bài vở thích hợp – khi được người gửi đồng thuận - có thể tham gia vào bản thảo cuốn sách dự tính mang tên “Một cách tìm hiểu trường ca Việt Nam”.
Chân thành cám ơn những cộng tác, giúp đỡ vô giá của các tác giả và độc giả, các thi sĩ và nghiên cứu gia, độc lập hay trong các cơ quan, tổ chức văn học, ở trong và ngoài nước; cũng như những báo chí, trang mạng đã và sẽ giới thiệu các danh sách này. Xin ghi nhận tấm thịnh tình từ: Các bạn văn đầu tiên đã đọc và cổ vũ, như nhà lí luận-phê bình Trần Thiện Khanh và các nhà thơ Khế Iêm, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Nguyễn Đức Tùng; Các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu như Nguyễn Anh Nông, Diêu Lan Phương, Đặng Tiến Huy, Duy Phi, Hoàng Thư Ngân, Nguyễn Hữu Quý, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Từ Nguyên Tĩnh, Hàn Thủy, Đỗ Minh Tuấn, Nhật Tuấn, cùng nhiều tác giả, độc giả khác đã có những thông tin, trao đổi quý báu kể từ sau danh sách đầu tiên (7/7/2010), mà đáng kể nhất là có được 30 tác giả cùng khoảng 50 tác phẩm nhờ tham khảo thống kê của nhà nghiên cứu-phê bình Mai Bá Ấn. Đặc biệt, nhà thơ Trần Quốc Minh đã nhiệt thành giới thiệu một số tác giả, công phu sao chép trích lược tác phẩm cần thiết, khi đại diện cho chúng tôi liên lạc với các tác giả ở Hải Phòng - một vùng đất sản sinh “trường phái thơ Hải Phòng”, trong đó có dòng trường ca đặc sắc với khoảng 27 tác giả mà cuốn sách sẽ dành sự quan tâm cần thiết. Cũng như vậy, với thông tin và trích dẫn bài vở chọn lọc, nhà văn Nguyễn Tiến Hải, từ nguồn tư liệu phong phú của quân đội, đã tận tình bổ sung nhiều tác giả, tác phẩm, cùng các sáng tác đang hoàn thành từ các trại sáng tác…
“Thói quen cứ muốn lập danh sách cho mọi thứ nghe có vẻ tùy tiện hoặc vô lí: Những người lập danh sách đã để ngỏ cả khoảng trống vô tận cho những người bình luận khi mọi sự sáng tỏ, mặc dầu lí do hợp lí nhất của việc lập danh sách là để khích lệ những nhà bình luận ấy. Văn chương hay tự nó nói lên tất cả, và còn nói mãi; những nhà văn hay nhất hôm nay còn đang viết là những người mà cháu chắt của chúng ta sẽ đọc. Thế nhưng, sự quyến rũ của ‘danh sách’ đã ăn sâu vào não trạng chúng ta (“20 tác giả dưới 40 tuổi của văn học Mỹ”; Ban biên tập The New Yorker; Theo bản dịch của Hiếu Tân)
Chúng tôi tán đồng! Và đấy là một trong vài lí do để chia sẻ nơi đây các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam.ành hơn nữa của nhiều tác giả, độc giả.”