Bảng dưới đây liệt kê hai mươi tư tiết khí trong lịch các nước phương Đông:
Kinh độ Mặt Trời | Tiếng Việt | Tiếng Hoa | Ý nghĩa | Ngày dương lịch |
315°
330°
345°
0°
15°
30°
45°
60°
75°
90°
105°
120°
135°
150°
165°
180°
195°
210°
225°
240°
255°
270°
285°
300°
|
Lập xuân
Vũ thủy
Kinh trập
Xuân phân
Thanh minh
Cốc vũ
Lập hạ
Tiểu mãn
Mang chủng
Hạ chí
Tiểu thử
Đại thử
Lập thu
Xử thử
Bạch lộ
Thu phân
Hàn lộ
Sương giáng
Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
Đại hàn
|
立 春
雨 水
驚 蟄 (惊 蛰)
春 分
清 明
穀 雨 (谷 雨)
立 夏
小 滿 (小 满)
芒 種 (芒 种)
夏 至
小 暑
大 暑
立 秋
處暑(处暑)
白露
秋分
寒露
霜降
立冬
小雪
大雪
冬至
小寒
大寒
|
Bắt đầu mùa xuân
Mưa ẩm
Sâu nở
Giữa xuân
Trời trong sáng
Mưa rào
Bắt đầu mùa hè
Lũ nhỏ, duối vàng
Chòm sao tua rua mọc
Giữa hè
Nóng nhẹ
Nóng oi
Bắt đầu mùa thu
Mưa ngâu
Nắng nhạt
Giữa thu
Mát mẻ
Sương mù xuất hiện
Bắt đầu mùa đông
Tuyết xuất hiện
Tuyết dầy
Giữa đông
Rét nhẹ
Rét đậm
|
4 tháng 2
19 tháng 2
5 tháng 3
21 tháng 3
5 tháng 4
20 tháng 4
6 tháng 5
21 tháng 5
6 tháng 6
21 tháng 6
7 tháng 7
23 tháng 7
7 tháng 8
23 tháng 8
8 tháng 9
23 tháng 9
8 tháng 10
23 tháng 10
7 tháng 11
22 tháng 11
7 tháng 12
22 tháng 12
6 tháng 1
21 tháng 1
|
Ghi chú:
- Trong ngoặc là tiếng Hoa giản thể nếu cách viết khác với tiếng Hoa phồn thể (truyền thống).
- Ý nghĩa của các tiết về cơ bản là giống nhau trong các nước, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau rõ rệt.
- Ngày bắt đầu của tiết khí có thể dao động trong phạm vi ±1 ngày.
Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Phan Xi Păng, Mẫu Sơn có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn).
Các điểm diễn ra hay bắt đầu các tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trùng với các điểm vernal equinox (điểm xuân phân), summer solstice (điểm hạ chí), autumnal equinox (điểm thu phân), winter solstice (điểm đông chí) trong tiếng Anh đối với Bắc bán cầu.
Ý nghĩa
Phân tích các tiết khí theo bảng trên đây, có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ nó đã từng được áp dụng để tính toán các thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của chúng. Tuy vậy nó cũng có thể áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Chính vì thế lịch Trung Quốc xưa còn có tên gọi là nông lịch tức lịch nông nghiệp.
Phân định mùa
Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân.
Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở bắc bán cầu Trái Đất xung quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Tại các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí. Trong thiên văn học, mùa trên các hành tinh nói chung cũng phân theo kiểu phương Tây. Ví dụ, mùa xuân trên sao Hỏa bắt đầu vào điểm xuân phân (kinh độ Mặt Trời bằng 0) và kết thúc vào điểm hạ chí (kinh độ Mặt Trời bằng 90°).
Mùa
Trên Trái Đất, mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết.
Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa được công nhận: mùa xuân, mùa hạ (hay mùa hè), mùa thu và mùa đông.
Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong một số khu vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành ba mùa, Aklet, là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, và Stem là mùa thu hoạch mùa màng.
Một số dân tộc bản xứ ở Lãnh thổ phía bắc của Úc sử dụng sáu mùa, trong khi người Sami (thổ dân) của vùng Scandinavia thừa nhận không ít hơn 8 mùa.
Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, tiến sĩ Beth Goth từ Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này.
Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville - một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng - tin rằng phần phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto) trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyết rơi ngắn ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân.
Trong một số khu vực của thế giới, các "mùa" đặc biệt được định nghĩa một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa lốc xoáy, hay mùa cháy rừng.
Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo.
Bảng tính thời điểm chí
Ngày giờ theo UTC của các điểm phân và điểm chí
năm Xuân phân Hạ chí Thu phân Đông chí
tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12
ngày giờ ngày giờ ngày giờ ngày giờ
2002 20 19:16 21 13:24 23 04:55 22 01:14
2003 21 01:00 21 19:10 23 10:47 22 07:04
2004 20 06:49 21 00:57 22 16:30 21 12:42
2005 20 12:33 21 06:46 22 22:23 21 18:35
2006 20 18:26 21 12:26 23 04:03 22 00:22
2007 21 00:07 21 18:06 23 09:51 22 06:08
2008 20 05:48 20 23:59 22 15:44 21 12:04
2009 20 11:44 21 05:45 22 21:18 21 17:47
2010 20 17:32 21 11:28 23 03:09 21 23:38
2011 20 23:21 21 17:16 23 09:04 22 05:30
2012 20 05:14 20 23:09 22 14:49 21 11:11
2013 20 11:02 21 05:04 22 20:44 21 17:11
2014 20 16:57 21 10:51 23 02:29 21 23:03
Lưu ý: Tên gọi các điểm phân và chí phù hợp cho Bắc bán cầu.