Home » » MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG ( P5 )

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG ( P5 )

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011 | 23:44

BÀI 7       Nghệ thuật học đại cương

                                                            
               7.1     CẤU TRÚC CỦA ĐỜI SỐNG NGHỆ THUẬT 
                                 (Sinh hoạt nghệ thuật)
            Sinh hoạt nghệ thuật  là một bộ phận quan trọng của đời sống thẩm mĩ.
                                               
                                            Công chúng nghệ thuật 
                                                       ­ 
Nghệ sĩ    ß   Tác phẩm nghệ thuật  à    Giới nghiên cứu,phê bình, giảng dạy,
                                                                                      đánh giá – định hướng
            Đây là mối quan hệ tay ba, xoay quanh một trung tâm là tác phẩm nghệ thuật. Ba chủ thể này có quan hệ gắn bó, mật thiết, tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

               7.2  SỰ THỂ HIỆN LÍ TƯỞNG THẨM MĨ TRONG NGHỆ THUẬT
            Con người đẹp nhất thời đại được gọi là nhân vật lí tưởng của thời đại ấy.
Như vậy, lịch sử của nhân loại cũng là quá trình nối tiếp nhau của các nhân vật lí tưởng. Nói cách khác nhân vật lí tưởng luôn luôn đi song hành cùng lịch sử.
            Nghệ thuật của loài người có bổn phận thể hiện nhân vật lí tưởng của thời đại mình vào trong tác phẩm. Dõi theo lịch sử nghệ thuật, chúng ta sẽ thấy hiện lên chân dung nhân vật lí tưởng của mỗi thời đại.
            1 – Nhân vật lí tưởng và  “mĩ học” nguyên thủy
            Cách  đây khoảng 30 ngàn năm đến 1 triệu năm, con người chưa có mĩ học, nhưng con người đã có quan điểm tự phát, cảm tính về cái đẹp. Bằng chứng để lại là những hình ảnh khắc, đẽo trong hang động và một số thứ  khác.
            Hình tượng những con vật đẹp, cân đối, hài hòa, lấn át hình ảnh con người. Sau đó, hình ảnh người phụ nữ đẹp do khả năng sinh đẻ mà được coi là nhân vật lí tưởng.
( riêng thần linh có vị trí đặc biệt : nhân vật trác tuyệt, phi thường ).
            2 – Nhân vật  lí tưởng và mỹ học cổ đại Hi lạp
            Ban đầu, thần linh là nhân vật lí tưởng, nhưng về sau con người vươn lên giữ láy vị trí cao đẹp nhất. Con người được coi là mẫu mực của muôn loài.
            Thời ấy, ban đầu người đàn ông khỏe mạnh được coi là nhân vật lí tưởng. Bởi anh ta là trụ cột của gia đình và cộng đồng, là người anh hùng đi đầu đoàn quân, là người chiến thắng trong các cuộc thi đấu, đặc biệt là ở những đại hội Olympiad tổ chức dưới chân núi Olympe.
            Thời cổ đại Hy Lạp có 3 mẫu người lí tưởng:
  • Người công dân anh hùng
  • Nhà hiền triết ( nhà thông thái / nhà tiên tri/ nhà bác học )
  • Nhà quán quân thể thao
            Về sau, hình tượng người phụ nữ dần dần mới được coi là nhân vật tượng trưng của cái đẹp (nhưng không  tượng trưng cho cái trác tuyệt, cao cả)
            3 -  Nhân vật lí tưởng và mĩ học trung cổ
            Thời Trung cổ châu Âu (từ thế kỉ 5 đến thế kỉ 14), mĩ học chịu ảnh hưởng lớn của Kinh thánh Thiên chúa giáo. Cái đẹp tối cao, toàn diện là Đức Chúa Trời và cõi thiên đường. Nhân vật lí tưởng là tín đồ sùng đạo, tấm gương chói sáng là con người tử vì đạo. Con người khát vọng thiên đường, coi rẻ cuộc sống trần thế, thậm chí coi nó là tội lỗi.
            4 – Nhân vật lí tưởng và mĩ học Phục hưng
            Từ thế kỉ 14 đến 16 diễn ra phong trào cách mạng văn hóa Phục Hưng ở Tây Âu
            Phủ nhận văn minh Thiên chúa giáo, đề cao chủ nghĩa nhân văn. Coi con người là tối cao, đẹp nhất, cuộc sống trần thế chính là thiên đường. Thánh thần được miêu tả trong hình ảnh con người. Những con người ưu tú nhất là: nhà bác học, nghệ sĩ và nhà doanh nghiệp.
            5 – Nhân vật lí tưởng và mĩ học Cổ điển     
            Thế kỉ 17.  Giai đoạn quân bình, hòa hoãn trong cuộc đấu tranh của 2 giai cấp đối kháng; giai cấp tư sản đang trưởng thành và g/c quí tộc phong kiến câu kết với Nhà thờ thiên chúa. Đó là sự giằng co giữa con người nghĩa vụ và con người dục vọng, nhân vật lí tưởng khó hình thành rõ nét, bởi nó rơi vào bi kịch. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy chỗ yếu, thiếu bản lĩnh của nghệ sĩ Cổ điển: không dám khẳng định nhân vật lí tưởng là con người mới tư sản.
            6 – Nhân vật lí tưởng và mĩ học Khai sáng
             Thế kỉ 18 . Người chiến sĩ cách mạng tư sản  nổi bật lên trong xã hội.
Nhân vật quần chúng là một nhân vật lí tưởng đặc biệt,  bên cạnh nhà  tư  tưởng.
             Bức tranh  “Thần Tự do trên chiến lũy” của họa sĩ De Lacrois vẽ hình ảnh người phụ nữ bình dân với nét đẹp của thần Venus, những quần chúng nghèo khổ và cậu bé Gavroche (nhân vật chú bé bụi đời trong bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Hugo).
          7– Nhân vật lí tưởng và mĩ học cổ điển Đức
            Thế kỉ  18 – 19.
            Những nhân vật đa dạng, thậm chí trái ngược nhau.
            E. Kant : cái đẹp tùy ý ta.
            Hegel: cái đẹp là thượng đế. Thượng đế ban phát chỉ ban phát những mảnh vụn đẹp cho trần thế – và chỉ có nghệ sĩ  mới nhận được và  tạo ra cái đẹp ( nhờ thiên phú )
            Nhìn chung, các nhà mĩ học lại rơi vào bối rối ( như thế kỉ 17 )
        8 – Nhân vật lí tưởng và mĩ học hiện đại
            Ai là nhân vật lí tưởng của thời đại chúng ta?
            Mĩ học Mác – Lê nin đã trả lời thỏa đáng câu hỏi quan trọng thiết yếu này.
-         Đó là tất cả những con người lao động chân chính,  đặc biệt nổi bật là nhà khoa học tài năng và nhà doanh nghiệp giỏi.
7. 3   NGHỆ SĨ
            Những khái niệm của  Phương Tây về nghệ thuật và nghệ sĩ:
            Art, Artist, Fine Arts, Arts, Artistic, . . .
            Phân biệt ý nghĩa  và quá trình biến đổi của những thuật ngữ  ấy :
            Ban đầu, châu Âu dùng “Art” chỉ để gọi mĩ thuật (hội họa), về sau mới gọi chung mọi nghệ thuật là arts, và dùng “Fine Art“ để gọi riêng mĩ thuật.
            Tương tự, lúc đầu Artist chỉ dành gọi họa sĩ, về sau gọi tất cả các nghệ sĩ (trừ nhà văn nhà thơ gọi là writer, poet).
            Ngày nay, “Arts” lại được dùng chỉ các bộ môn khoa học xã hội – nhân văn (ví dụ: Master of Arts – thạc sĩ thuộc các ngành KHXH – nhân văn, viết tắt MA, hoặc cử nhân KHXH –nhân văn là Bachelor of Arts  – viết tắt BA ).


            Hi Lạp cổ đại :
            Nghệ sĩ chính là những vị thần linh cao quí như: Apollon, Athena, rồi đến những người có dòng máu thần linh (có cha hoặc mẹ là thần linh, như  Pigmalion, Orphee ).
            Ấn Độ cổ đại có các nàng tiên múa Apsara. Trung Quốc có các nàng Tố nữ  thần ca múa . . . Khi ấy con người coi trọng nghệ thuật đến mức sùng bái, nghệ thuật  là điều kì diệu chỉ có thần linh mới sáng tạo ra được, nên người xưa đã thần thánh hóa (thần tượng hóa) các nghệ sĩ.
            Người Việt Nam cũng tin rằng nghệ sĩ được trời phú cho tài năng đặc biệt.
            Trong bộ môn Mỹ học, tất cả những người sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật đều gọi chung là nghệ sĩ.
            1 .  Nghệ sĩ  là ai ?

Tiếng ViệtHán tựngữ âm

 Bắc KinhTương đương với
danh từ Trung QuốcNghệ sĩ
Nhà văn
Văn nhân
Văn sĩ
Thi nhân, thi sĩ
Họa sĩ
Nhạc sĩ
diễn viên
ca sĩ







Yì shù jiā
zuò zhě
wén  rén
shī  rén
huà  jiā
yīn yuè jiā
yǎn yuán
gē  shǒunghệ thuật gia
tác gia
học trò, thư kí
tác gia
thi nhân
họa gia
âm nhạc gia
diễn viên
ca thủ
            Nghệ sĩ là người sáng tạo những giá trị thẩm mĩ, trước hết là cái đẹp. Nghệ sĩ lao động tự nguyện, đam mê để sáng tạo ra tác phẩm, sống hết mình với mọi xúc cảm trong cái thế giới nghệ thuật của mình. Tác phẩm nghệ thuật  phải chứa đựng tình yêu, niềm tin và lòng nhân ái  của nghệ sĩ.
            Sáng tạo nghệ thuật phải luôn luôn đổi mới không lặp lại) và tạo ra một dòng chảy liên tục (theo truyền thống, tránh sự quái dị). Do đó, lao động của nghệ sĩ là không ngừng tìm tòi sáng tạo.
            Nghệ sĩ là người trước hết có  năng lực bẩm sinh (năng khiếu). Ví dụ, họa sĩ có khả năng nhận thức, phân biệt màu sắc, sáng tối, nhạc sĩ nghe rõ mọi âm thanh và có thể tạo ra những âm thanh trữ  tình (giai điệu, nhịp điệu …). Nhà văn dùng ngay ngôn ngữ của dân tộc mình .để kể chuyện, miêu tả, biểu lộ xúc cảm và tư tưởng. Nhưng trước hết, nghệ sĩ  là người giàu cảm xúc, tình cảm, kế đó là: trí tưởng tượng.
            Nghệ sĩ cần phải có vốn sống và kiến thức văn hóa.
Và cuối cùng, một điều kiện tưởng như chỉ là phụ nhưng không thể thiếu: nghệ sĩ phải có sức khỏe (không ít nghệ sĩ kiệt sức, chết sớm vì sáng tác)
        2 .  Ba cấp độ năng lực nghệ sĩ 
-         Năng khiếu
-         Tài năng  (nhiều vẻ khác nhau)
-         Thiên tài  (đỉnh cao của thời đại, tác phẩm khái quát được cả thời đại, xây dựng được nhân vật lí tưởng của thời đại, đặt ra hoặc/ và trả lời được vấn đề của thời đại . . . ).
        3 .  Sáng tạo nghệ thuật  là gì ?
            Là quá trình tái tạo hiện thựctự biểu hiện (đưa cái tôi vào tác phẩm).
            Người họa sĩ vẽ cái cảm thấy chứ không phải cái nhìn thấy, đồng thời gởi gắm tình cảm, tư tưởng (tâm hồn) của mình vào tác phẩm nghệ thuật. 
            Khi vẽ người là vẽ tâm hồn nhân vật thể hiện qua diện mạo, dáng người, đôi mắt, nụ cười (kể cả trang phục, cảnh vật, . . . ánh sáng). Bức tranh có hồn thường  được biểu hiện rõ nét theo thứ tự từ cao xuống thấp với: đôi mắt – miệng – đôi tay – dáng người -cảnh vật và ánh sáng.
           4 -  Bút pháp – Phong cách – Phương thức sáng tác
            Người ta thường lẫn lộn giữa bút pháp và phong cách, chúng ta cần phân biệt rõ. 
            Bút pháp
            Là những biện pháp cụ thể và các phương tiện sáng tạo (ví dụ : bút pháp Nguyễn Bính, bút pháp Nguyễn Tuân  . . .)
            Phong cách
            Thiên về tính cách, thói quen riêng của nghệ sĩ, phong cách chi phối bút pháp . Phong cách thường ổn định, hầu như suốt thời gian dài, có thể suốt đời. Còn bút pháp có thể thay đổi, tự trùng lặp với mình hoặc tác giả khác. Nghệ sĩ được coi là thành công khi đã hình thành được phong cách nghệ thuật  của mình.
            Phong cách có 2 tính chất tối thiểu là:
-         tính dân tộc  (phong cách dân tộc)
-         tính  thời đại (phong cách thời đại)
            Ví dụ, họa sĩ Bùi Xuân Phái ưa vẽ phố cổ Hà Nội, thích dùng bột màu đen, nâu,  xám. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh quen vẽ tranh lụa, màu nâu diễn tả làng quê Việt Nam truyền thống. Họa sĩ nhà bác học thiên tài Leonardo Da Vinci ưa vẽ màu hồng và trắng, con người trần tục nổi bật trên nền phông cảnh. Hai nhà thơ  Nguyễn Khuyến và Nguyễn Bính đều thích làm thơ về cảnh vật và tình quê nhưng thuộc hai giai đoạn khác nhau, có một số bút pháp giống nhau nhưng phong cách thì hoàn toàn khác biệt.
             Nhìn chung , bút pháp và phong cách hợp lại thành cá tính sáng tạo.
            Phương thức sáng tác: là sản phẩm của một trào lưu sáng tác văn học. Nhiều người thường gọi là “phương pháp sáng tác”. Nhưng nhiều người phản đối, cho rằng nghệ sĩ sáng tác theo cách riêng, không theo  “phương pháp” nào. (Vì những lẽ trên, chúng tôi đề xuất cách gọi “phương thức sáng tác” bao gồm cả trào lưu chung và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ) .
             Theo Từ điển văn học (Nxb Giáo Dục –1992): mục từ “Phương pháp sáng tác”-  là hệ thống những nguyên tắc tư tưởng- nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật  mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự tạo thành hình thức tác phẩm.
            Trong hội họa có những phương thức như cổ điển, hiện thực, lãng mạn, dada, trừu tượng, lập thể, biểu hiện, siêu thực .v.v…Trong văn học cũng có nhiều phương thức như : phương thức huyền thoại, phương thức sử thi, p.t ngụ ngôn, p.t hiện thực, p.t lãng mạn , p.t cổ điển, pt. huyền ảo . v.v…
            Tuy nhiên, Hiện thực và Lãng mạn là hai phương thức chủ yếu hầu như chi phối suốt lịch sử văn học nghệ thuật của loài người (những phương thức khác gần gũi hoặc là nhánh phái sinh, hỗn hợp của 2 phương thức đó) .
            Học thuyết Mác–Lê nin khẳng định: dù sáng tác theo phương thức nào cũng phải lấy cái đẹp chân chính làm chuẩn mực gắn kết trong bộ ba Chân-Thiện- Mĩ. Cái đẹp chân chính  phải là sự gợi mở con đường đi đến một thế giới mới tốt đẹp hơn.
    7.4  Quan hệ giữa nghệ sĩ với các chủ thể nghệ thuật  khác
            Chủ thể nghệ thuật  gồm:
-         Nghệ sĩ
-         Công chúng nghệ thuật  (khán giả, thính giả, độc giả )
-         Giới nghiên cứu, lí luận, phê bình, giảng dạy, quản lí văn nghệ
            Câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ, cây đàn Bá Nha thiếu vắng thính giả Tử Kỳ thì sao ? Tử Kỳ chết, Bá Nha dứt bỏ dây đàn không chơi nữa. Chu Du danh tướng đất Đông Ngô vốn xưa có năng khiếu đàn tranh, sau bỏ nghiệp đàn theo đại sự nghiệp. Lúc rảnh rỗi, khi u sầu Chu Du vẫn thích nghe đàn. Chàng mời một  kì nữ nổi danh đàn tranh đến diễn tấu. Kĩ nữ chơi đàn hay đến nỗi Chu Du nhắm nghiền mắt lặng nghe. Nhưng cô kĩ nữ lại muốn Chu Du ngắm nhìn mình nữa (ta cũng đẹp lắm chứ ! sao chàng không ngắm ta ?) . Càng đàn hay Chu Du càng nhắm mắt. Cô ta bèn dùng thủ thuật độc đáo: gảy bậy vài nốt nhạc. Chu Du choàng tỉnh, trừng mắt nhìn cô như quở trách. Dẫu là cặp mắt “nảy lửa” nhìn mình, cô kĩ nữ cũng thích thú, hài  lòng tiếp tục gảy hay hơn nữa. Và Chu Du lại nhắm nghiền mắt. Sự việc lại tái diễn thi thoảng . . . Bạn hãy nghĩ xem ai giỏi âm nhạc hơn – Chu Du hay cô kĩ nữ ?    
             Nếu ngày xưa, thi hào Nguyễn Du viết xong tập truyện thơ Đoạn trường tân thanh sau những ngày nhàn rỗi u buồn trên đất Huế mà không gặp người bạn tri âm tri kỉ là nhà giáo Phạm Quí Thích thì ngày nay chưa chắc chúng ta đã biết đến Truyện Kiều. Ông vua Tự Đức nổi tiếng về tài văn chương đã hết lời khen Truyện Kiều nhưng cũng đòi  đánh đòn nhà thơ. Và từ khi Truyện Kiều trở nên quen thuộc với người Việt Nam thì nó cũng thu hút bao cuộc tranh cãi, thi tài, nghiên cứu.
            Nghệ thuật và công chúng như cá với nước. Mỗi nghệ thuật có một  loại công chúng thưởng thức. Và mỗi bạn đọc lại ưa thích một nghệ thuật  của mình.
            Sự tiếp nhận nghệ thuật có thể tức thời hoặc có khi phải chờ đợi. Có tác phẩm vừa xuất hiện thì được công chúng ào ạt đón nhận ngay. Có tác phẩm sau khi tác giả qua đời, lí tưởng thẩm mĩ của họ mới được công chúng đón nhận.(Thi hào Nguyễn Du từng băng khoăn lo âu: Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khốc Tố Như: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, thiên hạ ai người khóc Tố Như ?!. Đó là vì nghệ sĩ đi trước thời đại mà trình độ công chúng không theo kịp; hoặc vì người đương thời ngộ nhận, chưa thể hiểu tư tưởng lớn của tác giả… Chẳng hạn, ngày nay người ta mới hiểu sâu sắc Lão Tử, Khổng Tử, Kant, Hegel, Karl Marx mà đương thời, công chúng chưa thể tiếp thu được thấu đáo giá trị học thuyết của họ.
            Quan hệ giữa ba chủ thể nghệ thuật:     
            Mỗi giai đoạn lịch sử xuất hiện những yêu cầu chính thống về nghệ thuật. Đó là yêu cầu, định hướng chung của nghệ thuật do người lãnh đạo xã hội đưa ra (vua chúa hoặc đảng cầm quyền nêu lên khẩu hiệu hành động).
            Xét về mặt quan hệ xã hội, nhà lí luận phê bình đứng giữa công chúng nghệ thuật  và nghệ sĩ.
            Về mặt năng lực, nhà lí luận  phê bình là sự kết hợp giữa nhà khoa học (nhà nghệ thuật  học) và nghệ sĩ. Nói cụ thể hơn, họ cần có kiến thức triết học, mĩ học và nắm được bản chất của loại hình nghệ thuật  mà họ nghiên cứu phê bình (Họ hiểu rõ lịch sử bộ môn nghệ thuật ấy, khái quát được thành tựu của những nghệ sĩ bậc thầy và có cảm xúc nghệ sĩ  thì họ có thể được coi là bậc thầy nghệ thuật). Không thể đòi hỏi họ phải sáng tác như một nghệ sĩ. Họ cũng có thể dự báo tương lai của nghệ thuật.
            Mặt khác, họ đại diện cho nhu cầu, trình độ của  bộ phận tiên tiến của công chúng nghệ thuật. Họ phải là người phát ngôn của một giai cấp tiên tiến và đảng phái chính trị lãnh đạo xã hội, nhưng cần phải tránh sự áp đặt độc đoán, thô bạo Nhà phê bình phải nắm được quan điểm tiến bộ nhất của thời đại mình, như thế mới làm người phát ngôn lí tưởng thẩm mĩ của thời đại (spokeman).
            Karl Marx, Engel, Lê nin đã thay mặt giai cấp vô sản, giai cấp công nhân mà yêu cầu nghệ sĩ sáng tạo. Những nhà lí luận phê bình Nga nổi tiếng thế kỉ 19 như Bielinski, Tsecnysevski cho đến nhà văn M. Gorki sau Cách mạng tháng Mười  đều chú trọng viết lí luận phê bình để vận động văn nghệ sĩ  trong sáng tác. Nhà phê bình Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều đóng vai trò quan trọng định hướng văn nghệ những năm 1930 –1945 và trong giai đoạn hiện đại hóa nền văn học nước ta (họ không phải là nghệ sĩ sáng tác). Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà phê bình hội họa mặc dù ông chưa bao giờ cầm bút vẽ. Cố tổng bí thư Trường Chinh (nhà thơ Sóng Hồng) từng là người lãnh đạo sáng tác văn học nghệ thuật tứ buổi mới thành lập Nhà nước sau CM tháng Tám 1945.
            Những cuộc tranh luận về nghệ thuật  ở nước ta diễn ra sôi nổi trong một số thời kì khiến cho công chúng nghệ thuật  chú ý theo dõi và tham gia. Đó là những sinh hoạt nghệ thuật  rất cần thiết và bổ ích cho tất cả các chủ thể nghệ thuật. Chẳng hạn như: cuộc tranh luận “nghệ thuật  vị nghệ thuật  hay nghệ thuật  vị nhân sinh” năm 1936, cuộc thảo luận về xây dựng nền văn nghệ Việt Nam năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc, cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn- Giai phẩm năm 1957-58. . . và nhiều cuộc tranh luận, hội thảo  sôi nổi trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ 20, giai đoạn “đổi mới” vừa qua (Tranh luận về sáng tác và quan điểm nghệ thuật của những cây bút Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. . .) Báo chí đóng vai trò vô cùng  quan trọng trong sinh hoạt nghệ thuật.
  7.5  GIỚI THIỆU NHỮNG LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢN

            Trước khi có 7 loại hình nghệ thuật cơ bản, kiến trúc đã xuất hiện như một ngành kĩ thuật kết hợp nghệ thuật  tạo hình. Do đó, chúng tôi trình bày riêng loại hình kiến trúc mà không đưa vào danh sách nghệ thuật như một số cách phân loại khác. Cho dù một công trình kiến trúc đẹp đẽ, tráng lệ tới đâu cũng phải coi kĩ thuật xây dựng là yếu tố quan trọng thứ nhất, sau đó mới tính tới yếu tố nghệ thuật  tạo hình (yếu tố thứ nhì).
            Theo trình tự xuất hiện trước sau, chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt bảy loại hình nghệ thuật  cơ bản mà loài người đã sáng tạo trong suốt trường kì lịch sử của mình:
1 – Điêu khắc
2 – Hội họa
3 – Âm nhạc
4 – Múa ( vũ đạo)
5 – Văn chương
6 – Sân khấu
                                     7- Điện ảnh, còn gọi “nghệ thuật  thứ 7”
            (Loại hình nhiếp ảnh là dạng liên kết giữa nghệ thuật tạo hình và kĩ thuật, tiền thân của điện ảnh – chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược).
                         KIẾN TRÚC
                        ( jiàn  zhú)   Architecture
            Ngày xưa, con người lấy hang động làm nhà ở  (cách đây khoảng từ 17 đến 30 ngàn năm về trước) sau khi bỏ cuộc sống leo trèo cành cây. Họ bắt đầu lao động và tự cải biến thành người.
            Đến một lúc nào đó, hang động có sẵn của thiên nhiên không đủ chứa người, họ nghĩ tới việc tạo dựng nơi trú ẩn cho mình, lại còn dựng cả “nhà” cho thần linh nữa (những ngôi đền thờ, tháp)  để thuận tiện cầu xin thần linh phù hộ che chở, mời thần linh về ở đó.
            Đó là những công trình kiến trúc đầu tiên, có thể chia ra hai loại:
-         Loại thực dụng, như  nhà ở, chuồng trại chăn nuôi thú vật, …
-         Loại thỏa mãn tinh thần như  đền thờ, tháp.
            Dần dần, hai nhu cầu đó hòa hợp với nhau trong một công trình kiến trúc, và ngôi nhà ở cũng phải được trình bày, trang trí đẹp để thỏa mãn tinh thần.
            Ngày nay, chúng ta có thể thấy hai loại không gian  kiến trúc như sau:
            + Không gian sinh tồn thực dụng: nhà ở, bếp, cửa hàng, bãi bến xe tàu, nhà máy .v.v… , đó là mục đích thứ nhất. Còn mục đích thứ hai là trình bày đẹp theo những quan điểm thẩm mĩ khác nhau.
            + Không gian sinh tồn tinh thần: bàn thờ tổ tiên, rạp hát, công viên, quảng trường,  đền miếu nhà thờ, lăng mộ, …
            (Cả hai đều là không gian sinh tồn, không nên coi  không gian tinh thần chỉ là giải trí đơn thuần).
            (Một số công trình kiến trúc không gian sinh tồn tinh thần rất nổi tiếng trên thế giới đã trở thành niềm tự hào của các dân tộc và của loài người như: Điện Pacthenon thờ thần Apollon ở Hi Lạp, nhà thờ Đức bà Paris ở Pháp, đền thờ-lăng mộ Taj Mahal ở Ấn Độ, tháp Eiffel ở Paris, pháo đài Brecht và cung điện Kremlin  ở Nga, Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh . . . Mỗi đất nước đều tự hào về những công trình kiến trúc tiêu biểu của mình, đặc biệt là những công trình kiến trúc tinh thần) .
            1 – ĐIÊU KHẮC
                  (雕 刻 diāo  kè)    Sculpture
                 1.1 – Khái niệm:
            Nghệ thuật  tạo hình ba chiều và hai chiều rưỡi.
            Từ xa xưa còn để lại những hình khắc trong hang động, trên những công cụ bằng đá, đồ gốm, đồ đồng và những bức tượng thô sơ. Đó là những tác phẩm điêu khắc đầu tiên.
            Tác phẩm điêu khắc chủ yếu mang giá trị tinh thần, dùng để trang trí, xem ngắm, để tưởng nhớ, tưởng niệm người, vật đã mất. Tác phẩm điêu khắc còn thể hiện một niềm tin hướng về như tượng thần linh và những hình ảnh thiên nhiên kì thú, bí ẩn  hoặc bộc lộ một khát vọng sống.
                1.2 – Phân loại
  • Tượng tròn: thể hiện trong không gian ba chiều, nghĩa là tồn tại giống như thật.
  • Phù điêu: còn gọi là điêu khắc nổi, đắp nổi, tồn tại trong không gian hai chiều rưỡi.
  • Tượng đài kỉ niệm: tượng tròn đặt cố định ở ngoài trời hay một nơi công cộng.
  • Tượng trang trí: tượng tròn hoặc phù điêu gắn liền vào một công trình kiến trúc, có thể ở mặt trong hoặc ngoài công trình.
              1.3 – Chất liệu
            Đá, gỗ, đồng, đất nung, xi măng, … và vật liệu tổng hợp. Ít khi tô màu (chỉ có một số tượng tôn giáo ưa tô màu, có lẽ nhằm phục vụ quần chúng bình dân),  phần lớn  để nguyên màu sắc tự nhiên của chất liệu.
               1.4 – Ngôn ngữ của tác phẩm điêu khắc
-         Khối
-         Nét
-         Mảng
            Ba yếu tố này phối hợp với nhau tạo nên dáng điệu, tư thế sống động tự nhiên (thử so sánh với chụp hình để phân biệt “tự nhiên” và “bố trí sắp đặt”). Nhân vật của tác phẩm điêu khắc xuất hiện trong một bối cảnh lịch sử -xã hội nhất định (thuộc về thời quá khứ) được thể hiện trong tư thế “đối thoại” với công chúng  – một cuộc đối thoại ngầm! Ý nghĩa của tác phẩm chính là ở chỗ đó.
Thử tìm hiểu, phân tích một số tác phẩm điêu khắc như:
-         Tượng phật trong các chùa, tượng thánh trong các đình thần, tượng chúa ở các nhà thờ công giáo.
-         Tượng lãnh tụ, danh nhân:Thánh Gióng,Trần Hưng Đạo,Trần Nguyên Hãn, Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng,…
-         Những tượng đài khác: tượng đài trang trí nhà Bưu điện Sài Gòn, nhà hát thành phố Hà Nội và thành phố HCM.
-         Tượng thần Vệ Nữ (Venus), tượng thần Jupiter ở Hilạp, . . .
            2.  HỘI HỌA    
                (绘画/   huì  huà,    Fine Arts)
                   2.1 – Khái niệm
            Nghệ thuật  thể hiện trên một không gian hai chiều (mặt phẳng).
            Với hệ ngôn ngữ là: đường nét, sáng tối và màu sắc, ba yếu tố trên phối hợp với nhau tạo ra hòa sắc, nhịp điệu, tương phản trong các hình thái- kết cấu: tĩnh hoặc động.
            Bức tranh (tác phẩm hội họa) – giữ lại một khoảnh khắc của cuộc sống (tạm đứng yên)  là nơi nghệ sĩ bộc lộ xúc cảm của mình, giúp khán giả nhìn rõ đối tượng và cảm nhận được tâm tình của tác giả.
                 2 .2 – Một số cách phân loại tác phẩm hội họa:
  • Phân loại theo vị trí:
-         Bích họa (vẽ trên tường, hoành tráng ), vẽ ngay lên các công trình kiến trúc, màu bền như nước sơn, ghép đá, mảnh gốm, đồng, bạc, vàng. Ví dụ: tranh thánh trên vách tường, vòm nhà thờ, đình chùa và những công trình công cộng khác  với nhiều loại kích cỡ khác nhau.
-         Hội họa giá vẽ  - vẽ trên giấy, bìa, gỗ … có khung, nhìn chung kích cỡ nhỏ đủ để treo tường trong phòng ở.
  • Phân loại theo chất liệu:
-         Tranh kí họa chì
-         Tranh mực nho
-         Tranh màu nước
-         Tranh bột màu
-         Tranh sơn dầu
-         Tranh sơn mài ( trên gỗ )
-         Tranh lụa . . . ( trên lụa)
  • Phân loại theo đối tượng / chủ đề:
-         Tranh phong cảnh ( cảnh tự nhiên )
-         Tranh tĩnh vật ( cảnh bố trí, sắp đặt)
-         Tranh chân dung
-         Tranh thờ
-         Tranh cổ động
-         Tranh affix, quảng cáo
-         Tranh minh họa sách báo, .v.v…
  • Phân loại theo phương thức sáng tác  (phương pháp sáng tác)
-         Tranh  cổ điển
-         Tranh ấn tượng
-         Tranh siêu thực
-         Tranh hiện thực / tả thực
-         Tranh tượng trưng
-         Tranh biểu tượng
-         Tranh dân gian ..…
            Giới nghiên cứu điêu khắc và hội họa (mĩ thuật) đi tiên phong trong việc nghiên cứu nghệ thuật  học, họ có công hình thành những thuật ngữ cơ bản như  “hình tượng”,  “khắc họa” nhân vật , “chiếu sáng” , “tương phản” sáng tối, bôi đen, tô hồng, phóng đại, thu nhỏ, nhân vật trung tâm (nhân vật ở giữa bức tranh).
            3 . ÂM NHẠC    ( / yīn yuè)    Music
            Khái niệm
            Nghệ thuật của âm điệu, giai điệu, nhịp điệu và âm sắc tạo nên bởi giọng nói con người (thanh nhạc) và / hoặc phát ra từ  một công cụ đặc biệt  nhạc cụ, khí nhạc) – những nhạc cụ này tạo ra âm thanh khá phù hợp với giọng người. Âm nhạc thể hiện cảm xúc, tình cảm,  trực tiếp của con người, từ những tâm trạng tinh tế sâu kín đến những tư tưởng xã hội cao cả, đồng thời có khả năng miêu tả hiện thực sinh động của thế giới.
            Âm nhạc cũng co khả năng kích thích trí tưởng tượng phong phú của con người
            Tóm lại, hình tượng âm nhạc vừa mang tính trực tiếp cụ thể vừa mang tính gián tiếp trừu tượng.
            Hình tượng âm nhạc có độ dài thời gian, liên tục, tác động nhanh, mạnh đến tinh thần con người  theo hai hướng đối lập: hào hứng sôi sục hoặc trấn tĩnh, dịu lại đến mức u trầm.
            Âm nhạc có thể là tiếng nói tâm tình của một con người (Chị tôi, Chiều một mình qua phố, Tôi đưa em sang sông . . .)  và có thể là bản đồng ca của một tập đoàn người, hơn nữa, của cả cộng đồng (Quốc ca, Cùng nhau đi hồng binh, Hành quân xa, Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Nối vòng tay lớn, Hành khúc thanh niên thế hệ HCM, Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong …Việt nam quê hương tôi, The cup of life ).
            Phân loại

Thanh nhạc
Khí nhạc
+ đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca/ hợp xướng

+ Ca kịch
+ Nhạc kịch (Opera)
+ Pop, Rock ‘n’ Roll+ Độc tấu nhạc cụ
+ Hòa tấu ( thính phòng, giao hưởng )
Hoặc: prelude, concerto, overture, sonatte,
Symphonie
Một cách phân loại khác: Nhạc nhẹ (nội dung cấu trúc đơn giản) và nhạc cổ điển (phong phú phức tạp hơn), nhạc đồng quê, nhạc cung đình, nhạc nghi lễ,. . .
            4 -  MÚA
                 ( /   wǔ  dǎo)   Dancing
            Là một nghệ thuật  âm nhạc- tạo hình dùng ngôn ngữ đặc biệt là cơ thể con người  vận động  theo cùng âm nhạc.
            Nói cách khác, múa là nghệ thuật  điêu khắc bằng chất liệu con người, song song tồn tại với bản nhạc.
                Phân loại:
-         Múa dân gian
-         Múa cung đình
-         Múa giải trí (khiêu vũ )
-         Múa nghi lễ tôn giáo
-         Kịch múa (vũ kịch / ballet)
            Có thể phân loại cách khác theo số người chơi: múa đơn, múa đôi, múa tập thể
                        Ở phương Tây, múa đặc biệt phát triển và có truyền thống từ lâu đời. Có một hình thức nhảy múa giải trí, sinh hoạt rất phổ biến gọi là “vũ quốc tế”, đang lan sang nước ta  từ đầu thế kỉ 20 nhưng đến nay vẫn còn thu hẹp ở những thành phố lớn. Vũ quốc tế chủ yếu gồm 2 nhóm: vũ cổ điển vốn của giới quí tộc Châu Âu sáng tác và sinh hoạt thế kỉ 18,19 và vũ hiện đại sáng tạo trong thế kỉ 20  gồm cả châu Âu và Châu Mĩ Latinh.
            5  .   SÂN KHẤU – KỊCH
                             (  jù:  kịch, : hí kịch) /   Drama       
            Là một nghệ thuật phức hợp, cần tách ra hai thành phần để nghiên cứu:
            + Kịch bản văn học (hoặc kịch bản âm nhạc)
            + Nghệ thuật sân khấu: diễn viên, điêu khắc-hội họa (dựng cảnh, hóa trang, phục trang), ánh sáng, âm nhạc minh họa, âm thanh tiếng động, kĩ thuật khác.
            Ở đây, chúng ta chỉ chú ý phần kịch bản văn học của thể loại kịch nói.
            Kịch xuất hiện sớm nhất có lẽ ở Hi Lạp thời cổ đại – khoảng thế kỉ 5 trước Công nguyên. Theo nhà mĩ học Aristote (384–322 trước CN) viết trong cuốn Thi pháp            (Poetika), một vở kịch có 6 thành phần cơ bản.
  1. Cốt truyện   2. Tính cách   3. Lời thoại (đài từ)    4. Ca khúc của dàn đồng ca
        5. Trang trí    6. Tư tưởng
            Cốt truyện có ba phần chính:
-         Thắt nút
-         Cao trào
-         Mở nút
            Vở kịch bảo đảm theo qui tắc “tam nhất”:
-         một hành động chính (hành động xuyên)
-         một không gian (một địa điểm xảy ra câu chuyện)
-         một ngày (câu chuyện kịch xảy ra không quá một ngày)
            Phân loại:  tạm đưa ra ba cách phân loại kịch:
            A – Phân loại theo hình thứ (kịch dân ca)
                        + kịch thơ
                        + kịch nói (drama)
                        + kịch múa (ballet)
                        + kịch hát   (opera )
                        + kịch câm (pantomime)
                        + kịch rối / múa rối
            B – Phân loại theo cảm hứng chủ đạo:
                        + Bi kịch
                        + Hài kịch
                        + Chính kịch
            C – Kịch hiện đại với nhiều biến đổi, thể nghiệm chưa thể phân loại ổn định.
6.  ĐIỆN ẢNH / PHIM (còn gọi Nghệ thuật  thứ 7)  
         ( diàn yǐng / diàn shì liánxù jù)  cinema/movies/ film
      Điện ảnh bắt nguồn từ kĩ thuật “nhiếp ảnh” (摄 影 / 摄 影  shè yǐng : lấy ảnh), do đó chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về nghệ thuật nhiếp ảnh (photography).
      Nhiếp ảnh ban đầu là một kĩ thuật tạo hình bằng máy, nhằm ghi lại một hình tượng theo kiểu điêu khắc– hội họa, về sau tìm tòi ngôn ngữ và cách biểu hiện đặc trưng nên đã trở thành một nghệ thuật hẳn hoi. Ngôn ngữ chính là: ánh sáng, góc độ
(ống kính), bố cục, không nhằm chụp để lưu giữ hình ảnh của đối tượng mà nhằm thể hiện một tình cảm, quan niệm, thái độ và tư tưởng của nghệ sĩ.
      Điện ảnh  là một dạng “nhiếp ảnh di động, liên tục”, là một “sân khấu cuộc đời” trải rộng theo mọi chiều kích không gian và thời gian.
      Điện ảnh là một thể phối hợp nhiều thể loại nghệ thuật và kĩ thuật.
      Điện ảnh gồm các thành phần sáng tạo sau:
                  + kịch bản văn học
                  + kịch  bản phân cảnh
                  + họa  sĩ thiết kế ( theo sau phân cảnh )
                  + đạo diễn
                  + diễn viên
                  + quay phim
                  + biên tập / dựng phim (montagne)
                  + hóa  trang, phục trang, đạo cụ, ánh sáng, tiếng động
Phân loại:
       Gồm phim tài liệu, khoa học, giáo dục và phim truyện (non – fiction và fiction movie/picture). Phim truyện là thể loại nghệ thuật, sáng tạo giá trị thẩm mĩ, còn phim tài liệu không thuộc phạm vi nghệ thuật.
        
  7 – VĂN HỌC
                       ( wén  zhāng   wén  xué), Literature
            Mục văn học được đặt cuối cùng nhằm mục đích nói lên tính chất tổng hợp, đa dạng, phong phú nhất của một loại hình nghệ thuật đặc biệt, cũng là bộ môn nghiên cứu của khoa Ngữ văn.
            Thực ra, văn chương có thể xếp ở vị trí ra đời sau “múa” , trước “kịch”. Văn chương ra đời khi con người đã tạo cho mình một ngôn ngữ khá ổn định và tinh tế.
            1 – Khái niệm
      Văn  có hai khái niệm :
Văn chương : là văn nghệ thuật / ngôn từ nghệ thuật
Văn học:  là khoa học nghiên cứu văn chương
(Tùy theo từng nơi  từng lúc mà dùng văn học hoặc văn chương cho thích hợp )
Trong thực tế người ta quen dùng văn học thay văn chương.
Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, ai cũng sáng tạo và sử dụng suốt cuộc đời. Hai thứ văn sinh hoạt giao tiếp và văn nghệ thuật  pha trộn xen kẽ trong sự tồn tại của con người . Văn học thì nghiên cứu thưởng thức văn chương.
Văn có mặt trong mọi loại hình nghệ thuật bằng lời văn trực tiếp (lời ca / ca từ, lời thoại)  hoặc chất văn ngầm (trong pho tượng, bức tranh, điệu múa…).
Một tác phẩm văn chương cũng chứa đựng mọi khả năng thể hiện của các nghệ thuật  khác.
Trước hết, văn là nghệ thuật  của ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu gián tiếp tái hiện và biểu hiện con người và cuộc sống. Khi đọc / nghe lời văn, người ta phải tự mình tái hiện, tưởng tượng ra cái nội dung của nó.

2 – Phân loại
-         Thơ   (thơ trữ tình, thơ sử thi)
-         Văn xuôi  (truyện, kí, nghị luận)
-         Kịch   (kịch thơ, kịch hát, kịch nói )
            3 – Quan niệm văn học của phương Đông
     Văn học  bao gồm 5 phạm trù: Văn – Đạo – Tâm – Chí – Mĩ.
            Chúng ta hãy xét từng phạm trù.
               ĐẠO ( /dào)
            Khái niệm triết học cổ phương Đông do Lão Tử nêu lên.
            Đạo là nguyên lí tối cao bao quát thế giới, điều hành thế giới và con người.
            Đạo không sinh không diệt, không tăng không giảm, khó nắm bắt.
            Đạo gồm 2 thể: vô và hữu.
            Theo Lão Tử, con người chỉ việc sống theo tự nhiên
            Khổng Tử giảng: Đạo là lẽ trời, qui định quan hệ xã hội (quan niệm hẹp hơn Lão Tử)
 .          Đạo gồm 5 chữ: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
Đạo được coi trọng hàng đầu trong văn chương phương Đông và Việt Nam:
            “Văn dĩ tải đạo” (văn thì chở đạo),  chở : hơi thụ động !
            “Văn dĩ minh đạo” (văn làm sáng đạo)
            Lại có quan niệm đối lập  “Tác văn hại đạo” (làm văn thì gây hại cho đạo)
Sâu xa, biện chứng hơn:
            “ Đạo là gốc, văn là cành lá”
            “Văn dĩ quán đạo” , “Văn dĩ hoàng đạo” (Tô Đông Pha)
            Lê Quí Đôn nhận xét độc đáo: “Có ba loại văn : Văn trời, văn đất, văn người”, tức là văn rộng hơn ngôn ngữ con người  (THIÊN ĐỊA NHÂN VĂN ).
            Đồ Chiểu:    “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
                                     đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
            Vậy Đạo là qui luật khách quan bao gồm cả qui luật chủ quan, do cái Tâm giữ vai trò điều phối, sao cho hài hòa tam tài Thiên – Địa – Nhân.
      
  TÂM VÀ CHÍ  [ xīn ,  zhì ]
            Tâm là thiện, lành, tận thiện, tâm cần sáng (minh tâm).
            Tâm là đức hạn, là phẩm chất căn bản của văn.
            Tâm thăng trầm khi tốt khi xấu (khi sáng khi tối), nên phải giữ gìn.
Khi tâm phát khởi một ý muốn nung nấu thành hành động, gọi là CHÍ. Chí gắn với sự lập thân và xác định lí tưởng sống.
            Người có tâm chí ưa phát lộ lời văn, có người mắc chứng kiêu bạc, khinh mạn thế nhân (mục hạ vô nhân).Vậy cần giữ tâm hồn bình đạm, ung dung, lời nói cốt đạt ý. Học vấn uyên bác thì lời nói giản dị mà hấp dẫn.
            Thơ là để nói chí: “Thi ngôn chí ” ( )          
Nguyễn Trãi viết về Lê Lợi  trong  bài văn “Hạ qui Lam Sơn”:
                “Nhớ khi xưa Lam Sơn xem sách võ kinh,
                  Bấy giờ chí đã ở dân đen rồi”
            “Chí ” có 2 phương diện:
-  Đại chí: hướng ngoại, xã hội, thế giới
- Tiểu chí: cách sống riêng với tấm lòng bên trong, còn gọi là “chí bình sinh”.
Đó là cách phân chia tương đối, thực ra “chí“ bao hàm cả xã hội và cái riêng, khó tách biệt thành “đại” và “tiểu” như  trên.
        MĨ
 “Văn thơ là sắc đẹp ngoài mọi sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể dùng mắt, miệng tầm thường mà biết được” (Hoàng Đức Lương hoàng giáp tiến sĩ  thời Hồng Đức, 1468 ).
            Phan Huy Chú, Lê Quí Đôn đều coi Mĩ là tiêu chí cơ bản để đánh giá văn chương .Mĩ là sự hòa quyện “tâm pháp” và “ngôn pháp”,  tạo ra sự huyền diệu lung linh.
            Đỗ Phủ viết: “Làm người tính thích câu văn đẹp
                             Đọc chẳng kinh người, chết chửa nguôi
Khổng Tử dạy “lời không văn vẻ thì không đi được xa”. “Văn vẻ” chính là cái Mĩ vậy.
Cổ đại Hi Lạp ca ngợi những người anh hùng biết nói những lời “có cánh”
      VĂN : Tổng hợp các tố chất Đạo, Tâm, Chí, Mĩ  trong một ngôn từ nghệ thuật: ấy là Văn. Lê Quí Đôn bàn về bản chất của văn học: “Hòa thuận chứa ở trong, anh hoa phát ra ngoài, đặt đường kinh đường vĩ cho trời đất, đó là đại văn chương” (trong sách Vân Đài loại ngữ).
  BẢY  LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT có thể chia ra thành 2 nhóm
            Loại hình  nghệ thuật  không gian
            Tác phẩm nghệ thuật  tồn tại với một không gian nhất định và phi thời gian. Đối tượng được thể hiện trong tác phẩm dường như “đứng yên” không vận động theo thời gian. Đó là điêu khắc, hội họa  và nhiếp ảnh (tượng, tranh và ảnh ).
            Trong loại hình này, tác giả có quan niệm riêng về không gian, gọi là “không gian nghệ thuật” . Mỗi nghệ sĩ ưa thích một không gian nào đó và miêu tả nó phù hợp cách nhìn của mình.        
            Loại hình nghệ thuật  thời gian
            Tác phẩm nghệ thuật được diễn ra trong một thời gian nhất định, có vẻ sinh động như thực tế. Đó là âm nhạc, múa, văn chương, kịch và phim truyện.
             Tác phẩm văn chương bao gồm cả không gian và thời gian  nhưng thiên về thời gian (nội dung vận động, nhân quả, có đầu có cuối). Ví dụ: nhà thơ Đỗ Phủ, Lí Bạch thời trẻ thích làm thơ về núi cao để tỏ chí lớn. Bà Huyện Thanh Quan ưa chọn nơi vắng vẻ, điêu tàn để tâm sự, ngay cả khi đứng giữa chốn đô thị náo nhiệt nhưng bà cảm thấy “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo …”.
            “Thời gian nghệ thuật” và “không gian nghệ thuật”  đều  là sự sáng tạo của nghệ sĩ,  nó khác với thời gian, không gian vũ trụ  khách quan. Ví dụ: thời gian nghệ thuật khác nhau trong các tiểu thuyết Tam quốc diễn  nghĩa (La Quán Trung), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải ) …

7.6   Chức năng của nghệ thuật 

            1   Giải trí thẩm mĩ
            Nghệ thuật  trước hết thỏa mãn những khoái cảm thẩm mĩ (cảm xúc thẩm mĩ ) của con ngừơi, nó khác xa với những thứ giải trí khác như thể thao, trò chơi – games. Chức năng thẩm mĩ phải gắn liền với các chức năng sau như nhận thức (Chân) và giáo dục (Thiện).
            2  Nhận thức
            Qua tác phẩm nghệ thuật, công chúng hiểu biết nhiều hơn hoặc sâu sắc hơn về con người và cuộc sống.
            3   Giáo dục
            Tác phẩm nghệ thuật trình bày những hoàn cảnh cuộc sống, công chúng nghệ thuật  tự giáo dục mình khi thưởng thức.
            4  Dự báo
            Nghệ sĩ có thể nêu lên dự báo của họ về cuộc sống, nhưng công chúng cũng có thể qua tác phẩm nghệ thuật mà nhận thấy chiều hướng đi của con người và xã hội.
            5   Giao tiếp
            Trước hết, nghệ sĩ viết tác phẩm chính là vì nhu cầu gởi bạn tri âm. (Câu thơ nghĩ đắn đo chưa viết, viết đưa ai ai biết mà đưa – Nguyễn Khuyến ).
            Khi công chúng thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, mỗi người tự tạo ra một  tác phẩm” riêng  trong tâm trí mình và có nhu cầu trao đổi với người khác (cũng đi tìm bạn tri kỉ). Nhờ chức năng giao tiếp, sinh hoạt văn học nghệ thuật sôi nổi hơn và có hiệu quả cao hơn. Văn học dân gian  truyền miệng tồn tại và phát triển chính là nhờ sự giao tiếp đó.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved