Home » » NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO: THA HÓA VÀ THAM NHŨNG

NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO: THA HÓA VÀ THAM NHŨNG

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012 | 03:56


Bs Hồ Hải

Bài viết riêng tặng cho các nhà lý luận và các sinh viên xã hội học. Nó được lý luận trên phương diện triết học duy vật biện chứng, phân tâm học, nhị nguyên luận và hiện sinh học để nhìn tệ nạn tha hóa và tham nhũng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Như trong bài viết về bất cấp của loài người. Tôi đã nói đến 3 thuộc tính của động vật nói chung và loài người nói riêng trong phân tâm học. Thực chất những thuộc tính của loài người còn thêm 3 thuộc tính cơ bản nữa là: biết ngôn ngữ, biết lao động để làm ra sản phẩm cho cuộc sống và biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. Các thuộc tính ấy luôn song hành với những cặp nhị nguyên: tha hóa - thăng hoa, dấn thân - vong thân, tốt - xấu, etc... Thói đời rằng: cái xấu dễ nhiễm hơn cái tốt, nếu cái tốt không được bảo vệ bằng giáo dục, đạo đức và luật pháp nghiêm minh. Một xã hội mà các thể chế chính sách đi ngược lại thuộc tính của loài người và luật pháp không nghiêm minh, giáo dục và đạo đức sống người dân suy đồi là xã hội sẽ có nhiều bất cập.
Thế nhưng, ở những xã hội có thể chế và chính sách dù có trọn vẹn đến đâu thì sự tha hóa và tham nhũng của con người vẫn cứ tồn tại. Vì đâu? Vì 3 thuộc tính: tư hữu, quyền lực và sinh tồn của loài người là nguyên nhân của lòng tham dẫn đến kết quả là tha hóatham nhũng.
Theo định nghĩa thì tha hóa là biến thành cái khác xấu hơn về mặt phẩm chất. Nếu là con người thì bị biến thành mất phẩm chất đạo đức. Còn đối với tham nhũng thì được định nghĩa là dùng quyền lực để tham ô và nhũng nhiễu dân. Ngay cả nước Mỹ, luôn cho rằng văn minh và dân chủ hơn mọi nơi theo như tuyên ngôn độc lập của họ từ thời mở cõi của những con người không chịu khuất phục sự già cỏi và xơ cứng của lục địa già. Nhưng nước Mỹ cũng bị tham nhũng xâm lấn vào lĩnh vực y tế làm thâm thủng ngân sách lên đến 17% GDP và cú lừa thế kỷ của Madoff cũng có vấn đề dính dáng đến các quan chức chính quyền. Mặc dù nước Mỹ có luật chống độc quyền, khi ngay cả các lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm như quốc phòng, năng lượng họ luôn song song tồn tại cả tư nhân và nhà nước hoạt động.
Nhìn lại đất nước ta, từ quản lý đến hoạt động kinh tế chúng ta chủ trương cósự độc quyền từ quản lý đến kinh tế. Vì như chúng ta đã biết lãnh đạo và quản lý thì chỉ có đảng và nhà nước lo. Một khi chính sách và hệ thống xã hội nuôi dưỡng sự độc quyền thì ba qui luật cần cho sự phát triễn xã hội mà triết học duy vật biện chứng đã đưa ra không có đất sống trong đời sống xã hội. Ba qui luật mà không có đất sống là vì mâu thuẩn và đối lập không có. Đối lập và mâu thuẩn trong xã hội nó như bộ lọc sóng âm cho chiếc radio, để âm thanh phát ra từ radio không rè, không bị nhiễu. Một xã hội mà vắng sự đối lập và mâu thuẫn thì khi đó, xã hội sẽ hình thành sự bất cập và trì trệ bắt đầu từ lòng tham là hậu quả của nguyên nhân là thuộc tính xấu của con người. Cho nên tôi không thấy lạ khi năm 2009 tổ chứ minh bạch thế giới xếp hạng tham nhũng tính theo thang điểm 10 thì Việt Nam được 2,7/10 và thứ hạng của Việt Nam là 121/180 nước được khảo sát trên thế giới, mặc dù có tăng được 2 bậc so với năm 2008. Và tôi cũng không thấy lạ khi một lãnh đạo của một doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh có lương cao ngất mỗi tháng lên đến 238 triệu đồng! Nó còn cao hơn đồng lương chóng mặt của các quan lãnh đạo tổ chức tài chính của cấp nhà nước (SCIC), như báo chí đã đưa. Và tại sao có chuyện các lãnh đạo thua lỗ nặng ở các tổng công ty tư bản nhà nước như lâu nay, mà vẫn hạ cánh an toàn. Vì đứng trên phương diện triết học đó là điều tất nhiên chứ không thể là ngẫu nhiên.
Về mặt lý luận triết học, thì điều kiện cần để có tha hóa và tham nhũng là phải tồn tại thuộc tính xấu của con người, trong một điều kiện đủ là môi trường xã hội không có sự tồn tại của đối lập và mâu thuẩn, để ba qui luật triết học duy vật biện chứng sống sót.
Như vậy, về mặt triết học, Việt Nam chúng ta đang cần một cơ chế vận hành theo đúng với duy vật biện chứng luận chứ không phải là cơ chế khô cứng và sai lầm, đi ngược lại với những gì mà duy vật biện chứng đã được copy và paste về từ các mô hình xã hội như từ hơn nữa thế kỷ nay đã sử dụng. Duy vật biện chứng luận của Engels đúc kết hay lắm lắm, nếu không nói là trùm bầu trời triết học của nhân loại. Đừng bóp chết nó, vì bóp chết nó thì sự thoái triễn, bất cập, tha hóa, tham nhũng và thất bại là tất nhiên.
Bài viết ngắn, nhưng chỉ mong thấu hiểu một cách khoa học và triết học. Mong lắm, để dân tộc và nước nhà có cơ hội bước về phía trước vũng vàng.

Asia Clinic, 13h30 ngày 23/12/2009
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved