Home » » Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học

Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012 | 22:40


TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS
Bản Việt-ngữ và jới-thiệu
của NGUYỄN QUỲNH

Xin đọc từ số 1 đến số 5.442 trên Tiên-vệ
Sau bản-zịch sẽ đăng bài Jới-thiệu và bài Vấn-đề Triết-học

5.531    zo lẽ đó tôi không viết ‘f(a,b). a = b’, mà tôi viết ‘f(a,a)’ (hoặc ‘f(b,b)’);         tôi cũng không viết ‘f(a,b). ~a = b’, mà tôi viết‘(a,b)’.

5.532    Cũng vậy, tôi không viết ‘(∃x,y) . f(x,y). x = y’, mà tôi viết ‘(∃x). f(x,x)’;          tôi cũng không viết ‘(∃x,y). f(x,y).~x = y’, nhưng viết là ‘(∃x.y). f(x,y).
            (Zo đó mệnh-đề của Russell ‘(∃x,y). fxy’ sẽ trở thành‘(∃x,y). f(x,y).Ú .(∃x) . f(x,x)’.)
             5.5321  Cho nên, thay vì viết là ‘(x): fx ⊃ x = a’ ta viết ‘(∃x).fx. É.fa : ~(∃x,y) . fx      . fy’.
            Và mệnh-đề, ‘chỉ có x thỏa mãn f( )’ , sẽ trở thành như sau:
            ‘(∃x) . fx : ~(∃x,y) . fx . fy’.

5.533    Cho nên, kí-hiệu giống như (= cùng đẳng tính) không phải là cơ-cấu thiết-yếu của cách miêu-tả í-niệm.
5.534    Bây giờ ta mới thấy trong cách miêu-tả í-niệm những mệnh-đề giả-định     Scheinsätze) như ‘a = a’, ‘a = b.b = c’, ‘(x). x = x’. ‘(∃x) . x = a’, … không nên viết xuống.
             
             5.535    Ta cũng nên loại bỏ tất cả vấn-đề dính-dáng tới mệnh-đề giả-định.
Tất cả những vấn-đề nêu lên trong phương-châm của Russell về tính vô-biên đều có thể được giải-quyết bằng điểm này.
Điều mà phương-châm về tính vô-biên muốn nói có thể được diễn-tả bằng ngôn-ngữ qua sự có mặt vô-biên của những cái tên với nghĩa khác nhau.
  1. Có những trường-hợp ta rất muốn dùng hình-thái miêu-tả ‘a = a’ ‘pÉ p’ . Thực ra điều này chỉ xảy ra khi ta muốn nói về những khuôn-mẫu [miêu-tả], chẳng hạn về mệnh-đề, về sự vật … Cho nên trongNguyên-tắc Toán-học của Russell thì ‘p là một mệnh-đề’’ – trở thành vô-nghĩa – được chuyển thành ‘ p’ và nằm trong gỉa-thiết trước một số mệnh-đề để nhằm loại bỏ khỏi những phạm-vi tranh luận bất cứ cái gì ngoại-trừ những mệnh-đề mà thôi.
(Thật là vô-nghĩa nếu đặt giả-thiết ‘É p’ trước một mệnh-đề, để cam  đoan là những vấn-đề thảo-luận sẽ có cái thể đúng đắn, nếu chỉ vì với một mệnh-đề chưa phải là mệnh-đề (Nicht-Satz) coi như là vấn-đề thảo-luận thì gỉa-thiết không phải chỉ sai, mà vô-nghĩa, và cũng bởi vì đề-tài thảo-luận không đúng cách sẽ biến mệnh-đề trở thành vô-nghĩa, cho nên cái không phải là mệnh-đề nên đứng   hẳn ra ngoài nghĩa đúng/sai, hoặc nói một cách khác mệnh-đề chưa phải là mệnh-đề chính là giả-thiết không mang í-nghĩa nhưng có mục-đích đi kèm.)

5.5352 Cũng vậy, có người muốn diễn-tả câu, ‘Chẳng có gì cả’, bằng cách viết   ‘~(∃x) . x = x’. Nhưng cứ cho đây là một mệnh-đề, liệu nó có đúng không khi trên thực-tế ‘Có vài điều’ không giống chúng?

5.54     Trong thể tổng-quát của mệnh-đề, tất cả mệnh-đề này xuất-hiện trong các mệnh-đề kia như nền-tảng của vận-hành đúng/sai.
5.541   Thoạt mới nhìn ta tưởng rằng có thể là mệnh-đề này xảy ra trong mệnh-đề kia bằng một lối khác nhau.
Đặc-biệt trong một số mệnh-đề trong tâm-lí học, ví-dụ như ‘A tin rằng p      có thực’ và ‘A đã nghĩ p’, …
            Nếu những thứ kể trên bị coi là không thật, thì dường như mệnh-đề p có phần nào liên-hệ vớ A.
(Trong lí-thuyết mới về nhận-thức (Russell, Moore, …) chắc-chắn những    mệnh-đề ấy đã được xây dựng theo lối này.)

5.542    Song le, ‘A tin rằng p’, ‘A đã nghĩ p’ và ‘A nói  p’ đều có cái thể ‘    “p” nói   về p’: nhưng chẳng hề liên-kết (Zuordnung) sự-kiện  với sự-vật cả, mà chẳng            qua đó là liên-kết của những dữ-kiện qua liên-kết của sự-vật mà thôi.
5.5421 Điều này cũng cho thấy không có cái gọi là linh-hồn theo quan-niệm hời    hợt của tâm-lí phiến-diện trong thời buổi này.
            Ngay cả một mảnh linh-hồn cũng không phải là linh-hồn.

5.5422  Câu trả lời đúng cho cái thể của mệnh-đề, ‘A làm một phán-đoán p’, bắt buộc phải cho thấy rằng không thể  có một phán-đóan  vô-nghĩa.
            (Lí-thuyết của Russell không thỏa-mãn đòi hỏi này.)

5.5423 Nhận ra một hình ảnh phức-tạp là nhận ra những cơ cấu thiết-lập của hình-ảnh có liên-hệ mật-thiết với nhau. Cho nên ta có hai cách nhìn hình ảnh sau đây

                                         
                                                         
là một khối vuông, với tất cả hiện-tượng giống nhau. Bởi vì chúng ta thấy có hai     sự-kiện.
            (Nếu thoạt đầu ta nhìn vào các góc có chữ ‘a’ mà chỉ lướt qua các góc có chữ ‘b’ thì ta thấy hình vuông có chữ ‘a’ hiện ra truớc, và ngược lại ta sẽ có hình vuông có chữ ‘b’ hiện ra trước.)

5.55      Bây giờ chúng ta trả lời có tính tiên-thiên [hiển-nhiên] câu-hỏi về tất cả những hình-thức có thể có của những mệnh-đề cơ-bản.
Mệnh-đề cơ-bản là những cái tên. Chúng ta không thể cho nhiềù tên với những í-nghiã khác nhau và cũng không thể tạo ra những mệnh-đề cơ-bản.
            
             5.551    Nguyên-tắc căn-bản của chúng ta là khi có câu hỏi nào có thể trả lời bằng luận-lí thì điều ấy phải có thế có. Chớ có dài dòng.
(Trong trường-hợp chúng ta phải nhìn vào thế-gian để trả lời vấn-đề mà      chúng ta hoàn-toàn lạc-hướng.)
5.552    Cái gọi là kinh-nghiệm (Erfahrung) mà chúng ta cần để hiểu luận-lí không phải là cái này hay cái kia trong căn-nguyên của sự-vật , mà là cái gì có         mặt, nhưng lại không phải là kinh-nghiệm.
Luận-lí có trước kinh-nghiệm. Luận-lí đúng trước câu hỏi ‘Làm sao?’ [nhận-thức], chứ không đứng trước câu-hỏi ‘Cái gì đó?’ [siêu-hình].

5.5521  Nếu không như thế làm sao chúng ta có thể áp-dụng luận-lí? Chúng ta có thể giải-thích thế này: Nếu luận-lí có mặt mà thế-gian không có mặt, thì làm sao có luận-lí để hiểu rằng có thế-gian?

5.553    Theo Russell thì có những liên-hệ đơn-giản giữa những con số khác nhau của sự-vật. Nhưng ta thử hỏi con số nào đó? Và làm cách nào để biết được sư-kiện này?
                        - Bằng kinh-nghiệm chăng?
                        (Không có con số nào gọi là con số ưu-việt.)

              5.554    Đưa ra bất-kì một thể nào ra cũng là việc làm có tính tùy-nghi. 

5.5541 Cho là ta có thể trả lời theo lối tiên-thiên câu hỏi nếu ta có thể chỉ cần kí-hiệu cho một liên-hệ có 27 thành-phần để làm sáng tỏ một vấn-đề nào đó.

5.5542  Nhưng câu hỏi ấy có hợp lẽ (überhaupt) không? Có thể nào thành-lập một cái thể của kí-hiệu mà không hề biết tới cái gì liên-hệ đến kí-hiệu ấy không?
               Liệu có ổn khi ta hỏi cái gì đó phải có mặt để cho sự-vật trở thành hiển-     nhiên không?

5.555    Qủa là chúng ta có một số í-niệm về mệnh-đề cơ-bản bên ngoài những thể luận-lí đặc-thù của chúng.
Nhưng khi có một hệ-thống giúp chúng ta tạo ra biểu-thị, thì hệ-thống ấy chỉ quan-trọng cho luận-lí chứ không quan-trọng cho những biểu-thị riêng.
Thế có phải là trong luận-lí ta chỉ nên dùng những hình-thức do ta tạo ra? Cái gì ta phải dùng phải là cái có thể giúp ta sáng-tạo ra chúng.  

              5.556    Trong mệnh-đề cơ-bản không hề có đẳng-cấp cao-thấp. Ta chỉ đoán trước được cái gì ta tạo ra.

5.5561 Thực-tại của kinh-nghiệm bị giới-hạn bởi sự-vật. Giới-hạn này thấy rõ trong những mệnh-đề cơ-bản.
            Đẳng-cấp cao-thấp có mặt nhưng phải ra ngoài (unabhängig) thực-thể.

5.5562 Nếu ta biết được nền-tảng tinh-ròng của luận-lí là phải có những mệnh-đề cơ-bản, thì người nào hiểu được mệnh đề trong cái dạng chưa được phân-tích người đó phải hiểu dạng ấy khi chưa được phân-tích.

5.5563 Thực ra, mệnh-đề ta dùng trong ngôn-ngữ hằng ngày rất hợp lí. – Nghĩa là điều giản-dị nhất mà chúng ta cần phải bàn rõ ở đây, không phải về cái vẻ giống sự-thật, mà phải là sự-thật của chính sư-thật.
(Vấn-đề của chúng ta không phải là vấn-đề trừu-tượng, mà có lẽ chính cái qúa cụ-thể sinh ra vấn-đề.)

              5.557    Ứng-dụng của luận-lí cho thấy mệnh-đề cơ-bản là mệnh-đề nào.
            Luận-lí không thể định trước cái gì nằm trong phương-pháp ứng-dụng của luận-lí.
                        Luận-lí cũng không đụng chạm với cách ứng-dụng của luận-lí.
                        Vì luận-lí phải đi cùng với ứng-dụng.
                        Cho nên luận-lí và cách ứng-dụng của luận-lí không thể dẫm chân lên nhau.

5.5571 Vì ta không thể dựa trên lẽ tiên-thiên [hiển-nhiên] để nói mệnh-đề nào là mệnh-đề cơ-         bản, cho nên cố gắng làm như thế sẽ là viển-vông.

              5.6        Giới-hạn ngôn-ngữ của tôi là giới-hạn thế-gian của tôi.
  
              5.61      Luận-lí thấm suốt thế-gian: Giới-hạn của thế-gian cũng là giới-hạn của       luận-lí.
Cho nên trong luận-lí chúng ta có thể nói, ‘Trong thế-gian có cái này, và     cái này, nhưng không có cái ấy.’
Vì nhận-định như thế dường như có í-thức là chúng ta loại ra ngoài một số khả-tính, nhưng không phải thế, bởi vì luận-lí phải vượt ra ngoài giới hạn của thế-gian; nhờ đó luận-lí mới có thể thấy giới-hạn ở phía bên kia của thế-gian.
Chúng ta không thể nghĩ được những gì ra ngoài suy-tưởng; thế nên cái gì ta không thể nghĩ được chớ có dại dột nói ra.

5.62      Đây chính là điểm then chốt để giải quyết vấn-đề thuyết duy-ngã  (Solipsismus) để xem trong thuyết ấy có bao nhiêu lẽ phải.
              Điều người duy-ngã nghĩ thì đúng, nhưng không thể nói nên lời, mà phải để cho nó thị-hiện.
            Thế-gian là thế-gian của tôi: nhận-định này rõ ràng là giới-hạn của ngôn-    ngữ (thứ ngôn-ngữ mà chỉ có tôi biết) có nghĩa là giới-hạn của thế-gian tôi.

              5.621    Thế-gian và cuộc đời là một.

              5.63      Tôi là thế-giới của tôi (Trong vũ-trụ nhỏ bé (Mikrokosmos.))
   
              5.631    Làm gì chó chuyện đề-tài nghĩ hoặc linh-động í-tưởng.
Nếu tôi viết một cuốn sách nhan đề Thế-Gian như Tôi đã Tìm Ra, thì tôi phải kèm theo một bản tường-trình về thân-thể tôi, đồng thời tôi cũng phải nói cái gì phụ-thuộc và cái gì không phụ-thuộc vào í-chí của tôi ... , đây là phương-pháp gạt đề-tài sang một bên, hay nói khác đi là trưng ra trong một nghĩa quan-trọng  không có đề-tài; vì chính đề-tài cũng đâu có được bàn đến trong cuốn sách ấy.

              5.632    Đề-tài không thuộc vào thế-gian: Nói rõ hơn, đề-tài là một giới-hạn của      thế-gian.

              5.633    Ở đâu trong thế-gian ta tìm ra đề-tài siêu-hình?
Bạn có thể bảo trường-hơp trên i như con mắt và không-gian con mắt ấy nhìn (Gesichtsfeld). Trên thực tế bạn đâu có thấy mắt bạn.
Không có gì nằm trong không-gian con mắt ấy nhìn cho phép bạn nghiệm ra là do mắt để bạn đi đến kết-luận từ con mắt đó. 

             5.6331  Không-gian của con mắt nhìn đâu có giống như hình vẽ ở trang 46.


5.634    Hiển-nhiên là không có mảnh kinh-nghiệm nào cũng là tiên-thiên [hiển-nhiên]. Cái gì ta thấy có thể còn hơn là cái ta thấy.
            Cái gì ta miêu-tả có thể khác hơn là điều ta miêu-tả.
            Không bao giờ có trật-tự của vạn-vật một cách tiên-thiên [hiển-nhiên].

5.64      Ở đây ta thấy rằng lí-thuyết duy-ngã có  những  ám-chỉ  được áp-dụng chặt chẽ lại trở thành phái duy thực thuần-tuý. Cái tôi trong thuyết duy-ngã thu lại thành một điểm không bao giờ dãn ra, chỉ có thực-tại với cái ngã ấy mà thôi.

            5.641    Thế thì  có một cách cho phép triết-học nói về cái tôi ở ngoài vòng tâm-lí.
            Đem cái tôi vào triết-học có nghĩa là ‘thế-gian là thế-gian của tôi’.

            Cái tôi triết-lí tự nó không phải là con người, chẳng phải là thể-xác con người,cũng chẳng phải linh-hồn con người mà tâm-lí học hay bàn đến. Cái tôi triết-lí là đề-tài siêu-hình, là giới-hạn của thế-gian – chứ không phải là một phần của thế-gian.
     
              6          Thể tổng-quát của hàm-số về cái đúng là [⊃ξ, ⊃ξ, N(⊃ξ)].
            Đây chính là thể tổng-quát của nhiều mệnh-đề.

6.001    Nhận-xét trên chỉ muốn nói răng mệnh-đề nào cũng là kết-qủa cách ứng-dụng liên-tục của những mệnh-đề cơ-bản có vận-hành N(⊃ξ).

6.002    Nếu ta có được một cái thể chung để tạo ra những mệnh-đề, thì cũng với thể ấy ta cũng có thể chung khác theo đó mệnh-đề sinh ra mệnh-đề qua cách vận-hành.
  
             6.01      Bởi vậy, thể chung của vận-hành W’(h) chính là:
[⊃ξ, N(⊃ξ)’ (⊃h) ( = [,⊃ξ, N(⊃ξ)]).
            Và nó chính là cái thể tổng-quát nhất của sự chuyển-hóa từ một mệnh-đề này sang mệnh-đề khác.

             6.02      Đây chính là cách giúp ta lần về con số. Ví dụ những cách định-nghĩa sau đây:
x = Ω0’x Def.
ΩΩWv’x = Ωv + 1’ x Def.
            Cứ theo qui-tắc dùng kí-hiệu này ta có thể viết một dãy những
x, Ω’x, ΩΩ’x, ΩΩΩ’x, …,
            Cho những thứ say đây:
Ω0x, Ω0+1x, Ω0+1+1’x, Ω0+1+1+1’x, …
            Bởi vậy, thay vì viết ‘[x, x, Ω’x]’,
                                    Tôi viết ‘[Ω0’ x,Ωv’ x, Ωv +1’x]’
                        Và tôi có những định-nghĩa sau đây:
0+1 = 1 Def.,
0+1+1 = 2 Def.,
0+1+1+1 = 3 Def.
(vân vân).
            6.021    Số bội-phân (Exponent) [như  v trong Wv] là một vận-hành.
6.022    Í-niệm về con số chỉ là tạo ra những gì cùng tính với tất cả con số, nghĩa    là cái thể chung của con số.
            Í-niệm về con số là hằng-số biến-thiên
Í-niệm về con số bằng nhau là cái thể của những trường-hợp đặc-thù về tính bắng nhau của con số.

           6.03      Cái thể chung cho con số hoàn-bị (ganzen Zahl) là [0,x,x + 1].

           6.031    Lí-thuyết về số-loại hoàn-toàn thừa trong toán-học.
            Tính-chung trong toán-học không phải mà tính bất chợt xảy ra.

           6.1        Mệnh-đề luận lí có tính trùng-phức.

6.11      Cho nên mệnh-đề luận-lí không phát biểu gì cả, vì chúng chỉ là những mệnh-đề dùng để phân-tích.

6.111    Mọi lí-thuyết cho rằng mệnh-đề luận-lí có nội-dung đều sai. Có người nghĩ rằng hai chữ ‘đúng’, ‘sai’ biểu-thị cho hai cơ-cấu trong nhiều cơ-cấu, cho nên có thể là mỗi mệnh-đề đều có một trong số những cơ-cấu ấy. Dường như lí-thuyết này cho là mệnh-đề ‘Tất cả hoa hồng hoặc là vàng hoặc là đỏ’ đều không rõ ngay cả nếu mệnh-đề ấy đúng. Thật vậy, mệnh-đề luận-lí có tất cả sắc tính của mệnh-đề khoa-học tự-nhiên, và chính vì thế nó bị nhận-định sai lầm.   

6.112    Lối cắt nghĩa đúng cho mệnh-đề luận-lí là phải dùng những mệnh-đề đó  trong trường-hợp rõ ràng bên cạnh những mệnh-đề khác.

6.113    Một điểm khác lạ về những mệnh-đề luận-lí là ta có thể thấy những mệnh-đề này đúng dựa trên kí-hiệu mà thôi, và đây chính là triết-học luận-lí. Một điểm quan trọng nữa là ta không thể biết cái đúng cũng như cái sai của những mệnh-đề  không có tính luận-lí khi chỉ dựa vào chính những mệnh-đề ấy.

6.12      Vì mệnh-đề luận-lí có tính trùng-phức cho nên mệnh-đề ấy cho thấy cơ-  bản luận-lí và hình-thức của ngôn-ngữ và của thế-gian.
Vì trùng-phức là hậu-qủa của sự liên-kết các cơ-cấu trùng-phức khá lạ-lùng (Bestandteile) nên trùng-phức trình bày đẳng-tính luận-lí của các cơ-cấu.
Nếu mệnh-đề phải nhường cho trùng-phức khi ta kết-hợp chúng lại, thì chúng phải có khả-năng cấu-trúc. Cho nên khi mệnh-đề nhường chỗ cho trùng-phức bằng lối kết-hợp thì mệnh-đề ấy có khả-năng cấu-trúc.

6.1201 Ví-dụ, hai mệnh-đề ‘p’ và ~p’ trong kết-hợp ~(p. ~p)’ sinh ra một trùng-      phức nhưng lại cho thấy là chúng nghịch nhau. Những mệnh-đề ‘ q’, ‘p’, ‘q’, phối-hợp lại với nhau trong thể ‘(pq) . (p) : É : (q)’, cho trùng-phức để thấy rằng q đi sau p và q. Sự thật thì ‘(x) . fx:  : fa’ mới là trùng-phức cho thấy fa đến từ(x). fx. …  

              6.1202 Với cùng cách tính trùng-phức ta có thể tính ra mâu-thuẫn.

6.1203 Để nhìn ra dạng trùng-phức, trong trường-hợp kí-hiệu tổng-quát không có trong đó, ta có thể dùng phương-pháp trực-giác như sau: thay vì viết ‘p’, ‘q’, ‘r’, …ta viết ‘ĐpS’, ‘ĐqS’, ‘ĐrS’…  Ta diễn-tả những kết-hợp đúng bằng cách dùng dấu móc, ví-dụ:


Và ta dùng nét gạch (/) để diễn-tả liên-hệ đúng/sai của toàn thể mệnh-đề bằng kết-hợp đúng cho những thảo-luận đúng, theo cách trình-bày sau đây:


            Thế thì kí-hiệu này có thể trình-bày mệnh-đề  q. Bây giờ ta xét  mênh-đề ~(p.~p) (tức luật mâu-thuẫn) để xem có đúng đó là mệnh-đề trùng-phức hay không. Theo qui-ước, thể ‘~⊃ζ’ được viết như sau:


            và thể ‘x . h’ được viết như sau:


            Vậy thì mệnh-đề ~(p . ~q) được trình bày như sau:


Nếu ta thay ‘p’ cho ‘q’ và để í xem vị-trí ngoài cùng tận của Đ và Sliên-hệ với Đ  và ở ngay tận cùng bên trong ra sao thì ta thấy kết qủa là cái đúng của toàn thể mệnh-đề gắn bó với tất cả liên-hệ đúng của nội-dung thảo-luận nằm trong mệnh-đề ấy.

6.121    Mệnh-đề luận-lí cho thấy cơ-cấu luận-lí của mệnh-đề bằng cách liên-kết     chúng với nhau để tạo ra những mệnh-đề không phát-biểu cái gì cả.
Phương-pháp này còn được gọi là phương-pháp số-không. Trong một mệnh-đề luận-lí các mệnh-đề khác nằm trong thế quân-bình với nhau. Tình-trạng quân-bình này cho thấy qui-ước luận-lí của mọi mệnh-đề phải có mặt.

6.122    Dựa vào đấy, ta có thể bàn mà không cần tới những mệnh-đề luận-lí; bởi vì trong qui-ước thích-nghi ta có thể thấy cơ-cấu hình-thức của mệnh-đề bằng cách chỉ cần xét tới những mệnh-đề đó mà thôi.

              6.1221              Ví-dụ, hai mệnh-đề ‘p’ và ‘q’ trong liên-hệ ‘ q’ sinh ra trùng-phức, mà rõ ràng là q theo sau p.
Lại thêm ví-dụ, chính từ hai mệnh-đề trên ta có ‘q’ theo sau ‘ q . p’, mà ta có thể trình-bày bằng cách liên-kết chúng lại với nhau làm thành cái thể ‘ q.       p:  : q’, thì ra đây là mệnh-đề trùng-phức.

6.1222 Do đó ta thấy rõ là kinh-nghiệm không thể chứng-minh cho mệnh-đề luận-lí mà chỉ còn vứt những mệnh-đề ấy đi mà thôi.

6.1223 Thế thì bây giờ ta mới hiểu rằng vì sao có nhiều người vẫn nghĩ là nếu họ có thể tìm ra cái lí (fordern) của những chân-lí trong luận-lí (logischen Wahrheiten). Vấn-đề là ta chỉ có thể gỉa thiết như thế khi ta thiết-lập được qui-tắc rõ ràng.

6.1224 Và bây giờ ta hiểu vì sao luận-lí được coi là lí-thuyết về dạng-thức tranh-   luận và cách suy ra kết-luận.

              6.123    Qui-luật của luận-lí không thể tùy thuộc vào chính qui-luật của nó.
            (Theo Russell không có luật riêng nào về nghịch-lí cho mỗi loại (Gesetz des   Wilderspruches); một luật là đủ rồi, bởi vì đâu có luật nào áp-dụng vào chính nó  đâu.)

             6.1231  Kí-hiệu của mệnh-đề luận-lí không phải là giá-trị tổng-quát.
Để là một gía-trị tổng-quát  có nghĩa không còn gía-trị nào ngẫu-nhiên cho mọi sự trên đời. Mệnh-đề không tổng-quát hay tổng-quát đều có thể trở thành trùng-phức.

6.1232 Gía-trị tổng-quát của luận-lí có thể là cơ-bản (wesentlich), khi so sánh       với giá-trị tổng-quát đặc-thù của những mệnh-đề như ‘Là người ai cũng chết’. (sterblich). Những mệnh-đề như ‘phương-châm về phép thu gọn’ của Russell không phải là mệnh-đề luận-lí. Điều này cho phép ta cảm ra là, ngay cả nêú    những mệnh-đề ấy đúng, cái đúng ấy cũng ‘chó ngáp phải ruồi mà thôi.’

6.1233 Ta có thể tưởng-tượng ra một thế-gian không có phương-châm thu ngắn và có gía-trị.  Tuy nhiên, luận-lí không bàn tới câu hỏi là thế-gian có như thế hay           không.   

6.124    Mệnh-đề luận-lí miêu-tả hay trình bày cái khung xây cất của thế-gian. Những mệnh-đề ấy không có nội-dung. Chúng chỉ ngụ-í rằng tên có nghĩa và mệnh-đề cơ-bản có lí. Do đó mệnh-đề luận-lí gắn bó với thế-gian. Nghĩa là cái gì về thế-gian phải liên quan tới những liên-hệ của biểu-tượng [kí-hiệu] – mà yêú-tính của những biểu-tượng ấy là nắm vững được bản-sắc – lại là những trùng-phức. Đây mới là điểm then-chốt. Chúng ta đã bàn đến vài sự-kiện có tính tùy- nghi và cố-định trong những biểu-tượng [kí-hiệu]chúng ta dùng. Trong luận-lí chúng ta chỉ dùng biểu-tượng cố-định: thế có nghĩa là luận-lí không phải là môi-trường để ta diễn tả bằng kí-hiệu như ta mong muốn. Luận-lí chỉ là môi-trường trong đó bản chất của kí-hiệu thiết-yếu nhất phát biểu cho chính nó. Nếu chúng ta tạo-ra luận-lí của bất kì ngôn-ngữ dùng kí-hiệu, thì chúng ta đã có sẵn những mệnh-đề luận-lí rồi. 

6.125    Dĩ nhiên,  - ngay cả theo quan-niệm luận-lí cựu-truyền – chúng ta vẫn có thể nêu lên trước một diễn-tả về tất cả mệnh-đề luận-lí “đúng” (wahren). 

             6.1251 Thế thì chắc chẳng bao giờ có chuyện ngạc-nhiên trong luận-lí.

             6.126    Ta có thể tính xem là một mệnh-đề nào đó có thuộc vào luận-lí hay không qua cách truy-tầm cơ-sở luận-lí của kí-hiệu (biểu-  tượng).
            Đây là điều chúng ta làm khi phải chứng minh một mệnh-đề luận-lí. Bởi vì nếu không thắc mắc về lí và nghĩa, thì khi xây-dựng mệnh-đề luận-lí dựa trên các mệnh-đề khác ta chỉ dùng đến luật về kí-hiệu mà thôi.
            Minh-chứng của mệnh-đề luận-lí nằm trong phương-thức sau đây: dựa trênnhững mệnh-đề luận-lí khác, chúng ta tạo ra những mệnh-đề này bằng một dẫy những vận-hành [cách giải vấn-đề] luôn luôn gây ra trùng-phức từ những mệnh-đề gốc. (Sự thật là chỉ có trùng-phức sinh ra trùng-phức mà thôi.)
            Dĩ nhiên cách trình-bày mệnh-đề luận-lí có tính trùng-phức không phải hoàn toàn quan-trong đối với luận-lí, nếu chỉ vì những mệnh-đề có minh-chưng phải cho thấy là không cần đến minh-chứng chúng đã là trùng-phức rồi.

6.1261 Trong luận-lí cách giải-quyết và kết-luận giống nhau. (Không có gì là ngạc-nhiên cả (Überraschung))

6.1262  Minh-chứng (Beweis) trong luận-lí chỉ là phương-tiện đạt mục-đích (Hilfsmittel) một cách hoàn-toàn máy móc và nhằm tìm ra trùng-phúc trong những trưởng-hợp rắc rối.

6.1263 Nếu một mệnh-đề có nghĩa và được chứng-minh là đến từ mệnh-đề khác hoàn-toàn hợp-lí, thì nó chính là một mệnh-đề luận-lí. Minh-chứng luận-lí của một mệnh-đề có nghĩa và minh-chứng trong luận-lí phải là hai chuyện hoàn-toàn khách nhau.

6.1264 Mệnh-đề có nghiã trình-bày sự-kiện, hiển-nhiên qua minh-chứng. Trong      luận-lí mệnh-đề là minh-chứng.
Mệnh-đề luận-lí là một modus ponens do kí-hiệu mà ra (ta không thể diễn-tả modus ponens bằng một mệnh-đề.)

              6.1265 Luôn luôn ta có thể hình-dung luận-lí trong đó mỗi mệnh-đề đều có minh- chứng riêng của nó.

6.127    Tất cả mệnh-đề luận-lí đều có gía-trị ngang nhau: một trong số những mệnh-đề ấy là những mệnh-đề nguyên-thuỷ và một số khác là những mệnh-đề được khai-triển từ những mệnh-đề khác.
            Mệnh-đề trùng-phức là một trùng-phức.

6.1271 ‘Mệnh-đề sơ-khai’ có tính tùy-nghi, vì ta có thể rút ra từ thể luận-lí một       mệnh-đề sơ-khai, ví-dụ ta có thể dùng kết-qủa mệnh-đề sơ-lược của Frege. (Frege có thể nói rằng không có mệnh-đề sơ-khai tự nó có minh-chứng hẳn hoi. Điều đáng để í là một người suy-tư sâu-sắc như Frege đã đòi dữ-kiện hiển-nhiên như là một qui-luật trong mệnh-đề luận-lí.)    

             6.13      Luận-lí không phải là ‘kinh-điển’ (Lehre), mà chỉ là tấm-gương phản-chiếu thế-gian.
            Luận-lí có tính vượt lên [trên hạn-chế].

            6.2        Toán-học là một phương-pháp luận-lí.
            Mệnh-đề trong toán là những phương-trình, cho nên chúng trông na ná như mệnh-đề.

            6.21      Mệnh-đề toán-học không diễn-tả tư-tưởng

6.211    Mệnh-đề toán-học không bao giờ là thứ chúng ta khát-khao trong đời sống. Sự thật chẳng qua là chúng ta sử-dụng mệnh-đề toán-học chỉ là để rút ra những kết-luận từ những mệnh-đề khác không nằm trong toán-học qui về những mệnh-đề khác, mà những mệnh-đề khác này không nằm trong toán-học.
(Trong triết-học nếu câu hỏi, ‘Ta dùng chữ này hay mệnh-đề này để làm gì?’ cứ tiếp-tục nêu lên sẽ đưa đến những suy-nghĩ có giá-trị sâu xa.) [Đúng thế, câu nói ‘mệnh-đề toán-học không bao giờ là khát-vọng trên đời.’ phải nói là ‘đời sống hằng ngày’.]

6.22      Luận-lí của thế-gian, rõ ràng trong trùng-phức nằm ngay ở những mệnh-đề luận-lí, lại được trình bày bằng những phương-trình toán-học.

6.23      Nếu hai cách diễn-tả được kết-hợp lại với nhau bởi dấu bằng (=), thì chúng có thể thay thế nhau. Nhưng ta vẫn phải chứng minh xem có cần-thiết phải hoán-đổi hai cách diễn-tả ấy không.
            Khi hai cách diễn-tả có thể hoán-đổi thì cái thể luận-lí của chúng cho thấy rõ ngay.

              6.231    Ta có thể dùng hai dấu phủ-định để thiết-lập một cơ cấu xác-nhận. [~~p = p]
            Cơ cấu của mệnh-đề ‘1 + 1 + 1 + 1’ có thề viết như thế này ‘(1 + 1) + (1 + 1)’.

6.232    Theo Frege hai cách diễn-tả có cùng í (Bedeutung) nhưng không cùng nghĩa (Sinn).
Điểm quan-trọng của một phương-trình là không cần phải trưng ra hai        cách diễn-tả có liên-hệ với nhau qua kí-hiệu bằng nhau (=) có cùng nghĩa, vì chính hai lối diễn tả ấy đã cho ta thấy rõ rồi.

6.2321  Ta có thể chứng-minh mệnh-đề toán-học giản-dị bằng cách trưng ra là cái đúng của mệnh-đề ấy có thể thấy được mà không cần phải so sánh với dữ-kiện để chứng minh là mệnh-đề ấy đúng. 

6.2322  Khó có thể nào xác-định căn-nguyên í-nghĩa của hai lồi diễn-tả. Để xác-định bất cứ cái gì trong í-nghĩa của chúng, tôi phải biết nghĩa của chúng. Tôi không thể biết nghĩa của chúng mà lại không biết điều chúng diễn-tả như nhau hay khác nhau.
6.2323 Phương-trình chẳng qua chỉ là điểm (Standpunk) giúp tôi biết có hai lối diễn-tả qua tính quân-bình của chúng. 
6.233    Câu hỏi có cần đến trực-giác cho những đáp-số của vấn-đề toán-học hay không cần phải được trả lời là trong trường-hợp này chỉ có ngôn-ngữ mới cho ta biết là trực-giác cần-thiết.

            6.2331 Trong cách tính trực-giác nẩy mầm.
            Cách tính không phải là thử-nghiệm.

            6.234    Toán là một phương-pháp của luận-lí.

6.2341  Phương-pháp của toán-học là sử-dụng phương-trình, cho nên ta giải        mệnh-đề toán mà không cần phải nói nên lời.

           6.24      Phương-pháp giải phương-trình toán là phương-pháp thay thế.
Phương-trình diễn-tả cách thay thế của hai lối diễn-tả bắt đầu bằng một con số của phương-trình, ta tiến đến phương-trình mới bằng cách thay vào những diễn-tả         khác phù hợp với phương-trình.
  1. Bởi thế, minh-chứng của mệnh-đề 2 ´ 2 = 4 sẽ như sau:
(Ω v) μ x =ΩW ´ μ’ x Def.,
          Ω´ 2’ x = (Ω 2)2 x = (Ω 2)1 + 1’ x
                        = Ω   x = (Ω2)2 x = Ω1 + 1’ Ω1 + 1’ x = (ΩΩ)’ (ΩΩ)’ x
                                                =ΩΩΩΩ’x = W1+1+1+1’ x = Ω4’x.
6.3        Truy-tầm luận-lí có nghĩa truy-tầm bất cứ cái gì hợp luật. Ra ngoài luận-lí thì cái gì cũng có thể xảy ra.

6.31      Phương-pháp qui-nạp không thể gọi là luật luận-lí, vì qui-nạp là mệnh-đề có nghĩa. – Và nó cũng không phải là luật tiên-thiên.
            
              6.32      Cái gọi là luật về nguyên-nhân (Gesetz) không phải là luật mà chỉ là cái     hình của luật.

6.321    ‘Luật về nguyên-nhân’ là cái tên chung. Nó giống như hệ-thống máy có những nguyên-tăc tối-thiêủ, gọi là luật ít tác-động nhất, cũng như luật nguyên-nhân trong vật-lí gọi là luật về cái thể của nguyên-nhân. 

6.3211 Có người đoán rằng phải có ‘luật ít tác-động nhất’ trước khi họ biết chính-xác luật ấy tác-động ra sao. (cái gì chắc chắn thì cái gọi là tiên-thiên [hiển-nhiên]chứng-minh cái đó hoàn-toàn hợp-lí.)

6.33      Chúng ta không có niềm tin hiển-nhiên nào cả trong luật bảo-trì, nhưng      chúng ta tin vào một sự hiểu-biết hiển-nhiên về tính khả-hữu của thể luận-lí.

6.34      Những mệnh-đề như thế, bao gồm cả nguyên-tắc về lẽ tự-lực, cho nên định-luật liên-tục và ít tác-động nhất trong thiên-nhiên chính là cái lí hiển-nhiên có thể giúp cho các mệnh-đề khoa-học có dịp ra đời.
  1. Khoa vật-lí về toán ứng-dụng cuả Newton đòi hỏi một thể đồng-nhất về cách miêu tả thế-gian. Hãy tưởng tượng là ta có một mặt phẳng mầu trắng với những chấm mầu đen có kích-thước khác nhau nằm trên mặt phẳng đó. Ta cứ cho là chúng tạo ra hình gì cũng được, và ta cứ phỏng định theo í của ta bằng cách đặt một cái lưới vuông vắn lên trên chúng. Thế rồi ta bảo cứ mỗi mắt cáo vuông ta có mầu đen hay trắng. Bởi lẽ đó ta sẽ phải có một cái thể tiêu-chuẩn cho diễn tả của ta về mặt phẳng ấy. Cái thể đó có tính tùy-nghi (beliebig), vì ta chỉ có thể đạt tới kết-qủa nếu ta dùng mắt lưới có mắt cáo hình tam-giác hay hình lục-giác. Dùng mắt lưới hình tam-giác có thể cho ta một miêu-tả đơn-giản hơn: nghĩa là ta có thể miêu-tả bề mặt chính-xác với cái mạng có mắt cáo hình tam-giác hơn là mắt cáo hình vuông (hay ngược lại) … Mỗi mạng tương-ứng với cách diễn tả khác nhau về thế-gian. Hệ-thống toán ứng-dụng chọn một thể miêu-tả thế-gian và quyết định rằng mọi mệnh-đề dùng trong cách miêu-tả thế-gian phải nằm trong một lẽ (Anzahl) đến từ một dẫy mệnh-đề - hay chính là những phương-châm của vật-lí. Cách này cho ta những viên gạch (Bausteinen) xây nên lâu đài khoa-học,  và bảo là bất kì cấu-trúc nào ta muốn xây, xây cái gì cũng được, phải dùng tới gạch này, và chỉ có gạch này mà thôi.
(Cũng giống như hệ-thống số, chúng ta phải có khả năng viết xuống bất cứ số nào ta muốn, với hệ-thống toán vật-lí chúng ta phải viết xuống bất cứ mệnh-đề [phương-trình] vật-lí nào ta muốn.) 
6.342    Chúng ta có thể thấy vị-trí tương-quan của luận-lí và toán vật-lí. (Cái mạng có thể có nhiều loại mắt cáo, nghĩa là ta có thể dùng cả hai mắt cáo, tam-giác và lục-giác.) Khả năng miêu-tả bức tranh như trên với mạng lưới có hình thể rõ ràng không cho ta thấy cái gì gọi là tranh cả. (Tranh nào cũng vậy.) Nhưng cái gì tiêu-biểu cho bức tranh là cái được diễn-tả toàn vẹn bằng một mạng-luới với kích-thước đặc biệt cuả mắt cáo.

Khả-năng có thể diễn-tả thế-gian theo vật-lí của Newton chẳng cho chúng ta biết gì về thế-gian cả. Song le vật-lí Newton cho ta biết cái gì về nó một cách chính xác để ta có thể diễn-tả nó. Chúng ta cũng  biết thế-gian bằng minh-chứng (Fall). Nhờ minh-chứng ấy ta có thể miêu-tả thế-gian bằng một hệ-thống này hơn là bằng hệ-thống khác.

6.343.   Toán vật-lí là một cố-gắng xây-dựng tất cả mệnh-đề đúng mà chúng ta cần để miêu-tả thế-gian, dựa trên có một chương-trình mà thôi. 
6.3431  Dù vẫn còn là gián-tiếp, luật của vật-lí, với tất cả khả-năng luận-lí của nó, vẫn chỉ mới bàn đến vật (Gegenständen) của thế-gian. 
  1. Chúng ta chớ có quên rằng bất kì diễn-tả nào về thế-gian bằng vật-lí cũng sẽ là một diễn-tả hoàn-toàn tổng-quát. Ví dụ, cách diễn tả ấy sẽ không bao giờ để í đến những điểm trong các khối cụ-thể (materiellen Punken die Rede), vì nó sẽ chỉ bàn đến bất cứ điểm nào và khối nào nó muốn mà thôi.
6.35      Mặc dầu những điểm trong bức hình của chúng ta là những dạng kỉ-hà, nhưbg rõ ràng hình-học chẳng phát biểu được cái gì về cái thể cũng như vị trí của nó. Tuy nhiên, hệ-thống của nó lại rất hình-học; và tất cả cơ-cấu của nó lạI có vẻ tiên-thiên [hiển-nhiên].
Luật giống như nguyên-tắc của lí thiết-yếu (Satz vom Grunde) …bàn về      cái mạng [hệ-thống] chứ không bàn về cái mà cái mạng diễn-tả ra.

6.36      Nếu thật có luật về nhân-duyên (nguyên-khởi) (Kausalitätsgesetz), luật đó phải được được viết là: ‘Có luật của thiên-nhiên.’
            Nhưng không thể nói: luật thiên-nhiên tự nó hiện-ra.

6.361    Theo hạn-từ của Hertz, ta chỉ có thể nghĩ ra những liên-kết theo luật mà thôi. 

6.3611  Chúng ta không thể so sánh một hoạt-động với ‘khoảng thời gian’ (Ablauf der Zeit) – không có chuyện so sánh ấy – nhưng ta chỉ có thể so sánh hoạt-động này với hoạt-động khác (ví-dụ cách vận chuyển của máy tính thời-gian).
              Do đó ta có thể tính khoảng thời-gian dựa trên các hoạt-động khác.
Có những sự tương-cận một cách chính xác áp-dụng vào không-gian, ví-   dụ khi có người nói rằng  một trong hai biến-cố có thể không xẩy ra, bởi vì không có gì gây ra nguyên-nhân cho biến cố này xảy ra hơn là biến-cố khác. Đây chính là một vấn-đề của con người chúng ta không có đủ khả năng diễn-tả một trong hai biến-cố ngoại trừ có một thứ quân-bình nghịch-đảo (Asymmetrie), và chúng ta có thể coi đây như là nguyên-nhân xảy ra cho biến-cố này, nhưng không xảy ra cho biến-cố khác.  

6.36111             Vấn-đề Kant bàn về tay phải tay trái là chuyện rõ ràng trong không-gian     hai chiều. Nhưng thực ra vấn-đề ấy lại ở trong một chiều, như sau:
--- o ________ x - -x_________o ----
a                      b

Biểu đồ trên cho thấy a và b  không thể xảy ra cùng một lúc, trừ phi ta đẩy chúng ra khỏi vị-trí (không-gian)
Tay phải và tay trái hoàn toàn tương-hợp. Ta thấy rõ là hoàn-toàn phi-lí      nếu bảo rằng tay phải và tay trái không thể hoạt-động cùng một lúc.
Cái bao tay cho tay phải có thể xỏ vào tay trái , nếu nó có thể xoay trong không-    gian bốn chiều.

6.362    Cái gì có thể diễn-tả được thì cái ấy có thể xảy ra. Còn cái gì theo luật nhân-duyên và có khuynh-hướng loại bỏ thì ta không thể nào diễn-tả được.

6.363    Phương-pháp qui-nạp chấp-nhận định-luật nhỏ bé nhất có thể xảy ra cùng một lúc với kinh-nghiệm.
6.3631 Phương-pháp này không có tính xác-nhận về mặt luận-lí vì nó chỉ nằm trong tâm-lí mà thôi.
            Không có nền-tảng nào cho ta biết vấn-đề có biến-cố nhỏ nhất.

6.36311 Bảo rằng ngày mai mặt trời mọc là một gỉa-thiết: vì chúng ta không rõ ngày mai mặt trời có mọc hay không.

6.37      Không thể bảo sự-kiện này có vì sự-kiện kia có. Đây là vấn-đề thiết-iếu của luận-lí.

6.371    Tất cả quan-niệm mới về thế-gian xây dựng trên ảo-tưởng cho rằng cái gọi là luật thiên-nhiên là những diễn-giải về những hiện-tượng thiên-nhiên.

6.372    Cho nên ngày nay người ta đứng trước luật thiên-nhiên, coi luật ấy như    những gì úy-kị, i như ngày xưa con người bàn về Thượng-Đế và Định-mệnh.
Thực ra, xưa và nay đều đúng và cũng đều sai. Mặc dù quan-điểm người xưa có thể  rõ ràng hơn nếu niềm tin của họ rõ ràng và được công-nhận, trong khi đó ngày nay con người cố gắng coi niềm tin như đã được cắt nghĩa hoàn-toàn.

              6.373    Thế-gian hiện-hữu ra ngoài í-chí của tôi.

6.374    Ngay cả nếu điều tôi khao khát đã xảy ra, điều này có lẽ là do định-mệnh. Bởi lẽ nếu không có liên-hệ luận-lí nào nối kết í-chí của tôi với thế-gian, thì làm sao có gì là bảo đảm. Còn cái liên-hệ có tính cụ-thể được giả-thiết kia tự nó cũng không chắc đã là cái gì như chúng ta mong mỏi.

6.375    Chỉ có một điều-kiện là điều-kiện thiết-yếu luận-lí, cho nên điều không        thể có là cái không thể có trong tinh-thần luận-lí.

6.3751 Ví-dụ sự có mặt cùng một lúc của hai mầu sắc, ở cùng địa-điểm trong cùng môi-trường thị-giác là điều không thể có, hay nói một cách khác là không thể có theo tinh-thần luận-lí, bởi vì cơ-cấu luận-lí của mầu sắc không cho phép.
Bây giờ ta hãy nghĩ vì sao có sự mâu-thuẫn này trong vật-lí: một phân-tử không thể có hai gia-tốc cùng một lúc, nghĩa là nó không thể đi về hai hướng trong cùng thời-gian.
(Hiệu-qủa hơp-lí của của hai mệnh-đế sơ-đẳng không phải trùng-phức       hoặc mâu-thuẫn. Bảo rằng một điểm trong tiêu-cự (Aussage) có hai mầu sắc cùng một lúc là một phát-ngôn mâu-thuẫn.)
   
              6.4        Mọi mệnh-đề đều có gía-trị như nhau.

6.41      Í-nghĩa của thế-gian nằm ngoài thế-gian. Trong thế-gian cái gì ở đâu thì ở đó, cái gì xảy ra thì xảy ra: trong thế-gian không có gía-trị nào cả - còn nếu có        gía-trị, thì gía-trị đó lại vô gía-trị.
Nếu có gía-trị thí có gía-trị, và gía-trị ấy nằm ngoài tất cả những gì xảy ra   và những gì là dữ-kiện. Bởi lẽ cái gì xảy ra và cái gì là dữ-kiện là những cái bất            ngờ có và bất ngờ xảy ra.
Cái gì không ngẫu nhiên xảy ra lại không có trong thế-gian, chỉ vì nếu nó nằm trong thế-gian thì nó lại có tính bất-ngờ.
            Vậy thì nó phải nằm ngoài thế-gian.

             6.42      Cuối cùng khó có thể có những mệnh-đề về đạo-đúc.
            Vì mệnh-đề [tư-tưởng] không thể bàn tới cái gì cao-hơn [đạo-đức].

            6.421    Đạo-đức không thể nói nên lời.
            Đạo-đúc vượt lên trên tất cả.
            (Đạo-đức và thẩm-mĩ là một và như nhau.)

6.422    Khi luật đạo-đức đặt ra cái thể, ‘Ngươi sẽ …’ thì có người nghĩ là, ‘Thế     nếu tôi không làm thì sao?’ Tuy nhiên, đạo-đức không dính-dáng gì tới thưởng-phạt. Vậy thì câu hỏi của chúng ta về hậu-qủa của hành-động không phải là             chuyện quan-trong. – Ít nhất hậu-qủa của hành-động không phải là biến-cố. Vì phải có cái gì đúng về câu hỏi chúng ta đặt ra. Chắc cũng có vấn-đề thưởng-phạt về đạo-đức, vì thưởng-phạt này nằm ngay trong chính hành-động [của mình].
                        (Ai cũng biết thưởng thì vui còn phạt thì buồn.)  
             6.423    Khó có thể bàn về í-chí khi í-chí là đề-tài liên-quan tới vấn-đề đạo-đức.
            Í-chí là một hiện-tượng về mặt tâm-lí mà thôi.

6.43      Nếu hành-động tốt và xấu của í-chí thay đổi thế-gian, thì nó cũng thay đổi giới-hạn của thế-gian, chứ không thay đổi được dữ-kiện, và cũng không thay đổi được những gì được diễn-tả bằng ngôn-ngữ.
Tóm lại, hậu-qủa phải là cái gì trở thành một thế-gian hoàn-toàn khác lạ.    Như thế, hậu-qủa phải làm vơi đầy toàn-thể thế gian.
            Thế giới của một người hạnh-phúc khác với thế-giới của người bất-hạnh.  

             6.431    Lúc lìa đời, thế-gian của ta đâu có đổi-thay, nó ngưng lại.

6.4311  Chết không phải là biến-cố trong đời sống: [Sau khi chết] chúng ta đâu có sống nữa để bàn về sự chết.
Nếu chúng ta coi vĩnh-cửu không phải là khỏang thời-gian vô-tận, mà là     cái vô-tận của thời-gian, thì đời sống vĩnh-cửu thuộc về đời người trong hiện-tại.
Đời sống của chúng ta không có hồi chung-cuộc, cũng như nhãn-quan của chúng ta không có biên-cương (Gesichtsfeld grenzenlos ist).

6.4312 Không phải chỉ vì không có một bảo-đảm về vấn-đề bất-tử trong thời-gian cho linh-hồn nhân-loại, mà vì không có bảo-đảm gì cho cái tồn-tại vĩnh-cửu sau khi chết; tuy-nhiên giả-thiết này hoàn-toàn thất-bại trong thực-hiện mục-đích mình mong-muốn. Có thách-đố nào được giải đáp nếu tôi tồn-tại mãi không? Có phải cuộc-đời vĩnh-cửu cũng nhiều thách-đố như cuộc đời hiện-tại của chúng ta không? Muốn trả lời những câu đố gay go của đời sống trong không-gian và thời gian ta phải ra ngoài không-gian và thời-gian.
                        (Đây không phải là lối giải đáp những vấn-đề trong khoa-học tự-nhiên.)  

6.432    Mọi chuyện trên đời ra sao là vấn-đề hoàn-toàn chẳng ăn nhằm gì tới những gì trên Thiên-giới (das Höhere). Thượng-Đế có bao   thị-hiện dưới trần       đâu.

        
             6.4321 Chuyện sinh chuyện chứ chuyện đâu có giải-quyết chuyện bao giờ đâu!

6.44      Thế không có nghĩa là vì chuyện đời nên có điều kì bí, mà chẳng qua là có chuyện kì bí trên đời mà thôi.

             6.45      Coi thế-gian như sub specie aeterni là coi tất cả thế-gian là hữu-hạn.
            Cảm thấy thế-gian như hữu-hạn là cảm thấy thế-gian như kì bí.

            6.5        Khi câu trả lời không nói được nên lời, thì ngay câu hỏi cũng không nói     nên lời.
            Không  hề có những câu đố kì-bí.
            Nếu có câu hỏi, ắt có câu trả lời.

6.51      Vấn-đề không phải là ta không loại bỏ được hồ-nghi. Vấn-đề là hồ-nghi không có câu trả lời là một hồ-nghi phi-lí.
Hồ-nghi chỉ xuất-hiện khi có vấn-đề. Có trả lời vì có câu hỏi. Trả lời chỉ hữu-lí khi có cái gì để nói.

6.52      Chúng ta có cảm-tưởng là tất cả những câu hỏi về khoa học cụ-thể đã      được trả lời. Thế mà những vấn-nạn của cuộc đời vẫn nằm iên đó. Dĩ nhiên khi không còn câu hỏi nữa, thì đó cũng là cách trả lời rồi.

6.521    Giải-quyết được chuyện đời là thấy vấn-đề thắc-mắc của cuộc đời không còn nữa. [Thế có phải giống như có người thường nói sau bao năm tháng hồ-nghi í-nghĩa cuộc đời trở nên sáng sủa mà người đó vẫn không hiểu cái gì nằm trong í-nghĩa cuộc đời.) [Đây mới là tính-chất siêu-hình và thần-bí trong triết-học của Wittgenstein. Ta không hiểu được vì sao mối hồ-nghi không còn nữa. Nó có thể là: i) vấn-đề của cuộc đời do huyễn-mộng của ta, hoặc là, ii) giải-quyết của vấn-đề nằm ngoài lí-trí của ta, như luật bất-định của hai hạt-nhân trong khoa vật-lí.]

6.522    Có những điều tự chúng phô-bày, không thể nói nên lời. Đó là những điều tự chúng có vẻ như kì-bí. (Dies zeigt sich, es ist das Mystische.)

6.53      Phương-pháp dạy triết-học đúng nhất là: Chỉ bàn đến những gì có thể bàn được, như những kiến-thức trong khoa-học tự-nhiên. Nói một cách khác là bàn         đến những gì không “triết” qúa. Nếu ai bàn đến cái gì có vẻ siêu-hình, thì hãy xin người ấy nói rõ về tư-tưởng siêu-hình ấy. Mặc dù, sự thật hay mất lòng, người ấy sẽ có cảm giác thoải mái là mình không bị người khác lên mặt mô-phạm về triết-học.

6.54      Những gì tôi đã nói cốt chỉ để biện-bạch rằng; Ai đã hiểu và sử dụng tư-    tưởng của tôi sẽ thấy trong tư-tưởng ấy có điều vô-nghĩa. Vậy thì xin dùng tư-           tưởng của tôi    như một cái thang có những nấc tiến về điểm cao hơn nữa. Và khi   đã lên cao, vượt xa tư-tưởng của tôi, thì xin vứt cái thang ấy đi.
            Có vứt tư-tưởng của tôi đi, mới thực-sự hiểu được thế-gian.
   
    7          Cái gì không thể nói được bằng lời, ta xếp nó vào yên-lặng.

HẾT

Kì tới:   Lời Mở Đầu và Vấn-đề Triết-học liên quan tới Tractatus và bản Việt-ngữ.
Dr. Quynh Nguyen, at Towson University, MD, 2004, Edited March 8, 2005. San Antonio, TX.
Nguyễn Quỳnh USA
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved