Nguyễn Quỳnh USA | |
Tác giả Nguyễn Quỳnh, Tiến-sĩ Triết-học và Lịch-sử Mĩ-thuật tại
MỞ
Để tiếp-tục khai-triển chuyên-luận Quyền-lực và Tự-zo / Power and Freedom, tôi đã quyết định chọn một số đề tài Đọc và Fê-bình, chủ-iếu fân-tích kĩ-lưỡng tư-tưởng của một số triết-ja trong thế-kỉ 20, ví-zụ Husserl, Heidegger, Derrida, Levinas, Haberma và những triết-ja được coi như có ảnh-hưởng trong ngành chính-trị và xã-hội từ sau thập-niên 60. Đây là khoảng thời-jan bao gồm hai jai-đoạn: Thời-mới (Modernism) và Hiện-đại (Contemporary/ Post-modernism).Năm 2009, tôi đã có zịp trình-bày vấn-đề suy-tư của Heidegger trong một chuyên-luận ngắn Zur Besinnung. Hôm nay, tôi xin trình-bày Đọc và Fê-bình tường-tận cuốn Sein und Zeit của Heidegger. Bài đọc này, cũng như bài Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận của Jacques Derrida, sẽ được chia thành 10 kì.
TẠI SAO LÚC NÀY CÒN ĐỌC HEIDEGGER?
Ngoài mục-đích kể trên, đọc Heidegger lúc này cốt để júp các thế-hệ sinh-viên trẻ Việtnam ban Triêt hiểu một trong những tác-fẩm Triết-học khó – khó ngay cả đối với những người trong ban Triết, ở khắp mọi nơi trên thế-jới. Đồng thời là một cố-gắng riêng của tôi zùng tiếng Việt jản-zị thảo-luận một đề-tài công-fu, như Wittgenstein đã đề ngị.
Theo John Macquarrie và Edward Robinson, zịch-jả cuốn Sein und Zeitsang Anh-ngữ năm 1962: “Being and Time has now become perhaps the most celebrated philosophical work which
“Khó ngay cả với người Đức”. Nếu vậy Tiến-sĩ Hohl, Fó Jám-đốc Trung-tâm Văn-hóa Đức ở
Giáo-sư Hohl chắc chắn không biết có một người Việtnam tên là Trần Đức-Thảo. Trong bài mở đầu cuốn Phenomenology and Dialectical Materialism (xxviii, 1951), cụ Thảo đã viết về Triết-học của Heidegger rất đúng như sau: “Heidegger đã quyết tâm loại bỏ những đòi hỏi của Triết-học cựu-truyền thiên trọng về lí-trí để tự mình tìm ra í-thức cao sâu và tinh ròng của bản-thể. Trong í-thức tinh ròng này, lí-trí ra đi nhường chỗ cho lẽ sống cao sâu (the supreme reason of existence). Tôi chủ í viết ngiêng hai chữ lẽ-sống cho đề tài chuyên-luận hôm nay.
Trước đó, ở trang xxiv, cụ Thảo viết: “Theo Heidegger, Bản-thể-trong-thế-jan-này (Being-in-the-world) [tôi xin gi là Lẽ-Sống hay Nguồn-Sống trong thế-jan này] không fải là í-niệm khách-quan (an objective circumstance) khiến chúng ta fải để í mà vì nó ( bản-thể ấy/nguồn sống ấy) có trong vạn-vật. Nguồn-sống hay Bản-Thể là í-niệm rất tự-nhiên đối với con người đang sống: Con người đang sống hay đang có mặt (sein), không fải vì hắn có mặt ở thế-jan hay hắn có vai trò jì đó ở thế-jan. Vai trò của con người ở thế-jan chỉ có thề có nếu hắn xứng-đáng là một con người có chân-tính.” Chữ “human essence” trong thuật-ngữ của Heidegger zùng thay cho chữ Nhân-bản (Humanismus) trong tư-tưởng của ông. Cụ Thảo đã trình bày hết sức jản-zị và cô-đọng í-ngĩa về Nguồn-sống (Bản-Thể) của Heidegger ở thời điểm jới bác-học còn fải lần mò trong đêm tối mà vẫn chưa rõ hết í-chỉ của Husserl. Kì tới, trong chuyên-luận Đọc và Fê-bình cuốn Hiện-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng của Trần Đức-Thảo, chúng ta sẽ thấy ngay cả Sartre cũng không thể ngang hàng được với cụ Thảo, trong thập-niên 1935. (Xin nhớ thập-niên 1935, chứ không fải những thập-niên sau đó.)
SÁCH TRIẾT-HỌC TÂY-FƯƠNG Ờ NAM-VIỆT TRƯỚC 1975
Ở Nam-Việt, khoảng từ 1954 cho tới 1964 với chương-trình viện-trợ văn-hóa của Fáp, sách Triết-học in bằng song-ngữ Fáp-Đức có thể mua được ở Xuân-Thu và Việt-bằng, như cuốn Feldweg của Heidegger, và La Bhagavad Gìtà. Sách cũng có thề nhận được từ bạn bè ở Âu-châu gửi đến, như trường-hợp của tôi, Bác-sĩ Alister Brass từ Úc thường xuyên gửi sách Triết cho tôi. Ngoài ra, Thư-viện Trung-tâm Văn-hóa Đức trên đường Fan Đình-Fùng, Sàigòn có rất nhiều sách Triết xuất bản song-ngữ, và ngay ở Thư-viện Đại-học Vạn-hạnh (1965-66?) cũng có một số sách Triết Tây-fương zịch sang Fáp-ngữ, như cuốn Ou Biên, Ou Biên của Kierkegaard. Bạn tôi, anh Nguyễn Đồng, tốt-ngiệp Đại-học Đà-lạt ban Triết cũng xác định là anh Nguyễn Đa, anh ruột của Đồng, cũng tốt-ngiêp ban Triết, hội-trưởng hội ngiên-cứu Triết-học, có một sưu-tập sách Triết đáng kể, và, một người bạn nữa của tôi, anh Võ văn Điểm đã say sưa đọc và ngiên-cứu tư-tưởng của Lukács. Những nguời này rất thâm-trầm, và thận-trọng.
Nếu có ai nhận-định rằng “Triết-học Heidegger không được khai-triển tại Nam-Việt”, thì chúng ta nên hiểu đây là vấn-đề của hoàn-cảnh chính-trị, xã-hội và jáo-zục, chứ không fải là trách-nhiệm của cá-nhân hay đoàn-thể. Và, nói rõ hơn, trên thực-tế ở Việtnam lúc ấy – và ngay cả bây jờ -, Hànội cũng như Sàigòn chưa có những nhà chuyên-môn ở tầm-vóc ngiên-cứu Triết-học Tây-fương, chứ đừng nói tới “làm Triết-học” (to do Philosophy).
Cụ Thảo, theo các jáo-sư ban Triết người Fáp tại École Normale Supérieure ở
Đừng nói xa xôi, ngay trong thời hiện-tại, ví zụ năm 2004 khi tôi thuyết-trình tại Viện Triết-học Hànội, jáo-sư Nguyễn Vũ Hảo, có 6 năm học Triết ở Nga, và 10 năm học Triết ở Đức, đã đứng lên nói rõ là: “Ra ngoài, chúng ta chả là cái jì cả!” Ngĩa là môn Triết ở Việtnam còn cần nhiều năm tháng để trưởng-thành! Khoảng đầu thập niên 1970, nếu tôi tôi nhớ không sai, một jáo-sư ở Văn-khoa Sàigòn, (tôi xin zấu tên,) đã có những lời về Triết-học của Heidegger là: “Nhiều người có bằng sắc đại-hoc rất cao mà vẫn còn thấy khó khăn.” Những cuốn như Was ist Metaphysik? Hay Wom Wesen der Wahrheit? Chỉ là những luận-cương thuyết-trình (lectures) của Heidegger rất zễ đọc, chứ chưa fải là những suy-tư quan-trong nhất của Heidegger.
CÓ VẤN-ĐỀ VỚI NGƯỜI VIỆT ĐỌC TRIẾT HEIDEGGER KHÔNG?
Để chứng-minh cái khó trong tư-tưởng của Heidegger, đặc biệt với ngay cả những người trong ngành Triết, tôi xin lấy một ví-zụ sau đây đã được một người Việt chuyển-ngữ (tôi xin zấu tên và xuất-xứ), nguyên văn tiếng Đức của Heidegger như sau:
“Dieser Rückschritt verliert sich jedoch nich historisch in ein mythisches Zeitalter, sondern er bewegt sich geschickhaft in der Gegenwart des jetzigen Weltalters.”
Người ấy chuyển sang Việt-ngữ như sau:
“Sự thoái-bộ của Triết-lí không fải là sự truy-khảo có tính-cách sử-học bị chìm mất trong thời-đại ảo-thoại mà chính sự thoái-bộ của Triết-lí thuận theo tính-mệnh của tính-thể trong sự hiện-tại của thời hiện-tại.”
Chúng ta hãy xét đến từng từ-ngữ trong nguyên-bản tiếng Đức, và sau đó xét đến tư-tưởng của Heidegger trong câu ấy.
Dieser Rükschritt: Sự thối-lui này.
Sich verlieren: Mất đi. Biến đi. Tự biến đi (ngĩa Reflexive).
Jedoch: Tuy-nhiên, song le (trạng từ)
Mysthiches: Có vẻ huyền-bí (Tĩnh-từ)
Zeitalters: Thời-đại (chữ này viết theo thể Genetive)
Sich bewegen: Zi-chuyển, đẩy đi. Trong ngĩa Reflexive, ví-zụ: “Lá cây chuyển động (die Blätter bewegten sich). Trong ngĩa bóng, động-từ này có ngĩa: lập lờ, lên xuống (der Preis bewegt sich zwischen 5 und 7 Dollars)
Geschickhaft: Geschick: Định-mệnh (zanh-từ) + haft = như (tiếp vĩ ngữ). Cách gép chữ này jống trường-hợp tiếng Anh: Lady-like. Bởi thế “geschickhaft” không viết hoa, vì đã trở thành tĩnh-từ. Cho nên “geschickhaft” có ngĩa: “như là định-mệnh”.
Gegenwart: Hiện-tại.
Jetzigen: Ngay lúc này
Weltalters: Thời-đại của thế-jan.
Trong câu tiếng Đức không có chữ das Wesen (Tính-thể) và die Philosophie (Triết-lí). Đúng ra, fải hiểu Triết-lí là Philosophical Thinking. Ai cũng có Triết-lí và xã-hội nào cũng có Triết-lí. Ai cũng có tư-tưởng và xã-hội nào cũng có tư-tưởng, hiểu theo ngĩa hẹp. Chữ “penseur” tiếng Fáp có hai ngĩa: 1) Người tư-zuy/ suy-ngĩ như bức-tượng Le Penseur của Rodin. 2) Nhà tư-tưởng, tương-đương với chữ Triết-ja. Muốn là một Triết-ja hay Tư-tưởng ja fải có một hệ-thống suy-tư độc-đáo chưa ai có. Theo kinh-ngiệm và nhận xét của tôi, trên hai ngàn năm lịch-sử Triết-học chỉ có độ 5 người xứng đáng là Triết-ja hay Tư-tưởng ja. Số còn lại là những người xuất-chúng, cao hơn học-jả, nhưng không có công trình đáng kể để trở thành một Triết-ja hay Tư-tưởng ja.
Khác với Triết-lí, Triêt-học là Philosophy (môn-học hay khoa-học nhằm ngiên-cứu và fê-bình mọi tư-tưởng.) Không fải người nào và xã-hội nào cũng có Triết-hoc. Như vậy, nguời zịch câu trên đã không rõ sự khác nhau jữa Triết-lí và Triết-học. Cứ cho là người ấy tự í thêm vào vài chữ không có trong nguyên-tác. Song le thêm vào như thế không làm sáng-sủa tư-tưởng của Heidegger. Heidegger đã từng nói rõ thế này: “Muốn có một tư-tưởng mới thì chúng ta fải bước lùi lại từ hiện-tại vào trong qúa khứ, để truy-tầm và hiểu biết hết ngọn-nguồn, rồi nhẩy vọt qua hiện-tại vào trong tương-lai.”
Xin fiên-zich câu tiếng Đức ở trên như sau:
“Tuy nhiên, sự thoái-bộ này không biến đi như lịch-sử trong thời-đại còn đượm mầu huyền-bí, mà vẫn lập lờ như định-mệnh ngay trong thời hiện-tại – ở ngay lúc này – trong thời-đại của thế-jan này.
Những chữ gạch zưới ở trên chủ í cho độc-jả hiểu rằng, í-tưởng ấy bắt nguồn từ Hegel và Husserl. Trong sách của Heidegger, tên của Hegel được nhắc tới nhiều lần, và được Heidegger viết ra thành sách, ví-zu:Hegels Phänomenologie des Geistes; còn tư-tưởng của Husserl luôn luôn tiềm-ẩn trong fương-fáp đặt vấn-đề của Heidegger. Nếu không có căn-bản Triết-học của Kant, Hegel và Husserl thì chuyện hiểu tư-tưởng của Heidegger trở thành mộng-mị.
CÁCH VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA TÔI
Kể từ khi bản Việt-ngữ của tôi Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes của Husserl (Quantic Universe, 2006) ra mắt và một số bài viết đã đăng trênTiền-vệ, chắc chắn có độc-jả đã thấy cách viết tiếng Việt của tôi. Một số cho rằng viết như thế, tuy đôi chữ khác với tự-zạng fổ-thông, nhưng đọc được. Nếu có độc-jả khó chịu về lối viết tiếng Việt của tôi, thì xét về tập-quán, đây là chuyện zễ hiểu. Theo jáo-sư Tóan Nguyễn văn Vĩ, cách viết tiếng Việt của tôi rất đúng. Cũng qua jáo-sư Vĩ, thì jáo-sư Tô Đồng cựu Khoa-trưởng Đại-học Zược-khoa ở Sàigòn có nhận-định thế này: “Tiếc rằng nếu cách viết ấy (của tôi) ở thời Pétrus Kí và Huỳnh Tịnh Của thì tốt. Ngày nay có người sẽ cho là “lập-dị” (chữ của Jáo-sư Tô Đồng).
Theo tôi, tập-quán của chúng ta về cách gi-âm tiếng Việt có những chỗ không đúng. Tôi xin trình-bày bản mẫu-tự Việt-ngữ của tôi gồm 25 chữ cái như sau:
A B C Đ E F G H I J B K L M N O P Q R S T U V X Y Z
Tôi jữ lại chữ Đ vì zạng độc-đáo của nó. Sau đây là mấy vấn-đề gi-âm:
NÊN GI LÀ THAY CHO TẬP-QUÁN LI-ZO
Iêu (miêu, kiêu, điêu…) Yêu Gi-âm sai (Y là âm kéo zài)
Không kéo zài khi nói IÊU
Trừ fi là một ziễn-tả zụng í
Iên (thiên, điên, miên …) Yên Gi-âm sai (Y là âm kéo zài)
Ngi, ngiêng, ngĩ (như Ngu) Nghĩ, nghiêng … H là âm câm
Fương Phương Âm F = PH
Fáp Pháp Âm F = PH
Zo Do “D” âm quốc-tế = Đ
Zòng Dòng Như trên
Jòng Giòng GI không fải là âm lưỡi như J
Ngiêm Nghiêm H là âm câm
Jì Gì G không fải là âm lưỡi
Júp Giúp GI không fải là âm lưỡi
Gen Ghen H là âm câm
Gét Ghét H là âm câm
Jiếng Giếng GI không fải là âm lưỡi
Jận Giận GI không fải là âm lưỡi
Gi Ghi H là âm câm
Gềnh Ghềnh H là âm câm
Chúnga ta hãy thử fát-âm hai chữ này NG và NGH. Chúng ta không có cách đọc chữ NGH, vì khi đọc NGH ta nge NGH i như NG, bởi vì chữ H ở đây là một âm câm. Thế thì jữ chữ NGH để làm jì? Cũng vậy, âm GH và G jống nhau, vì H trong GH là âm câm.
Có người đã viết thế này: Trần dzụ Hồng thay cho Trần dụ Hồng, vì có người xuyên-tạc chữ “dụ”. Nhưng hai chữ “DZ” không fát âm được. Người đó nên viết là Trần zụ Hồng. Và cũng nên cho biết chữ “zụ” bổ ngĩa cho “tên họ” hay “tên riêng”.
Để xác-định cách đọc hay gi âm (phoneticization) chúng ta nên đọc từng mẫu-tự (letter) rồi đọc từng chữ (word), để í đến vận hành của miệng, lưỡi, môi và hơi thở, mặc zù người Việt sử-zụng vận chuyển của môi rất nhiều, và thanh-âm lên xuống, cao thấp uyển chuyển gần như nốt nhạc. Zo lẽ đó, sứ Tầu trong triều-đình vua Lê Đại-hành gi trong sách rằng, người Việt nói “líu-lo như chim”, và người Mĩ cũng có nhận-định tương tự là người Việt nói nge như “sing-song”.
Để thấy sự fong-fú và độc-đáo của tiếng Việt, chúng ta trở về với căn-bản fát-âm. Theo đó, chúng ta có 6 cách fát-âm, và một chuyển-âm hay hợp-âm không thể gi được bằng kí-hiệu.
Sáu căn-bản fát-âm như sau:
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và bình (không có zấu).
́ ˋ ˀ ˜ ˖ ̵ (bình, không zấu kí-âm)
Biết rồi hỏi mãi nặng lòng thôi!
Hoặc như hai câu thơ sau đây trong Chinh-fụ Ngâm-khúc
Thiếp chẳng tưởng ra người chinh-fụ,
Chàng hẳn không như lũ Lạc-zương.
Cách chuyển-âm hay hợp-âm không thể gi bằng kí-hiệu: Đây không fải là fương-fáp mà chỉ là fát-âm của người Huế và vùng fụ-cận (tới cả Vinh). Đây không fải là thổ-âm (dialect), và cũng không hoàn-tòan là jọng địa-fương (accent). Nếu một âm có zấu sắc, như RỨA thì zấu sắc hạ xuống ngay tức thì, nge như zấu hỏi, hoặc hạ thấp hẳn xuống ngay tức thì, tức zấu nặng. Cho nên, có người đã nhắc tới jai-thoại ông Ngô Đình Diệm (fải viết là Ngô-đình Ziệm, vì đây là jòng họ Ngô-đình) đã nói câu sau:
Viết thế này: “Rứa là tốt!” Nge như thế này: “Rửa là tột”
Gi lại như trên không hoàn-toàn đúng, vì sự hợp-âm hay chuyển-âm không fiến-ziện như zấu kí-âm. Khi zấu “sắc” hạ xuống zấu “hỏi” hay hạ xuống zấu “nặng”, thì hai âm vang ra cùng một lúc làm cho âm của chữ RÚA và TỐT ngắn lại. Hiện-tượng này khiến cho jọng Huế nge rất iểu-điệu, nhất là khi được fát âm bởi cô gái Huế. Người Huế, đặc biệt lại là cô gái Huế - có lẽ nhờ vào khả-năng hợp-âm hay chuyển-âm tự-nhiên đã nói jọng Bắc như cô gái Bắc. Ngược lại người Bắc và Nam không thể nói jọng Huế tự-nhiên như người Huế. Fải cẩn-thận nếu không sẽ bị coi là lố-bịch. Thế thì, jọng Huế chứa đựng nhiều tính nhân-chủng (anthropology).
Chúng ta đã rõ, tiếng Việt không thể jống tiếng Tầu, mặc zù người Việt bị Tầu ảnh-hưởng về Văn-hóa, jáo-zục, suy-tư và ngôn-ngữ cả một ngàn năm. Trong kỉ-nguyên Đen-tối ấy (the Dark Age), người Việt fải chấp nhận là họ có những vấn-đề sau đây:
1. Trước thời Bắc-thuộc, người Việt có cách kí-âm (phoneticization) hoặc kí-hiệu (ideogram) cho tiếng nói của họ không?
2. Trước thời Bắc-thuộc, sơ-đồ jáo-zục, văn-hóa, và đạo-đức của người Việt ra sao?
3. Trước thời Bắc-thuộc, tư-tưởng của người Việt ra sao?
4. Trước và sau thời Bắc-thuộc ngệ-thuật ở cấp cao (high art) của người Việt ra sao?
Cứ tạm cho là họ có tất cả, nhưng cũng mất tất cả trong kỉ-nguyên Đen-tối, thì những jì còn lại người Việt fải khai-thác. Một trong những nỗ-lực fải khai-thác – mà tôi chủ í bàn đến trong chuyên-luận này là Tiếng Việt.
Heidegger, trong chuyên-luẩn Brief über den Humanismus, đã nhận-định rất đúng: “Ngôn-ngữ là cái nhà của Bản-thể (Sein).” Thực ra vì chữ Sein ở đây có ngĩa là Nguồn-sống cho nên, chúng ta cần gi lại: “Ngôn-ngữ là cái nhà của Nguồn-sống” thay vì zùng chữ Bản-thể của Tầu. Có lẽ chúng ta càng nên hiểu hơn nữa, Thay vì Sein, Heidegger nên gi là sein, ngĩa là lẽ-sống, hay con-người. Hiểu như vậy chúng ta có: “Ngôn-ngữ là cái nhà của con-người” và sẽ đúng với tên chuyên-luận của Heidegger bàn về Nhân-bản/Con-người (Humanismus). Trong tuyển-tâp về tư-tưởng của Heidegger, có bài Der Weg zur Sprache, (Đường về Ngôn-ngữ), trang 397, ông đã nhận-định thế này: “Con người không còn là người nếu con người bị cấm nói năng, ngay cả bạ đâu nói đấy về bất cứ chuyện jì, thì thầm hay nói với chính mình. Vì ngôn-ngữ chỉ vào ngay sự-vật cho nên iếu-tính của con người nằm trong ngôn-ngữ.” Thế thì bản-sắc của người Việt fài nằm trong tiếng Việt, ngay cả khi người Việt fiên-zịch một tư-tưởng tới từ văn-hóa khác.
Gác sang một bên những chữ chỉ về í-niệm (concept), văn-hóa, xã-hội và jáo-zục người Việt thâu nhận của Tầu, thì người Việt vẫn có rất nhiều chữ chỉ sự-vật và tâm-tình, rất sống-động. Tuy hằng ngày chúng ta zùng thứ Tiếng Việt này với nhau, nhưng vì là “nô-lệ chữ ngĩa và văn-hóa Tầu”, nên chúng ta lại khinh-thường ngôn-ngữ của chúng ta, jới-hạn nó mỗi khi bước vào chiều sâu của trí-tuệ, chỉ vì chúng ta có mặc cảm tự-ti coi tiếng Việt “mộc-mạc, thô-thiển và vô-học.” Chúng ta còn nhớ câu: “nôm-na là cha mách qué!”. Thay vì nói: Ông A “đứng-đắn”. Chúng ta thích nói và viết: Ông A “ngiêm-túc”. Thay vì nói hay viết: Cung-điện kia gồm nhiều toà nhà (buildings). Người ta thích nói và viết: Cung-điện kia là một quần-thể. Thế thì, rất rõ ràng – sau kỉ-nguyên Đen tối – Tầu vẫn ngồi trên bụng chúng ta. Khỏi cần fân-tích ngĩa bóng cuả câu “ngồi trên bụng”, chúng ta cũng thấy đây là một hình-thức “mời (ngửa ra), chứ không fải bị hiếp-zâm”. Là người có tư cách sao lại làm như thế? Chống Tầu trước mặt mà cứ chổng mông cho Tâu sau lưng! Lạ thật! Theo chữ-ngĩa của Rousseau, đó là một việc làm không theo lẽ tự-nhiên. Không theo lẽ tự-nhiên, tức là không biết FẢI/TRÁI. FẢI/TRÁI là vấn-đề của í-thức và đạo-đức.
Năm 1979, tôi gặp cụ Hoàng Xuân Hãn (theo tôi fải viết là Hoàng-xuân Hãn hay Hoàng Xuân-hãn) tại nhà của cụ ở
Nhân khi nhắc đến tên họ của cụ Hãn, chúng ta bước vào văn-fạm Việt. Ngôn-ngữ nào cũng có nhiều tự-loại: zanh-tự, đại zanh-tự, động-tự, tính-tự, trạng-tự, và liên-tự. Tiếng Việt không có cách chia theo loại tự và động-tự. Nhưng đã có những chữ “đã, đang, và sẽ” để miêu tả thời jan. Vì là tiếng đơn-âm nên có những zanh-tự, động tự, tính-tự, và trạng-tự là tiếng gép để trọn ngĩa. Sau đây là một vài ví-zụ:
1. Tôi liên-tưởng Động-tự kép “liên-tưởng” là một tiếng gép. Nếu không có zấu nối trở thành khác ngĩa, và cũng có thể vô-ngĩa. LIÊN: liên jì? TƯỞNG: tưởng jì? Người ngoại-quốc có thề fân-tích và đi tới chỗ hiểu sai hay hiểu khác đi. Theo người ấy thì câu “Tôi liên tưởng (không có zấu nối)” có thể là: Tôi nối tưởng (tưởng-tượng, tưởng là, tưởng nhớ, tưởng bở …) Nhưng “liên-tưởng” (có zấu nối) có ngĩa là “ngĩ đến, cảm nhận ra, cảm thấy như …”
2. Liên-tưởng của chúng ta có khi ra ngoài sự-thật: Zanh-tự kép.
3. Fôi-fai: Tính-tự kép: Tình-ngĩa fôi-fai
4. Fôi-fai: Động-tự kép: Cái đó đã fôi-fai rồi (đã qua rồi)!
5. Fôi-fai: Zanh-tự kép: Mọi fôi-fai đều là kết qủa của thời-jan.
6. Cao-bá: Zanh-tự kép (liên đại zanh-tự) chỉ zòng họ Cao-bá như Cao-bá Quát, Cao-bá Đạt, Cao-bá Nhạ.
7. Lãng-đãng: Động-tự:Mưa lãng-đãng.Zanh-tự:Mưa-lãng-đãng.
8. Lãng-đà lãng-đãng: Trạng-tự: Thuyền trôi lãng-đà lãng-đãng.
Trong một ngàn năm đen-tối, zấu-ấn văn-hóa, tư-tưởng, và ngôn-ngữ của Tầu được người Việt mặc-nhiên coi là của Việt. Điều này đã trở-thành bản-ngã (identity) Việt, người Việt đành fải chấp-nhận, nhưng không thể mặc-nhiên đón-nhận thêm nữa,VÌ kỉ-nguyên nô-lệ đã qua lâu rồi. Tuy-nhiên vì chữ Tầu qúa nhiều trong tiếng Việt, mà người Việt không fải là “cha sinh mẹ đẻ” ra những thứ chữ “Tầu” ấy, cho nên, về mặt ngữ-học người Việt không để í đến hay không biết cách viết Liên-tự và Liên Đại-danh Tự. Tiếng Tầu và tiếng Việt đều là tiếng đơn-âm (mono-syllabic). Khi viết theo kí-hiệu Tầu (ideogram), Tầu có lí-zo không gép hai chữ lại, nhưng khi chuyển sang kí-âm (phoneticization) Tầu đã biết cách viết Liên Đại-zanh Tự rất đúng về mặt ngữ-học. Ví-zụ như sau:
ĐỌC LÀ ZÙNG MẪU-TỰ LATIN VIỆT VIẾT
Bắc kinh Beijing Bắc kinh (sai vì cần zấu nối)
Đài loan
Hà nội Hànội (Hà-nội) Hànội (đúng)
Sài gòn Saigon
Nha trang Nhatrang Nhatrang (đúng)
Đà lạt Đàlạt Đàlạt (đúng)
Bình Ngưỡng P’yonyang Bình Ngưỡng (sai, cần zấu nối)
Thượng Hải Shanghai Thượng Hải (sai, cần zấu nối)
Hàng Châu Hangzhou Hàng Châu (sai, cần zấu nối)
Hải Nam Hainan Hải nam (sai, cần zấu nối)
Nếu Liên-tự và Liên Đại-zanh Tự không được viết liền hay không có zấu nối thì chữ-ngĩa rời rặc và trở thành “ba que xỏ lá” như trường hợp cái tênHồ chí Minh. Câu hỏi: Hồ-chí hay Chí-minh? Viết 3 chữ HỒ CHÍ MINH trên mộ ông ta như thế là thiếu học vì không cùng kì lí. Fải chăng đó là suy-ngĩ của con người bước ra từ rừng thẳm.
Lối viết tiếng Việt của tôi là để cho riêng tôi, vì tôi là người Việt và tôi chắc là ai cũng đọc được. Tôi không có í đem cách viết tiếng Việt của tôi ra làm tiêu-chuẩn. Tôi là một người biết mình – tuy bài viết này có vẻ “khoe-khoang” không vừa lòng vài độc-jả. Để jãi bày, tôi xin tâm-sự: Năm 1983, nhà thơ Đỗ qúi Toàn (Đỗ-quí, hay Qúi-toàn?), bạn tôi, khi gặp nhau ở
Thường-thường là trạng-tự. Trạng-tự là một tiếng thâm-trầm và mơ-hồ, có ngĩa như cả một câu chỉ vào thực-tại rất lung-linh để chúng ta suy-nhĩ. Trạng-tự thường-thường ngĩa là “thường” (tính-tự) nhưng láy qua láy lại để cho tính-từ thường nhẹ đi một tí thành ra trạng-tự thường-thường, cho đỡ buồn, như trong câu sau đây ở Truyện Kiều của Nguyễn Zu:
Ja-tư ngĩ cũng thường-thường bậc trung.
Vì nhiều í-niệm thiếu từ ziễn-tả, nên đôi lúc các nhà tư-tưởng Âu-Mĩ zùng một câu (phrase) có gạch nối hay viết liền để tạo thành zanh-từ, ví-zu: being-in-time, thatness, whatness, the constitution-of-Being, everydayness, being-in-the-world. Viết như thế sáng sủa và zễ hiểu hơn là zùng một chữ có nhiều ngĩa khác nhau. Đây cũng chính là cách viết của tôi. Ví-zụ: Ontology là fương-fáp-tìm-hiểu-về-lẽ-sống hay nguồn-sống. Onticlà kinh-ngiệm hay hiểu-biết-về lẽ-sống. Dasein là lẽ-sống-ngay-trước-mặt.
Trong cuốn Ontologie (Hermeneutik der Faktizität), bài-jảng khóa Hè 1923, Heidegger bàn tới Ontology là môn-học (doctrine) về Nguồn-sống(Sein) trong í-ngĩa cựu-truyền, tức là mang nặng ngĩa Siêu-hình Học, khác với môn-học về Nguồn-sống (Ontology) trong thời-mới, nên Ontology có đôi chút gần-gũi với Hiện-tượng Luận. Trần Đức-thảo, hiểu rất rõ điều này, nên mở đầu cuốn Phenomenology and Dialectic Materialism, cụ đã rõ rệt: “Phenomenology began as ontology.” Trong bài jảng của Heidegger, Faktizität là những sự-kiện gắn bó với nhau không thể nào tách rời ra được. Hermeneutik là fương-fáp tìm-hiểu sự-kiện theo những tiêu-chuẩn như: tham-zự vào sự-kiện, bắt tay vào sự-kiện, đánh já-trị sự-kiện và jải-thích sự-kiện.
KÌ MỘT
A. Nguồn-sống/Bản-thể (Sein)
THUẬT-NGỮ “SEIN”
Trước hết, từ-ngữ Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) được viết hoa để fân-biệt với cái có mặt/hữu-thể (sein) không viết hoa. Nhưng nhiều chỗ trong sách của Heidgger chữ Nguồn-sống/Bản-thề (Sein) không viết hoa và chúng ta có thể lầm với cái có mặt/hữu-thề (sein). Cái có mặt/hữu-thể là những vấn-đề, những bộ-môn, những cơ-cấu, và mọi fù-sinh. Mọi cái-có-mặt/hữu-thềcần được soi-sáng bởi Nguồn-sống/Bản-thể. SEIN trong zạng zanh-từ, tính-từ hay động-từ đều có ngĩa liên quan tới SỰ-SỐNG, NGUỒN-SỐNG hay SỐNG. Tôi sẽ cố-gắng bàn tới vấn-đề nên chấp nhận zùng chữ Tầu “Bản-thề” để zịch chữ SEIN, hay là chúng ta nên zùng chữ NGUỒN-SỐNG trong tiếng Việt để zịch chữ SEIN. Để cho độc-jả còn chịu ảnh-hưởng của Tầu và thích nge chữ Tầu, tôi sẽ viết chữ Bản-thể, hữu-thể sau chữ Việt, ví-zụ: Nguồn-sống/Bản-thể, Cái-đang-có-mặt/hữu-thể, Cái-có-mặt-ở-ngay-kia/hữu-thể hiện-thế (Dasein) …Tuy nhiên, tôi hi-vọng sau khi đọc hết Sein und Zeit chúng ta sẽ thấy những từ như Bản-thể, hữu-thể, và hữu-thể hiện-thế đếu không lột tả được ngĩa của Sein.
Xét về tự-zạng, chữ SEIN có nhiều ngĩa, ở đây chúng ta chỉ bàn tới 3 ngĩa chính. 1) Động-từ, 2) Zanh-từ sở-hữu, và 3) Zanh-từ trong Triết-học. Cả ba đều có ngĩa chung về bản-chất và về sự-sống, mà nhiều người không rành Triết-học, thay vì nói hay viết chữ SỐNG, fải nói là HIỆN-HỮU, như thế mới “cao-sâu, trí-thức”. Ví-zụ: Tôi đang hiện-hữu (động-từ), Cái nhà của tôi (zanh-từ sở-hữu) và Bản-thể/ hữu-thể (ngĩa trong triết-học). Viết theo tinh-thần Việt-ngữ như thế, chúng ta không thấy được nền-tảng hay cái “bóng”của “SEIN”. Những ví-zụ sau đây cho chúng ta thấy rõ cái bóng và nền-tảng của SEIN, khi nhìn vào tiếng Đức.
1. Động-từ chỉ về bản-chất: Ist das kalt heute? Hôm nay có lạnh không?
2. Zanh-từ sở-hữu (Possessivepronoun): Jedes hat seine Sorgen. Ai cũng có vấn-đề.
3. Zanh-từ trong Triết-học: das Sein: Nguồn-sống/Bản-thể. Sein cũng có ngĩa là “sự-thực”, như trong câu: Sein und Schein: Thực và Hư
4. Biến thể của SEIN trong zạng zanh-từ và tính-từ: Seiende (trong Triết-học): Cái có mặt. Cái kia kìa.
5. Dasein: Sự-sống đang có mặt zo kinh-ngiệm (ontic) và zo tìm-hiểu (ontological).
Nếu mượn chữ “Bản-thể” của Tầu để zịch chữ Sein, nge rất kêu, nhưng không miêu-tả được nền-tảng và cái bóng của Sein trong ngĩa “Sống.”. Chúng ta không nói hay viết: “Tôi ‘bản-thể’”, mà fải nói hay viết: “Tôi ‘hiện-hữu’”,“Tôi ‘có mặt’” hay “Tôi đang sống!” Như vậy, chữ “Bản-thể” không tự nhiên có mặt trong cách nói và viết tiếng Việt của chúng ta. Zường như, người Việt không quen suy-tư về sự linh-động của tiếng Việt. Suy tư về ngôn-ngữ của ta tức là đặt câu hỏi về linh-hồn ngữ học của ta, bằng cách nhận thấy rằng từ-ngữ có những ánh lung-linh trong cuộc đời của ngôn-ngữ. Chẳng hạn SỐNG, LẼ-SỐNG, ĐỜI-SỐNG, SINH SỐNG, SỐNG CÒN, SỐNG SƯỢNG, ĂN SỐNG. Chúng ta hãy tạm bàn về chữ SỐNG để thấy những liên-hệ (references) của SỐNG.
Theo đó chúng ta có: SỐNG: Zanh-từ, như Đời-sống
SỐNG: Động-từ, như Tôi sống
SỐNG: Tính-từ, như Tấm tranh này sống lắm (tức linh-động như thật).
ĂN SỐNG: Ăn ngay không cần nấu. Ngĩa bóng: chộp lấy không cần biết fải trái.
SỐNG-SƯỢNG: Không nể nang jì cả.
SỐNG-CÒN: Lẽ sinh-tồn
Chúng ta thử dặt câu hỏi: “Cái jì đã sinh ra vũ-trụ?” Theo Heidegger, câu hỏi “Cái jì đó?” là câu hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể. Tôi để chữ Bản-thể bên cạnh Nguồn-sống để làm vui lòng những người mê Tầu. Đối với tôi, SEIN là NGUỒN-SỐNG, SỐNG hay LẼ-SỐNG. Tôi là người Việt rất kị Tầu, mặc zù cha tôi là một nhà Nho, và tổ tôi là cụ Nguyễn Tuần Lỉ (Nguyễn Huy Lí), người làng Mỗ-đọan, tỉnh Hải-zương, là một trong 7 vị Tiến-sĩ ở Bắc-hà trong Triều Tự-Đức mà sách của Fan Huy-Chú có gi.
Thần-học, khi bàn về Nguồn-Sống/Bản-thể (Cái jì đó?) thường đưa liên-hệ của con người hay fù-sinh vào Thượng-đế. Heidegger cho rằng suy-luận ấy sai.(Sein und Zeit, p, 51). Đúng thế, vì nhân-loại có nhiều í-niệm về Thần-học, cho nên quan-niệm về đấng tối-cao hay Thượng-đế rất khác nhau. Đó là chưa kể chúng ta quên sự-thực thế này: í-niệm Nguồn-sống/Bản-thế như thế chỉ là tác-fẩm của con người hay fù-sinh (sein). Con người là fù-sinh (sein) làm sao có khả-năng í-niệm ra hay cắt ngĩa raNguồn-Sống/Bản-thể (Sein). Đó là chuyện hoang-đường. Làm như thế hay tin như thế tức là: CON SINH RA CHA!
Cái sinh ra vũ-trụ là Nguồn-Sống (Bản-thể). Nguồn-Sống ấy có sức sinh-ra hằng hà sa số ngân-hà. Những jải ngân-hà ấy là minh-chứng rõ rệt (self-evidence) về Nguồn-Sống (Bản-thể) mà chúng ta không thể nào miêu-tả hay định-ngĩa được. Heidegger nhận định rất đúng: Nguồn-Sống-Ở-Lúc-Ban-Đầu không thuộc vào bất cứ cách fân-loại nào cả (genus) (Sein und Zeit, p. 23).
Nói hay suy-tư về SỐNG là nói đên LỰC. Không có lực hay sức-mạnh làm sao có sự-sống. Không có LỰC ví như bất-lực là một zấu-hiệu xuống zốc của SỐNG. Không còn sức-mạnh, còn làm ăn jì?
Khi tôi nói: Tôi sống tức là tôi chưa chết – mà thói thường thay vì nói: “Tôi sống” chúng ta hay zở trò “trí-thức” nên chúng ta nói là: “Tôi hiện-hữu.”. Người Đức nói: “Ich bin” zo động từ SEIN mà ra. “Ich bin” có ngĩa Tôi là, Tôi đây hay Tôi đang sống. Chữ SEIN (zanh-tự và động-tự) gần với NGUỒN-SỐNG trong tiếng Việt, chứ không gần với chữ Bản-thề của Tầu. Ở đây chúng ta nên để-í: Chuyển-ngữ không fải chỉ là chuyện của ngôn-ngữ, từ A sang B. Chuyển ngữ cho thấy í-niệm về Nhân-chủng (Anthropology), tức là lối nhìn của văn-hóa, xã-hội và con người trong không-jan và thời-jan zo lịch-sử tạo-thành. Người Việt đọc Sein của Heidegger và chuyển Sein sang Nguồn-sống, chứ đừng chuyển Sein sangBản-thể của Tầu. Trong ngôn-ngữ, bỏ tiếng nước mình và nương nhờ ngoại-ngữ - theo Heidegger – là vô ja-cư – tức là “mất cỗi-nguồn”.
Mở đầu cuốn Sein und Zeit Heidegger đã cố gắng cho chúng ta thấy mấy nét về Nguồn-sống/Bản-thể/ Lẽ-Sống (Sein) như sau:
Theo ông, có rất nhiều í-niệm tìm về cỗi-nguồn (ontology) của Nguồn-sống/Bản-thể, ví zụ:
1. Nguồn-Sống/Bản-thể là một í-niệm bao-quát nhất
2. Chúng ta không định-ngĩa được í-niệm của Nguồn-Sống/Bản-thề
3. Nguồn-Sống/Bản-thể bao gồm mọi í-niệm là chuyện hiển-nhiên
4. Qua cái-sống/hữu-thề (sein) ta có thề thấy sự có mặt của Nguồn-Sống/Bản-thề (Sein) . Tức là cái-sống hay hữu-thể (sein) đúng fải fản-ánh Nguồn-sống/ Bản-thể.
5. Có nhiều cách júp ta hiểu cái-sống/hữu-thể, nhưng những cách này không júp ta hiểu được Nguồn-sống/Bản-thể
6. Cái-sống/hữu-thể (sein) trong tư-tưởng của Heidegger cũng có ngĩa là Dasein. Nói cho đúng “sein” fải trở thành “Dasein” Vì Dasein là cái-đang-có-mặt-ở-ngay-kia (existentiell) mới thực-sự hướng về Nguồn-sống/ Bản-thể. (existentiell là cách viết của Heidegger thay cho Dsein).
Ngay những zòng đầu cuốn Sein und Zeit, Heidegger nêu lên hai điểm: 1) Sau Aristotle, văn-hóa Tây-fương quên mất Nguồn-sống/Bản-thể. 2) Thế thì, chúng ta cần fải đặt ra câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể, và câu hỏi vềNguồn-Sống/Bản-thề fải là một vấn-nạn có í-thức và rất công-fu về sự-sống-ngay-trước- mắt, rõ ràng có thật i như là có Nguồn-sống/Bản-thểnằm trong đó. Bởi vậy, cái jì cũng có Nguồn-sống/Bản-thể của nó. Chúng ta chớ lầm chữ Nguồn-sống/Bản-thể (Sein/Being) ở đây với cái-đang-có-mặt/hữu-thể (sein/being). Chúng ta cũng đừng lẩm Nguồn-sống/ Bản-thể(Sein) với Đại-ngã (Self), và “lẽ-sống/ sein” với tiểu-ngã (self) trong kinh-ngĩa Fệ-đà (Hinduism). Nguồn-sống/ Bản-thể (Sein) cũng không tương-đương với chữ Đạo của Lão-tử (Đạo khả Đạo fi thường Đạo.). Cuối cùng,Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của Heidegger cũng không fải là Nature (Thiên-nhiên) trong Triết-học của Kant. (Sein und Zeit, t. 52).
B. THỜI-JAN (Dasein)
Cái-đang-có-mặt (sein) và cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) khác nhau. Cái thứ nhất chỉ tổng-quát cho mọi cái có mặt (fù-sinh). Cái thứ hai chỉ rõ cái đang có mặt ở trong không-jan và thời-jan rõ rệt. Heidegger nhận-định rằng, kể từ Aristotle đến Bergson và cho tới cả ngày nay, í-niệm về thời-jan zựa vào không-jan là zo suy-tư còn nặng về lí-trí. Ví-zụ: Để lái xe trên một đoạn đường zài 100 zặm Anh, với tốc-độ trung-bình tôi fải đi mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Đó là thời-jan cần-thiết. Heidegger không fản-đối điều đó, nhưng ông quan-niệm rằng thời-jan có tính riêng của nó. Ông zùng hai chữ “Temporal” và “Temporality” (Zeitlichkeit) để lí-luận như sau:
Í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) nơi cái-đang-có-mặt (sein) fải là cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein). Khi điểm-zanh người ta gọi tên A. A zơ tay: “Có mặt!” Ngĩa là A đang ở kia trong không-jan và thời-jan thuộc về lẽ-sốngcủa A. Lẽ-sống ấy (Sein) Heidegger gọi là một-nguồn-sống-có-trước-mọi-truy-tầm-về-cái-jì-có-mặt (pre-ontological Being). Như vậy để hiểu cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) chúng ta fải hiểu tính thời-jan của nó. Bởi vậy, trongSein und Zeit, Dasein là thời-jan.
Như vậy, cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) tuy không nói ra (tacitly) vẫn có tính thời-jan của nó không cần fân-tích, mà nó vẫn thấy loé ra Nguồn-sống/Bản-thể (Sein).
Theo Heidegger, đã từ lâu chúng ta cho rằng cái gọi là thời-jan là fương-fáp hay qui-tắc truy-tầm lẽ-sống (ontological) hoặc kinh-ngiệm về lẽ-sống (ontic). Vì nhẹ zạ, nên chúng ta fân-biệt những vùng khác nhau của fù-sinh hay lẽ-sống (sein). Mọi lẽ-sống (sein) đều có tính thời-jan đến và đi vô-thường (temporal) chẳng hạn những biến-chuyển của thiên-nhiên và của lịch-sử đã bị chúng ta tách ra khỏi những lẽ-sống (sein) không mang tính thời-jan đến và đi vô-thường, tức là thời-jan zựa vào không-jan và khoảng cách, ví-zụ từ A tới B là 75 zặm Anh.
Chúng ta cũng có thói quen zùng định-ngĩa để fân-biệt “cái không-thời-jan/ timeless” và “thời-jan đến rồi đi/temporal”. Thế là chúng ta đã tạo ra một khoảng-cách jữa lẽ-sống trong “thời-jan vô-thường” và lẽ-sống trong “thời-jan vĩnh-cửu (eternal being).
Nếu hiểu í-niệm thời-jan vô-thường (temporal) như thế có ngĩa là lẽ-sốnghay cái-jì-đang-sống (sein) nằm trong thời-jan. Heidegger cho rằng định-ngĩa như thế vẫn còn mờ-tối. Để hiểu rõ thời-jan, chúng ta fải hiểu rằng lẽ-sống hay cái-jì-đang-sống (sein) trong thời-jan chỉ là một cách júp chúng ta thấy rõ tính đa-zạng của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) mà thôi. Làm sao thời-jan lại có chức-năng của sự-sống hay lẽ-sống rõ ràng như thế? Hơn nữa, làm sao thời-jan lại có thể trở thành khuôn mẫu hay tiêu-chuẩn (criterion)? Nếu chúng ta zùng thời-jan để tìm-hiểu lẽ-sống (ontological) thì liệu sự tìm hiểu ấy có rõ ràng không? Cho đến bây jờ chúng ta vẫn chưa có những nỗ-lực tìm-hiểu những câu hỏi trên.
Heidegger luận rằng thời-jan như thói-thường vẫn hiểu đòi hỏi khả-năng zõi về lẽ-sống-còn của chính thời-jan. Song le, chúng ta vẫn fải nêu lên câu hỏi về í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể, ví-zụ: “Làm sao để chúng ta thấy và trình-bày được điểm chính của vấn-đề liên quan đến Nguồn-sống/Bản-thể(ontology) trong bóng thời-jan (the phenomenology of time)?”
Nếu Nguồn-sống/Bản-thể zo thời-jan mà ra; và nếu mọi hình-thái củaNguồn-sống/Bản-thể đều zo thời-jan, chứ không zo những lẽ-sống (sein) mà ra, thì chính Nguồn-sống/Bản-thể mang tính-chất thời-jan đến và đi vô-thường (Zeitkich/temporal) hoặc có mặt theo từng khoảnh-khắc. Thế thì, theo Heidegger, cách ziễn-tả về “tính của thời-jan (temporal)” đã có trong hai thời-đại: Thời-đại trước khi có triết-học và thời-đại sau khi có triết-học, cho nên để truy-tầm ra í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể và các sắc-thái của nó chúng ta fải đi sâu vào iếu-tính thời-jan (temporal).
Công-việc truy-cứu í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể fải là tìm-hiểu lẽ-sống đền từ iếu-tố Thời-jan của Nguồn-sống/Bản-thể (Tempralität des Seins). Zo đó, câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thẻ không fải là câu-hỏi trống rỗng hay cứ hỏi vóng lên (free-floating), mà fải là câu hỏi có đường-hướng chỉ-đạo rõ ràng, tùy vào những hoàn-cảnh khác nhau mà Heidegger gọi là Dasein nayLẽ-sống-ở-ngay-kia. Lẽ-sống-ở-ngay-kia (Dasein) là cách-sống cụ-thể bao gồm cả sự tìm-hiểu lẽ-sống-của-ngày-hôm-qua (ontology). Tìm ra lẽ-sống-ở-ngay-kia là đập-tan lịch-sử truy-tầm lẽ-sống cựu-truyền (history of ontology). Tới đây, độc-jả tinh-í nhận ngay ra là Heidegger đã mở đường cho Derrida khám-fá ra Thuyết Fê-bình (Mở) Cơ-cấu (Deconstruction). Bởi lẽ đó – tôi, tác-jả chuyên-luận này, tạm gác Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luậncủa Derrida sang một bên, cho đến khi đọc xong Sein und Zeit của Heidegger.
Viết xong April 5, 2011, chỉnh lại June 28, 2011.
Xin đón đọc Kì Hai: “Đập-tan (Từ bỏ) lịch-sử đi tìm í-ngĩa của lẽ-sống hay bản-chất (Ontology) cựu-truyền.” và “Hiện-tượng Luận là Fương-fáp truy-tầm ra Nguồn-sống/Bản-thể.” Chúng ta sẽ thấy tư-tưởng của Husserl ảnh-hưởng Heideger rất mạnh, cho nên Heidegger đã tặng Sein und Zeit cho Husserl.
|
Home »
PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC
» Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger