KÌ HAI
(Jan. 22-2012)
EDMUND HUSSERL: TRUY-TẦM LUẬN-LÍ
Theo Husserl không có vấn-đề gọi là nhị-nguyên (duality) trong í-niệm về biết hay kiến-thức. Kiến-thức trong ngĩa hẹp nhất của từ-ngữ là một cái biết hiển-nhiên nội-tại về một zữ-kiện có hay không có, ví-zụ S là p hay không fải là p. Nếu chúng ta đã biết rõ là một zữ-kiện có thể là có thì kiến-thức hay hiểu-biết của chúng ta có ngĩa chắc-chắn nhất về cái gọi là có lẽ hay có thề có của zữ-kiện, và như thế cái gọi là có lẽ không còn nữa. Chúng ta chỉ có kiến-thức trong ngĩa rộng hơn và đã được xác-định rõ ràng. Trong ngĩa thứ hai này, với con mắt biết về lẽ có thể có chúng ta bàn đến mức độ nông sâu của kiến-thức. Kiến-thức trong ngĩa sơ-khai rõ ràng như S là p và là lí-tưởng tuyệt đối vững vàng về hiểu biết, cho nên cái có thể biết lên cao hơn và trở thành p của S, tức là một trục tương-xứng: S là p = p của S.
Husserl bàn thêm, í-niệm Khoa-học và việc làm Khoa-học còn đòi hỏi nhiều hơn là chỉ vẻn-vẹn có kiến-thức mà thôi. Nếu chúng ta có kinh-ngiệm sâu sắc của cá-nhân hay của một nhóm và nhận ra sự có mặt của những đối-tượng nhận-thức nội-tại thì chúng ta có kiến-thức, nhưng vẫn còn khuya mới tới kiến-thức Khoa-học. Đây cũng là trường-hợp xảy ra cho những kiến-thức còn rời rạc. Những mảnh hiểu biết trong Hóa-học không thể là khoa Hóa-học. Tóm lại, chúng ta cần một hệ-thống chắc-chắn (coherence) trong í-niệm về lí-thuyết, ngĩa là fải kiếm cho ra những nền-tảng của kiến-thức, kết-hợp chặt chẽ và theo trật-tự của những nền-tảng ấy.
Cho nên, theo Husserl, iếu-tính của Khoa-học đòi-hỏi sự thống-nhất trong hệ-thống chung có já-trị căn-bản, chứ không fải những mảnh kiến-thức rời rạc, tức là kiến-thức Khoa-học fải là những já-trị vững-vàng và gắn bó lại với nhau hay đan vào nhau tới mức-độ cao sâu hơn mà chúng ta gọi là lí-thuyết. Và đây là điều chúng ta fải cố-gắng đạt đến. Mục đích của chúng ta không fải là đạt tới hiểu-biết, vì hiểu-biết về Khoa-học fải zính liền với những mục-đích cao nhất và nếu có thể đi tới hoàn-hảo.
Thế thì, Husserl đang bàn tiếp là về fương-ziện thực-hành. Chúng ta đi tìm một cái thể có hệ-thống coi như thuần-khiết nhất của Tư-zuy Khoa-học. Cái thể này không chỉ là nét thẩm-mĩ trong bản-tính của chúng ta. Khoa-học không bao jờ muốn và cũng chẳng bao jờ zám làm chuyện như khoa Kiến-trúc. Tới đây cách hành-văn và suy-tư về Khoa-học của Husserl trở nên say-sưa và hùng-biện, khi ông nói: “Đối với Khoa-học chính-xác và chân-thực, thì hệ-thống là điều là lạ hay khó-hiểu (peculiar) và đó là điều chúng ta không thể khám-fá ra được. Nó nằm ngay trong sự-vật hay sự-kiện để cho chúng ta lôi nó ra. Khoa-học tìm cách đạt tới lãnh-vực cao nhất của chân-lí bằng í-thức hay hiểu-biết của chúng ta.” Tuy nhiên, cũng theo Husserl, lãnh-vực của chân-tính không fải là điều hỗn-loạn, vì nó cần fải có qui-luật để kiểm-chứng và điều-hợp thành một đơn-vị thống-nhất. Cho nên, truy-tầm và tìm-hiểu mọi chân-tính fải có hệ-thông để thấy rõ những nối-kết nằm trong chân-tính. Những mấu-chốt liên-hệ ví như những bậc-thang tiến-bộ khởi từ í-thức hay hiểu-biết mà chúng ta thâu-lượm được rồi tiến tới những lãnh-vực cao hơn nữa của chân-tính.
TRẦN ĐỨC THẢO: HIỆN-TƯỢNG LUẬN
VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG
Trần Đức Thảo nhận-định rằng việc làm có fương-fáp của chúng ta là để tạo nên í-thức ngay trong chính chúng ta. Đó là fương-fáp “Tìm-hiểu những zạng khác nhau/variations”. Fương-fáp này bắt đầu với bất kì đề-tài hay đối-tượng được chúng ta chọn và coi đó như một “mô-hình/model” làm tiêu-chuẩn. Chúng ta có quyền tùy-ngi fân-tách mô-hình này. Nhưng rồi chúng ta sẽ thấy tự-zo không fải là điều tuyệt-đối, vì còn có những điều-kiện zính záng tới những điểm khác-biệt (variants) và fức-tạp của mô-hình, chẳng hạn cùng một thể-loại nhưng có nhiều ví-zụ. Iếu-tố của những sự fức-tạp này hiện ra zưới những zạng khác nhau (Deckung im Widerstreit/che zấu trong cách fản-biện) cho thấy rõ iếu-tính của những sự-vật hay zữ-kiện mà chúng ta cần fải thấy.[Trong chính bản Trần Đức Thảo zùng hai từ “không thể tưởng-tượng ra được” và “không thể ngĩ ra được”].
Trần Đức Thảo nói rõ hơn vế chữ “variation” như thế này: “Những zạng-thức (variations) không fải là một thứ trò-chơi của tưởng-tượng. Đây không fải là vấn-đề tách một iếu-tố chung ra khỏi nhiều trường-hợp mà chúng ta thực-sự đã biết (Trần Đức Thảo zùng chữ “tưởng-tượng/imagine”) mà thực ra một zạng-thức biến-đổi hay khác nhau fải có ảnh-hưởng tới những trường-hợp rõ ràng. Điều quan-trọng, theo Trần Đức Thảo, là “cách tuỳ-ngi” (Beliebigkeitsgestalt) fân-tích để cho một zạng-thức biền-đổi hay khác nhau hiện ra thì chúng ta mới thấy ngay kinh-ngiệm sống về ‘Cái tôi có thể’. Có hay không cũng như đúng hay sai fải có chứng-cớ hiển-nhiên.
Có như thế chúng ta mới thấy trực-jác uyên-nguyên hay nhận-thức về iếu-tính. Chúng ta nắm được hay hiểu được nhận-thức hay trực-jác uyên-nguyên (eidos) chính là nguồn-sống (Sein) của vật-thể. Bởi vậy, cái gọi là “vật/Ding”, [chúng ta nhớ tới Heidegger [Trần Đức Thảo có đọc Heidegger], là đối-tượng zo cảm-xúc mà ra.(object of sensible perception). (!) Vật chính là một hợp-thể trong không-jan và thời-jan nếu hiểu theo ngĩa về kinh-ngiệm đã được coi như là có nội-zung và có bản-chất từ căn-nguyên. Định-ngĩa như thế là biết iếu-tính của vật. Nhưng nếu định-ngĩa như thế thiếu một trong những iếu-tính của vật thì vật sẽ không còn là vật nữa. Muốn biết ra sao chúng ta cần xem kĩ những zạng-thức khác nhau (variations) của vật. Đối với con người thì iếu-tính là một cái jì bất-biến (invariant). Ở đây, Trần Đức Thảo đã bàn kĩ hơn về sự khác nhau jữa “vật” cụ-thể và vật hiểu theo “cảm-xúc”. Đối với chúng ta, “vật” hiện ra trước mắt chúng ta không fải là “vật” nói theo í-ngĩa đúng của “iếu-tính”, trong í-ngĩa minh-chứng rõ ràng. Ông nói: “quan-niệm về “trực-jác” (eidetic) không jống như một thứ jả-thiết có tính siêu-hình. Trực-jàc hay í-niệm uyên-nguyên(eidos) hiện ra rõ ràng trong mọi tình-huống có thế chúng ta mới hiểu được trực-jác (eidos) qua những khía cạnh khác-nhau của sự-vật.” Tiếp theo Trần Đức Thảo bàn đến Lí-tưởng Thuần-túy hay Tự-nhiên và Lí-tưởng zựa trên Kinh-ngiệm. Nhưng lúc này chúng ta nên trở lại Husserl để thấy rõ Trần Đức Thảo đã hiểu fương-fáp Hiện-tượng Luận của Husserl tới đâu.
EDMUND HUSSERL: TRUY-TẦM LUẬN-LÍ
Theo Husserl, Khoa-học không thể nào tiến-bộ nếu không có một cái thang với những í-niệm hay lí-thuyết căn-bản júp cho khoa-học tiến lên. Cái gọi là minh-chứng nội-tại làm nền-tảng cho í-thức không fải là vưu-vật đến từ thiên-nhiên. Minh-chứng hiện ra cùng nhau như những zữ-kiện chờ đợi chúng ta sắp xếp chúng lại với nhau theo fương-fáp. Nếu không chúng ta sẽ không bao jờ có tư-zuy về Khoa-học. Những khó khăn đòi hỏi thời-jan (longueurs) để tạo-thành fương-fáp có thể làm mất í-ngĩa nếu chỉ muốn thành-công. Tại sao chúng ta cần fải tìm ra những liên-hệ zính-lứu với nhau hay tìm ra những jải-đáp rõ ràng nếu trên thực-thế chúng ta còn băn-khoăn? Cái gọi là minh-chứng nội-tại hay là zữ-kiện có hay không có thực ra chỉ là cảm-jác tức thời của chúng ta trong trường-hợp chúng ta có một số jới-hạn của những zữ-kiện còn fôi-thai. Chúng ta chỉ nắm được nhiều hiểu-biết đích thực khi chúng ta biết já-trị của chúng theo đúng fương-fáp. Trong trường-hợp của những zữ-kiện này, nếu chúng ta chỉ zựa vào tư-tưởng của chúng ta, thì những zữ-kiện này không thể có minh-chứng nội-tại, ngay cả khi chúng ta đi tới fê-fán. Cả hai, hiểu biết đích-thực và tư-tưởng của chúng ta trưng ra những trường-hợp bình-thường khởi đi từ chân-tính mà chúng ta đã biết. Có nhiều cách cho chúng ta quyết-định vấn-đề hiểu-biết, khởi từ những mảnh kiến-thức đó đây. Thế nhưng, theo Husserl, có một điểm đặc biệt và một hoàn-cảnh thiết-iếu mà chúng ta fải rõ là có biết bao nhiêu là chân-tính không thể nào biết được nếu không có những fương-fáp có hệ-thống rõ ràng.
Bởi thế chúng ta mới cần đến những já-trị căn-bản để biến chúng thành kiến-thức hay hiểu-biết. Đây là trường-hợp fải làm ngay không fải chỉ để cho Khoa-học đích-thực và cần-thiết, mà là để cho chúng ta có một lí-thuyết về Khoa-học, hay luận-lí của Khoa-học. Mọi Khoa-học, theo Husserl, đều theo đuổi mục-đích về chân-tính một cách có fương-fáp và sử-zụng í hay nhiều những trợ-lực bên ngoài để đạt tới những chân-tính của hiểu-biết hay để đạt tới những jì có thể đúng nhưng còn ẩn-khuất đâu đây, và đồng thời sử-zụng những jì đã có rõ ràng hay vững-chắc để đưa những jì còn xa-xôi nhưng có thể đạt được tới thành-công. Fương-fáp so- sánh các nỗ-lực bên ngoài fải cho chúng ta cách thiết-lập ra những tiêu-chuẩn chung áp zụng vào fương-fáp có tinh-thần sáng-tạo vào trong các thể-lọai và trường-hợp khác nhau. Tới đây, Husserl bàn tới ba trường-hợp đặc biệt đáng lưu-í nhất về những cách định já-trị. Ông nói như sau:
Vấn-đề chúng ta cần đi sâu và cần suy-ngĩ kĩ là những điều đặc-biệt rất đáng lưu-tâm. Đó là những liên-tục có thứ-tự của tư-tưởng quan-trọng gọi là “những cách xác-định já-trị/validations”. Sau đây là ba trường-hợp.
TRẦN ĐỨC THẢO: HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ
THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG
Theo Trần Đức Thảo, đem í-niệm trực-jác vào những sự-kiện fổ-thông thường gặp fải chống-đối. Cụ Thảo nêu lên câu hỏi có fải khi chúng ta có một cái í về sự vật nào đó chúng ta fải đưa cái í đó từ bên ngoài vào một cách thụ-động hay không? Vậy thì, sự chống-đối kể trên là một hiểu lầm. Theo Hiện-tượng Luận trực-jác không “tĩnh” và cũng không “động”. Trực-jác là một thể hiển-nhiên tuỳ thuộc vào Nguồn-sống (Sein). Trực-jác của những tư-zuy lí-tưởng (idealities) thường thể-hiện ra một cách “động” hay “hoạt-tính” [QN], và có thể có tính sáng-tạo (Erzeugung, Schöpfung). Í-niệm về vận-hành không ngịch với trực-jác, vì cái “í” tự nó có tính “vận-hành”. Trực-jác đúng là một loại í-thừc, nếu í-thức ấy đến từ Nguồn-sống (Sein). Khi iếu-tính hợp với zữ-kiện có tinh-thần luận-lí thì iếu-tính ấy là một zữ-kiện cụ-thể và tự nó là “thực” hay “chân-tính” và nó quay về với “trực-jác uyên nguyên” vì chỉ có trong “trực-jác uyên-nguyên” chúng ta mới hiểu được iếu-tính.
Í-niệm về tính đa-ziện của những bản-chất thuộc về trực-jác có liên-quan tới cuộc-đời, đều gắn bó với mọi cơ-cấu rõ-ràng của hiện-tượng. Nhưng fương-fáp lí-tưởng của í-thức nêu lên một câu hỏi khác nữa và quan trọng hơn. Cái gọi là “Thể lí-tuởng/Eidos” là một lí-tưởng thuần-túy, hoàn toàn khác với mọi nhận-thức của cá-nhân. Quan-niệm về iếu-tính(Wesensschau) coi hệ-thống của những định-luật tự-nhiên (a priori) fản-ánh ngay trên Khoa-học cu-thể vì nó trưng ra iếu-tính của sự-vật. Thế thì, theo Trần Đức Thảo, cái jì bảo đảm về định-luật tự-nhiên (a priori) có ảnh-hưởng tới kinh-ngiệm?
Cụ Thảo tiếp lời, hiển nhiên không có vấn-đề fương-fáp tìm ra tính đa-ziện với fương-fáp thông-thường về vấn-đề trừu-tượng hóa và tổng-quát hóa [ở đây có ngĩa là fân-tích để tìm ra iếu-tính rồi đi tới kết-luận chung]. Chúng ta đã thấy rằng iếu-tố hay zữ-kiện bất-biến (invariant) không thề nào có được bằng fương-fáp so-sánh. Muốn so sánh thì cái gọi là bất-biến fải có tính chung của mọi zữ-kiện khác nhau, chỉ cần một số lượng nhỏ là chúng ta thấy ngay. Í thức về cái jì không thể có thấy ngay trong iếu-tính “lù lù trước mắt” của sự-kiện. Mọi í-niệm theo kinh-ngiệm, chẳng hạn những í-niệm thông-thường, đều liên quan tới nhận-thức rõ ràng về í-niệm. Theo Trần Đức Thảo, sự khác nhau của những í-niệm thuộc fạm-vi kinh-ngiệm tuy nằm trong lẽ vô-cùng tận (de jure infinite) nhưng trên thực-tế (de facto) lại bị jới hạn bởi những trường-hợp riêng rẽ. Liệu kinh-ngiệm có đưa tới những hiểu-biết mới mẻ không. Để thấy điều này chúng ta buộc lòng fải xét lại kinh-ngiệm. Làm như thế không hại jì tới những lí-tưởng nhận-thức tinh ròng (eidoes), vì những lí-tưởng nhận-thức tinh ròng không tùy-thuộc vào kinh-ngiệm. Chúng ta có thề trưng ra ví-zụ nhưng ví-zụ vẫn chỉ là hiểu-biết trong jới-hạn mà thôi.
Vẫn còn một vấn-đề nữa. Chúng ta chớ lầm tính đa-ziện của zữ-kiện với những cái gọi là trừu-tượng zựa trên sự so sánh của kinh-ngiệm. Nhưng đó có fải là một lối fân-tích í-niệm thuần luận-lí hay không? Thiếu zữ-kiện bất-biến (invariant) thì những tính đa-zạng của sự-vật không thể gọi là đa-zạng theo cùng một khuôn- mẫu, tức là sự-vật có chung thề-loại (genus). Zo đó chúng ta cấn xét rõ tính-chung ấy (genus). Iếu-tính của tính-chung (genus) chính là nội zung mà chúng ta gọi là í-niệm về tính-chung (genus), hiển-hiện rõ ràng, và không zính-záng jì tới kinh-ngiệm thông-thường. Tuy nhiên, có fải nội-zung ấy thực sự không liên-quan tới kinh-ngiệm hay không? Nếu tôi cố gắng hiểu iếu-tính của con thiên-nga thì tôi sẽ thấy mầu trắng của con thiên-nga là một trong những sắc-thái uên-nguyên (eidetic) của con thiên-nga. Thế thì, nếu mầu của con thiên-nga không trắng, liệu con thiên-nga có còn là con thiên-nga hay không. Trần Đức Thảo nhận định rằng, chúng ta không thể biết rõ điều này cho đến khi chúng ta tìm ra một con thiên-nga có mầu đen. Í-niệm về tính đa-ziện là một fương-fáp zễ zàng júp chúng ta trình bày í-ngĩa về quan-niệm của chúng ta. Nó júp chúng ta thấy rõ những jì chúng ta muốn nói về sự-vật. Tuy thế, í-niệm bắt buộc fải trở về với cỗi-nguồn của í-niệm. Luôn luôn chúng ta cần fải fân-tích bất kì quan-điểm nào chúng ta đã có. Ờ điểm này chúng ta thấy Trần Đức Thảo hiểu rất đúng Husserl, và chúng ta chợt có một câu hỏi, với đầu óc của trí-thức Việt, trong hai miền Nam và Bắc, ở thời điểm từ 1951 tới 1975, có ai đã đọc và hiểu được tư-tưởng của Trần Đức Thảo? Muốn hiểu cuốn Hiện-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng của Trần Đức Thảo, khoảng 220 trang, thì fải đọc và hiểu cùng một lúc cuốn Truy-tầm Luận-lícủa Husserl, khoảng 431 trang, đó là chưa kể đọc những tư-tưởng khác. Tôi ngờ rằng ở Việtnam, vấn-đề hiểu Trần Đúc Thảo còn qúa xa-xôi, ngay ở thời điểm này, tức 2012! Trần Đức Thảo không gập thời. Năm 2005, có người đã nói với tôi ngay tại Đại-hội Triết-học Á-châu tại Hànội rằng, Trần Đức Thảo mang trong ví một mảnh jấy của chính-quyền, trong đó gi rõ: “Chỉ có khả-năng làm thư-kí”. Tội ngiệp cho Trần Đức Thảo. Nhưng tội ngiệp hơn nữa là hơn 20 năm sau, Trần Đức Thảo nhận được jải-thưởng Hồ Chí Minh cho cuốn Recherches sur l’Origine du Language et de la Conscience (Editions Sociales,c. 1977), một “ngiên-cứu” lỗi thời và “đầu voi đuôi chuột”, như tôi đã có zịp bàn qua trong bài viết của tôi, Việtnam có Triết-học hay không? Bài này trình-bày trong hội-thảo tại Fân-khoa Triết-học, Đại-học Tổng-hợp Hànội, năm 2005.
Tới đây chúng ta lại trở về với Husserl.
EDMUND HUSSERL: TRUY-TẦM LUẬN-LÍ
Trong fần tám của cuốn Logische Untersuchungen (1900), Husserl nêu lên vấn đề “Liên-hệ của những đẳng-tính lạ-lùng trong Khoa-học và trong lí-thuyết của Khoa-học”. Theo ông, nếu hằng ngày, chúng ta không để í đến những đẳng-tính lạ-lùng trong những í-niệm xét já-trị thì những đẳng-tính lạ-lùng ấy trở thành vấn-đề. Những đẳng-tính lạ-lùng ấy thấy rõ trong Khoa-học và trong lí-thuyết Khoa-học.
Husserl nhận thấy rằng những thảo-luận đi tìm já-trị không trưng ra cơ-cấu và cũng chẳng có luật-lệ jì hết vì chúng không có sự-thực làm nền-tảng cho những đề tài thảo-luận về já-trị. Chúng không chỉ kì quặc đối với những vấn-đề jản-zị hay fức-tạp, nhưng rõ ràng chúng kì quặc đối với những vấn-đề thảo-luận nói chung. Thế thì cái gọi là đúng chỉ là cái vỏ bên ngoài, và như vậy, ngịch với chân-tính, và không fải là Khoa-học. Bàn về fương-fáp ví zụ bàn đến cách đi từng bước một có thể trở thành vô-ngĩa. Zo đó, kết qủa trở nên một thứ “chó ngáp fải ruồi”. Hai mệnh-đề P1, P2 ăn khớp với nhau vẫn cần một một sự-thực hay cái “đúng” hiển-nhiên của mệnh-đề S hợp với nhận-thức của chúng ta. Có như thế, cái “đúng hiển-nhiên” mới thầt rất rõ rang (duly luminous). Chúng ta cũng có thể không học được cái jì hơn nữa về một thảo-luận có já-trị để áp-zụng vào tương lai khi so sánh nó với một thảo-luận mới có nội-zung mới mẻ hơn. Chúng ta cũng nên lưu-í rằng không có một thảo-luận já-trị nào được coi như mô-hình chỉ đạo cho một thảo-luận khác, hoặc trở thành khuôn-mẫu. Đồng thời cũng không hề có một bộ fán-đoán nào coi như một hệ-thống fát-biểu bất chợt hiện ra, trong một trường-hợp mới với những chứng liệu mới, để júp chúng ta có một hiểu-biết mới. Husserl kết luận, thật là fi-lí nếu chúng ta đi tìm jải-đáp đến từ một chuyện đã rồi. Con người thông-sáng nhất cũng không hơn jì con người ngu-xuẩn nhất, cho nên, Husserl đã nêu lên câu hỏi là người thông-sáng có cái jì thực sự hơn người ngu-xuẩn không? Sức tưởng-tượng fong-fú, trí-nhớ nhạy bén, và khả-năng quan-sát uyên-thâm là những điều hay, nhưng chúng chỉ có ngĩa trong lãnh-vực trí-thức cho con người suy-tư, là những người biết đến já-trị và biết sáng-tạo theo nguyên-lí – tức là theo quy-tắc và fương-án. Thế thì, Trần Đức Thảo nên xét kĩ điểm này, khi đọc Husserl, để biết rằng cái tài “thần-đồng” của ông chẳng có já trị-jì trước kẻ ngu-si. Và ờ đây, tác-jả (NQ) bài này xin bàn thêm là kẻ ngu có lí zo “cường-điệu” trong thời-thế ưu-việt của kẻ ngu-si để chứng minh cho người thông-sáng biết rằng, người thông-sáng có thể chẳng là cái jì hết trong cuộc đời này, nếu muốn ngồi chung với kẻ ngu-si trong thế-jới của ngu-si. Tại sao? Husserl không những chỉ có tài mà còn sâu sắc khi ông nhận-định thế này: “Sự thật mọi khả-năng của trí-tuệ chỉ là những cơ-cấu júp chúng ta liên-kết vấn-đề hay sáng-tạo mà thôi.
Một người quen với suy-tư tìm ra câu trả lời zễ hơn người không quen suy-tư. Tại sao? Mọi câu trả lời thực sự đã có sẵn trong tâm-trí của chúng ta xuyên qua kinh-ngiệm, vì thế những câu trả lời cần linh-động cho chúng ta và cấn rõ rệt để hướng-zẫn tư-tưởng của chúng ta. Trong một vài trường-hợp bất kì suy-tư Khoa-học nào cũng đòi hỏi thực-hành, và điều này cũng đúng với trường-hợp lạ-lùng, cho nên suy-tư Toán-học hiện ra ngay trước những jì gọi là Toán-học, và suy-tư trong khoa Vật-lí cũng hiện ra ngay trước những jì gọi là Vật-lí. Suy-tư Toán-học nằm ngay trong đời-sống của những jì có chung trong mọi Khoa-học. Còn suy-tư trong khoa Vật-lí lại zựa trên những cấu-trúc fức-tạp của Toán-học. Những cấu-trúc Toán-học fức-tạp này thật là kì-lạ lại liên-quan đến cái jì kì-lạ của những ngành Khoa-học khác. Những khía cạnh đặc-thù của cái tài trong Khoa-học, của trực-jác nhìn ngay ra vấn-đề, và của những jì siêu-thoát đều zính-záng với nhau. Chúng ta vừa nói đến cái tài của một Triết-ja và của một Toán-học ja … Họ là những người được luấn-luyện kĩ-càng, lại thêm nhiều năm kinh-ngiệm mới có được cái tài đó. Bàn đến đẳng-tính chung của sự-kiện hay sự-vật trong mỗi lãnh-vực chúng ta thấy một số hình-thể gắn bó với nhau tạo-thành cỗi-nguồn. Thế rồi chính trong những hình-thể này lại có những hình-thái lạ-lùng về já-trị cho thấy rõ lãnh-vực riêng của chúng. Cho nên, chúng ta mới có nền-tảng cho những thiên-tài tiên-fong trong Khoa-học. Husserl kết-luận rằng mọi thử-thách, mọi sáng-tạo và fát-minh đều zựa trên trật-tự thông-thường của cơ-cấu (regularies of form).
Husserl lại nhấn mạnh rằng, nếu có cái thể hay có cơ-cấu có trật-tự hằn hoi thì chúng ta mới có Khoa-học. Hơn thế nữa, sự độc-lập nơi cơ-cấu của kiến-thức là điều có thể tạo-thành lí-thuyết về khoa-học. Nếu không có tinh-thần độc-lập thì chỉ có lí-luận suông chẳng zính-záng jì tới Khoa-học hết, và như thế lại hóa ra fản lại luận-lí. Thực ra, Husserl nói rõ hơn, chúng ta cần những truy-tầm vào lí-thuyết Khoa-học liên quan tới mọi Khoa-học và fương-fáp fân-biệt các ngành Khoa-học có khuynh-hướng tìm ra những jì lạ ngoắc.
Chúng ta zùng fương-fáp so-sánh khi tranh-luận về já-trị để trưng ra những jì lạ ngoắc. Thế thì bàn tới những cái lạ-lùng không fải là vô ích vì nó sẽ làm sáng tỏ đường-lối của chúng ta, và cũng làm sáng tỏ luận-lí trong í-ngĩa về lí-thuyết của Khoa-học.
February 2, 2012
(Còn tiếp nhiều kì)
| |
Nguyễn Quỳnh USA |
Home »
TRẦN ĐỨC THẢO
» Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh-2