Sáng mai xoã tóc thả thuyền ta chơi!
Không hẹn mà gặp, trong các câu hỏi bạn đọc gởi đến cho tôi nhiều bạn đề cập ba khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề: bản chất của tự do, tự do trong đời sống chính trị, tự do trong hoạt động khoa học, hay rộng hơn, trong đời sống văn hoá, tinh thần.
Bạn đọc Trần Thanh Tâm “muốn được lý giải thêm những quan niệm về tự do: phải chăng mỗi quốc gia có một kiểu tự do của riêng mình theo nghĩa đơn thuần về chính trị? Nếu, như GS Ngô Bảo Châu nói, tự do tuyệt đối là môi trường cần thiết nhất cho một nhà nghiên cứu khoa học thì nhà khoa học có cô đơn không? Bản chất của tự do là gì vậy?” Bạn Lê Nguyễn Minh Ân thì hỏi: “Ngày nay, trên khắp thế giới, người ta đang đòi hỏi rất quyết liệt về quyền công dân, quyền làm người tự do trên quốc gia độc lập của mình. Phải chăng đây là ý tưởng hiện đại hay là chuyện xưa cũ trong lịch sử? Các nhà triết học, các nhà tư tưởng lớn của chúng ta nói gì về vai trò công dân, quyền lợi và nghĩa vụ thực sự của họ?” Tuy tất cả mà một, nhưng cũng xin tạm tách ra để dễ bàn.
“Tự do” (jiyü trong tiếng Nhật) thật ra không phải là một sáng tạo hoàn toàn mới về ngôn ngữ. Nó bắt nguồn từ kho thuật ngữ Phật giáo và Nho giáo, nhưng với ý nghĩa hoàn toàn khác. Trong Phật giáo, nó gần đồng nghĩa với từ Niết bàn, chỉ một cảnh giới an lạc tuyệt đối, còn trong Nho giáo, nó lại có nghĩa xấu của sự tự tung tự tác, vô pháp vô thiên! Vì thế, Fukuzawa Yukichi, ngọn cờ đầu trong phong trào Canh Tân Nhật Bản, phải hết sức vất vả để biện minh rằng chữ “tự do” của phương Tây không dính dáng gì đến cách hiểu quen thuộc của Nho giáo về từ này cả! Trong một trật tự xã hội vốn xem trọng sự tuân phục bề trên và không có truyền thống về “pháp quyền tự nhiên”, một sự dị ứng như thế quả không có gì lạ!
Tự do “khỏi” điều gì luôn gắn liền với cảm xúc: chẳng hạn, ta có thể cảm thấy thênh thang, dễ thở khi sống ở đô thị, dù đô thị chật hẹp, tù túng hơn nông thôn, chỉ bởi vì ở đó ta cảm nhận được sự năng động của cuộc sống, sự cởi mở của giao tiếp. Tiền đề sâu xa của cảm xúc này là một vị thế đặc biệt nào đó của con người trong tự nhiên. Tự do chỉ có thể có, khi con người – dù có ý thức hay không – thấy mình không hoàn toàn bị lệ thuộc vào những định luật tự nhiên, những dục vọng bản năng, những quy điều sẵn có của xã hội. Thời cổ đại, phương Tây gọi đó là sự “tự lập” (autarchy) của con người: “sở hữu chính mình”, “ở trong nhà của mình” như câu nói của Aristoteles: “Tự do là tự sản sinh ra hành động và thấy chính mình như là nguyên nhân tối hậu”. Nhưng, sự vắng mặt của những ràng buộc, tiếc thay, cũng đồng thời là những ranh giới cho sự tự do của con người!
Ở đời lắm chuyện lo phiền
Sáng mai xoã tóc thả thuyền ta chơi (Lý Bạch)
“Lý học sĩ” có thể nhất thời thấy mình thoát khỏi những phiền muộn của lợi danh, thế sự, nhưng… nếu thuyền chìm, chàng không thể tung cánh bay lên như chim; đồng thời vẫn phải nhìn hướng gió, phải ăn uống và một lúc nào đó, quay vào bờ! Cảm giác tự do chưa nói được gì nhiều về phạm vi thực sự của tự do.
Thi sĩ họ Lý vẫn chưa thực sự tự do, nếu không biết… lái thuyền đi đâu, về đâu. Sử dụng sự tự do “tiêu cực” này như thế nào để trở thành sự tự do “tích cực” (tức sự tự do “để” làm gì và “vì” cái gì, theo cách nói của I. Berlin) tuỳ thuộc phương hướng của những quyết định của con người. Đó chính là sự tự do xác định mục tiêu đã được nhận thức rõ và thiết kế nó theo ý chí của mình. Con người có sự chọn lựa phương hướng và phát triển sự chọn lựa ấy. Người cổ đại gọi đó là sự “tự trị” (autonomy) của con người.
Như thế, sự tiếp cận đầu tiên của chúng ta với chủ đề “tự do” là phân biệt giữa sự vắng mặt của cưỡng chế (tự do tiêu cực) và sự tự quyết về mục đích muốn vươn tới (tự do tích cực). Nói cách khác, đó là sự phân biệt giữa “tự do hành động” và “tự do ý chí”. Cả hai “còn lắm điều hay” và không kém phần rắc rối, xin hẹn tiếp tuần sau.
Bùi Văn Nam Sơn (SGTT)
Bạn đọc Trần Thanh Tâm “muốn được lý giải thêm những quan niệm về tự do: phải chăng mỗi quốc gia có một kiểu tự do của riêng mình theo nghĩa đơn thuần về chính trị? Nếu, như GS Ngô Bảo Châu nói, tự do tuyệt đối là môi trường cần thiết nhất cho một nhà nghiên cứu khoa học thì nhà khoa học có cô đơn không? Bản chất của tự do là gì vậy?” Bạn Lê Nguyễn Minh Ân thì hỏi: “Ngày nay, trên khắp thế giới, người ta đang đòi hỏi rất quyết liệt về quyền công dân, quyền làm người tự do trên quốc gia độc lập của mình. Phải chăng đây là ý tưởng hiện đại hay là chuyện xưa cũ trong lịch sử? Các nhà triết học, các nhà tư tưởng lớn của chúng ta nói gì về vai trò công dân, quyền lợi và nghĩa vụ thực sự của họ?” Tuy tất cả mà một, nhưng cũng xin tạm tách ra để dễ bàn.
Gian nan hai chữ “tự do”
Dường như ai trong chúng ta cũng biết “tự do” là gì. Nhưng, xét kỹ một chút, ta không khỏi kinh ngạc khi biết rằng “tự do” thực ra là một khái niệm được “nhập khẩu” vào các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam ta, mới hơn một thế kỷ nay. Công đầu thuộc về các nhà truyền giáo ở Nhật Bản khi chữ “jiyü” (tự do) được ghi lần đầu tiên vào từ điển La – Bồ – Nhật từ năm 1595 để dịch chữ latinh libertas. Có lẽ không biết đến việc ấy, nên năm 1654, khi bộ Tổng luận thần học của Thomas Aquino được dịch sang tiếng Trung Quốc, chữ libertas lại được dịch là tự chủ, tự lập. Các cách dịch tiên phong ấy, dù sao, cũng chỉ lưu hành trong phạm vi truyền giáo nên ít phổ biến. Phải đợi đến thời Canh Tân Minh Trị, từ tự do (jiyü) mới được Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát) du nhập chính thức vào năm 1866, và được định hình dứt khoát từ năm 1872 khi Nakamora Masanao dịch quyển Bàn về tự do (On liberty) (1859) nổi tiếng của John Stuart Mill sang tiếng Nhật thành Tự do chi lý (bản tiếng Việt đầu tiên của Nguyễn Văn Trọng, NXB Tri Thức, 2005 và được tái bản nhiều lần).“Tự do” (jiyü trong tiếng Nhật) thật ra không phải là một sáng tạo hoàn toàn mới về ngôn ngữ. Nó bắt nguồn từ kho thuật ngữ Phật giáo và Nho giáo, nhưng với ý nghĩa hoàn toàn khác. Trong Phật giáo, nó gần đồng nghĩa với từ Niết bàn, chỉ một cảnh giới an lạc tuyệt đối, còn trong Nho giáo, nó lại có nghĩa xấu của sự tự tung tự tác, vô pháp vô thiên! Vì thế, Fukuzawa Yukichi, ngọn cờ đầu trong phong trào Canh Tân Nhật Bản, phải hết sức vất vả để biện minh rằng chữ “tự do” của phương Tây không dính dáng gì đến cách hiểu quen thuộc của Nho giáo về từ này cả! Trong một trật tự xã hội vốn xem trọng sự tuân phục bề trên và không có truyền thống về “pháp quyền tự nhiên”, một sự dị ứng như thế quả không có gì lạ!
Từ “tự lập” đến “tự trị”
Trở lại với khái niệm “tự do”, người ta nghĩ ngay đến cách phân biệt của Immanuel Kant (1724 – 1804) hay gần hơn, của Isaiah Berlin (1958) trong luận văn nổi tiếng Hai quan niệm về sự tự do của ông. Theo đó, con người, một mặt, là tự do khi thoát khỏi một điều gì, và, mặt khác, là tự do để làm một điều gì. Tự do “khỏi” điều gì là phương diện tiêu cực của khái niệm. Đó là sự vắng mặt của những cưỡng chế, ràng buộc, quy ước, giới hạn, ngại ngùng đến từ bên ngoài. Theo nghĩa ấy, con người là tự do khi không bị cản trở trong hành động: không bị bỏ tù, không bị đánh đập, không bị bịt miệng, không bị dục vọng làm cho mù quáng…Tự do “khỏi” điều gì luôn gắn liền với cảm xúc: chẳng hạn, ta có thể cảm thấy thênh thang, dễ thở khi sống ở đô thị, dù đô thị chật hẹp, tù túng hơn nông thôn, chỉ bởi vì ở đó ta cảm nhận được sự năng động của cuộc sống, sự cởi mở của giao tiếp. Tiền đề sâu xa của cảm xúc này là một vị thế đặc biệt nào đó của con người trong tự nhiên. Tự do chỉ có thể có, khi con người – dù có ý thức hay không – thấy mình không hoàn toàn bị lệ thuộc vào những định luật tự nhiên, những dục vọng bản năng, những quy điều sẵn có của xã hội. Thời cổ đại, phương Tây gọi đó là sự “tự lập” (autarchy) của con người: “sở hữu chính mình”, “ở trong nhà của mình” như câu nói của Aristoteles: “Tự do là tự sản sinh ra hành động và thấy chính mình như là nguyên nhân tối hậu”. Nhưng, sự vắng mặt của những ràng buộc, tiếc thay, cũng đồng thời là những ranh giới cho sự tự do của con người!
Ở đời lắm chuyện lo phiền
Sáng mai xoã tóc thả thuyền ta chơi (Lý Bạch)
“Lý học sĩ” có thể nhất thời thấy mình thoát khỏi những phiền muộn của lợi danh, thế sự, nhưng… nếu thuyền chìm, chàng không thể tung cánh bay lên như chim; đồng thời vẫn phải nhìn hướng gió, phải ăn uống và một lúc nào đó, quay vào bờ! Cảm giác tự do chưa nói được gì nhiều về phạm vi thực sự của tự do.
Thi sĩ họ Lý vẫn chưa thực sự tự do, nếu không biết… lái thuyền đi đâu, về đâu. Sử dụng sự tự do “tiêu cực” này như thế nào để trở thành sự tự do “tích cực” (tức sự tự do “để” làm gì và “vì” cái gì, theo cách nói của I. Berlin) tuỳ thuộc phương hướng của những quyết định của con người. Đó chính là sự tự do xác định mục tiêu đã được nhận thức rõ và thiết kế nó theo ý chí của mình. Con người có sự chọn lựa phương hướng và phát triển sự chọn lựa ấy. Người cổ đại gọi đó là sự “tự trị” (autonomy) của con người.
Gánh nặng của sự tự do
Tự trị khó hơn tự lập. Với sự tự trị, cảm giác thoải mái của sự tự do nhanh chóng tiêu tan. Trái lại, nó trở thành một gánh nặng. Khối người đã… tự tử vì không biết làm gì nữa với cuộc đời mình! Con người có thể tự do thiết kế cuộc đời mình cũng có nghĩa là phải thường xuyên chịu áp lực của sự tự quyết định. Một hình thức mới của sự cưỡng chế, khác chăng, là “tự cưỡng chế”. “Con người bị kết án phải tự do”, nói độc đáo như Jean Paul Sartre! Ngay cả sự thụ động cũng gây hậu quả và nhiều khi phải trả giá, như ở nhiều nước, luật pháp trừng phạt cả những ai “không làm”, chẳng hạn, không chịu cứu giúp người gặp nạn.Như thế, sự tiếp cận đầu tiên của chúng ta với chủ đề “tự do” là phân biệt giữa sự vắng mặt của cưỡng chế (tự do tiêu cực) và sự tự quyết về mục đích muốn vươn tới (tự do tích cực). Nói cách khác, đó là sự phân biệt giữa “tự do hành động” và “tự do ý chí”. Cả hai “còn lắm điều hay” và không kém phần rắc rối, xin hẹn tiếp tuần sau.
Bùi Văn Nam Sơn (SGTT)