Cái "gia gia"
Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận.
Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh, được các chư hầu và dân chúng kính phục. Văn Vương lại có một người tôi tài giỏi là Khương Tử Nha phò tá làm cho chính trị trong nước ngày càng hưng vượng. Văn Vương chết, truyền ngôi cho con là Cơ Phát, lấy hiệu Võ Vương.
Sau Võ Vương nghe lời quần thần, hội chư hầu đem binh phạt Trụ mong cứu dân chúng thoát cảnh lầm than. Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa của Võ Vương, nói rằng:
- Cha chết chưa chôn mà đã chăm việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thì có gọi là nhân được không?
Võ Vương bảo:
- Vua Trụ hoang dâm vô đạo, sát hại lê dân làm giận lòng người, trái ý trời. Nếu ta thủ phận, ngồi nhìn sự hà khắc của vua Trụ thì muôn dân còn trông cậy vào đâu! Hơn nữa, giang san có riêng gì của vua Trụ, ngày xưa vua Thành Thang chẳng chinh phạt vua Kiệt nhà Hạ để dựng nên nhà Thương đó sao?
Bá Di, Thúc Tề chẳng nghe, cho Võ Vương là bội chúa. Những cận thần của Võ Vương tức giận, muốn giết cả hai. Tử Nha can:
- Không nên. Hai ông là người nghĩa.
Đoạn, bảo quân lính đẩy hai ông ra.
Sau Võ Vương thắng trận, Trụ Vương thiêu mình, lập thành nhà Chu, các chư hầu đều thần phục. Bá Di, Thúc Tề lấy làm hổ thẹn, coi thóc gạo cũng là của nhà Chu mà không ăn nữa. Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, và làm bài hát "Thái Vi" (hái rau vi) rằng:
Lên núi Tây Sơn chừ, ta hái rau vi.
Kẻ bạo thay bạo chừ, biết phải trái gì.
Thần Nông, Ngu, Hạ đã qua chừ ta biết đâu mà quy y.
Đành chịu vậy chừ, vận mạng ta suy.
Nguyên văn:
Đăng bỉ Tây Sơn hề thái kỳ vi hĩ,
Dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hĩ.
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một bề ngã an thích quy hĩ.
Vu ta tồ hề mạng chi suy hĩ.
Nhưng một hôm có người bảo hai ông:
- Đất bây giờ là đất của nhà Chu, thiên hạ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông đã chê, không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của giang san nhà Chu thì có khác gì.
Hai ông cho là có lý nên từ ấy nhịn ăn mà chết.
Tương truyền, hai ông vì uất ức, oan hồn chưa tan nên biến thành một loại chim, thường gào thét một giọng bi thảm:
- "Bất thực Túc Chu gia... Bất thực Túc Chu gia"
Người ta bảo đó là chim Đa Đa do âm "gia gia" mà ra.
Trong bài "Qua đèo ngang tức cảnh" của bà Huyện Thanh Quan, có câu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Nguyễn Công Trứ có làm bài thơ "Vịnh Di, Tề":
Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng mê.
Ấy gang hay sắt hỡi Di, Tề?
Gặp xe vua Võ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi.
Cô Trúc hồn về sương mịt mịt,
Thú dương danh tạc đá tri tri.
Cầu nhân chẳng đặng nhân mà chớ,
Chẳng trách ai chi, chẳng oán chi.
Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh, được các chư hầu và dân chúng kính phục. Văn Vương lại có một người tôi tài giỏi là Khương Tử Nha phò tá làm cho chính trị trong nước ngày càng hưng vượng. Văn Vương chết, truyền ngôi cho con là Cơ Phát, lấy hiệu Võ Vương.
Sau Võ Vương nghe lời quần thần, hội chư hầu đem binh phạt Trụ mong cứu dân chúng thoát cảnh lầm than. Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa của Võ Vương, nói rằng:
- Cha chết chưa chôn mà đã chăm việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thì có gọi là nhân được không?
Võ Vương bảo:
- Vua Trụ hoang dâm vô đạo, sát hại lê dân làm giận lòng người, trái ý trời. Nếu ta thủ phận, ngồi nhìn sự hà khắc của vua Trụ thì muôn dân còn trông cậy vào đâu! Hơn nữa, giang san có riêng gì của vua Trụ, ngày xưa vua Thành Thang chẳng chinh phạt vua Kiệt nhà Hạ để dựng nên nhà Thương đó sao?
Bá Di, Thúc Tề chẳng nghe, cho Võ Vương là bội chúa. Những cận thần của Võ Vương tức giận, muốn giết cả hai. Tử Nha can:
- Không nên. Hai ông là người nghĩa.
Đoạn, bảo quân lính đẩy hai ông ra.
Sau Võ Vương thắng trận, Trụ Vương thiêu mình, lập thành nhà Chu, các chư hầu đều thần phục. Bá Di, Thúc Tề lấy làm hổ thẹn, coi thóc gạo cũng là của nhà Chu mà không ăn nữa. Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, và làm bài hát "Thái Vi" (hái rau vi) rằng:
Lên núi Tây Sơn chừ, ta hái rau vi.
Kẻ bạo thay bạo chừ, biết phải trái gì.
Thần Nông, Ngu, Hạ đã qua chừ ta biết đâu mà quy y.
Đành chịu vậy chừ, vận mạng ta suy.
Nguyên văn:
Đăng bỉ Tây Sơn hề thái kỳ vi hĩ,
Dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hĩ.
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một bề ngã an thích quy hĩ.
Vu ta tồ hề mạng chi suy hĩ.
Nhưng một hôm có người bảo hai ông:
- Đất bây giờ là đất của nhà Chu, thiên hạ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông đã chê, không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của giang san nhà Chu thì có khác gì.
Hai ông cho là có lý nên từ ấy nhịn ăn mà chết.
Tương truyền, hai ông vì uất ức, oan hồn chưa tan nên biến thành một loại chim, thường gào thét một giọng bi thảm:
- "Bất thực Túc Chu gia... Bất thực Túc Chu gia"
Người ta bảo đó là chim Đa Đa do âm "gia gia" mà ra.
Trong bài "Qua đèo ngang tức cảnh" của bà Huyện Thanh Quan, có câu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Nguyễn Công Trứ có làm bài thơ "Vịnh Di, Tề":
Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng mê.
Ấy gang hay sắt hỡi Di, Tề?
Gặp xe vua Võ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi.
Cô Trúc hồn về sương mịt mịt,
Thú dương danh tạc đá tri tri.
Cầu nhân chẳng đặng nhân mà chớ,
Chẳng trách ai chi, chẳng oán chi.