Khúc Nghê Thường Vũ Y
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.
Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.
Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.
"Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".
Tài liệu này có phần thực tế.
"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
"Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.). Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải. Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie).
Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa. Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm. Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc.
Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu mà tay múa, miệng xang,
Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng.
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.
Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.
Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.
Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.
"Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".
Tài liệu này có phần thực tế.
"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
"Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.). Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải. Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie).
Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa. Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm. Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc.
Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu mà tay múa, miệng xang,
Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng.
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.