Chú thích sơ lược của dịch giả
về tiểu sử và tác phẩm của Heidegger
(tiếp theo và hết)
E. Ý niệm về chân lý từ Sein und Zeit đến Vom Wesen der Wahrheit (Về thể tính của chân lý)
Chúng ta hãy nghiên cứu qua quan niệm về chân lý trong quyển Sein und Zeitđể chuẩn bị đi về ý nghĩa của chân lý trong Vom Wesen der Wahrheit (về thể tính của chân lý).
Xin nghiên cứu những câu quan trọng sau đây trong quyển Sein und Zeit:
Ba quan niệm của truyền thống Tây phương về chân lý:
a. Xuất xứ của chân lý là ngôn từ (phán từ, phán ngôn, ngôn thể): “Der Ort der Wahrheit ist die Aussage (das Urteil) (cf. Sein und Zeit, p. 214)
b. Bản chất của chân lý nằm ở sự hoà đồng giữa một phán ngôn và đối tượng của nó; “Das Wesen der Wahrheit liegt in der Übereinstimmung des Urteils mit seinem Gegenstand” (cf. Sein und Zeit, p. 214).
c. Aristote, cha đẻ của luận lý học, đã cho chân lý phát từ nguyên xứ là phán ngôn và đã định nghĩa chân lý là hoà đồng: “Aristoteles, der Vater der Logik, hat sowohl die Wahrheit dem Urteil als ihrem ursprünglichen Ort zugewiesen, er hat auch die Definition der Wahrheit als “Übereinstionmung” in Gang gebracht” (cf. Sein und Zeit, p. 214).
Từ quan niệm về chân lý của Aristote (pathemata, tes psyches ton pragmaton homoiomata) mới phát xuất định nghĩa của chân lý như là “tương ứng xứng thể giữa thức và thể” (adaequati intellectus et rei), chính định nghĩa về chân lý theo thể điệu này đã thống ngự toàn thể triết lý Tây phương. Từ Thomas d’Aquin trở đi cho đến hôm nay, quan niệm về chân lý như là “hoà đồng, tương ứng xứng thể” (adaequadio, convenientia, correspondentia) đã điều động tư tưởng con người. Đối với Heidegger, chân lý của một phán từ là nằm trên sự hiển bày của chính vật thể. Phán từ chính là khám phá, khai mở hiện thể như là hiện thể: một ngôn thể chính xác là ngôn thể khám phá hiện thể như là hiện thể; ngôn thể đem ra ánh sáng, hiển bày hiện thể như là hiện thể được hiển bày ra. Chân lý của một ngôn thể (chân thể) phải được hiểu như là tính cách khám phá: “Wahrsein: entdeckend sein” (cf. Sein und Zeit, pp. 217-218). Chân lý của ngôn tính (logos) được hiểu như là “apophansis”, tức là “aletheuein” theo thể điệu “apophainesthai”: nghĩa là “đem phơi bày ra những gì đang là”, “phơi bày ra ánh sáng, đem từ tối ra sáng, chiếu hiện, phát hiện, khai mở”, chính trong ý nghĩa này, Aristote đã đặt căn tính của chân lý nằm trong chính vật thể và đồng hoá aletheia với pragma và phainomenon, nói cho dễ hiểu hơn, aletheia nghĩa là chính vật thể đã được khai mở. Chân tính (Wahrsein) nghĩa là “khám phá” là một tính cách của hiện tính thể, tức là tại thế tính. Ưu tâm bận bịu của hiện tính thể đối với sự đời là khám phá ra sự thể giữa đời. Sự thể được khám phá ra là sự thể thực. Tất cả mọi khai phá của hiện tính thể đều đặt căn tính trong “tại tính” (In-Sein) của hiện tính thể, tức là sự khai mở của thế gian đồng loạt với xuất thể tính của hiện tính thể như là tại thế tính (tức “là-ở-đó”: “Da”), ánh sáng khai quang của thế gian. Cấu tính của tại thế tính, tức là “cảm thế tính”, “tri thể tính” và “ngôn tính”, cũng là cấu tính của chân tính (chân lý). Khai tính của hiện tính thể cũng là nói lên rằng hiện tính thể nằm trong chân lý: khai tính thuộc về thể tính của hiện tính thể, nhưng khi hiện tính thể bị rơi vào “thiên hạ tính” thì hiện tính thể lại nằm trong phi chân lý; vì bị rơi trong “thiên hạ tính”, “người ta”, cho nên hiện tính thể hiển thể tính mình qua phạm trù khách quan vật thể, thay vì tự khám phá một cách nguyên tính như là thể tính có khả năng khai mở tại thế tính, hiện tính thể lại tự coi mình như một chủ thể (Hy Lạp gọi là: “hypokeimenon”) với những thể chất đặc thù nào đó theo điệu “hiện vật” (vorhanden); vì lý do ấy, quan niệm chân lý như là adaequatio đã lấn áp quan niệm nguyên thuỷ về chân lý như aletheia (khai mở, khai phá, khải tính); hiện tính thể bị vùi lấp trong thế giới khách quan vật thể của “thường nhật tính” và bị “vong tính”: bỏ quên ý nghĩa nguyên thuỷ của chân lý; từ đó, quan niệm truyền thống về chân lý (như adaequatio) ngự trị và điều động sinh hoạt trí thức và thực tế của con người. Chân lý nguyên tính chính là chân tính, tính cách khai mở của thể tính của hiện tính thể, không có chân lý nào ly cách với hiện tính thể: “chỉ có chân lý khi nào hiện tính thể xuất hiện” (cf. Sein und Zeit, p. 266: Wahrheit gibt es nur, sofern und solange Dasein ist); chân lý chính là một trong những “xuất thể tướng” (Existenzial) của hiện tính thể: “Trong ý nghĩa nguyên thuỷ nhất, chân lý thuộc về cấu tính nền tảng của hiện tính thể” (Sein und Zeit, p. 266: Wahrheit, im ursprünglichsten Sinne verstanden, gehört zur Grundverfassung des Daseins); tất cả chân lý của luận lý học, của khoa học, tôn giáo, xã hội, vân vân, đều là chân lý chỉ vì hiện tính thể xuất hiện. Trước và sau hiện tính thể, không thể nào có được chân lý, vì chân lý là khai tính mà chỉ có hiện tính thể thì mới khai tính: chân lý thuộc về tính của hiện tính thể không thể nào xuất hiện vĩnh cửu thiên thu: “những chân lý vĩnh cửu” chỉ là sự “quyết đoán viển vông huyễn hoặc” (phantastische Behautung) (cf. Sein und Zeit, p. 227-229). Tính cách, tính điệu của hiện tính thể là ưu tư về chính tính thể của mình, và chân lý, tức là khai tính, trực thuộc vào tính thể của hiện tính thể, mỗi khi chúng ta muốn đặt bất cứ tiền đề (voraussetzen) về chân lý (Wahrheitsvoraussetzung) thì có nghĩa đối với hiện tính thể là hiểu chân lý như là căn tính nội tại của mình, nghĩa là hiểu tự tính như là khai tính. Chân lý đã đặt căn tính trong xuất thể tính và xuất thể tính đã đặt căn tính trong chân lý, vì xuất thể tính của hiện tính thể là khải tính của tại thế tính, cho nên xuất thể tính của hiện tính thể là chân lý, chân lý là với xuất tính của hiện tính thể: “tính thể của chân lý có quan thiết uyên nguyên với hiện tính thể” (cf. Sein und Zeit, p. 230: Das Sein der Wahrheit steht in ursprünglichem Zusammenhang mit dem Dasein); về chân lý của tính thể cũng y như thế: chỉ khi nào khải tính là cấu tính của hiện tính thể thì mới có thể xuất hiện chân lý, khai tính của tính thể: chân lý và tính thể đồng khởi phát từ uyên nguyên (Sein und Wahrheit “sind” gleichursprünglich). Tính thể chỉ là thể tính chỉ khi nào chân lý xuất hiện (Sein-nicht Seiendes gibt es nur, sofern Wahrheit ist); và chân lý chỉ xuất hiện chỉ khi nào hiện tính thể xuất hiện (und sie ist nur, sofern und solange Dasein ist): Tính thể chính là chân lý (cf. Sein und Zeit, p. 230).
F. Giải thích sơ lược về ý nghĩa của “Về thể tính của chân lý” (Vom Wesen der Wahreit)
Vom Wesen der Wahrheit đánh dấu “sự thay đổi trong tương giao của tư tưởng đối với tính thể” (biến tính trong giao tính của tính tưởng đối với tính thể), chối bỏ mọi nhân thể luận, mọi chủ quan luận về con người như là một chủ thể. Heidegger phê phán quan niệm truyền thống về chân lý (adaequatio rei et intellectus), truyền thống này đã giản lược chân lý xuống thành ra chính lý: chính lý của tương quan giữa năng tri và sở tri, nhưng tương giao này chỉ có thể thành hình được là khi nào khai xứ đã hiển lộ ra: tương giao giữa năng khai và sở khai đi trước tất cả mọi tương giao khác. Nói đến khai tính là nói đếntự do: “thể tính của chân lý là tự do” (Vom Wesen der Wahrheit, p. 12). Tự do có nghĩa là “tự do khai tính cho khai thể” (tự do cho sự mở bày ra của sự thể khai mở), tự do cho khai tính của khai thể trong khai tính của khai xứ (tự do cho sự lộ bày của những gì được lộ bày trong sự mở ra của cõi vùng lộ bày). Khi mình tự do, nghĩa là mở ra trước sự lộ bày thì những sự vật lộ bày ra trước mình: tự do cho sự mở bày ra của những gì được mở bày là “xuất tính” (để cho sự thể là thế), “để cho sự thể là thế” không có nghĩa là “không đá động đến sự thể”, mà lại có nghĩa là “nhập thể”: đi vào lãnh vực của sự mở bày ra từ đó vật thể được mở bày ra. Tự do chính là “xuất thể”, “lộ thể”, “lộ bày vị thế mình ra đó”: hiện tính thể là xuất thể tính, hiện tính thể xuất hoá, đứng ra ngoài để nhập thể “đi vào trong sự mở bày ra của cái-đang-là”: chính là tính cách “xuất thể trì thể” (xuất thể nhập thể) để lưu giữ sự mở bày ra của vật thể. Xuất thể tính của con người bắt đầu trong giây phút lịch sử trầm trọng mà tư tưởng gia đầu tiên đã tự lộ bày vị thế mình ra trong sự mở bày ra của cái-đang-là, khi tư tưởng gia ấy đặt lên câu hỏi quan trọng về tính thể của hiện thể. Chỉ có con người là tự do, nhưng con người không có tự do, chính tự do chiếm hữu con người, vì tự do làm cho con người là hiện tính thể, tức là xuất thể tính, tức là xuất hoá để khai hoá tự tính và tha tính trong tại tính của tại thể tính. Tự do đã dùng con người như là căn tính để mở bày ra thể tính của chân lý, tức là khai tính của tính thể.
Phi chân lý là ẩn lý, ẩn tính, sự che giấu, che đậy, ẩn kín. Tự do là sự căng thẳng giữa chân lý và phi chân lý, giữa sự mở bày ra và sự bí mật. Huyền tính (Geheimnis) là nguyên uyên của sự căng thẳng này, huyền tính bao phủ tất cả mọi khai tính. Sự sai lầm của con người (lầm lạc: Irre) xuất phát từ sự bội tính trong thiên hạ tính của thường nhật tính, hiện tính thể lầm lạc, khi hiện tính thể hiểu tự tính mình theo thể điệu vật thể (khách quan tính của vật thể), vì lầm lạc, cho nên, hiện tính thể chẳng những bỏ quên chân lý như là khai tính, mà đồng thời bỏ quên cả sự căng thẳng giao tranh giữa chân lý và phi chân lý, giữa khải tính và ẩn tính, tức là bỏ quên cả huyền tính giữa cuộc đời này. Từ đó, chân lý trở thành chính lý, chân tính trở thành chính tính, phi chân lý trở thành lầm lạc: chân lý tự bỏ quên tự tính nguyên thuỷ và rơi vào chính tính (được hiểu như là sự tương ứng hoà điệu và bất chính tính tức là bất tương ứng bất hoà điệu).
Tóm tắt lại cho gọn ý nghĩa của nội dung quyển Vom Wesen der Wahrheit:
1) Chân lý là một biến cố quan trọng, quyết định hiện tính thể của con người và tại thế tính của con người (khai mở văn minh loài người và vận mệnh nhân loại); chân lý nguyên thuỷ (chân chính) không phải xuất phát từ một ngôn từ (ngôn thể, ý niệm, phán từ, phán thể), cũng không phải xuất phát từ tương quan giao tính giữa ngôn từ và sự thể;
2) Chân lý là Chân tính, tức là Tính thể; khi nào tư tưởng gia đầu tiên của nhân loại đã suy tư lần đầu tiên về Tính thể thì lúc ấy là lúc khai thông một lãnh vực mới lạ toàn triệt, mở đầu cho văn minh nhân loại qua sự nhận thức của con người về tự tính và về thể tính của mọi sự, qua nhận thức về vị thế của con người trong “toàn thể”. Sự khai tính này đánh dấu sự xuất thể tính của con người, sự tri thể tính của con người quyết định trọn vẹn lịch sử nhân loại;
3) Huyền tính là căn tính của chân lý, xuất hiện trước chân lý và đi theo chân lý: huyền tính là “thể tính tiền-thể-tính” (das vorwesende Wesen), và sự lầm lạc (Irre) chính là sự xao động bồn chồn chạy trốn huyền tính, chối bỏ huyền tính để ẩn núp trong thế giới thực tiễn, nắm cái này, bỏ cái kia, rượt bắt từ vật thể này đến vật thể khác và đánh mất huyền tính (Geheimnis).
Phạm Công Thiện
*
Dụng ngữ của Heidegger
| |
Abblenden: | làm mờ, lờ mờ |
Abblendung: | sự che lấp phủ mờ |
Abgeschlossenheit: | sự an định, kết luận, đóng lại |
Abgrund: | hố thẳm, hố không đáy (Heidegger, Sein und Zeit, tr. 152) |
Abheben: | biện biệt |
Abkehr: | chối từ, chối bỏ, sợ ghét |
Ableben: | chết, mệnh chung (Sein und Zeit, p. 247) |
Absicht: | chủ định, ý định |
Abstand: | khoảng cách |
Abständigkeit: | sự cách trở, huyền cách |
Absturz: | rơi xuống, té xuống |
Abträglichkeit: | sự phá hại, tính cách phá hại |
Abträglich: | tác hại, tai nạn |
Abwesenheit: | vắng mặt, khiếm diện |
Aktionsart: | khía cạnh |
Alltäglichkeit: | thường nhật tính, tính cách thường nhật (Anh: everyday ness, Pháp: quotidienneté) |
Alltäglich: | thường ngày |
Als (- Struktur): | cấu thể, cấu tính của “như là” (Pháp: structure de l’en tant que) |
Analyse: | sự phân tích |
Analytik: | phân tích, phân tính |
Andenken: | tính tưởng (qui tưởng) |
Andere: | kẻ khác |
Anfragen bei: | hỏi về |
Angabe, angeben: | trao cho, đưa cho, kể |
Angst: | xao xuyến bàng hoàng (Sein und Zeit, p. 182, 190, 277; Pháp: angoisse; Anh: anxiety, dread) |
Anhalten: | kiên trì, nhẫn lại (Sein und Zeit, p. 134, 354) |
Ankehr: | tri nhận, thừa nhận |
Ankommen, ankünftig: | đi đến, đến nơi, tới nơi |
Ankommende (das): | việc đi tới, sự tới nơi |
Anruf, anrufen: | kêu gọi (Sein und Zeit, p. 269, 273) |
Ansatz, ansetzen: | đi tới, nhìn, khởi hành, đặt để |
Anschauung: | trực giác, trực quan |
Ansichhalten: | tự giữ lấy trong |
An-sich-sein: | tự thể |
Ansprechen: | yêu cầu, gọi, đòi, khảo sát |
Anspruch: | sự thỉnh cầu |
Anwesenheit: | sự có mặt, hiện diện |
Anwesend: | có mặt, đã có mặt |
Anzeige, anzeigen: | chỉ trỏ, kêu gọi sự chú ý |
Apophantish: | hiển từ, thuộc từ |
Aufdecken: | khám phá, mở ra, bày ra |
Aufdeckung: | sự khám phá, khai phá, mở ra |
Aufenthalt: | lưu trú, ở, ngừng ở lại |
Aufruf: | thỉnh gọi |
Aufsässigkeit: | lì lợm, kiên trì |
Aufschliessen: | trải mở ra |
Auf-sich-zu: | trở về mình |
Aufweisen: | chỉ trỏ |
Aufweisung: | chỉ trỏ, chỉ bày |
Aufzeigen: | chỉ trỏ (Sein und Zeit, p. 71, 251) |
Augenblick: | khoảnh khắc, nhất khắc |
Ausdruck, ausdrücken: | diễn tả |
Ausdrücklich: | rõ ràng, minh bạch, trực diễn |
Ausgezeichnet: | dễ phân biệt, độc đáo |
Auslegen: | diễn dịch, trình bày, diễn nghĩa |
Auslegung: | diễn ngôn, sự diễn nghĩa, tinh nghĩa, hiểu nghĩa |
Ausrichten, ausgerichtet: | trực tiếp, trực thẳng |
Ausrichtung: | hướng đi |
Aussagen: | nói, trình bày, quả quyết, xác nhận |
Aussage: | ngôn thể, xác ngôn |
Aussersich (das): | tự xuất tính, tự phóng ra ngoài mình |
Aussersichsein: | là-ở-ngoài-mình |
Ausprechen: | diễn tả |
Ausweisen: | chứng nhận, chứng tỏ |
Bedeuten: | có nghĩa |
Bedeutsamkeit: | ý nghĩa, có thể có ý nghĩa |
Bedeutungsganzes: | toàn thể ý nghĩa |
Bedrohen: | đe doạ, hăm dọa |
Befindlichkeit: | cảm thể tính (Anh: state-of-mind, Pháp: sentiment de la situation) |
Befragen: | hỏi, nghi vấn |
Befreien: | giải phóng |
Befürchten: | sợ hãi |
Begegnen: | gặp gỡ |
Begegnisart: | thể cách gặp gỡ |
Begegnis: | gặp gỡ thình lình |
Begreifen: | ý niệm |
Begriff: | ý niệm, khái niệm |
Begrifflichkeit: | tính cách ý niệm, dụng niệm |
Behalten: | giữ lại |
Bekundung: | sự hiển bày, hiển lộ |
Benommen: | bị mê đắm, quáng mắt |
Berechnen: | tính toán |
Bereden: | nói về |
Berufen: | thỉnh gọi, kêu gọi |
Beruhigen: | làm thanh bình, yên tịnh, thanh thản |
Beruhigung: | sự tự mãn, bằng lòng, thanh thản, nhẹ nhàng |
Berühren: | đụng, chạm, kích động |
Berührung: | sự đụng chạm |
Besorgen: | bận bịu lo âu |
Besprechen: | tranh luận, thảo luận |
Bestand: | thành tố, ổn kiện, kiện xác |
Beständigkeit: | kiên tính, thường tính, định tính |
Bestimmen: | xác định, qui định, định nghĩa |
Bestimmtheit: | định hướng |
Betrachtend: | lý thuyết, suy tưởng |
Betroffenheit: | cảm thức, cảm luyến, cảm hướng |
Bevorstehen: | đứng trước |
Bevorstand: | đứng trước, treo lơ lửng, đe doạ, sắp xảy đến |
Bewährung: | chứng nhận, chứng xác |
Bewandtnis: | can dự, liên luỵ, tính cách chung cục |
Beziehung: | tương quan, tương tính, tương giao, giao tính |
Bezüglich: | có liên hệ, quan hệ |
Bezug: | giao hệ |
Bild: | hình ảnh, hình tượng, ảnh tượng (Musterbild: mẫu; Urbild: nguyên ảnh; Vorbild: mẫu; Nachbild: phóng ảnh, phỏng theo; Abbild: bắt chước, chuyên bản; das Abbilden: sự chuyên bản) |
Blick: | cái nhìn (Anblick: khía cạnh, dạng thái) |
Bodenlos: | treo lửng lơ trên sự trống không, mất đáy |
Bodenlosigkeit: | hư ảo, vô dụng, sự mất căn để |
Botmässigkeit: | xâm phạm, lấn áp, thống ngự, cai trị |
Charakter: | đặc tính, đặc chất |
Da: | ở đó, hiện diện, hiện tính |
Dasein: | hiện tính thể (hiện tính, hiện hữu thể) (Pháp: être-là, être-le-là; Anh: being there) |
Da-sein: | hiện tính, tính thể hiện |
Daseinsmässig: | có tính cách của Dasein, thuộc loại Dasein |
Dass (das): | cái-đó-là |
Dazu: | chỗ đi đến, mục đích |
Denken: | tư tưởng (denkwürdig: đáng nhớ; denkwürdig: đáng được tư tưởng) |
Deutung: | giải thích (Mißdeutung: giải thích sai; Umdeutung: đổi bình diện) |
Dienlichkeit (zu): | ích lợi (cho), ích dụng |
Differenz: | sự sai biệt |
Ding: | sự thể |
Drang: | xung động, khuynh hướng, xu hướng |
Drohen: | đe doạ |
Durchschnittlichkeit: | tính cánh trung bình, thông thường, bình thường |
Durchschnittlich: | thông thường, bình thường |
Durchsichtigkeit: | tính trong suốt, nhìn thấy rõ ràng, nhìn thấu được |
Echt: | trung thực, trung tính, nguyên tính |
Eigen: | nguyên bản, thuộc của mình |
Eigenst: | nguyên bản nhất, riêng lẻ nhất |
Eigentlichkeit: | nguyên tính, thực tính (Uneigentlichkeit: bội tính, phi nguyên tính) |
Eigentlich: | nguyên tính, trung tính (Pháp: authentique; Anh: authentic) |
Eigenschaft: | đặc chất, đặc sản, sự sở hữu |
Eigenständig: | tự trị |
Einblick, Einsicht: | kiển, quan kiển |
Einebnung: | san bằng, san phẳng |
Einfühlung: | liên cảm, cảm thế, nhập cảm |
Eksistenz: | xuất hữu thể |
Ek-sistenz: | xuất thể tính |
Ek-sistieren: | xuất hoá |
Ek-stase: | xuất thời thể, xuất thể |
Ek-statisch: | có tính cách xuất thể, xuất thời thể |
Ende: | chung cục, cứu cánh, hữu biên, sự hữu hạn, sự cuối cùng (Endung: sự kết liễu, Vollendung: sự làm xong, sự thành tựu, thành quả, überenden: hoàn tất). |
Enden: | chấm dứt (Beendigung: sự kết liễu; verenden: tiêu ma, chết; vollenden: hoàn thành) |
Endgültig: | cuối cùng, chung kết |
Endlos: | vô chung, không cùng |
Entdecken: | khám phá, khai phá, khai mở |
Entdecken, Entdeckung: | sự phát giác, sự phát hiện, sự bày mở ra |
Entdeckung, Entdecktheit: | sự phát kiến, sự tìm thấy |
Ent-fernen, Ent-fernung: | sự xa cách, ly cách (vì biết là xa cho nên gần) |
Entfernung, Entferntheit: | sự ly cách, xa cách, khoảng cách |
Entfremden: | là cho xa lạ |
Entfremdung: | sự ly tính, ly thể |
Entgegenwärtigen: | đánh mất tính cách hiện hoá |
Enthalten: | giữ lại, chứa đựng, đè nén, tránh (cf. Sein und Zeit, p. 169) |
Anthũllen: | mở ra, phơi bày (Sein und Zeit, p. 141) |
Entlasten: | giảm trừ, làm nhẹ bớt, cất gánh |
Entlastung: | sự bãi miễn, bãi truất |
Entrücken: | mang đi, rút đi, rút lui, giải thoát |
Entrückung: | sự đào thoát, rút đi, mang đi |
Entschliessen: | quyết định, nhất quyết (cf. Sein und Zeit, pp. 299-300) |
Entschlossenheit: | sự quyết tính, quyết tâm (cf. Sein und Zeit, p. 297; Pháp: résolution; Anh: resoluteness) |
Entschluss: | sự quyết ý nhất định |
Entspringen: | xuất phát, khở phát, phát nguồn (cf. Sein und Zeit, p. 45-70) |
Entweltlichen: | tước tính cách thế gian, tước ra ngoài thể tính |
Entwerfen: | phóng ra trước, ném ra ngoài |
Entwurf: | dự phát tính, dự thể tính, (Pháp: projet; Anh: projection;Sein und Zeit, pp. 124, 145, 285, 315) |
Entwurzelung: | sự mất gốc rễ, ly nguyên |
Ereignis: | lai tính, biến tính, biến cố |
Erfahren: | có kinh nghiệm, trải qua, chịu đựng (Sein und Zeit, p. 46) |
Erfahrung: | kinh nghiệm, thể nghiệm, tính nghiệm, sự thử thách |
Erfassen: | nắm lấy, túm lấy, hiểu, lý hội, lãnh hội (Sein und Zeit, p. 49) |
Erfassung: | sự lý hội, lãnh hội, thâu đạt, sự tóm lấy |
Erfüllen: | nhét đầy, làm đầy, hoàn thành |
Ergreifen: | chpj, tóm, túm, nắm (Sein und Zeit, p. 332, 384) |
Erkennen: | biết, hiểu, nhận ra, tri nhận |
Erkenntnis: | tri thức, sự tri nhận (Erkenntnistheorie: tri thức luận, nhận thức luận) |
Erleben: | kinh nghiệm |
Er-leben: | sống qua, chịu đựng qua |
Erlebnis: | kinh nghiệm, thể nghiệm, ký tượng, ấn tượng, cảm tượng |
Errechnen: | trắc định, đánh giá (Sein und Zeit, p. 48) |
Erscheinen: | xuất hiện, phát hiện, hiển lộ |
Erscheinung: | sự phát tướng, phát lộ, phát hiện, hiện tượng (Krankheitserscheinung: dấu hiệu của cơn bệnh) |
Erschliessen: | mở ra, bày ra, lộ ra, khai phá, đi sâu vào (Sein und Zeit p. 75, 151, 297, 300, 315, 318) |
Erschliessen, Erschliessung: | sự thăm dò, khám phá, mặc khải, khai phá, thâm nhập |
Erschlossen: | mở ra, bày ra, phơi ra |
Erschlossenheit: | sự mở ra, mở bày ra, khải tính, khai tính |
Erschrecken: | báo động |
Erstrecken: | trương ra, trải dài ra |
Erstrecktheit: | trương tính, sự trương dài ra |
Erwarten: | chờ đợi |
Erwidern: | nối tiếp, tháp tùng (Sein und Zeit p.386) |
Essenz: | tính chất, tinh tuý, yếu tính, bản tính, thể tính (Sein und Zeit, p. 117) |
Essentiell: | thuộc về bản chất, tinh tuý (Sein und Zeit, p. 117) |
Existent: | thuộc về sinh thể, tồn thể |
Existenz: | xuất thể, sinh tính, xuất thể tính |
Ek-sistenz: | xuất thể tính |
Existierren: | xuất hoá |
Ek-sistieren: | xuất thể hoá |
Existenzverfassung: | cấu tính xuất thể (Sein und Zeit, p. 43) |
Existenzial (danh từ): | xuất thể tướng |
Existenzial (tính từ): | xuất thể, thuộc về xuất thể tính (Sein und Zeit, p. 12) |
Existenziell: | thuộc về hiện sinh, hiệu hữu (Sein und Zeit, p. 12) |
Explizit: | hiển minh, minh giải, minh bạch |
Explizieren: | làm cho hiển minh, hiển thể (Sein und Zeit, p. 149) |
Explikation: | sự hiển thể, hiển minh |
Faktisch: | thuộc về sự kiện, sự thể, sự tính (Sein und Zeit, p. 7, 56) |
Faktizität: | sự tính, sự kiện tính, sự thể tính (Pháp: facticité, Anh: facticity; Sein und Zeit, p.7, 56) |
Faktum: | sự kiện, sự thể kiện (Pháp: fait; Anh: fact; Sein und Zeit, p. 56) |
Fallen: | rơi, sụp đổ, té, suy đồi (Sein und Zeit, p. 134, 428) |
Fern: | xa, xa cách |
Festhalten: | giữ chặt, bám chặt, ghì giữ, gìn giữ (Sein und Zeit, p. 354) |
Finden: | tìm thấy (cf. Sein und Zeit, p. 135) |
Fliehen: | trốn chạy |
Flucht: | sự chạy trốn, đào tẩu |
Flüchtig: | chóng qua, nhanh chóng, thoáng qua |
Frage: | tính vấn, câu hỏi, nghi vấn |
Das Fragen: | sự hỏi (das Fragen der Frage: sự hỏi của câu hỏi, đặt câu hỏi) |
Fragestellung: | sự khả vấn, đặt thành nghi vấn, huyền án (Pháp: problématique) |
Die Frage fragen: | hỏi câu hỏi |
Die Frage nach: | hỏi về, câu hỏi về, tính vấn về |
Befragen: | tra hỏi |
Befragtes: | đối tượng được tra hỏi, sự thể được hỏi |
Gefragtes: | đối tượng được đòi hỏi |
Erfragtes: | đối tượng được hỏi, đối tượng sở vấn |
Mitfragen: | hỏi với |
Nachfragen: | hỏi về, tìm về |
Erfragen: | hỏi qui hướng |
Vorfragen: | hỏi trước, tiền vấn |
Vorfrage: | tiền vấn |
Fraglich: | khả vấn, đáng hỏi, đáng nghi |
Fraglose (das): | cái không đặt thành nghi vấn |
Fragwürdig: | đáng hỏi, đòi đươc hỏi, kêu gọi câu hỏi, đáng đặt thành câu hỏi |
Fragwürdigkeit (die): | sự xứng đáng được hỏi, đòi được hỏi, khả vấn tính |
Frei: | tự do (befreien: giải phóng; freilegen: lật trần, lộ trần, lộ thể) |
Freigeben: | giải thoát, giải ra |
Fuge: | sự nối liền |
Funtdament: | căn bản, nền móng, nền tảng |
Fundamental: | nền tảng, thuộc về nền tảng |
Fundamentieren: | đặt nền tảng, đặt căn bản |
Fundieren: | thiết lập, đặt để |
Furcht: | sợ hãi |
Fürchten: | sợ sệt |
Furchtbar: | làm cho sợ |
Fürsorge: | bận tâm, chăm sóc, săn sóc, giúp đỡ |
Ganz: | toàn thể, toàn diện, hoàn toàn |
Ganze: | toàn thể tính, toàn thể |
Ganzheit: | toàn thể tính, nhất thể, nhất trí, nhất thiết |
Ganzheitstruktur: | toàn cấu thể, toàn cấu tính. |
Ganzseinkönnen: | khả tính về toàn thể tính |
Gebrauch: | dùng, sử dụng |
Geeignet: | thích đáng, thích ứng |
Gegend: | vùng, cõi vùng, cõi miền |
Gegenstand: | đối thể, đối vật, đối tượng |
Gegenwart: | hiện tại, bây giờ (Sein und Zeit, p. 432) |
Gegenwärtig: | ở hiện tại |
Gegenwärtigen: | hiện hoá |
Gehalt: | nội dung, sự chứa đựng |
Gehören: | thuộc về |
Gehärigkeit: | sở thuộc tính, tham gia, tham dự, dính líu, quan thiết |
Geist: | tâm thức, tâm linh, tâm trí, tri thức |
Geltung: | giá trị, trị giá |
Genuin: | chân thực, thực chất |
Gerede: | nói nhảm nhí, ba hoa |
Gesagtes: | điều sở ngôn |
Geschehen: | xảy ra, xảy đến, xảy tới |
Geschehen: | lai tính |
Geschehnis: | lai tính, lai sự, biến sự |
Geschichte: | tính sử |
Geschichtlich: | thuộc về tích sử |
Geschichtlichkeit: | sử tính |
Geschick: | tính mệnh (Sein und Zeit, p. 384) |
Gesichtspunkt: | quan điểm |
Gestalt: | hình thể, hình thức, mô thức |
Gewältigen: | mong đợi |
Das Gewesen: | cái “đã xảy ra và còn tiếp diễn” |
Gewesenheit: | tính cách “đã xảy ra và còn đang tiếp diễn” |
Gewiss: | chắc chắn, nhất định |
Gewissen: | lương thức, lương tâm, (Sein und Zeit, p. 291) |
Gewissenhabenwollen: | muốn có lương thức |
Geworfenheit: | tính cách “đã bị bỏ rơi quăng ném ra đó” |
Gleichursprünglich: | đồng phát nguyên, đồng phát khởi, đồng uyên nguyên |
Grenzsituation: | hạn thế, hoàn cảnh giới hạn, hữu biên thế, thế thế |
Grund: | cănthể, căn tính, căn bản, nguyên căn, lý trí, lý tính (Urgrund: nguyên căn tính, Abgrund: hố thẳm; Ungrund: vô căn để) |
Grundverfassung: | cấu tính nền tảng, cấu tính căn bản |
Halten: | trì giữ, lưu giữ |
Hantieren: | sử dụng, dùng |
Hermeneutik: | thông diễn, giải thích |
Hervorbringen: | đem ra, tạo ra |
Historie: | sử học |
Historisch: | có tính cách lịch sử |
Historizität: | sử học tính |
Horchen: | nghe |
Hören: | nghe, lắng nghe |
Hörig: | chú ý |
Horizont: | chân trời, phương trời, chân trời giới hạn |
Ichheit: | ngã tính |
In-der-Welt-sein: | tại thế tính (Pháp: être-au-monde; Anh: being-in-the-world) |
In-sein: | tại tính (Pháp: être-à…; Anh: Being-in) |
Interpretation: | thông diễn, diễn nghĩa |
Je meines: | trong mỗi trường hợp riêng tôi, riêng lẻ của tô i |
Jemeinigheit: | sở ngã tính, ngã tính |
Kennen: | biết, quen |
Klärung: | chíêu sáng, sự soi sáng |
Lage: | vị thế, hoàn cảnh |
Last: | gánh nặng |
Leben: | đời sống |
Leicht: | nhẹ nhàng, dễ hiểu |
Licht: | ánh sáng |
Lichtung: | khoáng lâm |
Man (das): | “thiên hạ”, “người ta”, “thiên hạ tính” |
Mitdasein: | cộng hiện thể, cộng thể |
Miteinandersein: | tha thể cộng tính (“là-với-người-khác”) |
Mitsein: | cộng tính |
Mitwelt: | cộng thể |
Mitteilung: | thông đạt, thông cảm, tham dự |
Möglichkeit: | khả thể, khả tính |
Nähe: | cận tính |
Neugier: | tò mò tọc mạch |
Nichts (das): | hư về, vô thể |
Nichtheit: | vô tính, hư tính, hư vô tính |
Nichtig: | không, không là gì cả, không đáng là gì cả |
Nichtmehrdasein: | không còn là hiện tính thể |
Nichtmehrdaseinkönnen: | không còn có thể là hiện tính thể |
Niemand (das): | không ai, không người nào cả |
Nivellieren: | san bằng, san phẳng |
Noch nicht: | tính cách “chưa là” |
Notwendigkeit: | bức tính, tất tính, sự bức bách ép buộc |
Nutzung: | cách dùng, ích dụng, lợi dụng |
Objekt: | đối thể, đối tượng, đối vật |
Offenbarkeit: | khải tính, hiển tính |
Offendes (das): | khai thể |
Offenheit: | khai tính |
Öffentlichkeit: | công cộng, tính cách công cộng, “thiên hạ tính” |
Öffentlich: | công cộng |
Ohnmacht: | sự bất lực |
Ontisch: | vật luận, thể luận, vật thể luận |
Ontologie: | bản thể luận, tính thể luận |
Ontologisch: | tính luận |
Orginär: | nguyên thuỷ |
Ort: | xuất xứ, nơi chốn, chỗ, trú sở |
Platz: | chốn, chỗ, nơi |
Praktisch: | thực tiễn |
Primat: | ưu thế |
Privileg: | đặc quyền |
Raum: | không gian, khoảng không |
Raumgeben: | cho khoảng, dành chỗ, dọn chỗ, nhường chỗ |
Räumlichkeit: | không gian tính |
Rechnen: | tính toán |
Recht: | đúng, chính, thích đáng |
Rede: | ngôn tính |
Region: | lãnh vực |
Richten: | điều chỉnh, thẳng hướng |
Richtigkeit: | chính tính, (richtig: đúng, chính xác) |
Richtung: | chiều hướng |
Rücksicht: | tôn trọng, lưu tâm |
Ruf: | sự kêu gọi, gọi |
Rühren: | đụng, rờ, mó, chạm |
Sache: | sự thể, vật thể |
Die Sachen selbst: | (trở về) chính sự thể, chính tự thể (Sein und Zeit, p. 27) |
Sachgebiet: | đố thể xứ, lãnh vực đối thể |
Sachkenntnis: | tri trức đối thế, tri thức khách quan |
Sachlogik: | luận lý thực tại, luận lý phi hình thức |
Sachhaltig: | thiết thực |
Sachlich: | khách quan, thuộc về khách thể, đối thể |
Satz: | ngôn thức, ngôn từ, nguyên lý, nguyên tắc, nguyên thể, cái nhảy vọt |
Schein: | ảo tưởng, ảo ảnh, hư ảnh, giả ảnh, giả tưởng, hư giả (Sein und Zeit, p. 176) |
Scheinen: | dường như, có vẻ như, phát hiện |
Scheinbar: | ngoại thể, ngoại quan, giả thể |
Sehenlassen: | làm cho thấy, khởi kiến |
Schicksal: | thể phận, số phận, thân phận, thân mệnh, vận số (Sein und Zeit, p. 384) |
Schickliche (das): | sở mệnh, bản hữu |
Schliessen: | bao gồm, đóng lại, khép lại |
Schon-sein-in: | “đã-là-ở-trong” |
Schuld: | tội, nợ, trách nhiệm, khuyết tính, phạm tính (Sein und Zeit, p. 292) |
Schuld haben an: | có trách nhiệm về (trách tính) |
Schulden: | nợ, mắc nợ (Sein und Zeit, p. 281) |
Schuldig: | phạm tội, trách nhiệm |
Sich schuldig machen: | cưu mang khuyết tính, chịu tội, chịu trách nhiệm |
Schuldigsein: | khuyết tính |
Schweigen: | im lặng, giữ im lặng |
Sehen: | thấy, nhìn thấy (Gesicht: mặt mày, quan kiến; Aussehen: hiển nhiên; Ansicht: quan kiến, khía cạnh, cách nhìn, ý kiến) |
Seiend: | đang là, thực thể, hiện thể, thể |
Seiendes: | hiện thể, hữu thể, thể thể, thực thể, “cái đang là”, “cái là” (Pháp: étand; Anh: that which is) |
Seiendheit: | hiện thể tính |
Sein: | là |
Sein: | tính, tính thể, thể tính (Pháp: Être; Anh: Being) |
Sein-bei: | tiếp cận tính (“là gần bên”) (Pháp: être-auprès de… ; Anh: being alongside) |
Seinkönnen: | khả tính, khả năng (Pháp: prouvoir-être; Anh: potentiality-for-Being) |
Seinsart: | tính điệu, tính cách |
Seinlassen: | suất tính (laisser-être) |
Seinssinn, Sinn des Seins: | tính nghĩa, ý nghĩa của tính thể |
Seinsverfassung: | cấu tính |
Sein zu: | hướng tính (“là hướng về”) |
Sein zum Ende: | tính thể qui chung (“là-hướng-về-sự-cuối-cùng”) |
Sein zum Tode: | tính thể qui tử, qui tịch (“là hướng về sự chết”) |
Selbig: | cũng vậy, như nhau |
Selbst: | tự, ngã, bản, sở, tự ngã |
Selbstsein: | tự tính, tự ngã tính |
Selbständig: | tự tồn |
Selbsterkenntnis: | tự tri |
Selbstverständlichkeit: | sự hiển nhiên, hiển thể |
Setzen: | đặt để (Setzung: vị trí, vị thể; Aus-einandersetzung: tương tranh giao thể) |
Sinn: | nghĩa, tính nghĩa (sinnloss: vô nghĩa; Sinnlosigkeit: tính cách vô nghĩa, sinnvoll: có nghĩa, nặng nghĩa; unsinnig: phi nghĩa; widersinnig: nghịch nghĩa, trái nghĩa; Sein und Zeit, p. 137, 151) |
Situation: | vị thế, tư thế, hoàn cảnh, tình thế |
Sorge: | ưu tính, sự ưu tâm |
Sprache: | ngôn ngữ, tiếng nói (Zur Sprache bringen: nhập ngôn, phát ngôn; Zur Sprache kommen: ngôn hiện) |
Spruch: | tính ngôn, mệnh ngôn, từ ngôn |
Ständig: | thường hằng, thường còn, thường xuyên (Ständigkeit: thường tính) |
Stätigkeit: | tánh cách vững chắc, cố tính) |
Stehen: | đứng (zum Stehen kommen: thể hiện; zum Stehe bringen: thế nhập, thế tựu; das Entgegenstehende: nghịch thế thể) |
Stellen: | dựng đứng, lập thành, đặt để (Sein und Zeit, p. 300) |
Stelle: | vị thế, vị trí |
Sterben: | chết |
Stetig: | liên tục (Stetigkeit: liên tục tính) |
Stillegen: | bất động hoá |
Stimme: | tiếng nói, tiếng lời |
stimen: | âm hưởng, bắt điệu, qui điệu |
Stimmung: | cảm trạng, trạng thái tâm hồn |
Struktur: | cấu thể, cấu thức, cơ cấu |
Struckturganzes: | toàn cấu thể, cấu thức toàn thể, cơ cấu toàn diện |
Subjekt: | chủ thể |
Substanz: | bản chất, thể chất (Sein und Zeit, p. 303) |
Tatsache: | sự kiện, dữ kiện |
Tatsächlich: | có tính cách dữ kiện |
Täuschung: | lỗi lầm, lầm lạc |
Temporal: | có tính cách thời gian |
Temporalität: | thời gian tính |
Thema: | chủ đề, định đề |
Überantworten: | gửi trao, giao cho, ban cho |
Übereinstimmen: | hoà đồng, đồng ý, tương ứng |
Übereinstimmung: | sự hoà đồng, sự tương ứng, thích ứng |
Übergeben: | chuyển lại (Sein und Zeit, p. 21) |
Überhaupt: | tổng quát, đại quan, đại thể, tổng thể |
Überlassen: | bỏ rơi |
Überliefern: | mang lấy, gánh lấy, cưu mang |
Ũbernalme: | sự cưu mang, gánh lấy (Sein und Zeit, p. 61, 259) |
Übersicht: | đại quan |
Überspringen: | lướt qua, bỏ quyên không thấy |
Überwinden: | vượt qua, chiến thắng, chinh phục (Sein und Zeit, p.105) |
Überzeugung: | xác tín, sự tin chắc |
Um: | chung quanh, để mà (Sein und Zeit, p. 8, 65, 69, 11, 141) |
Umgang: | sự đối trị, sử dụng, giao dịch, thực hành |
Umwelt: | hoàn thế (Pháp: monde ambiant; Anh: environment) |
Umweltlichkeit: | hoàn thế tính |
Umwillen (das): | cho cái gì đó, vì mục đích nào đó |
Umzu (das): | để mà, tính cách “để mà” |
Unausdrücklich: | ẩn ý, hiểu ngầm |
Unbestimmt: | bất định, mơ hồ |
Unbezüglich: | tuyệt đối, không có tương giao |
Unbedeutsamkeit: | vô ý nghĩa |
Undurchsichtigkeit: | tính cách mù mịt |
Uneigentlichkeit: | bội tính, phi nguyên tính |
Unendlich: | vô hạn, không cùng |
Unheimlich: | xa lạ, kỳ dị |
Unheimlichkeit: | sự xa lạ, ly hương, mất quê hương, vong hương (Sein und Zeit, p. 188) |
Unselbstständigkeit: | bất khả tự thế tính (Unselbstständigkeit = bất tự thường tính; Sein und Zeit, p. 117, 332) |
Unterscheiden: | phân biệt, biện biệt (Sein und Zeit, p. 429) |
Unüberholbar: | không thể vượt qua được |
Unverborgen: | mở ra, vén mở |
Unverborgenheit: | khải tính |
Ursprung: | uyên nguyên, nguồn gốc, suối nguồn |
Ursprünglich: | từ nguồn, phát từ nguồn, nguyên thuỷ, nguyên bản |
Verantwortlich: | có thể trả lời được |
Verborgen: | che đậy, ẩn giấu |
Verbogenheit: | ẩn tính, sự che đậy, ẩn kín |
Verdecken: | phủ kín, đậy che |
Verdecktkeit: | sự phủ kín, che đậy |
Verdeckung: | sự ẩn giấu |
Verderbnis: | sự hư hỏng, sa đoạ |
Verdinglichen: | thể hoá |
Vereinzeln: | cá thể hoá (Sein und Zeit, p. 142) |
Vereinzelung: | sự cô lập |
Verenden: | tiêu ma, tiêu diệt |
Verfallen: | rơi, té, sa đoạ |
Verfallen: | đoạ tính (Sein und Zeit, p. 21, 134, 175, 428) |
(sich) verfangen (in…): | bị kẹt, bị vướng, bị triền phược nô lệ |
Verfängnis: | sự lung lạc, chiếm đoạt, vướng kẹt |
Verfassung: | cấu tính |
Verfassungsganzheit: | toàn thể tính cấu thể |
Vergangenheit: | quá khứ |
Vergegenwärtigen: | hiện hoá, đối trị |
Vergewissern: | làm chắc chắn (Sein und Zeit, p. 291) |
Verhalten: | cư xử, đối trị, thể thái |
Verhalten: | tư thế thể thái |
Verhältnis: | tương thể giao tính, tương giao, quan hệ |
Verhüllen: | che đậy, phủ đậy |
Verlassen: | bỏ rơi |
Vernunft: | lý trí, lý tính |
Verschliessen: | đóng lại, che lại |
Verstehen: | tri thể tính |
Verständnis: | tri tính, tri kiến, tri cảm, tri nhận, lãnh hội |
Verstimmung: | cảm trạng buồn thảm |
Vertrautheit: | sự thân thuộc, quen thuộc |
Verwenden: | dụng, sử dụng (Sein und Zeit, p. 333) |
Vorgriff: | tiền niệm, dự niệm (Sein und Zeit, p. 150, 327) |
Verwendbarkeit: | sự ích dụng |
Verwirklichen: | hiẹn thực hoá, thể hiện |
Vorausspringen: | đi trước, phóng tới trước |
Vorbegriff: | ý niệm nhất thời |
Vorhabe: | sự chiếm hữu trước, tiền sở hữu |
Vorhanden: | hiện tiền, hiện vật |
Vorhandenheit: | hiện tiền thể, hiện vật thể |
Vorkommen: | xảy ra, xảy ra trước (Sein und Zeit, p. 106) |
Vorlaufen: | dự tưởng |
Vorsicht: | tiền kiến, điều thấy trước |
Vorspringen: | nhảy vọt ra trước (Sein und Zeit, p. 122) |
Vorstellen: | tiền tượng hoá |
Vorstellung: | tiền tượng thể |
Vor-Struktur: | cấu thể dự tưởng (Sein und Zeit, p. 327) |
Wahl: | trạch tính, sự chọn lựa |
Wählen: | chọn lựa |
Wahr: | chân (bewahren: gìn giữ, bảo vệ) |
Wahrheit: | chân lý, chân tính |
Wahren: | giữ lại, cứu lại, giành lại |
Währen: | chịu đựng |
Was: | cái, thể, cái gì, vật |
Was-sein: | thể chất, bản chất, vật thể |
Weise: | thể cách, tính cách |
Welt: | thế gian |
Welten: | thế hoá |
Weltlich: | thế tục |
Weltlichkeit: | thể tính (Pháp: mon-danéité; Anh: worldhood) |
Weltlos: | phi thế gian |
Weltmässigkeit: | thế gian tính |
Werfen:phóng, | phát ra trước (Entwurf: dự phát tính) |
Wesen: | tính chất, bản tính, thể tính |
Wesentlich: | thuộc về thể tính, chính yếu, nguyên tính, trung tính |
Wider (das): | tính cách “chống nghịch lại” (Sein und Zeit, p 210) |
Wie (das): | tính cách “thế nào” |
Wiederholen: | phục hồi, lập lại |
Wiederholung: | sự phục hồi |
Wirbel: | sự quay cuồng |
Wirklich: | thực, hiện thực |
Wovor: | điều đối diện, đối mặt |
Wozu: | nơi đi tới, chỗ tới |
Wurf: | sự phát ra trước, sự phóng ra |
Zeichen: | dấu hiệu |
Zeigen: | chỉ, bày, trỏ |
(sich) zeigen: | hiểu bày |
Zeit: | thời gian |
Zeitigen: | thời hoá |
Zeitlich: | thuộc về thời gian |
Zeitlichkeit: | thời tính |
Zeug: | dụng cụ |
Zugang: | sự đi tới |
Zugangsart: | tính cách đi tới, thể cách đi tới, lối tới |
Zugehõren: | thuộc về (Sein und Zeit, p. 163) |
Zuhanden: | dụng thể, thủ thể |
Zuhandenes: | dụng cụ, dụng vật, thủ thể (Sein und Zeit, p. 25, 74, 104, 106) |
Zuhandenheit: | dụng thể tính, thủ tính |
Zukommen: | đi đến, thuộc về (Sein und Zeit, p. 325, 329) |
Zukunft: | tương lai (Sein und Zeit, p. 325, 329) |
Zukunft: | lai thể (Sein und Zeit, p. 325) |
Zumeist: | phần lớn, hầu hết (Sein und Zeit, p. 16) |
Zunächst: | gần nhất, thoạt kỳ thuỷ, trước tiên (Sein und Zeit, p. 253) |
Zu-sein: | phải là (Sein und Zeit, p. 42) (Pháp: avoir-à-être; Anh: to be) |
Zweideutig: | mơ hồ, không rõ ràng, lờ mờ |
Zweideutigkeit: | tính cách bập bềnh, lờ mờ, hồ đồ, mơ hồ |
Zwischen (das): | tính cách “ở giữa” |
- Hết -
Nguồn:Martin Heidegger. Về thể tính của chân lý. Phạm Công Thiện dịch và giới thiệu, Nxb. Hoàng Đông Phương. 1968. Bản địện tử do talawas thực hiện.