Tản mạn về cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
Viết tưởng niệm 6 năm ngày mất của ông (01.04.2001-01.04.2007)[/i] Trịnh Công Sơn, một vì sao sáng ngời trên bầu trời âm nhạc Việt Nam. Sáng ngời nhưng không chói mắt, một kiểu ánh sáng dịu hiền, bao dung đã tạo nên một hấp dẫn lực khiến con người muốn tìm đến tắm mình dưới cái ánh sáng lãng mạn và bổ dưỡng đó. Ở Việt Nam, một cách khiêm tốn có thể nói, ai đã từng để ý một chút xíu đến âm nhạc đều biết đến Trịnh Công Sơn. Trên bầu trời quốc tế, Trịnh Công Sơn như một cánh chim đã bay qua mọi miền và hót lên những âm thanh từ trái tim, từ tấm lòng, với tất cả tình yêu và hoài bão hòa bình, khiến cho nhiều sắc dân phải nói lời đồng cảm. Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp “Encyclopédie de tous les pays du monde” (Coll. Les Millions) và được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế cũng như những giải thưởng ở Việt Nam, nhưng có lẽ giải thưởng lớn nhất cho ông đó là hàng triệu triệu “tín đồ” đã kính mến ông, yêu quý ông cũng như yêu thích tác phẩm của ông.
Mỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn, nếu được gỡ ra khỏi 5 dòng kẻ của khuôn nhạc thì lời nhạc trở thành một bài thơ. Tất cả ca khúc của Trịnh Công Sơn có thể gọi là ca khúc phổ thơ! Thơ trong nhạc của ông hoà quyện một cách nhuần nhuyễn, rất dẻo và dính, có tác động tương hỗ cho nhau tạo thành một hợp chất đầy trữ tình và thi vị. Thơ tạo ra linh hồn cho nhạc, nhạc tạo ra tính nhịp điệu, êm tai cho thơ. Những bài thơ hay thường là những bài thơ có tính nhạc khá rõ ràng, rất dễ phổ nhạc. Những ca khúc hay thường có nhiều tính thơ. Tính thơ có trong nhạc sẽ làm cho nhạc thoáng đãng và tỏa hương. Nhạc không có tính thơ nhưng một con tàu chạy qua đoạn đường hầm, không thể nhìn thấy hoa ngũ sắc trổ rực rỡ hai bên đường ray, không thể thấy cánh đồng xanh mướt, bên trên có đàn cò đang bay, bên dưới cô cô gái duyên dáng xoắn cao quần, vai nghiêng nón lá. Có lẽ, trong số những người yêu thích nhạc Trịnh cũng có nhiều người thích vì tính thơ trong nhạc của ông.
Ngoài cái giá trị có tính “vật chất” của nhạc Trịnh, đó là giá trị nghệ thuật, thì người ta còn yêu thích nhạc Trịnh vì… ông Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn là một nhân cách lớn. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng …[/i]”. Câu này đã trở thành câu kinh, nó sẽ bất giác vọng ra khi ta nghĩ một điều gì, làm một điều gì gây ra một sóng xung nhỏ của lương tâm, và rất có thể khi đụng phải câu kinh đó thì lương tâm được điều chỉnh về biên độ bình thường, đi nhẹ nhàng, êm dịu bên trong theo đời sống thường nhật để giữ yên ổn cho lòng mình. Nếu từ “hiền” được hiểu như một tư cách đạo đức, như lòng vị tha, độ lượng, thì sống “hiền” như Trịnh Công Sơn thật rất khó. Người yêu nhạc Trịnh mà biết ro rõ về cuộc đời, những giai thoại, những tư liệu về nhạc sỹ này thì yêu nhạc Trịnh lên nhiều lần nữa. Tôi nói không phải vì được ngồi ghế nhựa, ghế tre hoặc ngồi trên cỏ để được xem chương trình quy mô mà miễn phí tại Khu du lịch Bình Quới mỗi năm kỷ niệm ngày mất của ông. Cứ xem “tấm lòng” của đông đảo bạn bè ông, của hàng triệu triệu người yêu thích nhạc ông dành cho ông mà biết tấm lòng của ông.
Về khía cạnh nghệ thuật, mỗi nghệ sỹ có một phong cách riêng của mình, đều có thể hẫp dẫn được công chúng. Về khía cạnh nhân văn thì chỉ có một “phong cách” mà thôi, đó là “tấm lòng”. Nghệ thuật, tùy trình độ của người đẻ ra tác phẩm, tùy cảm nhận của người thưởng thức, nhưng tấm lòng thì tôi tin rằng mọi người đều cảm nhận giống nhau. Tiếc rằng, lúc ông còn sống, vì những lý lẽ này nọ, vì sự ganh tị cá nhân, có một số ít người đã đối xử không có tấm lòng với ông. Và hôm nay, mỗi ngày mọc ra thêm nhiều phòng trà, quán cafe, các chương trình văn nghệ, ca nhạc… sử dụng tác phẩm của ông, sử dụng tên ông, họ ông… để đặt tên quán, tên chương trình… Một phần vì họ yêu thích nhạc ông, yêu quý ông, một phần vì một “nhãn hiệu” mang lại tư lợi cho họ, dù sao, điều đó cũng đáng tự hào về một nhạc sỹ lừng danh và nhân cách của Việt Nam! Không biết những lý lẽ kia, những quá khứ ganh tị kia đã có đôi chút chạnh lòng khi nhớ lại hay không, nhưng tôi tin rằng Trịnh Công Sơn vẫn vui vẻ, dung dung ở bên kia cuộc đời với khúc nhạc, lời ca, “Những hẹn hò từ nay khép lại/ thân nhẹ nhàng như mây...![/i]”.
Mỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn, nếu được gỡ ra khỏi 5 dòng kẻ của khuôn nhạc thì lời nhạc trở thành một bài thơ. Tất cả ca khúc của Trịnh Công Sơn có thể gọi là ca khúc phổ thơ! Thơ trong nhạc của ông hoà quyện một cách nhuần nhuyễn, rất dẻo và dính, có tác động tương hỗ cho nhau tạo thành một hợp chất đầy trữ tình và thi vị. Thơ tạo ra linh hồn cho nhạc, nhạc tạo ra tính nhịp điệu, êm tai cho thơ. Những bài thơ hay thường là những bài thơ có tính nhạc khá rõ ràng, rất dễ phổ nhạc. Những ca khúc hay thường có nhiều tính thơ. Tính thơ có trong nhạc sẽ làm cho nhạc thoáng đãng và tỏa hương. Nhạc không có tính thơ nhưng một con tàu chạy qua đoạn đường hầm, không thể nhìn thấy hoa ngũ sắc trổ rực rỡ hai bên đường ray, không thể thấy cánh đồng xanh mướt, bên trên có đàn cò đang bay, bên dưới cô cô gái duyên dáng xoắn cao quần, vai nghiêng nón lá. Có lẽ, trong số những người yêu thích nhạc Trịnh cũng có nhiều người thích vì tính thơ trong nhạc của ông.
Ngoài cái giá trị có tính “vật chất” của nhạc Trịnh, đó là giá trị nghệ thuật, thì người ta còn yêu thích nhạc Trịnh vì… ông Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn là một nhân cách lớn. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng …[/i]”. Câu này đã trở thành câu kinh, nó sẽ bất giác vọng ra khi ta nghĩ một điều gì, làm một điều gì gây ra một sóng xung nhỏ của lương tâm, và rất có thể khi đụng phải câu kinh đó thì lương tâm được điều chỉnh về biên độ bình thường, đi nhẹ nhàng, êm dịu bên trong theo đời sống thường nhật để giữ yên ổn cho lòng mình. Nếu từ “hiền” được hiểu như một tư cách đạo đức, như lòng vị tha, độ lượng, thì sống “hiền” như Trịnh Công Sơn thật rất khó. Người yêu nhạc Trịnh mà biết ro rõ về cuộc đời, những giai thoại, những tư liệu về nhạc sỹ này thì yêu nhạc Trịnh lên nhiều lần nữa. Tôi nói không phải vì được ngồi ghế nhựa, ghế tre hoặc ngồi trên cỏ để được xem chương trình quy mô mà miễn phí tại Khu du lịch Bình Quới mỗi năm kỷ niệm ngày mất của ông. Cứ xem “tấm lòng” của đông đảo bạn bè ông, của hàng triệu triệu người yêu thích nhạc ông dành cho ông mà biết tấm lòng của ông.
Về khía cạnh nghệ thuật, mỗi nghệ sỹ có một phong cách riêng của mình, đều có thể hẫp dẫn được công chúng. Về khía cạnh nhân văn thì chỉ có một “phong cách” mà thôi, đó là “tấm lòng”. Nghệ thuật, tùy trình độ của người đẻ ra tác phẩm, tùy cảm nhận của người thưởng thức, nhưng tấm lòng thì tôi tin rằng mọi người đều cảm nhận giống nhau. Tiếc rằng, lúc ông còn sống, vì những lý lẽ này nọ, vì sự ganh tị cá nhân, có một số ít người đã đối xử không có tấm lòng với ông. Và hôm nay, mỗi ngày mọc ra thêm nhiều phòng trà, quán cafe, các chương trình văn nghệ, ca nhạc… sử dụng tác phẩm của ông, sử dụng tên ông, họ ông… để đặt tên quán, tên chương trình… Một phần vì họ yêu thích nhạc ông, yêu quý ông, một phần vì một “nhãn hiệu” mang lại tư lợi cho họ, dù sao, điều đó cũng đáng tự hào về một nhạc sỹ lừng danh và nhân cách của Việt Nam! Không biết những lý lẽ kia, những quá khứ ganh tị kia đã có đôi chút chạnh lòng khi nhớ lại hay không, nhưng tôi tin rằng Trịnh Công Sơn vẫn vui vẻ, dung dung ở bên kia cuộc đời với khúc nhạc, lời ca, “Những hẹn hò từ nay khép lại/ thân nhẹ nhàng như mây...![/i]”.