Home » » KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI và HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ

KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI và HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012 | 04:08

KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI và HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ
Bài diễn thuyết đoạt giải, ngày 8 tháng 12 năm 2001

GEORGE A. AKERLOF*

Khoa kinh tế, Đại học Berkeley, California, CA 94720-3880, Hoa Kỳ.
Phiên Dịch: Hồ Phương Trang

SỰ NGHÈO KHỔ VÀ TÍNH ĐỒNG NHẤT

Nếu sự phân phối thu nhập là một chủ đề trong kinh tế học vĩ mô, như là nhiều người đã thừa nhận, thì kinh tế học dựa trên hành vi cũng đưa ra những hiểu biết thấu đáo về những vấn đề kinh tế vĩ mô vẫn đang tồn tại suốt một thời gian dài mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt: sự chênh lệch trong thu nhập và điều kiện xã hội giữa mật độ người da trắng chiếm đa số và người gốc Phi chiếm thiểu số. Khi tài sản kế thừa là cả chế độ chiếm hữu nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ da đen thì cảnh nghèo nàn vẫn đè nặng lên những người Mỹ gốc Phi.

Tỉ lệ nghèo nàn của người Mỹ gốc Phi là 23.6 phần trăm vào năm 2000 gần gấp ba tỉ lệ của người da trắng là 7.7 83. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/8 dân số nhưng những người Mỹ gốc Phi lại chiếm gần 1/ 4 hộ nghèo của tất cả Hoa Kỳ. 84 Thực tế còn khác hơn rất nhiều so với những gì con số thống kê này đưa ra bởi vì vấn đề của những người Mỹ gốc Phi nghèo nhất này không đơn thuần chỉ là cảnh nghèo túng. Chúng còn bao gồm sự tăng cao mạnh mẽ trong tỉ lệ tội phạm, ma tuý, nghiện rượu, chửa hoang, hộ gia đình chỉ có phụ nữ làm chủ và sống dựa vào tiền trợ cấp. Những con số thống kề về tình trạng tù tội chỉ ra rằng những vần đề này ảnh hưởng tới một phần đáng kể trong bộ phận những người Mỹ gốc Phi. Ví dụ như, khoảng 4.5 phần trăm đàn ông da đen đang bị bỏ tù. 85 Tỉ lệ đàn ông da đen phải vào tù cao hơn tỉ lệ này ở người da trắng theo một hệ số là tám trên một. 86 Và những rủi ro trong đời của một người đàn ông trẻ tuổi da đen phải vào tù lên tới 1/ 4. 87

Theo quan điểm của chúng tôi, vì lý thuyết kinh tế chuẩn mực có thể giải thích cho hành vi tự huỷ diệt như vậy nên Rachel Kranton và tôi đã phát triển những mô hình, dựa vào quan sát xã hội và tâm lý để hiểu những bất lợi dai dẳng của người Mỹ gốc Phi. Lý thuyết của chúng tôi nhấn mạnh vai trò của tính đồng nhất và những quyết định do từng cá nhân đưa ra về việc họ muốn là ai. Theo lý thuyết của về cảnh nghèo túng của những người thiểu số, những tầng lớp và chủng tộc trong xã hội bị tước quyền sở hữu phải đối mặt với một sự lựa chọn Hobbesian.

Một khả năng có thể xảy ra là lựa chọn một sự đồng nhất thích hợp với văn hoá vượt trội. Nhưng sự đồng nhất như vậy phù hợp với nhận thức rằng sự chấp nhận đầy đủ của tất cả các thành viên về văn hoá vượt trội là không thể xảy ra. Sự lựa chọn như thế cũng có thể làm hao tổn tâm trí đối với bản thân mình vì nó liên quan tới việc là một ai đó "khác"; gia đình và bạn bè, những người cũng ở bên ngoài văn hoá vượt trội cũng có thể có những quan điểm tiêu cực đối với một người không theo quy tắc của tổ chức. Vì vậy, những cá nhân có thể cảm thấy rằng họ không thể "vượt qua" một cách đầy đủ.

Mỗi một sự đồng nhất đều có liên quan tới những quy định cho hành vi lý tưởng. Trong trường hợp tính đồng nhất đối lập lại, những quy định này thường được định nghĩa dưới dạng những gì không phải la văn hoá vượt trội. Vì những qui định của văn hoá vượt trội xác nhận "tính tự thi hành", những điều trong văn hoá đối lập lại thường mang tính tự huỷ diệt. tính đồng nhất của văn hoá đối lập có thể dễ dàng hơn trong cái tôi bản ngã, nhưng cũng có thể làm suy yếu về mặt kinh tế và thân thể.

Lý thuyết dựa trên tính đồng nhất về sự bất lợi phù hợp với mọi bằng chứng. Ví dụ, nó đã tìm ra được những nghiên cứu bởi những tác giả như là Anderson (1990), Clark (1965), Du Bois (1965), Fraizier (1957), Hannerz (1969), Rainwater (1970), và Wilson (1987, 1996). Đọc bất kỳ tiểu sử nào của một người Mỹ gốc Phi nào: vũ điệu không thoải mái giữa chấp nhận và phản bác luôn luôn giữ vị trí trung tâm sân khấu.

Lý thuyết đồng nhất về tình trạng nghèo khó của những người thiểu số có những quan hệ mật thiết với chính sách xã hội đi trệch từ những điều bắt nguồn từ lý thuyết tân cổ điển chuẩn mực. Ví dụ, lý thuyết kinh tế chuẩn mực về tình trạng tội phạm và trừng phạt hoàn toàn dùng lý lẽ để biện hộ cho sự ngăn cản việc chiến đấu chống lại tội ác: hãy đẩy nguyên tắc lên thật cao, như bang California đã từng làm cùng với điều luật "ba nguyên tắc hoặc bạn sẽ bị tống cổ ra ngoài", và kẻ phạm tội đang có mưu đồ sẽ phải nghĩ lại. Nhưng những nhà tù đã đầy mà tình hình phạm tội vẫn không dừng lại. Trái lại, một lý thuyết dựa trên tính đồng nhất cho rằng tình trạng bỏ tù gây nên những ảnh hưởng tiêu cực bên ngoài có thể bù đắp cho những lợi ích ngắn hạn từ việc ngăn cản hành động phạm tội thông qua những chính sách bỏ tù khắc nghiệt hơn. 88 Chính bản thân nhà tù là một trường học cho sự đồng nhất đa văn hoá, và vì vậy là mảnh đất gieo hạt cho những tội ác tương lại.

Hơn thế nữa, tình trạng bên ngoài trong việc hình thành sự đồng nhất dùng lý lẽ để biện hộ cho những chương trình để làm giảm tình trạng phạm tội trước khi nó xảy ra. Ví dụ, những điều này bao gồm cả những chương trình điều trị và phục hồi cho những người nghiện ma tuý nặng và chương trình việc làm công cộng cho giới trẻ trong thành phố. Lý thuyết đồng nhất cho rằng những lợi ích của việc tăng chi phí cho các trường học của người Mỹ gốc Phi vùng lân cận với tỉ lệ nghèo đói cao rất thực tế và có hiệu quả: Trẻ em Mỹ gốc Phi được nhận thấy là đã hưởng ứng một cách đặc biệt với sự thay đổi trong chất lượng giáo viên và quy mô của lớp học. 89 Trường có thể nhận giáo viên đặc biệt và quan tâm tới từng vấn đề của sinh viên cùng với việc đưa ra chương trình giảng dạy chuẩn mực. 90 Cuối cùng, những cái bên ngoài liên quan tới việc hình thành sự đồng nhất giải thích cho hành động xác nhận, bởi nó là một dấu hiệu của việc đón chào những người Mỹ gốc Phi bước vào xã hội của những người da trắng, một xã hội đã từ chối họ rất lâu. 91

KẾT LUẬN
Đã ba mươi năm kể từ khi cuộc cách mạng trong lý thuyết tăng trưởng bắt đầu và sau đó lướt qua kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô hiện đại là chuẩn mực trong tất cả những chương trình cao học, và chiếm một nửa trong chuỗi hai khoá học. Việc chấp nhận kinh tế học vĩ mô diễn ra chậm hơn, nhưng cuộc cách mạng cũng ảnh hưởng tới bộ môn này. Nếu có bất kỳ một vấn đề nào trong kinh tế học mang tính hành vi, đó chính là kinh tế vĩ mô. Tôi đã tranh luận trong bài thuyết trình này rằng sự trao đổi, tính công bằng, tính đồng nhất, ảo tưởng về tiền, ác cảm thất bại, tính tập hợp và sự trì hoãn giúp giải thích sự khởi hành của nền kinh tế trong thế giới thực từ mô hình cân bằng chung và mang tính cạnh tranh. Mối quan hệ theo quan điểm của tôi là kinh tế vĩ mô phải dựa trên những cân nhắc theo hành vi.

Tác phẩm Lý thuyết chung của Keynes là đóng góp lớn nhất cho kinh tế học vĩ mô dựa trên hành vi trước kỉ nguyên hiện tại. Hầu hết ở khắp mọi nơi Keynes đổ hết lỗi của những thất bại thị trường lên xu hướng tâm lý (như là ở trong tiêu dùng) và tính phi lý (như là trong sự đầu cơ tích trữ trong thị trường cổ phiếu). Ngay sau khi nó được phát hành, những người trong ngành kinh tế vĩ mô đã ngay lập tức quen thuộc với kinh tế học theo trường phái Keynes. Họ đã khai hoá nó khi họ dịch nó thành toán học "mềm mại" của kinh tế cổ điển. 92 Nhưng nền kinh tế, giống như sư tử, rất hoang dã và nguy hiểm. Kinh tế học hiện đại dựa trên hành vi phát hiện lại khía cạnh hoang dã của hành vi kinh tế vĩ mô. Những nhà kinh tế học dựa trên hành vi đang trở thành những người thuần phục sư tử. Nhiệm vụ này cũng thú vị về mặt tri thức nhưng cũng không kém phần khó khăn.

Tài Liệu Trích Dẫn
2 Tham khảo trang
http://www.gibbsonline.com/gibbsbooks.html

3 Tham khảo Lucas và Sargent (1979).

4 Hầu hết những câu hỏi rắc rối này đều không được nghiên cứu vào thời gian đó, chúng gắn liền với văn học nhưng cũng không có cuộc thảo luận nào về chúng. Có lẽ chương trình nghiên cứu hiệu quả nhất của kinh tế vĩ mô trong suốt những năm 60 là sự phát triển của mô hình toán kinh tế vĩ mô. Những mô hình nghiên cứu về sự thất nghiệp của Phelps và một số người khác (1970) xuất hiện vào cuối những năm 60 để trả lời một câu hỏi: Ý nghĩa của sự thất nghiệp là gì? Nhưng họ lại chấp nhận trong khuôn khổ của sự thất nghiệp tự nhiên và tự nguyện.

5 Tôi đã bỏ sót hai câu hỏi quan trọng nhất mà những nền móng cơ sở nhỏ nhất của chúng được phát triển từ cuối những năm 60. Đầu tiên, tại sao tín dụng lại có thể được định mức? Donald Hodgman (1960, trang 258) đã làm sáng tỏ rằng lý thuyết kinh tế của đầu những năm 60 nhận ra rằng định mức tính dụng là một câu hỏi bí ẩn không thể giải thích được:


"Các nhà kinh tế học theo xu hướng phân tích thường miễn cưỡng chấp nhận [định mức tín dụng] tại giá trị bề ngoài bởi khó khăn của họ trong việc đưa ra một lời giải thích mang tính lý thuyết cho hiện tượng này, hiện tượng gắn liền với những nguyên lý của hành vi kinh tế vĩ mô dựa trên lý trí. Tại sao những người cho vay nên phân phối bằng phương pháp phi giá cả và như phủ nhận chính họ lợi ích của lợi tức cao hơn?". Ông quy những quan điểm này cho Paul Samuelson như đã được phát biểu tại quốc hội. Thông tin không đối xứng đưa ra một lý do tuyệt vời cho định mức tín dụng (Tham khảo thêm tài liệuJaffee and Russell (1976) and Stiglitz and Weiss (1981)).

6 Tham khảo Akerlof (1970)

7 Mishkin (1976) sau này đã phát triển những ý tưởng khuyến khích tôi tham gia vào khoá học này ngay từ ban đầu. Ông chỉ cho tôi biết tại sao nhu cầu cho xe ô tô lại không ổn định bởi vì ô tô là mặt hàng không dễ quy ra tiền mặt do thông tin không cân xứng.

8 Tham khảo Chamerlin (1962) và Robinson (1942).

9 Ví dụ, tôi có thể tưởng tượng một cách rõ ràng một sinh viên cao học không nhận thức được mô hình cạnh tranh không gian của Hotelling (1929). Tôi không thể nhớ chính xác được nó trong chương trình giảng dạy cao học nào nhưng tôi có thể nhớ rõ tìm thấy nó để lẫn trong phụ lục của tác phẩm Monopolistic Competition của Chamberlin

10 Khi nói chuyện với Michael Rothschild tại Cambridge, và Massachusetts, mùa hè năm 1969. Tôi vẫn còn nhớ cách sử dụng cũng như rất nhiều người ngày này nhớ tới lần đầu tiên họ nghe thấy ai đó nói họ sẽ "phát triển nền kinh tế".


11 Tôi không có ngày chính xác khi bài báo này được chấp nhận, nhưng tôi nhớ rằng mất khoảng hơn một năm giữa việc chấp nhận và xuất bản.

12 Tham khảo Solow (1959, 1962) và Arrow (1962).

13 Lý thuyết này phải đối mặt với một khó khăn trong lý thuyết. Vì tình trạng thất nghiệp chung hoàn toàn có thể quan sát được, những công nhân nên ước định những kỳ vọng của họ về sự phân bổ tiền lương phổ biến dựa trên tỷ lệ thất nghiệp chung. Việc ước định như vậy sẽ loại trừ ra mối tương quan liên hoàn khi thất nghiệp.

14 Câu hỏi này được đưa ra lần đầu bởi Tobin (1972). Đối với một vài dữ liệu về hành vi của những người bỏ việc, tham khảo Akerlof, Rose và Yellen (1988). Kenneth McLaughlin (1991) đã cố gắng thử hài hoà chu kỳ của những người bỏ việc với Kinh tế học Tân cổ điển như sau: Ông định nghĩa những người bỏ việc như là những người làm công bắt đầu quen với sự phân chia tiền lương, và coi việc giảm sản xuất như là việc công ty giảm tiền công. Trong mô hình của McLaughlin một sự tăng năng xuất theo hướng tích cực đột ngột có thể khiến cho các công nhân đòi hỏi tiền lương cao hơn. Vì một vài yêu cầu bị bác bỏ nên những người bỏ việc khi mà tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhưng tại sao tiền lương của công ty lại châm trễ so với nhu cầu của công nhân trong khi họ đang đứng trước một sự tăng năng xuất đột ngột và tích cực?

15 Một kết luận xuất sắc và chính xác về vấn đề này đã được đưa ra bởi Yellen (1984).

16 Kết luận ở đây về mô hình người trong cuộc - người ngoài cuộc là nó đã đưa ra một sự giải thích đặc biệt khái quát về khái niệm của tiền lương hiệu quả.

17 Tham khảo Dunlop (1975)

18 Tham khảo Dickens và Katz (1987) và Krueger và Summers (1988). Chú ý rằng những nghiên cứu này là cho Hoa Kỳ vào một thời kỳ nhất định khi mà việc tổ chức thành công công đoàn là rất yếu; vì thế nó không phải là nhân tố chính trong sự chênh lệch về tiền lương. Ngược lại, sự chênh lệnh về tiền lương theo nghiên cứu của Dunlop có thể là lý do chính của sự chênh lệch trong sức mạnh đoàn kết.

19 Tham khảo Krueger và Summers (1988).

20 Tham khảo Katz (1986) và Blinder và Choi (1990). Blinder và Choi tìm ra một bằng chứng rất thuyết phục ủng hộ cho những yếu tố tinh thần khi trả lương cao cũng như những bằng chứng ủng hộ việc coi tiền lương hiệu quả như là một công cụ để đưa ra kỷ luật cho công nhân. Bewley (2000) kết luận rằng tình thần là một lý do quan trọng trong việc thất bại khi cắt giảm tiền lương. Campbell và Kamlani (1997) thì lại cho rằng yếu tố tính thần là một lý do chủ yếu để các công ty không cắt giảm tiền lương, nhưng vì vậy là mối quan tâm đối với những người bỏ việc bởi những công nhân tốt nhất.

21 Tham khảo Akerlof (1982) và Rabin (1993).

22 Tham khảo Akerlof và Yellen (1990) và Levine (1992).

23 Tham khảo Fehr, Kirchsteiger và Reidl (1993), Fehr và Falk (1999) và Fehr, Gachter và Kirchsteiger (1996).

24 Tham khảo Lindbeck và Snower (1988).

25 Tham khảo Roy (1952).

26 Tham khảo Shapiro và Stiglitz (1985) và Bowles (1985), Foster và Wan (1984) và Stoft (1982). Mô hình kỷ luật cho công nhân có được một phần nhỏ tính xác thực nhưng, như là toàn bộ giải thích cho thất nghiệp không cố ý, nó phải trải qua cả những khó khăn mang tính lý thuyết lẫn những khó khăn mang tính kinh nghiệm. Theo lý thuyết, trong những công việc mà sự giám sát không hoàn chỉnh và những công nhân có thể quyết định mức độ cố gắng của họ, những công ty có danh tiếng tốt có thể yêu cầu nhân viên của họ mua trái khoán. Những trái khoán này sẽ bị tước bỏ trong trường hợp người công nhân đó bị bắt quả tang đang trốn việc. Miền là họ vẫn còn được tuyển dụng trong công ty thì những công nhân sẽ được nhận lương tăng dần lên với tiền lãi của trái khoán, tiền vốn sẽ được trả lại khi họ nghỉ hưu.

Phương thức trả lương kiểu này đã giải quyết được vấn đề mà công ty đang mắc phải và rẻ hơn cho công ty so với cách trả lương hiệu quả thị trường bán sạch. Becker và Stigler (1974) đã đưa ra ý kiến chính xác này. Trong kế hoạch của họ thì công nhận sẽ được trả lại trái khoán khi anh ta bỏ việc một cách chính đáng. (Những cách khác để làm giảm tiền lương đối với thị trường sạch với tinh thần giống như vậy đã được chỉ ra bởi Carmichael (1985) và Murphy và Topel (1990). Theo kinh nghiệm, lý thuyết kỷ luật thất bại khi giải thích lý do tại sao sự chệnh lệch về tiền lương trong các ngành kinh doanh lại liên quan chặt chẽ tới nghề nghiệp, một vài ngành kinh doanh có thể tạo cho công nhân "những việc làm tốt" trong tất cả mọi ngành nghề, bao gồm cả những công việc có ít cơ hội chốn việc. (Tham khảo Dickens và Katz (1987). )

27 Logíc này đã được giải thích một cách rõ ràng bởi Patinkin (1956)

28 Tham khảo Nisbett và Ross (1980).

29 Trong ngữ cảnh này, bậc hai là đại diện của toán học mang ý nghĩa nhỏ. Tương tự như vậy, bậc một theo khái niệm toán học có nghĩa là đáng kể trong kích cỡ.

30 Tham khảo Akerlof và Yellen (1985a, b), Mankiw (1985), Parkin (1986) và Blanchard và Kiyotaki (1987).

31 Kết quả giống nhau đã tổ chức một số cơ cấu thay phiên nhau. Ví dụ, nếu các công ty thiết lập mức lương hiệu quả tối ưu hoá lợi nhuận, sự ổn định của tiền lương danh nghĩa là một hình thái của hành vi theo quy tắc tự đặt với những kết quả giống nhau: những mất mát đối với các công ty giữ cho lương ổn định là rất nhỏ, nhưng những cú sốc đối với cung tiền tệ thay đổi biến số thực một lượng nhỏ. Trong công thức của Mankiw, "phí tổn" nhỏ, những phí tổn cố định khi thay đổi giá cả, hạn chế việc giá cả thay đổi với tác động lên sản lượng cân bằ

33 Tham khảo Akerlof (1969), Fischer (1977) và Taylor (1979)

34 Tham khảo Calvo (1983)

35 Tham khảo Barro (1977) cho những lời phàn nàn về mô hình giao kèo so le.

36 Tham khảo Akerlof và Yellen (1991). Nói một cách nghiêm túc, nó chỉ ra rằng độ lớn của chu kỳ kinh doanh, như đã được đo bởi độ lệch chuẩn của thu nhập tăng dần lên nhờ có khế ước so le của Taylor một số lượng tỷ lệ với độ lệch chuẩn của sai số giá cả tạo nên bởi các công ty của Taylor. Chính sách tiền tệ có thể bù đắp lại tình trạng này của giá cả và làm giảm tính bất ổn của chu kỳ kinh doanh. Nhưng những thiệt hại của các công ty khi sử dụng bản khế ước so le của Taylor là rất ít: tỉ lệ với dao động của những cú sốc trong hệ thống. Theo nghĩa này, giá cả so le có ảnh hưởng lớn tới cả quy mô của chu kỳ kinh doanh và tính ổn định của chính sách tiền tệ. Nhưng hành vi phi tôi ưu hoá, hành vi này co phép chính sách tiền tệ làm cho nền kinh tế troẻ nên ổn định, đã đưa đến những thất bại tuy rằng rất nhỏ.

37 Ví dụ, Gregory Mankiw và Ricardo Reis (2001) đề xuất ý kiến là phản ứng của thu nhập đối với những cú sốc tiền tẹ được giải thích rõ ràng hơn bởi mô hình "theo lý trí" trong đó giá cả (và/hoặc tiền lương) đối phó lại rất chậm với những thông tin mới, những mô hình giá cả so le theo phong cách của Taylor/Calvo. Phản ứng chậm đối với những thông tin mới có thể xảy ra như là một kết quả của chi phí quản lý lớn liên quan tới thu thập, xử lý và phân bổ thông tin liên quan tới quá trình định giá. (Tham khảo Zbaracki và những người khác (2000), trích dẫn Mankiw và Reis.)

Công thức của Mankiw-Reis giải quyết ba nghịch lý có mặt trong những dự tính theo lý trí của các mô hình giá cả so le. Thông tin chắc chắn đã đưa ra phản ứng của thu nhập trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ (Friedman (1948) và Romer và Romer (1989)); nó phù hợp với sự phản ứng chậm chạp đáng ngạc nhiên đối với những đột biến tìm được trong bản đánh giá của Phillips Curvess (Gordon (1997)); và nó đã không nhận ra sai lầm theo lý thuyết trong những kỳ vọng theo lý trí theo mô hình khế ước so le của những chính sách giảm phát dẫn tới việc tăng, chứ không phải giảm trong sản lượng (Ball (1994)).


Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng sự kết hợp những vấn đề liên quan tới việc tiến tới một đường cân bằng mới có thể ở bên ngoài cũng như bên trong của công ty. Fehr và Tyran (2001) tiến hành những thí nghiệm mà trong đó những người định giá được trả lương bắt nguồn từ mô hình theo lý trí với sự cạnh tranh độc quyền. Họ nhận ra rằng những thay đổi mang tính tiêu cực trong cung tiền tệ làm sản lượng giảm một cách đáng kể khi tiền lương được gọi tên theo danh nghĩa. Những chủ thể đóng vai trò như là những người định giá phải chịu đựng vấn đề ảo ảnh tiền, khiến cho họ miễn cưỡng phải cắt giảm giá cả.

Một hướng giải quyết cho sự độc lập của chính sách tiền tệ về vấn đề liên kết những thất bại là hoàn toàn tuyệt đối trong Howitt và Clower (2000)). Nghiên cứu này đề xuất rằng phản ứng của giá cả đối với sự thay đổi trong cung tiền tệ bao gồm sự hình thành kỳ vọng liên quan tới sự phản ứng lại của những người định giá khác đối với những đột biến giống như vậy. Thí nghiệm của Fehr và Tyran (2001) chỉ ra vấn đề khác của hành vi theo lý trí: những người đặt giá có thể làm giá cả tăng tới tột cùng, nhưng phải thừa nhận rằng những công ti khác theo hành vi định giá theo quy tắc tự đặt. Một lần nữa, chính sách tiền tệ có hiệu lực trong việc thay đổi sản lượng và việc làm.

38 Tham khảo Lucas (1972)

39 Tham khảo Phillips (1958) và Lipsey (1960).

40 Tham khảo Gordon (1970) và Perry (1970) cho một vài đánh giá đầu tiên tại Hoa Kỳ.

41 Để đưa ra một lý do, Flanagan, Soskice và Ulman (1983) đánh giá đường cong Phillps cho rất nhiều nước khác nhau.

42 Lời giải thích khác này được đưa ra bởi Eckstein và Brinner (1972), nhưng không đưa được nó thành xu hướng chủ đạo.

43 Ở đây chúng ta nên chú ý tới lời chỉ trích của Sargent (1971) mà hệ số của lạm phát trễ sẽ không bằng 1 trong một mô hình nếu quá trình phát sinh lạm phát ổn định mà không cần bắt nguồn từ một khối thống nhất.

44 Chúng ta sẽ nhận thấy một ví dụ về xu hướng đó khi chúng ta xem xét lại lý thuyết của Summer về việc chấp nhận giả thuyết bước ngẫu nhiên dựa trên thất bại khi bác bỏ bởi những cuộc sát hạch với sức mạnh rất nhỏ phản đối lại giả thuyết thay thế.

45 Sự cố lạm phát tăng nhanh cùng với mức thất nghiệp thấp trong một thời gian dài là một dự đoán của lý thuyết. Việc lạm phát thường xuyên tăng rất nhanh dường như ủng hộ lý thuyết. Nhưng việc lạm phát tăng nhanh như thế này xảy ra khi chính phủ đánh mất uy tín trong vấn đề tài chính (và chỉ có thể trả số tiền thiếu hụt của họ bằng thuế). Điều này có thể là sự mất uy tín tài chính, không phải là để giữ mức thất nghiệp thấp, và chính vì thế lạm phát tăng rất nhanh.




47 Tham khảo Fortin (1995, 1996)

48 Tham khảo Bewley (1999)

49 Tham khảo Lebow, Saks và Wilson (1999)

50 Tham khảo Fehr và Goette (2000)

51 Xem Tobin (1972).

52 Xem Akerlof, Dickens và Perry (1996)

53 Điều này bị gây ra bởi làm sự tăng liên tục của làm phát giả của giai đoạn trước dẫn tới sự kỳ vọng lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. Điều này xảy ra trùng hợp tới mức dường như yếu tố may mắn cũng đóng một vai trò trong quá trình này.

54 Mức lạm phát trong quá khứ được đưa vào trực tiếp vì việc thoả thuận tiền công cũng dựa trên mức tiền công đưa ra bởi các đối thủ cạnh tranh.

55 Xem Akerlof, Dickens và Perry (2000)

56 Công thức này cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của quần chúng về lạm phát. Shiller (1997a, 1997b) đưa ra sự khác nhau giữa khung suy nghĩ của quần chúng nhân dân và các nhà kinh tế học dựa trên kết quả của các phiếu điều tra.

57 Tuy nhiên, một không nhất thiết phải là con số kỳ diệu của các kỳ trước được Sargent ghi nhận (1971).

58 Những phép hồi quy này giải quyết những vấn đề mà Sargent đưa ra rằng mô hình tỉ lệ tự nhiên tạo ra những hệ số về lạm phát kỳ vọng tỉ lệ với tỉ lệ cung tiền, và những hệ số này không cần thiết phải ngang bằng với sự thống nhất. Nếu những kỳ vọng được quan sát chính xác, các hệ số về lạm phát kỳ vọng với tỉ lệ tự nhiên phải thống nhất. Sai sót trong số liệu liên quan tới kỳ vọng sẽ hướng các hệ số giảm xuống, nhưng nó không, theo như quan sát, dẫn tới những thay đổi trong hệ số trừ phi có những thay đổi trong lỗi quan sát giữa các thời kỳ làm phát ở mức cao và thấp.

59 3.8 phần trăm từ năm 1990 tới 1999, theo như Báo Cáo Kinh Tế của Tổng Thống năm 2000, bẳng B-107.

60 Xem Nisbett và Ross (1980). Quyển sách này là một trong những tác phẩm hàng đầu về tâm lý của kinh tế vĩ mỗ dựa trên hành vi. Rõ ràng là các nhà khoa học nghiên cứu về nhận thức tâm lý có nên tảng kinh nghiệm vững chắc hơn cho những giả thuyết của họ hơn các nhà kinh tế.

61 Engen, Gale và Uccello (1999, trang 97) đưa ra một kết luận ngược lại. Họ so sánh tài sản thực sự với những tài sản bắt nguồn từ mô hình chủ nghĩa lạc quan xác định. Mô hình xác định mà họ mong muốn có tỉ số sở thich theo thời gian là 3 phần trăm. Theo như số liệu từ cuộc điều tra Y Tế và Hưu Chí tại Mỹ với một định nghĩa rộng về của cải bao gồm sự công bằng của tất cả gia đình, 60.5 phần trăm các hộ gia đình có nhiều hơn mức trung bình tối ưu về tài sản trong mô hình xác định. Nhưng tôi muốn tập trung vào kết quả khác thu được từ những sự mô phỏng của họ. Nếu chúng ta loại yếu tố đầu tư cân bằng trong gia đình khỏi vốn tài chính có thể tiêu được, và giá sử rằng tỉ giá bằng không của triết khấu thời gian, chỉ 29.9 các hộ gia đình tới độ tuổi trước nghỉ hưu là 60 hoặc 61 tuỏi có tài sản ở mức trung bình tối ưu cho những người ở độ tuổi của họ (trang 99, bẳng 5). Giống như những người thăm gia tranh luận, cả về lý do kinh nghiệm và thời kỳ, tôi cho rằng tỉ giả bằng không của chiết khấu chính xác hơn. Điều này tuân theo sở thích của con người về việc tỉ lệ tiêu dùng không giảm ở mức lãi suất bằng không (xem phía dưới) và nó đánh giá độ thoả dụng ở các độ tuổi khác nhau dựa trên quy luật một đổi một. Việc tôi lựa chọn loại bỏ vốn cân bằng gia đình chứng tỏ rằng những người về hưu không bán nhà vì những lý do tài chính hoặc thế chấp nhà khi họ về già.

62 Bản từ điển Bách Khoa Anh năm 1946 của tôi miêu tả thực tế về cuộc hành quân của những con lemmut mà " không bao giờ dừng lại cho tới khi chúng tới biển, nơi chúng sẽ nhảy xuống và bị nhấn chìm."

63 Sự khác nhau này được đưa ra trong Laibson (1999).

64 Xem Engen, Gale và Uccello (1999, trang 157-8).

65 Xem Barsky, Kimball, Juster, and Shapiro (1997, trang 34).

66 Xem Laibson (1997), Laibson, Repetto và Tobacman (1998), Strotz (1956), Phelps and Pollak (1968), Loewenstein and Prelec (1992), and Ainslie (1992). Trong tác phẩm của Akerlof (1991) Tôi thấy đáng tiếc vì mình nhận thấy những công trình nghiên cứu trước đó về sự mâu thuẫn theo thời gian. Trong ngành kinh tế, điều này bao gồm includes Strotz (1956), Phelps và Pollak (1968), Thaler (1981), và Loewenstein (1987). Loewenstein và Thaler (1989) đưa ra một bản tổng kết xuất sắc về sự mâu thuẫn động bao gồm những thí nghiệm và học thuyết tâm lý. Xem Ainslie (1992).

67 Xem Madrian và Shea (2001).

68 Xem Bernheim, Skinner và Weinberg (2001) và Banks, Blundell, và Tanner (1998).

69 Những sự suy giảm như vậy có thể xảy ra nếu nghỉ hưu đi liền với những cú sốc do thu nhập thấp. Bernheim, Skinner, và Weinberg (2001, trang 854) cho rằng sự thay đổi như vậy là rất nhỏ.

72 Tất nhiên những người nghỉ hưu có nhiều thú vui và vì vậy một người có thể kỳ vọng mức tiêu dùng giảm đi vì những thú vui mới thay thế cho việc tiêu dùng. Điều này không phải dễ dàng nhưng có thể thực hiện được, thêm vào đó, để giải thích tại sao sự thay thế như vậy đa dạng một cách hệ thống với mức giàu có và với tỉ số thay thế doanh thu. Điều này có thể xảy ra nếu những người có những thị hiếu nhất định với các hoạt động giải trí khi nghỉ hưu có tỉ số thay thế doanh thu cao và đã tích luỹ được những khoản tiết kiệm lớn.

71 Từ 4.4 phần trăm tới 8.7 phần trăm. Hành vi này cũng được giải thích bằng lý thuyết viễn cảnh của Kahneman v Tversky (1979). Theo lý thuyết này, cơ cấu của quá trình đưa ra quyết định là quan trọng và mọi người thường chống lại việc thua lỗ. Trong bối cảnh này, người làm công không muốn giảm mức tiêu dùng.

72 Keynes (1936, p. 156).

73 Ví dụ, lấy từ một sự phân phối thông thường, việc dự báo đã đem lại một độ lệch bình phương nhỏ nhất giữa lần rút thăm thực sự và dự đoán là số trung bình của sự phân phối, đây là hằng số và không có dao động.

74 Ông đã ngoại suy cổ tức tương lai gấp nhiều lần so với trước những quan sát trước kia của ông. Tham khảo thử nghiệm tương tự của LeRoy và Porter (1981).

75 Tham khảo Campbell và Shiller (1987). Mặc dù tác phẩm tour de force của Shiller ban đầu dường như đã nắm bắt được tình thế, nhưng tác phẩm này đã gặp phải hai vấn đề khó khăn về kỹ thuật. Vấn đề đầu tiên là nó đã giới thiệu một độ lệch mới vào quy trình của Shiller: cả chuỗi giá cổ phiếu lẫn tiền lãi cổ phần đều không ổn định và một chuỗi không ổn định thậm chí không tạo nên một dao động nào. Vấn đề thứ hai liên quan tới sự ngắn gọn trong ví dụ của Shiller và phép ngoại suy của ông về tiền lãi cổ tức tương lai. Allen Kleidon (1986) chỉ ra trong dữ liệu mô phỏng rằng sự khác nhau giữa những dao động trong giá cổ phiếu của Shiller và trong chuỗi cổ tức không đủ lớn loại bỏ một cách dứt khoát những giả thuyết thị trường không có hiệu quả khi tiền lãi theo bước ngẫu nhiên. Thử nghiệm Campbell-Shiller chú ý tới sự không ổn định của giá cổ phiếu và cổ tức, với điều kiện là hai chuỗi phải hợp thành một thể thống nhất. Việc thử nghiệm này cũng rất hợp lý nếu các công ty giải quyết ổn thoả cổ tức.

Tính không ổn định của giá cổ phiếu cũng có thể được giải thích bằng vòng quay tần suất trong tỉ lệ thực sự của tiền lãi cổ phiếu. Nhưng chu kỳ đó mâu thuẫn với hầu hết những lý thuyết cổ điển tiêu chuẩn của nền kinh tế, nơi mà lãi suất thực tế được quyết định chủ yếu bởi tình trạng của khoa học kỹ thuật, và tỉ số vốn-sản lượng. Trong mô hình cổ điển tiêu chuẩn cả khoa học công nghệ và tỉ lệ vốn sản lượng thay đổi rất chậm.

76 Nơi mà không phải quan trọng theo ý nghĩa thống kê, mối tương quan đó dường như không hề quan trọng.

77 West (1988) chứng minh giống như vậy về sức mạnh yếu kém của thử nghiệm thị trường hiệu quả của Kleidon sử dụng dữ liệu của Shiller.

78 Tham khảo Mehra (2001)

79 Sự thử nghiệm này vẫn rất xuất sắc ngay cả khi nó bị bác bỏ, vì hầu hết các lý thuyết tiêu dùng, cho dù tăng đến tột cùng hay không, cũng sẽ đưa ra một mối tương quan đáng kể giữa tỉ lệ của tiền lãi cổ phần và tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng. Ví dụ, mối tương quan như vậy sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng có một thói quen tiêu dùng chỉ đơn thuần phụ thuộc vào tài sản hiện có của họ, hoặc là nếu như tính lạc quan đó dẫn tới việc làm tăng lãi cổ phần trong thị trường cổ phiếu cũng đồng thời dẫn tới việc yêu thích mua sắm. Parker (2001) đề nghị một giải pháp khả thi khác về vấn đề tiền lãi cổ phần.

80 Tham khảo Romer (1993).

81 Tham khảo tài liệu về lý thuyết q, đặc biệt là bao gồm cả Tobin (1969), Abel (1982), Hayashi (1982) và Summer (1981).

82 Tham khảo Myers (1974), Jensen và Meckling (1976). Lamont (1995) chỉ ra tính cân bằng kép xảy ra như thế nào bởi sự độc lập như vậy.

83 Những người Tây Ba Nha cũng có một lịch sử về sự phân biệt chủng tộc giống như vậy nhưng ít khắc nghiệt hơn.

84 Tham khảo
http://www.census.gov/Press-Release/.../cb00-158.html

85 Vào năm 1996 có 530,140 tù nhân nam là người da đen và 213,100 người da đen không phải gốc Tây Ba Nha và 80,900 người tù gốc Tây Ba Nha ở cả hai giới. Có 462,500 nam và 55,800 nữ tù nhân. Ngoại suy tỉ lệ người da đen gốc Tây Ba Nha là .3 và tỉ lệ nam/nữ đối với người gốc Phi giống với người da trắng lên tới 211 814 người đàn ông gốc Phi vào tù năm 1996. Tỉ lệ đàn ông gốc Phi là khoảng 1/ 2 * (30 + .6* 4.7) triệu = 32.82/2 = 16.14 triệu. Kết quả ròng là khoảng 4.5 phần trăm trong tổng số đàn ông gốc Phi phải vào tù. Nguồn của tỉ lệ vào tù: Số dân vào tù của Hoa Kỳ năm 1996, Sở tư pháp Hoa Kỳ, Bảng 5.7, trang 82. Nguồn: http://www.census.gov/statab/www/part1a.html
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved