Home » » Liệu có khả năng đổi tiền hay không?

Liệu có khả năng đổi tiền hay không?

Written By kinhtehoc on Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013 | 04:25

I-Đổi tiền là gì?

- Đổi tiền là việc Ngân Hàng Trung Ương (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam) thu hồi toàn bộ tiền cũ và phát hành một loại tiền mới theo một tỷ giá quy đổi nhất định.
Ví dụ: ngày 14/9/1985, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tiến hành đổi tiền trên cả nước với tỷ lệ 10 đồng cũ đổi lấy 1 đồng mới.
Hạn mức đổi tiền?
- Hạn mức đổi tiền là [những] giá trị giới hạn tiền mặt mà một công dân, một hộ gia đình, một công ty, một tổ chức…. được phép đổi.

Ví dụ: trong lần đổi tiền tháng 9/1985:
+ Một hộ gia đình được đổi tối đa 2,000 đồng tiền mới.
+ Một hộ độc thân và mỗi người trong hộ tập thể được đổi tối đa 1,500 đồng tiền mới.
+ Một hộ kinh doanh được đổi tối đa 5,000 đồng tiền mới.

Tại sao phải có hạn mức đổi tiền?
- Mục đích của đổi tiền thường được tuyên truyền là nhằm giảm lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường.
- Cho dù có đổi tiền với tỷ lệ nào đi nữa, việc đưa ra “HẠN MỨC ĐỔI TIỀN” là điều chắc chắn xảy ra.
Nếu đổi tiền giúp giảm được lượng tiền lưu thông, vậy thì tại sao lại đưa ra hạn mức đổi tiền đối với dân ? Những đồng tiền cũ không đổi được trở thành cái gì ? Có còn giá trị không ?
Nguyên nhân dẫn đến đổi tiền?
- Siêu lạm phát: ngay tức thì sau đổi tiền thì lạm phát giảm xuống TRONG  NGẮN HẠN (Về bản chất, việc giảm này là do thị trường bị rối loạn, người dân chỉ lo đi đổi tiền, thu gọn lại việc làm ăn nên KHÔNG DÁM CHI TIÊU dẫn đến “tổng cầu” tạm thời giảm xuống trong thời gian ngắn. Nhưng chất lượng cuộc sống giảm xuống rất nhiều vì KHÔNG DÁM TIÊU XÀI GÌ CẢ). Thật ra, “siêu lạm phát”, “lạm phát phi mã” chỉ là biểu hiện ra bên ngoài của nền kinh tế sụp đổ toàn diện mà thôi. Do đó, có thể xem “siêu lạm phát” là dấu hiệu nhận biết chứ bản thân nó không là nguyên nhân gốc rễ.

- Nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng: khi nợ xấu tăng lên quá cao, thì việc đổi tiền giúp giảm số nợ này xuống . Ví dụ: ông A gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại ngân hàng X, đến ngày đổi tiền, ông A chỉ được phép rút ra 10 triệu đồng để đổi tiền do Nhà nước , quy định HẠN MỨC ĐỔI TIỀN chỉ là 10 triệu đồng/người. Như vậy, ông A coi như mất trắng số tiền (100-10)=90 triệu đồng kia. Đồng thời ngân hàng được phép quỵt 90 triệu đồng đó một cách hợp pháp. Do đó, ngân hàng X có quyền ghi giảm số tiền phải trả cho người gửi 90 triệu đồng trong sổ sách. Nhờ đó, bản cân đối kế toán trong ngân hàng X sẽ trở nên vững mạnh về tài chính. Thực chất, ngân hàng X trở nên mạnh lên như vậy chỉ là nhờ “ăn cướp hợp pháp”.

- Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng VN hiện nay quá lớn: CP công bố nợ xấu là 24 tỷ USD nhưng thực chất con số tin cậy là khoảng 100 tỷ USD = 2,100,000,000,000,000 VND, đọc là “hai triệu một trăm nghìn tỷ đồng Việt Nam”.
 Lẽ ra CP phải buộc những ngân hàng yếu kém phá sản từ vài năm trước và phá sản dần dần để lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia.Cho đến thời điểm này, khi toàn bộ hệ thống ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ thì chính phủ có thể đưa ra động thái ĐỔI TIỀN để thu một phần lớn tài sản, của cải người dân nhằm mục đích “cứu hệ thống ngân hàng, từ đó cứu đất nước”. 
Nói gọn lại, trong tình cảnh kinh tế đất nước khủng hoảng toàn diện như hiện nay, kịch bản đổi tiền là khả năng vẫn có thể xảy ra khi về thực chất việc làm này có thể làm tổn thương trầm trọng nền kinh tế xong nó là cứu cánh tốt cho CP trong việc giải quyết nợ xấu và các chính sách công.

II-Về khả Việt Nam có đổi tiền hay không ?


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát hành một thông cáo, khẳng định, không có chủ trương đổi tiền và không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với các loại giấy bạc đang lưu hành.
Thông cáo vừa kể nhằm bác bỏ tin đồn CP sẽ thực hiện việc đổi tiền thêm một lần nữa. Tin đồn này xuất hiện sau khi nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, đệ trình Ủy ban Thường vụ của Quốc hội CSVN kết quả thu thập ý kiến, đóng góp cho việc sửa đổi hiến pháp hiện hành.
 
Trong báo cáo, nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, cho biết, có nhiều ý kiến cho rằng, nên thay đổi quốc hiệu của Việt Nam, từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 
Nhóm này tỏ ra đồng tình với những đề nghị đổi quốc hiệu và cho rằng, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ phản ánh đúng mức độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, quốc hiệu mới còn có khả năng đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội và tạo nhiều thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.
 
Sau đề nghị đổi quốc hiệu của nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, tin đồn CP sẽ thực hiện việc đổi tiền thêm một lần nữa, loang nhanh vì các suy đoán:
 
    1- Đã đổi quốc hiệu thì không thể không đổi tiền, bởi lúc đó, các loại giấy bạc đang lưu hành không còn phù hợp với quốc hiệu mới.
 
    2 - Lạm phát gia tăng. Giá trị của đồng Việt Nam càng ngày càng giảm, cũng vì vậy, nhiều loại giấy bạc có mệnh giá nhỏ đã bị loại ra khỏi lưu thông tiền tệ.
 
    3 - Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn suy thoái trầm trọng, không thấy khả năng hồi phục, đổi tiền có thể là một giải pháp để CP cân đối thu – chi.
 
   4 - Cả chính trường lẫn kinh tế Việt Nam đang bị nhiều nhóm tư bản đỏ lũng đoạn, đổi tiền có thể giúp những nhóm này tiếp tục bảo toàn các nguồn vốn mà họ đã từng thủ đắc qua chứng khoán, bất động sản… nay đang bị giảm giá trị nghiêm trọng do lạm phát, thị trường chứng khoán suy sụp, thị trường bất động sản đóng băng.

 Quan sát các diễn đàn điện tử, các trang blog, facebook trên Internet, rất dễ thấy, thông cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đủ để loại trừ tin đồn sẽ có đổi tiền. Từ tháng 8 năm 1945 đến nay, VN đã thực hiện sáu lần đổi tiền (Ba lần ở miền Bắc Việt Nam: 1947, 1951, 1959.
Một lần ở miền Nam Việt Nam: tháng 9 năm 1975. Hai lần trên toàn Việt Nam: 1978, 1985).
 
Đáng lưu ý là phần lớn các lần đổi tiền đều diễn ra ngay sau khi CP bác bỏ “tin đồn” đổi tiền, lên án “tin đồn” đổi tiền là “luận điệu của kẻ xấu”, đe dọa trừng phạt những người loan “tin đồn” về đổi tiền.
     
Cho đến nay, trừ sự kiện, trên thị trường chợ đen, USD vẫn tiếp tục tăng giá so với  VN
đồng
 , bất kể Ngân hàng Nhà nước lên tiếng bác bỏ tin đồn  (1 USD hiện bằng 21.500 đồng), chưa có thêm dữ kiện khả tín nào cho thấy, việc đổi tiền có được tiến hành hay không, nếu có thì vào lúc nào (?).
 
Về nguyên tắc, việc đổi quốc hiệu – nguyên nhân khiến tin đồn sẽ có đổi tiền loang rộng – chỉ có thể diễn ra vào tháng 9 (thời điểm Quốc hội  chính thức thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp hiện hành). Tuy nhiên vào lúc này, hệ thống truyền thông  đang cổ vũ cho chuyện đổi quốc hiệu.
 
Một số người trong giới quan sát chính trị Việt Nam tin rằng, đây là chủ trương của Đảng CSVN và vì thế, Việt Nam sẽ sớm có quốc hiệu mới.
 
Thật ra, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng là quốc hiệu của Việt Nam năm 1945, sau đó là quốc hiệu của miền Bắc Việt Nam cho đến năm 1976.

Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hòa có nhiều chính phủ dưới các tên gọi khác nhau: Chính phủ Cách mạng Lâm thời, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, Chính phủ Liên hiệp Quốc dân. Những chính phủ này quy tụ đại diện của nhiều đảng phái, tôn giáo nhằm tập hợp các nguồn lực, cùng giành và giữ độc lập cho Việt Nam.
  

Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved