Chương năm
MỘT SỐ TRÀO
LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
1. Vài nét về
sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại
Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước
Châu Âu lần lượt giành được chính quyền, triết học cận đại cũng hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của nó trong cách mạng tư sản. Từ sau đó, triết học này đã dần xa rời
truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp , Đức, trong các thế
kỷ XVII, XVIII, XIX. Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình
nên không còn đưa ra được một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đã từng
thể hiện trong mấy thế kỷ trước. Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế
giới thứ hai, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành nhiều
trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học
và chủ nghiã nhân bản phi duy lý.
Vì sao có sự chuyển hướng đó trong triết học tư sản hiện
đại?
Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi lên, chủ nghĩa duy lý và chủ
nghĩa nhân đạo đã từng là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế
độ phong kiến và thần học và chủ nghĩa kinh viện. Lúc đó, giai cấp tư sản tôn
sùng lý tính, đề cao khoa học và chủ nghĩa nhân đạo để dùng chúng chống lại tôn
giáo và chế độ chuyên chế phong kiến. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản
nhằm xác lập và phát triển chủ nghĩa tư bản, thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa
nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử tiến bộ.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản buộc phải
đối phó với những lực lượng xã hội mới và các mâu thuẫn xã hội mới ngày càng bộc
lộ gay gắt. Họ không còn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây.
Nhưng để phát triển sức sản xuất, củng cố sự thống trị của bản thân họ, giai cấp
tư sản cần phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, giai cấp này tìm cách điều hoà
mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ
thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại “tự do,
bình đẳng, bác ái”. Trái lại, nó còn dẫn đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng
hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào
tình trạng tha hoá toàn diện ngày càng nặng nề hơn.
Trong điều kiện lịch sử đó, trong triết học phương Tây đã
diễn ra sự tách biệt và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản.
Để phát triển sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản cần đến khoa học,
nhưng lại lý giải khoa học một cách duy tâm, do đó đã hình thành trào lưu triết
học duy khoa học theo lập trường duy tâm
đẩy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa
nhận các quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy
lý. Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Trào lưu duy
khoa học và trào lưu phi duy lý dường như đối lập nhau, nhưng trên thực tế lại
bổ sung nhau, vì chúng đều cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội tư
bản, đều là phản ánh mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại.
2. MỘT SỐ TRƯỜNG
PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU
2.1. CHỦ NGHĨA
HIỆN SINH
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu
trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy
lý. Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu tính đặc thù độc đáo của tồn
tại con người. Tính độc đáo này không thể nhận thức bằng khái niệm và cũng
không thể diễn đạt qua ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện sinh bắt nguồn từ học thuyết của
Kiếckegơ và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của
thế kỷ XX. Lức đó nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất và bị
tàn phá nghiêm trọng. Triết học hiện sinh của Hâyđơgiơ phản ánh tâm trạng bi
quan của xã hội Đức trước sự tàn phá đó. Trong chiến tranh thế giới II, trung
tâm của chủ nghĩa hiện sinh từ nước Đức chuyển sang nước Pháp. Sau chiến tranh
thế giới II, mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển gay gắt. Các
cuộc khủng hoảng nhiên liệu, khủng hoảng sinh thái cùng với đạo đức xã hội suy
thoái đã làm tăng sự khủng hoảng về tâm hồn trong xã hội các nước tư bản chủ
nghĩa, khiến cho tư tưởng hiện sinh lan tràn trên nước Mỹ và sang nhiều nước
phương Tây khác.
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ hai nguyên nhân trực tiếp
sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất là từ mâu thuãn của xã hội tư bản.
PTSX TBCN chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá
cùng cực, lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực. Những tệ nạn xã hội
cùng với sự tàn phá khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến do chủ nghĩa đế quốc gây
ra đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần.
Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh thể hiện
sự nổi loạn trong lòng xã hội tư bản nhằm lên án nó, chống lại nó, kêu gọi con
người phải tự cứu lấy mình. Nhưng dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội thì
họ chưa rõ.
Nguyên nhân thứ hai là phản ứng trước việc các nước
phương Tây tuỵêt đối hoá vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ
rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống
tình cảm của họ. Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong
việc làm cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh
phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời khoa học kỹ thuật
cũng bắt con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội,
sinh thái, sức khoẻ. Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về
văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn
hóa, đạo đức. Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê
phán sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của khoa học khi họ vạch rõ sự thiếu
hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Nhưng họ
đã mắc sai lầm khi chỉ thừa nhận vai trò của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức
là ngả sang phía chủ quan phi duy lý.
Chủ nghĩa hiện sinh đầu thế kỷ XX có cội nguồn sâu xa mà
trực tiếp nhất là triết học phi duy lý ở thế kỷ XIX. Đại biểu chủ yếu của chủ
nghĩa hiện sinh là Hâyđơgơ, Xáctơrơ, Giapxpơ, Macxen.
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức
tạp. Quan điểm của những đại biểu triết học này thường có sự khác nhau rất lớn.
Ngoài sự phân biệt quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh
Pháp và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh
theo thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện
sinh hữu thần. Trên những vấn đề chính trị lớn, giữa những nhà triết học hiện
sinh cũng có những khác biệt lớn. Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện
sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của
mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ
quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân.
Về mặt bản thể
luận, chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh việc
nghiên cứu bản thể luận nhưng cho rằng khuyết điểm căn bản của triết học truyền
thống không phải là đã nghiên cứu bản thể luận mà là phương hướng nghiên cứu
không đúng, không giải thích đúng đắn đối với hiện sinh. Bởi vì hiện sinh có
trước bản chất. Xactơrơ giải thích điều này như sau: Thế nào là hiện sinh có
trước bản chất? Điều đó có nghĩa là con người hiện hữu trước, tự nổi lên trong
thế giới, và sau đó nó mới được định nghĩa. Con người nếu như nó không định
nghĩa được, đó là vì không có cái gì cả. Con người không có cái gì khác ngoài
cái mà nó đang hiện ra.
Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm hữu thể và hiện hữu (hiện sinh). Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó (một vật,một
người) đang tồn tại, đang có mặt nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể cả, chưa có
diện mạo, chưa có cá tính. Đó là một tồn tại chưa sống đích thực, vô hồn tức là
chưa hiện hữu. Còn hiện hữu là một khái niệm chỉ một cái gì đó không những là
đang có mặt (tồn tại) mà còn là đang sống đích thực với diện mạo riêng.
Do đó hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật,
mà là con người. Bởi vì chỉ có con người mới hiểu được sự tồn tại của bản thân
và của sự vật khác. Chỉ có con người mới có hiện sinh. Hiện sinh của con người
không phải là sự tồn tại lịch sử cụ thẻ của họ trong những quan hệ xã hội, mà
là sự tồn tại tinh thần của nhân vị. Chỉ có xuất phát từ tinh thần tồn tại của
nhân vị mới có thể lý giải ý nghĩa của toàn bộ thế giới. Do đó nhiệm vụ hàng đầu
của triết học là phân tích vè mặt bản thể luận đối với hiện sinh, tức là mô tả
sự tồn tại bản chất của con người trong hoạt động ý thức phi duy lý của các cá
nhân. Đó mới là bản thể luận duy nhất đúng. Thực chất đây là bản thể luận duy
tâm chủ quan.
Về mặt nhận thức luận, do đã coi vấn đề bản thể luận
trung tâm của triết học là sự cảm thụ chủ quan và thái độ ứng xử của cá nhân
nên chủ nghĩa hiện sinh không chú trọng nghiên cứu nhận thức khoa học. Trái lại,
chủ nghĩa hiện sinh cho rằng những tri thức khoa học thu được do lý tính là hư ảo.
Người ta càng dựa vào lý tính, khoa học thì càng khiến mình bị chi phối, từ đó
bị tha hoá. Theo họ để đạt đến hiẹn sinh chân chínhchỉ có thể dựa vào trực giác
phi lý tính. Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng… con
người mới có thể trực tiếp cảm nhận được sự tòn tại của mình. Như vậy, nhận thức
luận của chủ nghĩa hiện sinh là nhận thức duy tâm chủ quan phi duy lý.
Về luân lý, chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi hình thức
quyết định luận trong đạo đức, phủ nhận sự tồn tại phổ biến của các nguyên tắc
đạo đức.
Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, tự do là bản chất của sự hiện
sinh của cá nhân con người, nó không phục tùng Thượng đế hoặc bất cứ quyền uy
nào, cũng không chịu sự ràng buộc của bất cứ tính tất yếu khách quan nào, nó là
tuyệt đối. Giá trị hiện sinh của cá nhân được thể hiện trong sự lựa chọn của tự
do cá nhân. Chủ nghĩa hiện sinh còn đặt tự do của cá nhân đối chọi với tự do của
cá nhân khác. Tự do của cá nhân không bị gò bó bởi người khác hay bất kỳ lưc lượng
xã hội nào. Như vậy, quan điểm tự do của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm tự do
cá nhân cực đoan.
Về quan điểm lịch sử xã hội, chủ nghĩa hiện sinh xuất
phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân
thực, xã hội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức
hiện sinh không chân thực. Bởi vì xã hội và cá nhân liên hệ chặt chẽ thì sự tồn
tại của cá nhân sẽ không còn là cá nhân thực sự mà là cá nhân bị đối tượng hoá,
bị mất cá tính do bị ràng buộc với người khác và với xã hội, là cá nhân bị tập
thể, bị xã hội lấn át. Do đó, tồn tại xã hội đã bóp chết hiện sinh chân chính của
con người. Để khôi phục sự hiện sinh chân chính của mình, con người cần thoát
khỏi sự ràng buộc của những người khác và của xã hội. Xã hội chính là sản vật
tha hoá của con người, bản thân nó không phải là cái tồn tại khách quan tự thân
phát triển theo quy luật, mà chỉ là một mớ ngẫu nhiên những con người bị tha
hoá. Động lực phát triển tất nhiên cũng không nằm trong bản thân xã hội mà là
do hiện sinh của cá nhân quyết định. Do đó cần tìm tiến trình và đặc điểm của lịch
sử thế giới ở bên trong cá nhân con người.
Chủ nghĩa hiện sinh còn cho rằng, lịch sử là không thể nhận
thức được. Theo họ, lịch sử chẳng qua là sự biểu hiện ra bên ngoài của tồn tại
của con người, mà sự tồn tại của con người là không thể biết được. Vì chúng ta
không hiểu biết về quá khứ, cũng không hiểu biết về tương lai, nên chúng ta
không hiểu được thực sự hiện tại. Cho nên đốivới con người thì líchử xã hội mãi
mãi chỉ là một vùng đen tối. Lịch xã hội đã không thể biết thì đứng trước xã hội
con người tất nhiên cảm thấy yếu đuối, bất lực.
Theo chủ nghĩa hiện sinh, một mặt lịch sử xã hội là sựtha oá của tồn tấic nhân, nên bản thân
nó không có thực tại khách quan; mặt khác
con người lại bị nô dịch bởi những cái mà họ sáng tao ra, đó là sức mạnh tha
hóa. Hơn nữa, mọi cố gắng thoát khỏi sự nô dịch đó đều vô ích, đều bị thất bại.
Do đó, lịch sử loài người chỉ là một bi kịch không có kết thúc. Vậy con người
làm thế nào để giải thoát khỏi sức mạnh tha hoá và bi kịch của họ? Chủ nghĩa hiện
sinh nhận định rằng không thể dựa vào khoa học và lý tính hay bất cứ cái gì
khác mà chỉ có thể tự cứu mình bằng những hành động tự phát, mạo hiểm hoặc chờ
mong sự giải thoát ở các lực lượng tôn giáo thần bí. Đó là con đường bế tắc mà
chủ nghĩa hiện sinh chỉ ra cho con người.
Chủ nghĩa hiện
sinh là sự phản ứng của con người trước tình trạng bất ổn về xã hội trong thời
kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản như lo sự chiến tranh, không tin
vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng vì thế nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng
rãi đối với thế giới phương Tây.
Từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 đến nay, khi mà chủ
nghĩa tư bản đi vào thời kì tương đối ổn định thì vai trò của chủ nghĩa hiện
sinh tương đối mờ nhạt và bị thay thế bởi các triết học khác. Nhưng vì chủ
nghĩa tư bản không có cách nào căn bản thoát khỏi các mâu thuãn xã hội vốn có của
nó, nên chủ nghĩa hiện sinh tuy đã suy thoái nhưng những tư tưởng chủ yếu của
nó vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến khoa học nhân văn, triết học và khoa học xã hội
ở nhiều nước phương Tây. Giải pháp của chủ nghĩa hiện sinh đối với các vấn đề
xã hội cơ bản là tiêu cực.Nhưng các nhà hiện sinh đã đóng vai trò tích cực khi
họ đặt ra và đề cao nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về bản chất con người, về sự
tôn vinh các giá trị con người, về tự do cá nhân, về sự tha hoá do sự thống trị
của kĩ thuật v. v. cũng như việc họ thức tỉnh mọi người phải trăn trở về ý
nghĩa của cuộc sống và về các hiện tượng bất hợp lý trong xã hội tư bản hiện đại.
2.2. CHỦ NGHĨA PHRƠT
Chủ nghĩa Phrơt cũng là một trường
phái có ảnh hưởng rất lớn của trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý do nhà bệnh
học tinh thần, nhà tâm lý học người Áo - Phrớt sáng lập. Học thuyết và phương
pháp của Phrớt có ý nghĩa thế giới quan và nhân sinh quan triết học, có ảnh hưởng
rộng lớn đối với các trường phái của chủ nghĩa nhân bản triết học phương Tây hiện
đại.
Chủ nghĩa Phrớt hình thành vào đầu
thế kỷ XX. Lúc đó chủ nghĩa tư bản đang đi vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các
mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, bệnh tinh thần trong xã hội phát triển
nhanh. Sinh học, sinh lý học, tâm lý học… cũng có bước phát triển mạnh mẽ khiến
cho những lý luận giải thích các hiện tượng sinh lý và tâm lý con người bằng
quan diểm cơ giới dần được thay thế bằng những lý luận mới. Trong bối cảnh đó,
Phrớt sáng lập ra thuyết phân tích tâm lý (phân tâm học), đặc biệt chú trọng giải
thích đời sống nội tâm của con người, giải thích các bệnh tinh thần. Các tác phẩm
chủ yếu của ông như Phân tích giấc mơ
(1890), Dẫn luận phân tích tinh thần (1910), Tự ngã và bản ngã (1923)…
Lý luận về vô thức là bộ phận quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý đầu
tiên của Phrớt. Ông chia quá trình tâm lý
của con người thành ba bậc: Ý thức,
tiềm thức và vô thức. Sự suy
nghĩ của con người thường tiến hành giữa trạng thái vô thức và ý thức. Ý thức
là tâm lý nhận biết của con người. Thí dụ một người nói với mình rằng trời sắp
mưa, phải mau mau về nhà thì suy nghĩ đó tiến hành trong trạng thái ý thức,
tuân theo những hình thức logic. Còn vô thức là hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm
vi của lý trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra. Hoạt động
tâm lý này tiến hành theo nguyên tắc khoái cảm, tức là do tình cảm và dục vọng
chi phối, không bị hạn chế về thời gian, không gian và quy tắc logic của lý
trí. Con người thường suy nghĩ trong tình trạng vô thức như vô cớ bực bội…
Tiềm thức là yếu tố trung gian, ở
giữa ý thức và vô thức, hoạt động theo nguyên tắc của tính hiện thực. Phrớt cho
rằng trong vô thức ẩn dấu những xung đột bản năng, phải thông qua sự lựa chọn,
kiểm soát của tiềm thức mới có thể trở thành ý thức. Theo ông, ý thức không phải
là thực chất của hoạt động tâm lý mà chỉ là một thuộc tính không ổn định của hoạt
động tâm lý. Vô thức mới là căn cứ của
hành vi con người. Phrớt nhấn mạnh tác dụng quan trọng của vô thức đối với
hành vi con người. Ông phân tích những hành vi vô thức thường ngày của con người
như nói nhịu, viết sai, đưa nhầm, lấy nhầm, đánh mất v.v. và cho rằng nguyên
nhân tâm lý của những hành vi đó chính là kết quả của những ước vọng bị dồn
nén.
Phrớt có cống hiến quan trọng trong việc đề xuất việc
nghiên cứu vai trò của vô thức trong hệ thống phân tích tâm lý nhưng ông sai lầm
là đã khuếch đại tác dụng của vô thức đối với hành vi của con người, không đánh
giá đúng vai trò của ý thức và các điều kiện xã hội.
Trong lý luận về nhân cách, phrơt đưa ra ba khái niệm
“cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tôi”. Theo ông, “cái ấy” chính là biểu hiện của
libido (tính dục), bản năng đầu tiên có từ lúc con người sinh ra. Nó là nguồn
năng lượng tâm lý đòi hỏi bộc lộ ra và đòi hỏi được thoả mãn một cách mãnh liệt.
Nó là kết cấu phi lý tính, chỉ tuân theo nguyên tắc khoái cảm. “Cái tôi” là hệ
thống ý thức, là cái đứng giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài, điều tiết sự xung
đột giữa “cái ấy” với thế giới bên ngoài. “Cái siêu tôi” là đại diện của xã hội,
của lý tưởng và uy thế bên ngoài trong tâm lý của con người. Nó được tạo thành
bởi những chuẩn mực xã hội, những quy tắc luân lý và những giới luật tôn giáo.
“Cái siêu tôi” khuyến khích cuộc đấu tranh giữa “cái tôi” và “cái ấy”. Phrớt
cho rằng, trạng thái tâm lý của người bình thường là giữ được sự cân bằng giữa
ba cái “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tôi”. Những người mắc bệnh tinh thần
thường là do mối quan hệ cân bằng giữa ba cái đó bị phá hoại.
Thuyết tính dục cũng là nội dung quan trọng trong hệ thống
phân tích tâm lý của chủ nghĩa Phrớt. Phrớt cho rằng trong mọi xung động bản
năng của “cái ấy” thì bản năng tính dục là hạt nhân, là cơ sở của hành vi con
người. Tính dục ông nói ở đây có nghĩa rộng, gồm mọi loại khoái cảm. Phrớt cho
rằng tính dục là xung đột vĩnh hằng, ngay cả khi bị ý thức và tiềm thức áp chế
nó vẫn tìm cách bộc lộ ra, có khi bằng hệ thống nguỵ trang nhập vào hệ thống ý
thức. Do đó về tâm lý có hiện tượng nằm mơ, nói nhịu và những bệnh tin thần
khác. Ông giải thích: “khát vọng vô thức lợi dụng sự nới lỏng của ý thức vào
ban đêm để ùa vào trong ý thức bằng giấc mơ. Sự đề kháng lại tình trạng dồn nén
của cái tôi cũng không phải là đã bị thủ tiêu trong suốt giấc mơ”. Do đó, giấc
mơ là “một sự thoả hiệp hình thành giữa yêu cầu của một bản năng bị dồn nén với
sự kháng cự lại của một sức mạnh kiểm duyệt trong cái tôi”. Theo ông, nguyên
nhân của nhiều loại bệnh tinh thần là do bản năng tính dục bị dồn nén.
Phrớt đề ra phương pháp chữa bệnh tinh thần gọi là
“phương pháp giải thoát tinh thần”. Ông cho nằm mơ là một biểu hiện của tính dục,
là khởi điểm tót nhất của tự do liên tưởng. Theo ông, từ một con số, một tên
người hoặc một sự việc hiện ra trong giấc mơ đều không phải là vô cớ, mà là sự
thể hiện hoặc sự thoả mãn một nguyện vọng nào đó. Do đó, thông qua sự liên tưởng
và tự phân tích có thể có thể biết được điều bí mật trong nội tâm để chữa khỏi
bệnh tinh thần. Phrớt mở rộng lý luận và phương pháp đó sang các lĩnh vực khác
để giải thích các hiện tượng xã hội. Ông cho rằng văn hoá nghệ thuật của nhân
loại không có quan hệ gì với điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hôi mà bắt nguồn
từ bản năng tính dục bị áp chế. Chẳng hạn như bức vẽ nàng “Monalisa” của
Leonardo de Vinci là sự thể hiện bằng nụ cười quyến rũ của Catơrina, người mẹ
đã mất của ông. Qua sự tái hiện đó, Leonardo de Vinci đã thoả mãn được lòng
thương nhớ tình yêu dưỡng dục đối với người mẹ thời niên thiếu. Phrớt còn cho rằng
mẹ của Leonardo de Vinci sớm khêu gợi tính dục của con, chính sự khêu gợi đó đã
đưa đến tình cảm say sưa sáng tác của Leonardo de Vinci.
Phrớt coi bản năng tính dục của con người là cơ sở duy nhất
cho các hoạt động của con người. Điều đó không đúng. Mác nói: “Cố nhiên là ăn uống,
sinh đẻ con cái, v.v.. cũng là những chức năng thực sự có tính người. Nhưng nếu
bị tách một cách khó hiểu ra khỏi phần còn lại của phạm vi hoạt động của con
người và do đó mà biến thành những mục đích cuối cùng và duy nhất thì những chức
năng ấy mang tính chất súc vật”. Đúng vậy, không thể tách rời tính xã hội, tách
rời phương thức sản xuất của xã hội để bàn luận về hành vi của con người một
cách trừu tượng kể cả hành vi tính dục. Quan điểm trên của Phrớt dù nhìn từ góc
độ sinh lý học hay xã hội học đều không thể đứng vững được.
Chủ nghĩa Phrớt đến nay vẫn là một học thuyết có ảnh hưởng
sâu rộng tren thế giới, không những trở thành một trường phái rộng lớn nhất của
tâm lý học hiện đại - trường phái tâm lý học nhân bản, mà còn là nguồn gốc làm
nảy sinh nhiêù trường phái triết học phương Tây hiện đại. Nững vấn đề ông nêu
lên trong đời sống tinh thần của nhân loại như: ngoài ý thức ra phải chăng còn
lĩnh vực vô thức? Liệu có thể đem vô thức quy vào sự xung đột của bản năng của
tính dục? Có thể xem vô thức là cái cốt lõi và động lực tâm lý căn bản của hoạt
động của con người được không? Có thể dùng bản năng tính dục để giải thích đời
sống và sự phát triển của lịch sử nhân loại được không? Đó là những vấn đề
tranh luận trong triết học và tâm lý học, vừa liên quan đến nguyên nhân và
phương pháp chữa trị các bệnh tinh thần, lại có liên quan đến tâm lý học, đến
quan điểm lịch sử.
Phân tâm học Phrớt lấy lý luận vô thức và lý luận về tính
dục làm hạt nhân đã vượt qua phạm vi nghiên cứu của tâm lý học truyền thống, bổ
sung những kiến thức quan trọng vào những chỗ trống trong tâm lý học, nên có
giá trị lý luận và ảnh hưởng lớn đến tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, dân
tộc học, nghệ thuật nảư đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Phrớt không phải là một học
thuyết triết học theo nghĩa đầy đủ của nó nhưng nó có một tiềm năng về thế giới
quan và phương pháp luận đáng kể. Điều có liên quan trước hết đến sự thấu hiểu
đặc biệt của Phrớt về con người và văn hoá. Là một nhà khoa học, Phrớt đã tiếp
thu truyền thống duy vật của khoa hoc tự nhiên cổ điển và của thuyết tiến hoá.
Tuy nhiên trong thế giới quan của ông bộc lộ những yếu tố duy tâm khi ông đem
sinh vật hoá những yếu tố thuộc vè tâm lý của con người, đem tự nhiên hoá những
cái về loài người, đem tâm lý hoá những cái thuộc về xã hội, và tuỵêt đối hoá
cái tâm lý trong đời sống của con người. Có thể xem đó là những sai lầm của chủ
nghĩa Phrớt. Vì quá nhấn mạnh đến bản năng tính dục nên ông đã bị nhiều người
phản đối, trong đó có cả học trò của ông.
2.3. CHỦ NGHĨA THỰC
DỤNG
Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học phương
Tây hiện đại đề cao kinh nghiệm và hiệu quả, ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở nước
Mỹ. Giữa các đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa thực dụng có nhiều điểm khác nhau,
nhưng nói chung, triết học của họ đều giới hạn trong phạm vi kinh nghiệm, coi
tri thức là công cụ để thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lý là cái “có ích”. Chủ
nghĩa thực dụng thể hiện một cách nổi bật phương thức tư duy và phương thức
hành động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận của xã hội Mỹ. Vì vậy, nó trở thành một
trong những trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ từ đầu thế kỷ
XX đến nay.
Chủ nghĩa thực dụng, với tư cách là mọt trường phái triết
học, đã ra đời trong các năm 1871 – 1874, khi câu lạc bộ siêu hình ở trường Đại
học Cambridge (bang Masachuset) được thành lập. Đó là một hội học thuật do một
số giáo viên của trường lập ra. Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piêcxơ
và một số người khác trong đó có Giêmxơ.
Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả, công dụng
làm tiêu chuẩn. So với các trường phái triết học phương Tây khác, chủ nghĩa thực
dụng đã phản ánh trực tiếp lợi ích và nhu cầu thực tế của giai cấp tư sản, nên
nó đã gây ảnh hưởng tương đối rộng lớn ở xã hội phương Tây. Một đặc điểm làm
cho chủ nghĩa thực dụng khác với triết học truyền thống là nó đã đi vào triết học
từ phương pháp. Người đại biểu chủ yếu của nó đã có lúc đã quy triết học chỉ
còn là vấn đề phương pháp, tuyên bố chủ nghĩa thực dụng không phải là lý luận
triết học có hệ thống mà chỉ là lý luận về phương pháp.
Sau những năm 40 của thế kỷ XX, địa vị chủ đạo của chủ
nghĩa thực dụng trong triết học Mỹ đã được thay thế bằng các trường phái triết
học mới nổi lên ở châu Âu và được truyền bá vào nước Mỹ.
Về nhận thức luận: Chủ nghĩa thực dụng nói đến một phương thức tư duy đặc
thù. Phương thức tư duy đó không xem xét khái niệm trong bản thân khái niệm mà
đi sâu nghiên cứu xem khi sử dụng thì nó sản sinh ra hậu quả gì. Khái niệm và
lý luận không phải là sự giải đáp về thế giới. Muốn phân biệt ý nghĩa và giá trị
của nó thì không phải là xem xét nó có phản ánh đúng thực tế khách quan hay
không mà là xem hiệu quả có thể kiểm nghiệm được của nó khi ứng dụng vào thực tế.
Các cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết hoc
truyền thống được coi là cuộc đấu tranh có tính chất siêu hình, chẳng có ý
nghĩa gì. Bởi vì, theo cách nhìn của chủ nghĩa thực dụng, thì thế giới mà con
người có kinh nghiệm thực tế về nó, đều giống nhau. Lấy hiệu quả thực tế mà xét
thì thế giới dù là vật chất hay là tinh thần cũng chẳng có sự khác biệt gì. Nếu
xuất phát từ hiệu quả để khẳng định giá trị của tôn giáo và của khoa học thì niềm
tin khoa học và tín ngưỡng tôn giáo đều có giá trị thiết thực vì cả hai đều là
công cụ để đạt được mục đích của con người.
Chủ nghĩa thực dụng phê phán triết học truyền thống là đã
tách rời chủ thể nhận thức, tức là tách rời người có kinh nghiệm với đối tượng
nhận thức trong kinh nghiệm, tức là tách rời tinh thần và vật chất thành hai
cái không cùng một lĩnh vực. Nó sử dụng khái niệm “kinh nghiệm” để lẩn tránh vấn
đề cơ bản của triết học. Đối với người theo chủ nghĩa thực dụng thì “kinh nghiệm”
không có tính chủ quan, cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần
tuý” hoặc “kinh nghiệm nguyên thuỷ”. Kinh nghiệm là một khái niệm có hai nghĩa:
nó bao gồm mọi cái thuộc về ý thức chủ quan, nhưng nó cũng bao gồm mọi cái về sự
vật, sự kiện khách quan. Bản thân nó cũng không có sự khác biệt và đối lập về
nguyên tắc giữa chủ quan và khách quan. Kinh ngiệm có tính “nguyên thuỷ”, vật
chất và tinh thần đều là sản phẩm của việc tiến hành sự phản tỉnh đối với kinh
nghiệm nguyên thuỷ. Chủ thể và đối tượng, kinh nghiệm và tự nhiên đều là hai mặt
khác nhau trong một chỉnh thể kinh nghiệm thống nhất, chúng không thể thoát ly
khỏi kinh nghiệm mà tồn tại độc lập được.
Việc chủ nghĩa thực dụng dùng hiệu quả của kinh nghiệm để
thẩm định tất cả là nhằm phủ định thế giới bên ngoài và quy luật khách quan, về
thực chất là đi theo con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Béccơli, song, về
hình thức có những điểm khác biệt sau:
- Dùng quan điểm tâm lý học hoặc sinh học để giải thích
kinh nghiệm. Kinh nghiệm không phải là tri thức, không phải là sự phản ánh của
bộ óc con người đối với thế giới khách quan, mà là hoạt động tâm lý nào đó
thích ứng với hoàn cảnh.
- Cường điệu tính năng động chủ quan của kinh nghiệm.
Dewey J. nhận định rằng, hoạt động thích ứng với hoàn cảnh của con người khác với
động vật thích ứng một cách tiêu cực đối với thiên nhiên. Con người dựa vào ý
chí và trí tuệ của mình làm cho hoàn cảnh phát sinh sự thay đổi có lợi cho đời
sống con người. Cho nên kinh nghiệm được hình thành ở con người là do tác động
lẫn nhau của con người và hoàn cảnh.
Chủ nghĩa thực dụng , khi cường điệu tính năng động của
kinh nghiệm đã thủ tiêu cơ sở khách quan của kinh nghiệm. Họ nhận định rằng đối
tượng của kinh nghiệm là do ý chí sáng tạo ra, bản thân kinh nghiệm là cái ở
vào trạng thái hỗn độn. Trong hoạt động kinh nghiệm con người tập trung sự chú
ý của mình vào những kinh nghiệm thích hợp với mục đích, hứng thú, nguyện vọng
của mình, hơn nữa làm cho những bộ phận kinh nghiệm đó được cố định, gán cho nó
cái địa vị độc lập của “khách thể”. Cho nên, khách thể, đối tượng chỉ là một bộ
phận mà ý chí tách ra từ trong kinh nghiệm, còn chủ thể của kinh nghiệm chẳng
qua chỉ là ý chí, mục đích, hứng thú, tâm tình, v.v.. chi phối hoạt động kinh
nghiệm trong kinh nghiệm mà thôi.
Như vậy, chủ nghĩa thực dụng đã tuyệt đối hoá tác dụng của
ý chí con người nên rơi vào chủ nghĩa duy
tâm chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí.
Quan niệm về chân
lý của chủ nghĩa thực dụng: Lý luận về chân
lý của chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm luận của nó. Lý
luận này cho rằng tư duy của con người chỉ là một cách thức của kinh nghiệm, là
hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người. Nó không đưa lại một
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Giêmxơ lập luận rằng, chân lý không
phải là “bản sao chép” sự vật khách quan, nó chỉ là mối quan hệ giữa các kinh
nghiệm với nhau. Ông cho rằng một quan niệm chỉ cần có thể đem các quan niệm cũ
và mới liên hệ với nhau, đem lại cho con người lợi ích cụ thể và hiệu quả thoả
mãn thì nó là chân lý. Muốn xét một quan niệm có phải là chân lý hay không, thì
không cần phải xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không, mà phải xem
nó có đem lại hiệu quả hay không. Như vậy, hữu
dụng và vô dụng đã trở thành tiêu
chuẩn để ông ta phân biệt chân lý với sai lầm. Hữu dụng là chân lý đó là quan điểm căn bản của Giêmxơ về chân lý.
Quan niệm của
Dewey J. coi chân lý là công cụ, về thực chất nhất trí với quan điểm của
Giêmxơ về chân lý. Dewey J. nhận định rằng
tính chân lý của quan niệm, khái niệm, lý luận, v.v.. không phải là ở chỗ nó có
phù hợp với thực tế khách quan hay không mà ở chỗ chúng có gánh vác được một
cách hữu hiệu nhiệm vj làm công cụ cho hành vi của con người hay không.
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng không những
là chủ quan mà còn có khuynh hướng tương
đối chủ nghĩa rõ rệt. Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng, chân
lý là cái thoả mãn nhất mà con người cảm nhận được trong một thời điểm hoặc
trong môt trường hợp cụ thể. Do con người thì có nhiều hứng thú, lợi ích khác
nhau, cho nên có các loại chân lý tuỳ theo các nhu cầu được tạo ra bởi hứng thú
và lợi ích khác nhau. Một quan niệm có ích cho đời sống con người hay không là
tuỳ theo từng người, từng thời gian và địa điểm khác nhau.
Tóm lại, trào lưu chủ nghĩa duy khoa học và trào lưu chủ nghĩa
nhân bản đều phản ánh mâu thuẫn sâu sắc của thế giới quan tư sản. Để thoát ra
khỏi tình cảnh khó khăn, triết học phương Tây đã và đang diễn biến theo ba hướng
sau đây:
- Một là, hợp một
dòng với triết học tôn giáo.
- Hai là, sự
thâm nhập hoặc hoà vào nhau giữa các trường phái triết học.
- Ba là, thâm
nhập vào chủ nghĩa Mác.
Phân tích quá trình lịch sử diễn biến phức tạp của sự
phân hoá và sự thích hợp của triết học phương Tây hiện đại, có thể nhận thấy một
số đặc trưng chủ yếu sau:
- Triết học phương Tây hiện đại có ý đồ vượt lên trên sự
đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- Triết học phương Tây hiện đại giải thích sai lệch hoặc
chống lại phép biện chứng của chủ nghĩa Mác.
- Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội
tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn
mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh.
- Là hình thái ý thức của giai cấp tư sản nhưng khuynh hướng
chính trị của các trường phái lại có sự khác biệt nhất định.
Như vậy, triết học phương Tây hiện đại phản ánh được một
số vấn đề mới của thời đại hiện nay, đã có những tìm tòi và đạt được nhiều
thành quả nhận thức nhất định, song, do hạn chế về lập trường giai cấp nên
không đưa ra được câu trả lời khoa học cho các vấn đề đó, càng không thể chỉ ra
phương hướng phát triển của nhân loại. Sự thực đó lại một lần nữa chứng minh
vai trò của triết học Mác trong thời đại hiện nay.