Home » » Tản Mạn Về Mảng Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt

Tản Mạn Về Mảng Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012 | 04:45


Tản Mạn Về Mảng Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt
Vài năm trước, nhiều người đã hăng hái bàn tới việc dạy lại chữ Hán cho học sinh hổ thông, nhưng dù sao thì nói vẫn dễ hơn làm, vả lại muốn dạy chữ Hán thì trước hết phải đào tạo được một đội ngũ thầy cô để dạy chữ Hán, mà thứ kiến thức này xem ra lại không dễ dạy thêm như các môn Anh Văn, Toán, Lý. Cho nên dường như các nhà Về Nguồn Học đã chán không muốn đeo đuổi mục tiêu ít thực tế và không kinh tế ấy nữa, có điều mạng từ Việt Hán trong tiếng Việt vẫn tồn tại với nhiều vấn đề khiến những người đọc sách phải quan tâm
Phát triển nhiều năm trong môi trường văn hóa Việt Nam, mảng từ Việt Hán trong tiếng Viêt' có rất nhiều khác biệt với mảng từ Hoa Hán. Chẳng hạn cái mà người Việt Nam gọi là sức sản xuất thì người Trung Quốc gọi là sinh sản lực, người Việt Nam gọi là sinh sản (sinh đẻ) thì người Trung Quốc gọi là sinh dục, người Việt Nam gọi là sinh dục thì người Trung Quốc gọi là tính dục. Những biến động lịch sử ở Việt Nam còn làm hình thành trong mảng từ Việt Hán những biệt sắc địa phương khác nhau, chẳng hạn người Miền Bắc đọc chữ Hán theo Đường thế kỷ IX, X thì nói là Hoàng, Phúc , Vũ, Diến Điện còn người Miền Nam từ Quảng Nam trở vào chịu ảnh hưởng Minh Âm, Thanh Âm theo chân các di thần phản Thanh phục Minh Hoa Nam qua Đàng Trong tỵ nạn chính chị thế kỷ XVII, XVIII thì nói là Huỳnh, Phước, Võ, Miến Điện. Đây là  chưa nói tới mảng từ Hoa Hán du nhập theo con đường khẩu ngữ loại lạp xưởng (lạp trưởng, há cảo (hà giảo), xào (sao), kẻ(ky), xỉu (hưu)... đặc biết phổ biến trong phương ngữ Nam Bộ, cách đọc quên thuỘc này đã xóa nhòa ranh giới Hoa Hán -VIệt Hán trong trường hợp tên nữ diễn viên điện ảnh Hương Cảng Trịnh Bội Bội bị đọc thành Trịnh Phối Phối từ trước 1975.  Tương tự, nếu so sánh mảng từ Việt Hán ở hai miền Nam Bắc trước 1975 cũng có thể tìm thấy nhiều nét khác biệt như miền Nam nói là hoàn tất còn miền Bắc nói là kết thúc, hay quân đội Sài Gòn có sắc lính biệt kích thì quân đội Miền Bắc có binh chủng đặc công, mỗi bên lấy một nửa trong các cặp từ đặc biệt và công kích để tạo từ . Ngoài ra qua thực tế sử dụng nhiều từ Việt Hán cũng dần dần được gán thêm những ý nghĩa trang trọng như trường kỷ nghe sang hơn ghế dài cũng như các sắc thái tình cảm - tâm lý riêng biệt, chẳng hạn thương thì khen là kiên trì còn ghét thì chê là cố chấp, hoặc địch thì ngoan cố chứ ta thì nhất định là phải kiên cường... mặc dù các cặp kiên trì - cố chấp, kiên cường - ngoan cốcó nghĩa đen hoàn toàn giống nhau
Nhiều người vẫn nghĩ nếu biết chữ Hán thì sẽ sử dụng các từ Việt Hán tốt hơn, ví dụ sẽ không lầm yếu điểm thành ra điểm yếutổn thương với chấn thương, nhưng thật ra không hẳn như thế hay không  chỉ như thế. Phía sau chữ Hán là cả một nền văn hóa phong phú vê `nội dung và đa dạng về phong cách, nên để nói và viết đúng mảng từ Việt Hán trong tiếng Việt hiện nay thì phải chú ý tới vấn đề từ pháp (cách cấu tạo từ). Chẳng hạn vô, bất, phi có vẻ  gần nhau nhưng vô nghĩa, bất nghĩa, phi nghĩa, thì hoàn toàn toàn khác nhau, giữa các từ cô đơn, cô độc, đơn độc, có những khác biệt rất tinh tế mà ít người chú ý phân biệt, hay cô=độc nhưng cô + lập thì khác độc + lập, hai từ này kông ai dùng sai nhưng hỏi ai tại sao chúng khác nhau thì ngay cả nhiều vị làm tự điển chữ Hán cũng ú ớ. Bởi cô và độc ở đây có chức năng ngữ pháp khác nhau, độc là tính từ còn cô là động từ, từ pháp khác nhau dẫn tới ngữ nghĩa khác nhau (động từ cô lập cùng có hai thể bị động và chủ dộng, như bị kẻ khác cô lập và làm cho kẻ khác bị cô lập). Nếi không chú ý đúng mức tới từ pháp Việt Hán thì có dạy chữ Hán ở trường phổ thông cũng vố ích, người ta vẫn tiếp tục nói sai viết sai, chẳng qua ai có nhiều kinh nghiệm thì sai ít hơn mà thôi . Không lạ gì mà thế không có nghĩa là xã hội mà đại diện là chính quyền vứ việc để mặc học học tập rồi cống hiến chứ không cần quan tâm tới họ.  Hơn thế nữa, một nhu cầu bên trong đã trở thành chuẩn mực lối sống của những kẻ có tài là phát triển và thi thố tài năng, nhưng trong một số hoàn cảnh thì chuẩn mực ấy lại không phù hợp hay thậm chí còn đối lập với lợi ích của nhân dân và đất nước, nên việc đào tạo và sử dụng nhân tài không chỉ là nghĩa vụ của xã hội mà còn là trách nhiệm của chính quyền
Đầu thế kỷ XVII Đào Duy Từ không được chính quyền Lê Trịnh cho đi thi vì là "con nhà hát xướng" đã tìm vào Nam theo chúa Nguyễn Phước Nguyên, và sau khi được tin dùng đã đề xước kế hoạch cát cứ Phương Nam mà mở đầu cho việc đắp Lũy Thầy để rồi giúp họ Nguyễn chia cắt đất nước suốt hơn một trăm năm sau đó. Cho nên đối với một người thì việc bạc bẽo với các tài năng đã là một hành động bất trí, và đối với chính quyền thì đó còn là một hành động bất nhân...
Tháng 9, 1997
Cao Tự Thanh
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved